Isaia 55: 1-3; Tvịnh 144; Roma 8: 35, 37-39 Mátthêu 14: 13-21

Cách đây vài năm, tôi đi giảng tại một giáo xứ nọ, ở đó họ có tổ chức nấu nồi cháo gà dinh dưỡng cho những người vô gia cư, do do hội các bà mẹ giáo xứ thực hiện. Thật ra thì không phải chỉ có nồi cháo mà thôi, mà như là một tiệm ăn. Những người tình nguyện trong giáo xứ đón chào khách ở cửa, và mời họ ngồi ở bàn ăn có trải khăn bàn, khăn ăn. Và họ đưa cho khách thực đơn để lựa chọn. Phiếu ăn không tínn phí nhưng có giới hạn. Khách có thể chọn món ăn khai vị. Hay chọn những món ăn nhanh phù hợp cho những người thiếu ăn. Nhất là trong những ngày này, có rất nhiều người vô gia cư đang thiếu ăn bên vệ đường. Những nơi phát thực phẩm và đồ ăn gần như không đủ năng lực để đáp ứng lại các nhu cầu đang ngày càng tăng. Bộ phận lương thực và quấn áo từ thiện không thể cung cấp đủ.

Nhưng, dù vậy những chỗ phát cháo gà đặc biệt đó đã do những người tình nguyện trong giáo xứ và những người khách đặc biệt thực hiện; làm tôi nghĩ việc làm đó có phải là những đấu chỉ tốt đẹp theo Kinh Thánh nói hôm nay về các thức ăn và thức uống như đã hứa ở nơi bàn ăn của Thiên Chúa. Nơi đó chúng ta sẻ được xem là khách quý và không ai còn thiếu ăn và thiếu mặc. Theo lời đã phán là "Con cái Thiên Chúa sẽ được bảo vệ đầy đủ" Đó là một lời hứa mà mà chúng ta có thể dựa vào. Chúng ta cũng sẽ là khách quý ở bàn ăn, và không ai thiếu gì.

Vậy chúng ta, những người có đức tin hay chỉ có trong mơ tưởng? Trong những ngày này, ai là người có đủ can đảm để hứa sẽ có những điều tốt đẹp trong tương lai, trong lúc mọi sự hiện thật tồi tệ phải không? Khi một ngôn sứ nói, chúng ta trở nên những người mộng tưởng về một đời sống tốt đẹp hơn mà Thiên Chúa và chúng ta đang cố gắng gầy dựng. Các ngôn sư là những người táo bạo trong Kinh Thánh và ngay cả lúc này có vẽ như họ là những người điên khùng.

Ngôn sứ mà chúng ta gọi là Isaia (sống vào thế kỷ thứ 6 trước TC) đang ở với dân Giuda trong lưu đày. Việc ông ta làm ngôn sứ không phải để khiển trách dân Giuda vì họ đã sống bất trung với Thiên Chúa nên bị bắt đi lưu đày, Nhưng để an ủi họ, hãy nói với họ; cho dù có các dấu chỉ trái ngược; là Thiên Chúa không quên họ đâu. Ngôn sứ nói với họ rằng họ sẽ phải khởi sự lại một đời sống mới. Như trong những ngày của cuộc Xuất Hành. Thiên Chúa sẽ cứu họ thoát khỏi cảnh lưu đày, dẫn họ băng qua sa mạc, cung cấp cho họ nước và thức ăn trên hành trình của họ, và đưa họ về đến quê hương bằng an. Trong những ngày đại dịch này, chúng ta có thể cảm thấy như những lữ khách đang vật vã khi đi trong sa mạc, chưa biết đi đến đâu? , không biết khi nào mới kết thúc? .

Bây giờ nhớ đến tiệm ăn do các hội các bà mẹ giáo xứ tổ chức. Những người bị thất bại và tan vỡ đang lưu lạc trong cảnh thất vọng được mời gọi làm khách của Thiên Chúa và đến để ăn uống miễn phí "Đến cả đi hởi những người đang khát, nước đã sẵn đây. Dầu không có tiền bạc, cứ đến nhận và dùng".

