Báo cáo thường niên của tổ chức nhân quyền cho các nhóm thiểu số (MRG)
Rôma, Thứ hai ngày 5 tháng 7, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Theo báo cáo thường niên của tổ chức Nhân Quyền cho các Nhóm Thiểu Số Minority Rights Group (MRG) được phổ biến ngày thứ năm 1 tháng 7 vừa qua: “Sự bất khoan dung về tôn giáo cùng với sự gia tăng về quốc giáo, tình trạng kinh tế khó nghèo của các nhóm tôn giáo thiểu số, và sự lạm dụng của luật pháp đã trở nên những nguyên nhân chính cho những cuộc đàn áp đối với các nhóm thiểu số trên thế giới,.”
Theo tổ chức này “sự gia tăng về quốc giáo, tình trạng kinh tế khó nghèo của các nhóm tôn giáo thiểu số, và sự lạm dụng của các đạo luật chống khủng bố” nuôi dưỡng “một khuynh hướng gia tăng về những sự đàn áp đối với các nhóm tôn giáo thiểu số.”
Ông Mark Lattimer, giám đốc MRG nhận xét: “Sự bất khoan dung về tôn giáo là một hình thức kỳ thị chủng tộc mới.” Ông giải thích rằng “rất nhiều cộng đồng phải chịu đựng một sự kỳ thị chủng tộc trong nhiều thập niên bây giờ lại bị đàn áp vì tôn giáo của họ.”
Báo cáo của MRG nhấn mạnh là các cộng đồng Hồi giáo tại Hoa Kỳ và Âu Châu đang phải chịu một sự kiểm xoát ngày càng ngặt nghèo hơn cũng như là có những cuộc vận động của các nhóm phe hữu, như ở bên Thụy Sĩ, đã có một cuộc trưng cầu dân ý được chấp thuận năm nay về việc cấm xây dựng các tháp đền thờ Hồi giáo mới, sau khi có cuộc vận động của Đảng Dân Chủ Trung Lập, một đảng thuộc phe hữu.
Ông Lattimer cũng nhắc rằng, tại Iraq, các nhóm tôn giáo thiểu số, như Kitô giáo, Man Đê, Yêsiđi và Bahai, đã là mục tiêu của các bạo lực, trong đó có các vụ ám sát, hãm hiếp và bắt cóc.
Báo cáo tiếp: “Trong thập niên vừa qua, việc thanh lọc tôn giáo (đặc biệt nhắm vào các người đàn ông Hồi giáo hay xuất xứ từ một quốc gia Hồi giáo) đã được các chính phủ áp dụng nhiều hơn trong các biện pháp chống khủng bố.”
Báo cáo nhấn mạnh: “Sáng ngày hôm sau khi có cuộc tấn công hụt vào lễ Giáng Sinh 2009 trên một chuyến bay đi Detroit, giới chức công quyền Hoa Kỳ đã nhắm vào các công dân của 14 quốc gia có đa số người Hồi giáo, để kiểm xoát kỹ lưỡng hơn tại các phi trường.”
Theo các trích dẫn của giới truyền thông, báo cáo của MRG cũng cho hay: các nhóm tôn giáo thiểu số “cũng bị thiệt hại vì các luật lệ quốc gia buộc phải khai báo tôn giáo.”
Chẳng hạn tại Ai Cập, “nơi các chỉ có các tôn giáo sau đây: Hồi giáo, Kitô giáo, và Do Thái được công nhận,” người theo đạo Bahai không thể xin cấp các thẻ tuỳ thân nếu từ chối nói dối về nguồn gốc tôn giáo cuả họ, và sẽ bị từ chối không cho được sử dụng nhiều dịch vụ công cộng.”
Cuối cùng, báo cáo MRG cho hay từ năm 2001, nhiều quốc gia, trong đó có Azerbaïdjan, Belarus, Kazakhstan, Serbe, Ouzbékistan và Turkménistan đã ban hành hay cái tổ các đạo kuật về đăng ký tôn giáo.”
