Một báo cáo khoa hoc mới cho hay các vụ cháy rừng lớn tại Indonesia cách đây 5 năm đã đưa một lượng khí carbon lớn vào khí quyển và gây một lượng đáng kể đối với hiện tượng ấm nóng toàn cầu.

Các khoa học gia từ Indonesia và châu Âu viết trong tạp chí Nature nói rằng phần lớn khí này thải ra từ lửa than bùn hơn là từ cây cối.

Nguyên nhân của hai vụ cháy rừng năm 1997 và 1998 một phần là do dòng hải lưu El Nino mạnh làm mất mùa mưa ở Borneo và Kalimantan, tạo điều kiện lý tưởng để một tia lửa nhỏ có thể lan thành một đám cháy lớn.

Một nhóm nghiên cứu từ trường đại học Leicester do tiến sĩ Susan Page phụ trách đã tính ra rằng lượng CO2 thải ra từ lửa than bùn có thể đem ra so sánh với lượng CO2 thải ra trên toàn thế giới từ xe cộ và nhà máy.

Tiến sĩ Page nói công tác nghiên cứu cho thấy các kế hoạch giải quyết hiện tượng trái đất nóng lên phải chú ý đến lượng khí thải hiệu ứng nhà kính từ lửa than bùn cũng như từ các nguồn khí thải công nghiệp khác.

Nhiều tổ chức môi trường đã phản đối nghị quyết này. Ngay trong lúc các quốc gia ngồi bàn bạc ở Delhi thì El Nino năm nay đang làm cho các lớp than bùn ở Đông Á tiếp tục cháy âm ỉ.

Tuy nhiên, vào tuần trước vòng thương lượng mới nhất về khí hậu của LHQ tổ chức tại Delhi đưa ra một nghị quyết là các nước phát triển không nên bị bắt buộc phải thi hành các biện pháp hạn chế các khí gây hiệu ứng nhà kính. (BBC)