Đó là những việc luôn luôn xãy ra với Thiên Chúa. Khi nào chúng ta đến lúc tận cùng trong sự lưu đày do chúng ta gây nên, hay một sự gì khác sẽ có một lá thơ đặc biệt để mời chúng ta trở về lại quê nhà, nơi có thực phẩm đang chờ đợi chúng ta. Lời mời gọi trong thơ là "Tôi không kể gì đến việc bạn đã làm, hãy trở về nhà. Để tôi mang ra thực phẩm mà bạn ưa thích, tìm kiềm ở nơi xa lạ. Tôi có những thứ bạn cần và tôi muốn cho bạn, không phải tốn tiền. Nhân vì thiên đàng, hãy bỏ quên quá khứ, chúng ta sẽ có tương lai chung với nhau!" Theo như lời người ta nói ở miền nam Hoa Kỳ, chúng ta sẽ nói lời mời cách khác "các bạn hãy đến. Ngồi xuống ăn nghe không? "

Lời nói người miền nam Hoa Kỳ kết thúc với chữ "Nghe không? ". (Như nói với ngưới sinh trưởng ở Nữu Ước mà sống ở miên nam. Tôi đang đứng trên đất không vững này.) "Bạn có nghe điều tôi nói không? Hãy tin tưởng vào lời tôi nói” hay "Tôi thật lòng muốn nói lời tôi nói". Trong bài sách Isaia hôm nay, chúng ta nghe 3 lần lời ngôn sứ nói về Thiên Chúa là "Hãy chăm chú nghe Ta; hãy lắng tai nghe; hãy nghe" Mặc dù hoàn cảnh của họ Thiên Chúa cam đoan qua ngôn sứ, vói dân chúng bị bại liệt là họ nên tin tưởng vào Thiên Chúa, và hành động theo điều họ nghe. Thiên Chúa không bỏ quên họ. Ngài sẽ cứu họ, sẽ cho họ sống trở lại quê hương của họ, cho họ ăn và uống không phải tốn tiền. Họ cần phải nghe lời và đáp lại "Vâng, chúng con sẽ về nhà".

Với Chúa Giêsu, một lời mời gọi khác. Mời khách đến, ngồi vào bàn ăn và uống. Thiên Chúa ban cho một bữa ăn cao lương mỹ vị, không tốn tiền cho những ai sống trong sa mạc. Hoàn cảnh thực tế không như thế - đâu là bàn tiệc, khăn bàn, khăn ăn và đèn nến, với thịt bò béo và rượu đã chọn lựa mà ngôn sứ hứa sẽ dọ cho dân chúng. Chưa đâu. Nhưng đến nơi Chúa Giêsu làm phép lạ bành và cá hóa nhiều, Thiên Chúa hứa cho những người cần thiết là nhu cầu của họ sẽ được dấu chỉ đầy đặn cho những ai có mát và nhìn, những ai có tai và nghe. Hôm nay ngôn sứ Isaia khuyến khich chúng ta "Hãy nghe Ta và anh em sẽ được ăn ngon, sẽ hưởng hương vị của thức ăn" Hay như chúng ta nói lúc này "hãy nghe Ta".

Bánh và cá hóa nhiều là một phép lạ đặc biết. Nhưng khởi đi từ một số thực phẩm ít ỏi của một số ít dân chúng. Đó là nơi Thiên Chúa thường bắt đầu hành động để cho dân chúng biết là họ không nên nghĩ là những thành quả như thế là do công sức của họ làm ra. Ở đây chính Thiên Chúa làm việc. Đó là ý Thiên Chúa thực hiện từ số thực phẩm ít ỏi. Chính Ngài đã làm cho mọi sự được trọn vẹn.