Rôma, Thứ hai ngày 5 tháng 7, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Theo báo cáo thường niên của tổ chức Nhân Quyền cho các Nhóm Thiểu Số Minority Rights Group (MRG) được phổ biến ngày thứ năm 1 tháng 7 vừa qua: “Sự bất khoan dung về tôn giáo cùng với sự gia tăng về quốc giáo, tình trạng kinh tế khó nghèo của các nhóm tôn giáo thiểu số, và sự lạm dụng của luật pháp đã trở nên những nguyên nhân chính cho những cuộc đàn áp đối với các nhóm thiểu số trên thế giới,.”
Theo tổ chức này “sự gia tăng về quốc giáo, tình trạng kinh tế khó nghèo của các nhóm tôn giáo thiểu số, và sự lạm dụng của các đạo luật chống khủng bố” nuôi dưỡng “một khuynh hướng gia tăng về những sự đàn áp đối với các nhóm tôn giáo thiểu số.”
Ông Mark Lattimer, giám đốc MRG nhận xét: “Sự bất khoan dung về tôn giáo là một hình thức kỳ thị chủng tộc mới.” Ông giải thích rằng “rất nhiều cộng đồng phải chịu đựng một sự kỳ thị chủng tộc trong nhiều thập niên bây giờ lại bị đàn áp vì tôn giáo của họ.”
Báo cáo của MRG nhấn mạnh là các cộng đồng Hồi giáo tại Hoa Kỳ và Âu Châu đang phải chịu một sự kiểm xoát ngày càng ngặt nghèo hơn cũng như là có những cuộc vận động của các nhóm phe hữu, như ở bên Thụy Sĩ, đã có một cuộc trưng cầu dân ý được chấp thuận năm nay về việc cấm xây dựng các tháp đền thờ Hồi giáo mới, sau khi có cuộc vận động của Đảng Dân Chủ Trung Lập, một đảng thuộc phe hữu.
Ông Lattimer cũng nhắc rằng, tại Iraq, các nhóm tôn giáo thiểu số, như Kitô giáo, Man Đê, Yêsiđi và Bahai, đã là mục tiêu của các bạo lực, trong đó có các vụ ám sát, hãm hiếp và bắt cóc.
Báo cáo tiếp: “Trong thập niên vừa qua, việc thanh lọc tôn giáo (đặc biệt nhắm vào các người đàn ông Hồi giáo hay xuất xứ từ một quốc gia Hồi giáo) đã được các chính phủ áp dụng nhiều hơn trong các biện pháp chống khủng bố.”
Báo cáo nhấn mạnh: “Sáng ngày hôm sau khi có cuộc tấn công hụt vào lễ Giáng Sinh 2009 trên một chuyến bay đi Detroit, giới chức công quyền Hoa Kỳ đã nhắm vào các công dân của 14 quốc gia có đa số người Hồi giáo, để kiểm xoát kỹ lưỡng hơn tại các phi trường.”
Theo các trích dẫn của giới truyền thông, báo cáo của MRG cũng cho hay: các nhóm tôn giáo thiểu số “cũng bị thiệt hại vì các luật lệ quốc gia buộc phải khai báo tôn giáo.”
Chẳng hạn tại Ai Cập, “nơi các chỉ có các tôn giáo sau đây: Hồi giáo, Kitô giáo, và Do Thái được công nhận,” người theo đạo Bahai không thể xin cấp các thẻ tuỳ thân nếu từ chối nói dối về nguồn gốc tôn giáo cuả họ, và sẽ bị từ chối không cho được sử dụng nhiều dịch vụ công cộng.”
Cuối cùng, báo cáo MRG cho hay từ năm 2001, nhiều quốc gia, trong đó có Azerbaïdjan, Belarus, Kazakhstan, Serbe, Ouzbékistan và Turkménistan đã ban hành hay cái tổ các đạo kuật về đăng ký tôn giáo.”