ĐỨC TIN GIÚP CHÚNG TA HY VỌNG VÀO THẾ GIỚI

Chúa Nhật XXVII Mùa Thường Niên – Năm C (Habakkuk 1: 2-3, 2: 2-4; Psalm 95; 2 Timothy 1: 6-8, 13-14; Luke 17: 5-10)

Khi nào Thiên Chúa mới thực hiện một điều gì đó cho tình trạng hỗn độn này? Một Thiên Chúa công bằng và bác ái có thể cho phép những sự việc diễn ra trên thế giới của chúng ta như thế nào? Đây không phải là những câu nghi vấn hiện đại hợp thời trang – những câu nói dân gian Israel cổ đại cũng đã từng yêu cầu họ như vậy.

Tiên tri Habakkuk sống vào một thời đại vô cùng bấp bênh, tranh chấp, sợ hãi và bạo lực lạ thường – nói một cách khác, trong một thời đại y hệt thời đại chúng ta hôm nay. Ông chất chồng những sầu não, vì nó có vẻ như rằng ông và những người khác đã kêu khóc trước một Thiên Chúa vô tình và vô tâm. Nhiều người trong số họ có thể liên hệ với những trải nghiệm của minh. Nhưng họ đã nhận được câu trả lời: những thứ đều phải trải qua tiến trình của nó. Sự tàn phá và bạo lực rồi sẽ qua đi và thế giới sẽ sáng lên. Sẽ có cuộc sống mới và hy vọng cho tương lai. Có lý do và trật tự cùng liên kết chặt chẽ thời đại hỗn nguyên hiển nhiên giống như một hệ thống ôn hòa. Nhưng câu cuối cùng là quan trọng nhất: người công chình – người ngay thẳng với Thiên Chúa – sống bởi đức tin. Điều này không có nghĩa là nắm bắt những giáo điều đặc biệt hoặc phụ thuộc vào bất kỳ một nhóm người nào đó.

Đức tin trong ý nghĩa Cựu Ước là một niềm tin nội tại kiên định mà Thiên Chúa nhân từ, bác ái và tin cậy luôn luôn hiện diện. Đức tin này mang đến cho con người lòng can đảm để vững bước trên tuyến đường và điểm đến chưa tường tận. Nhưng quan trọng hơn, nó cho chúng ta cái nhìn nội tại để nhân biết được thiện, mỹ và hy vọng ngay cả khi giữa bóng tối, hỗn loạn và hủy diệt. Thế kỷ mà vừa may mắn qua đi đã bị lấp đầy với những nỗi kinh hoàng không kể xiết, và sự hủy diệt không thể tưởng tượng. Nhiều người đã đánh mất đức tin của mình vào mọi điều và bất kỳ một cảm giác nào về ý nghĩa cuộc sống. Nhưng nhiều người khác khước từ không nhượng bộ bóng tối và bắt tay vào tái thiết một thế giới mới từ điêu tàn và đổ nát của một thế giới đã tiêu tan.

Sống bởi đức tin là một lời mời để trở thành một ngọn hải đăng của hy vọng và ánh sáng trong một thế giới mà đôi khi đen tối và chối bỏ bị khống chế, áp đảo và nghiền nát bởi những gì diễn ra xung quanh chúng ta. Trong những năm gần đây, có quá nhiều người đã lựa chọn sự sống bằng sự sợ hãi thay vì bằng đức tin, những thiên hướng của những người mà đã khẳng định danh Đức Ki-tô là dấu chỉ tràn đầy đức tin của mâu thuẫn và hy vọng.

Cùng một thử thách này đã hiện diện trong thời đại của Thánh Phao-lô và các môn đệ của ông. Bảo vệ sự trân trọng – thắp sáng lên món quà của Thiên Chúa – cả hai đều là những ẩn dụ về sự sống bởi đức tin. Tác gả của 2 Timothy đã thôi thúc, cổ vũ cử tọa của mình đừng sống trong sợ hãi cho Thần Khí của Thiên Chúa mà đã được ban cho những tín đồ chắc chắn không phải là tinh thần của tính hèn nhát mà là sưc mạnh và tình yêu. Nhưng những điều này có thể vẫn chỉ là những ngôn từ sáo rỗng trừ phi chúng ta sống và bước đi trong Thần Khí đó. Sự đối kháng mà chúng ta bắt gặp từ bên ngoài của bản thân chúng ta đối với Tin Mừng sẽ không làm cho chúng ta rút lui vào im lặng. Mặt khác, chúng ta nên thận trọng như nhau dành cho sự đối kháng từ bên trong của chúng chúng ta.

Đức tin không chỉ là một tình cảm mặn nồng hoặc một thái độ thích đáng. Nó còn là một hình thức của sức mạnh. Không ai nắm chắc một hạt cải vì nó quá nhỏ và không đáng kể. Nhưng một tổng số lượng được so sánh như đức tin trong sáng và chân thành có thế có sức mạnh bật rễ cây cối và chuyển dời núi non. Vì vậy nó ở gữa hỗn loạn và đau khổn. Đức tin mà chúng ta có thể thực sự trở nên chất xúc tác cho sự chuyển đổi môi trường xung quanh và sự sáng tạo một trật tự mới. Khi mọi nỗ lực của con người được thực hiện trong đức tin mà họ được tham gia cùng với quyền lực có thể xảy ra. Tiêu cực, hoài nghi và tuyệt vọng không đóng góp được điều gì và có thể bị hủy diệt thực sự.

Dụ ngôn người chủ và người nô lệ mà Chúa Giê-su kể lại trước những cử tọa của Người đã phục vụ để làm mất tính tự phụ ta đây của con người. Nếu chúng ta sống như con người của đức tin và là những điển hình của hy vọng chúng ta hãy nên thận trọng tự vỗ về trên lưng hoặc tự tô điểm “thiện hảo” hay “thánh thiện.” Sau cùng, thực sự chúng ta chẳng hoàn thành được bất cứ điều gì ngoại lệ. Chúng vẫn chỉ làm được những gì mà chúng ta có nghĩa vụ phải làm và sống vì Thiên Chúa đã định đoạt chúng ta sống khi chúng ta được tạo dựng. Đặt các thánh nhân, hiền nhân và các nhà cải cách trên một tượng đài có thể ru chúng ta vào giấc ngủ và làm cho chúng ta xao lãng nhận thức rằng họ chẳng khác gì hơn chúng ta. Họ chỉ mời thức tỉnh số phận và bản chất thực của họ. Niềm hân hoan biểu hiện hình ảnh của Thiên Chúa tự bên trong chúng ta là “phần thưởng” cho một cuộc sống phụng sự tràn đầy đức tin.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)