Dù vậy, theo phúc âm thánh Mátthêu. dân chúng đã tham dự vào phép lạ bánh và cá hóa nhiều đó. Cho dù chỉ là phần đóng góp bé mọn theo ý nghĩ phân biệt hơn thua của con người. Các môn đệ hiểu hoàn cảnh của họ. Dân chúng quá đông mà họ chẳng có bao nhiêu để cho họ ăn chỉ có "5 chiếc bánh và 2 con cá, đó là tất cả những gì họ có". Thực tế họ chẳng có gì để phát cho dân chúng cả. Nhưng họ đã chú ý "nghe" và thực hành lời Chúa Giêsu nói; đó là dâng lên một ít của ăn. Họ có thể giữ một ít của ăn đó để phục vụ cho họ như là một hành vi khôn ngoan. Nhưng đám đông dân chúng đang đói, họ phải được cho ăn và các môn đệ đặt một số ít của ăn có thể phục vụ cho họ vào bàn tay Chúa Giêsu.

Có lúc chúng ta cần phải đặt tất cả mọi việc vào Thiên Chúa, và mong mỏi được cùng với Ngài làm được thành công mọi việc cho dù lúc khởi sự có vẽ mơ hồ. Tuần trước, chúng ta nghe dụ ngôn về việc bán hết của cải để mua một thửa ruộng, hay tìm một viên ngọc quý. Và 2 tuần vừa qua, chẳng phải chúng ta nghe Chúa Giêsu nói "Ai có tai thì hãy nghe" phải không? Lời Chúa hôm nay qua lời ngôn sứ Isaia cũng nói như thế trong khi chúng ta suy ngẫm về phép lạ bánh và cá hóa nhiều "Hãy lắng tai và đến với ta. Hãy nghe, thì các ngươi sẽ được sống".

Vì vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn cùng chúng ta hành động với Ngài. Chúng ta hãy đem đến với Ngài những điều tốt nhất của chúng ta để phục vụ Thiên Chúa và; thay vì đứng sang một bên để quan sát cách chúng ta làm như thế nào; thì Thiên Chúa xắn tay áo Ngài lên và làm việc cùng với chúng ta. Chúng ta phải đặt niềm tin vào Thiên Chúa. Nếu không, chúng ta không bao giờ có thể làm được những việc có tính tổng thể sâu rộng, đáp ứng với những vấn đề quá lớn trên thế giới như: Đói khát, kỳ thị chủng tộc, chiến tranh, sự bất công, tính bạo lực, bệnh tật. bất công trong xã hội v.v... Chúng ta hãy làm những điều có thể thực hiện, mặc dù đó là những việc nhỏ không có ý nghĩa gì lớn theo cách đánh giá của thế giới. Chúng ta hãy dâng điêu chúng ta đang có cho Chúa Giêsu, Ngài gọi "Đem lại đây cho Thầy", và chúng ta sẽ thấy Ngài làm gì với những điều chúng ta dâng cho Ngài.


Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


18th SUNDAY (A)
Isaiah 55: 1-3; Psalm 145; Rom. 8: 35, 37-39; Matthew 14: 13-21

A few years back I preached in a city where there was a soup kitchen for street people run by three Catholic sisters. Well, it wasn’t a soup kitchen exactly—it was more like a restaurant. The "guests" were greeted at the door by church volunteers and shown to tables with tablecloths and given a menu. The fare was limited, but they had a choice of "entrees" from which they could choose. There are quicker and more efficient ways to feed the hungry, especially these days with so many homeless and hungry on our streets. Food pantries and soup kitchens can barely keep up with those who come seeking food and clothing. The current numbers of the hungry are increasing and the charitable collections of food and clothing are just not enough to meet the urgent needs.

But still, that special soup kitchen, with its parish volunteers and special "guests" stays with me as a wonderful sign of what the scriptures reveal today about the food and drink we are promised at God’s table – where we will be treated as honored guests and where no one will lack food and clothing. As the spiritual, in its own way, says, "All God’s children gonna have shoes." That’s a promise we can bank on. We will all be special at the table and no one will lack for anything.

Are we believers all just dreamers? Considering the plight of so many these days, who has the audacity to promise anything better in the future, when things are so very bad now? A prophet does - and when a prophet speaks, we become dreamers of the better world we and God are struggling to create. Prophets are audacious and, in biblical times, as well as today, they can seem like fools.

