Trong niềm hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo của nước láng giềng, đặc biệt cùng kết hiệp với Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI mà Đức Thánh Cha sẽ gởi lá thư mục vụ riêng tới Giáo Dân Công Giáo Trung Quốc trong mùa Phục Sinh năm nay 2007. Sau đây là bài thứ 6 trong loạt tài liệu về Giáo Hội Trung Quốc.

Bắc Kinh: Khi các chủng viện và các cộng đoàn các dòng tu huấn luyện thế hệ mới các linh mục và các nữ tu tại Hoa Lục, nhiều vị lãnh đạo giáo hội nói rằng sự khẩn thiết lớn lao nhất là đi học để huấn luyện các chủng sinh- làm thế nào để đồng hành với một ứng sinh trong đời sống dòng tu.

Đức Giám Mục Phó Paul Pei Junmin tại thành phố Thẩm Dương, ở tỉnh Liêu Ninh thuộc miền đông bắc Trung Hoa bày tỏ rằng “chúng tôi vẫn có một sự đòi hỏi lớn lao cho công việc đào tạo. Chúng tôi thật sự không có đủ nhân sự để hướng dẫn tu đức”.

Nữ tu Mary Pan Ziufang, thuộc Dòng Đức Mẹ Dâng Mình đang làm việc tại Giáo Phận Thượng Hải, nói rằng khi linh mục và các nữ tu không được huấn luyện đầy đủ, đã khiến trở nên một vòng luẩn quẩn, người mới đến phiên làm thế nào để huấn luện cho người khác.

“Việc đào tạo rất ư là quan trọng” bởi vì tất cả các linh mục và các nữ tu còn quá trẻ.

Nữ Tu Mary đã vào dòng từ năm 1986 và không nhận được sự đào tạo nhiều đến việc “làm sao sống đúng đắn theo một đời sống dòng tu”, tuy nhiên Nữ Tu cũng vội nói thêm rằng các nữ tu già đã làm hết sức họ có thể. Khi còn là một tập sinh, nữ tu thậm chí đã không có, ngay cả cuốn sách Kinh Thánh, các nữ tu già đã sống qua thời Cách Mạng Văn Hóa “đã dạy chúng tôi những gì mà các nữ tu còn nhớ”.

Từ năm 1995 đến năm 1997, Nữ Tu Mary đã được sống trong Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô tại bang Boston bên Hoa Kỳ để học hỏi công việc đào tạo tại nhà Tập. Khi trở về lại quê hương, nữ tu đã đào tạo lại cho chính mình và giúp các nữ tu khác trong Dòng.

Vào tháng 9/2001 Nữ Tu Mary lại trở lại Hoa Kỳ, lần này nữ tu theo học khóa huấn luyện và lãnh đạo về dòng tu tại Học Viện Thần Học ở Chicago. Tại đó có 38 sinh viên từ 22 quốc gia trong chương trình huấn luyện dòng tu quốc tế, với nền văn hóa đa dạng “cũng đã giúp tăng kiến thức huấn luyện cho chính mình”. Thêm vào đó, nữ tu đã học thêm được quá trình về tâm lý, mà hiện thật sự không có tại Trung Quốc.

Đức Giám Mục Pei đã dành 10 năm giảng dạy tại chủng viện Liêu Ninh ở Thẩm Xương làm phó giám đốc và giám học trước khi được bổ nhiệm lên làm giám mục vào năm 2006.

Đức Cha nói khi nhà nước Trung Quốc bắt đầu thả lỏng những giới hạn về tôn giáo trong thập niên 1980, những vị giám đốc chủng viện đều là những vị linh mục lớn tuổi đã được huấn luyện trước Công Đồng Vaticanô II. Khi giáo hội bắt đầu nảy sinh thì các linh mục trẻ kể cả tôi là người đã theo học chủng viện St Charles Borromeo tại Wynnewood, Pa.- Hoa Kỳ, bắt đầu được học Kinh Thánh và Thần Học.

