GENÈVE: Trong bài phát biểu tại hội nghị về kỳ thị chủng tộc, bài ngoại và bất khoan nhượng do Liên HIệp Quốc triệu tập tại Genève chiều ngày 22-4-2009, Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi đã tố cáo tương quan giữa kỳ thị chủng tộc và nạn nghèo đói trên thế giới.
Vị quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh các tổ chức Liên Hiệp Quốc ghi nhận rằng 8 năm sau hội nghị tai Durban bên Nam Phi, dấn thân quốc tế chống kỳ thị chủng tộc vẫn chưa được thực hiện toàn vẹn. Đức Cha cũng than phiền về các lập trường chính trị cực đoan và xúc phạm trong bài phát biểu của tổng thống Iran. Ngài cũng nhấn mạnh rằng cần phải cương quyết chiến đấu chống lại sự kỳ thị trẻ em và nữ giới, thường là nạn nhân của tệ nạn nô lệ, cũng như sư kỳ thị chống lại những người di cư bất thường, các người tị nạn và nhiều giới khác. Các kỳ thị ấy gây ra các sợ hãi vô lý và các hành động dã man cho tới các vụ diệt chủng và thanh lọc chủng tộc.
Liên quan tới hệ lụy giữa kỳ thị chủng tộc và nạn nghèo đói trên thế giới Đức Tổng Giám Mục Tomasi khẳng định rằng nghèo đói là hậu qủa trực tiếp của kỳ thị chủng tộc. Cần phải làm sao để mọi quyền con người, kể cả các quyền kinh tế và xã hội được tôn trọng. Dĩ nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay có khuynh hướng khiến cho người nghèo phải khổ đau và bị gạt ra bên lề và bị kỳ thị nhiều hơn nữa. Đức Cha cũng cho biết hiện nay trên thế giới có 200 triệu Kitô hữu bị kỳ thị, chịu cảnh tù đầy hay bị sát hại vì lòng tin. Và đây là cộng đoàn tôn giáo lớn nhất bị kỳ thị. Ngoài ra Đức Tổng Giám Mục Tomasi cũng lên án việc làm cho chết êm dịu và phá thai như hai hình thức kỳ thị chống lại sự sống, vì quyền sống là quyền nền tảng trên tất cả mọi quyền khác.
Theo Vị đại diện Tòa Thánh việc chấp nhận tài liệu chung kết của hội nghị là một dấu chỉ tích cực và không phải là ít ỏi, vì đã cần phải có các thương thảo kéo dài bao nhiêu tháng trời giữa các quốc gia Tây Âu, các nước khối hồi giáo và các nước khác, mới có được văn bản này. Vì thế nó là một hoa trái của nỗ lực chung ý nghĩa, hứa hẹn nhiều tốt đẹp cho tương lai, trong nghĩa các thỏa thuận đạt được liên quan tới vài đề tài như tự do diễn tả, bảo vệ các quyền của người có lòng tin cũng như người không có lòng tin, thừa nhận phải kết án khuynh hướng bài do thái, bài Kitô giáo và bài hồi giáo, sự cần thiết phải thừa nhận cuộc diệt chủng Do thái như thảm họa thúc đẩy làm mọi sự để phòng ngừa các tai ương tương tự. Chúng giúp thu ngắn nhiều lãnh vực khác trong tương lai (RG 23-4-2009).
Vị quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh các tổ chức Liên Hiệp Quốc ghi nhận rằng 8 năm sau hội nghị tai Durban bên Nam Phi, dấn thân quốc tế chống kỳ thị chủng tộc vẫn chưa được thực hiện toàn vẹn. Đức Cha cũng than phiền về các lập trường chính trị cực đoan và xúc phạm trong bài phát biểu của tổng thống Iran. Ngài cũng nhấn mạnh rằng cần phải cương quyết chiến đấu chống lại sự kỳ thị trẻ em và nữ giới, thường là nạn nhân của tệ nạn nô lệ, cũng như sư kỳ thị chống lại những người di cư bất thường, các người tị nạn và nhiều giới khác. Các kỳ thị ấy gây ra các sợ hãi vô lý và các hành động dã man cho tới các vụ diệt chủng và thanh lọc chủng tộc.
Liên quan tới hệ lụy giữa kỳ thị chủng tộc và nạn nghèo đói trên thế giới Đức Tổng Giám Mục Tomasi khẳng định rằng nghèo đói là hậu qủa trực tiếp của kỳ thị chủng tộc. Cần phải làm sao để mọi quyền con người, kể cả các quyền kinh tế và xã hội được tôn trọng. Dĩ nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay có khuynh hướng khiến cho người nghèo phải khổ đau và bị gạt ra bên lề và bị kỳ thị nhiều hơn nữa. Đức Cha cũng cho biết hiện nay trên thế giới có 200 triệu Kitô hữu bị kỳ thị, chịu cảnh tù đầy hay bị sát hại vì lòng tin. Và đây là cộng đoàn tôn giáo lớn nhất bị kỳ thị. Ngoài ra Đức Tổng Giám Mục Tomasi cũng lên án việc làm cho chết êm dịu và phá thai như hai hình thức kỳ thị chống lại sự sống, vì quyền sống là quyền nền tảng trên tất cả mọi quyền khác.
Theo Vị đại diện Tòa Thánh việc chấp nhận tài liệu chung kết của hội nghị là một dấu chỉ tích cực và không phải là ít ỏi, vì đã cần phải có các thương thảo kéo dài bao nhiêu tháng trời giữa các quốc gia Tây Âu, các nước khối hồi giáo và các nước khác, mới có được văn bản này. Vì thế nó là một hoa trái của nỗ lực chung ý nghĩa, hứa hẹn nhiều tốt đẹp cho tương lai, trong nghĩa các thỏa thuận đạt được liên quan tới vài đề tài như tự do diễn tả, bảo vệ các quyền của người có lòng tin cũng như người không có lòng tin, thừa nhận phải kết án khuynh hướng bài do thái, bài Kitô giáo và bài hồi giáo, sự cần thiết phải thừa nhận cuộc diệt chủng Do thái như thảm họa thúc đẩy làm mọi sự để phòng ngừa các tai ương tương tự. Chúng giúp thu ngắn nhiều lãnh vực khác trong tương lai (RG 23-4-2009).