The prophet we call "Deutero-Isaiah" (6th century B.C.E.), was with the people of Judah in exile. His prophetic task wasn’t to reprimand them for their infidelities, which got them into exile in the first place – but to comfort them, by telling them, despite all signs to the contrary, God had not forgotten them. The prophet told them they would be given a new beginning. As in the days of the Exodus, God would deliver them from slavery, lead them across the desert, provide them again with water and food for their journey and bring them safely home. These pandemic days we can feel like struggling desert travelers going – who knows where? – ending, who knows when?

Here’s where the "restaurant" run by the sisters comes to mind. The defeated and broken people in exile are getting an invitation to be God’s guests and to come to eat and drink free of charge. "All you who are thirsty, come to the water! You who have no money, receive grain and eat."

That’s how it always is with God. When we are at our lowest point, in one exile of our own making, or another, a special delivery letter comes to invite us back home, where a meal is waiting us. The invitation reads, "I don’t care what you have done, come on home! Let me supply the nourishment you have desired and searched for in all the wrong places. I have what your really need and I want to give it to you free of charge. For heaven’s sake, forget the past, we have a future together!" Hear in the southern U. S. we might word the invitation differently: "Ya’ll come! Set yourself down. Eat. Hear? ")

That southern phrase ends with "Hear? " As if to say (as a native-born New Yorker living in the South, I am on shaky ground here) – "Do you hear what I am saying? " "Trust my words." Or, "I really mean what I’m saying!" Three times in today’s Isaiah reading the prophet, speaking for God, does a similar thing: "Heed me...." "Come to me heedfully, listen...." Despite their current situation, through the prophet God is reassuring the crushed people to trust God’s words and act on what they hear. God has not abandoned them, will deliver them, settle them again in their land, feed them and give them drink – free of charge. They need to "heed" what they hear and respond. "Ya’ll come!"

In Jesus, God has sent out another similar invitation to guests to come, sit down, eat and drink. God offers a special meal, free of charge for those who are in a "deserted place." Appearances can be deceiving – where’s the banquet table, linen napkins, candles, "fattened calf" and "choice wines" the prophets promised would be served God’s people? Not yet. But at the multiplication of the loaves and fishes, God’s promise to the needy is renewed and signs of fulfillment are evident for those with eyes to see and ears to hear. Isaiah encourages us again today, "Heed me and you shall eat well, you shall delight in rich fare." Or, as we might say these days, "Listen up!"

The multiplication of the loaves and fish is a spectacular miracle. But it starts very small and among seeming-insignificant people. Which is where God usually starts a good work, so that the people can’t claim any success was based just on their skills and merits. God is at work here. It is God’s idea to feed the least and it is God who makes it possible to do it.

Nevertheless, as we learn from Matthew’s account, people do have a part to play; though it does seem small by the world’s ways of measuring. The disciples understand their situation: the crowd is large and they have next to nothing to give to address the people’s hunger. "Five loaves and two fish are all we have here." They may have practically nothing to offer, but at least they "heed" what Jesus says and offer up what little they do have. They could have looked to their own needs and saved the few loaves and fish for themselves. That would have been the prudent thing to do. But the crowd was hungry, they had to be fed and the disciples put what little they had to feed them completely into Jesus’ hands.

There are times when we just have to throw our whole lot in with the Lord; take a chance on him; join him in his sometimes reckless project. Didn’t we hear the parable last week about selling all we have to buy whole field, or the pearl of great price? And didn’t we hear Jesus say two weeks ago, "Whoever has ears ought to hear."? Isaiah speaks the same message today as we ponder the miracle of the loaves and fishes, "Come to me heedfully, listen that you may have life."

So it is a partnership God wants from us! We provide the best we can to do God’s work and, instead of standing far off to see how we do, God rolls up the sleeves and gets to work with us. We have got to trust that – otherwise, we would never set about to address the huge issues we face in our world, like hunger, racism, war, injustice, violence, disease, social inequalities, etc. We do what we can, even though it feels puny to us and appears insignificant by the world’s standards of measurement. We hand over what we have to Christ who invites, "Bring them here to me" – and we will see what he does with our offerings.