“Chúng tôi có thể giảng dạy, nhưng chúng tôi không biết thế nào huấn luyện chủng sinh” nhất là về đường tu đức.

Những vị giám đốc từ những chỗ như Hồng Kông hay Macau “ có thể cũng không biết huấn luyện chủng sinh bởi vì những trường hợp đặc biệt tại Trung Quốc, ý Đức Cha muốn nói tới những giới hạn được áp đặt nơi chính quyền Trung Quốc đến các sinh hoạt Công Giáo.

Cha Giuse Xia Qingtian, hiện là giám học tại chủng viện Liêu Ninh, ngài đã lấy bằng cao học phụng vụ tại Đại Học St John ở Collegeville, Minn.- Hoa Kỳ và lấy bằng cao học vê trợ lý mục vụ và huấn luyện tu đức tại Đại Học Fordham ở Nữu Ước.

Cha Qingtian cũng thố lộ rằng các linh mục Trung Quốc đã theo học tại chủng viện lúc đó họ vẫn nghĩ “lễ độ là điều quan trọng nhất. Cha vẫn còn nhớ một tư tưởng chính đối với các chủng sinh lúc đó là “con phải vâng lời, vâng lời, vâng lời”, mà không cần học hỏi đến những thứ khác về tu đức.

Linh Mục Anthony Chen Ruigi đã theo học tại Chủng Viện Thánh Giuse ở Dunwoodie, Nữu Ước- Hoa Kỳ, khi trở về lại Giáo Phận Thượng Hải, Cha đã làm giám đốc tiểu chủng viện. Sau đó Cha đã lấy bằng cao học và giấy phép tại Học Viện Thần Học Dòng Tên Weston ở Cambridge, Mass. Hoa Kỳ. Cha đã trở về vào tháng Giêng 2007 và hiện đang giảng dạy tại Chủng Viện ở Thẩm Xương.

Cha Chen cho biết Giáo Hội tại Hoa Lục cần huấn luyện các linh mục “biết thế nào làm cho giáo hội sống dậy và làm cho Giáo Hội có sự hấp dẫn”.

Cha ghi nhận rằng Trung Quốc không có những trường hay các nhà tĩnh tâm như tại các quốc gia khác.

“Nếu chúng tôi có thể mở trường, có lẽ nó đã mang một hình ảnh khác”. Tại Thẩm Xương, một số giáo sư chỉ hơn học sinh 1 hay 2 tuổi. Giáo sư lớn tuổn nhất tại chủng viện là 42 tuổi và giáo sư trẻ nhất là 27 tuổi là người chưa được thụ phong và đang giảng dạy về Tân Ước.

Trong một số trường hợp, các chủng viện mời các vị khách đến giảng. Thí dụ vào hồi năm ngoái, Đức Hồng Y Roger M.Mahony tại TGP Los Angeles- Hoa Kỳ đã đến giảng dạy một loạt về tinh thần linh mục tại Chủng Viện quốc gia ở Trung Quốc, nằm ở ngoại thành Bắc Kinh. Đôi khi các tập sinh từ các dòng nữ địa phương cũng được phép theo học trong những buổi có các vị khách đến giảng dạy.

Tại Thẩm Xương, 14 nữ tu tại một tu viện đối diện với chủng viện, họ đã tham dự các lớp họ chọn tại chủng viện và có thể theo học 2 năm trong khóa học 5 năm đế lấy một chứng chỉ, trong những khóa như Kinh Thánh, Thần Học, Trợ Lý Mục Vụ. Cha Xia cho biết tình hình đang dần thay đổi để công việc đào tạo được trở nên tốt hơn.

Cha Xia nói: “Nghĩ lại cách đây 10 năm là chuyện không thể. Cứ tưởng tượng xem các nữ tu theo học tại chủng viện cách đây 10 năm, ối giời ôi một chuyện lạ!