The Power of God's Silence - Edgar Javier, SVD

Im lặng là một hình thức giao tiếp của con người. Đó là một thứ ngôn ngữ đặc biệt giữa ngôn ngữ bằng lời và ngôn ngữ không lời. Im lặng, giống như đồng tiền, có hai mặt, một tích cực, và mặt kia thì tiêu cực. Im lặng, người ta tin tưởng, có thể thúc đẩy hoặc cũng có thể cản trở những giao tiếp và ngay cả những mối quan hệ.

Bàn về sự im lặng là một sự liều lĩnh. Bật lên một tiếng nói – một chữ – về sự im lặng cũng đồng nghĩa với phá tan ý nghĩa và bản chất của sự im lặng. Và nếu im lặng có thể lên tiếng nói cho chính nó, chúng ta có cần phải tranh luận về im lặng trong sự im lặng hay không? Im lặng là sự vắng mặt của lời, nhưng, cũng là một hình thức của giao tiếp, im lặng thật sự ra là một loại ngôn ngữ có sức mạnh phi thường.

Một vài năm trước đây, bố tôi nằm trên giường bệnh đợi giờ chết bởi ung thư. Hai ngày trước khi ông mất, ông nhờ những đứa con đến đón mẹ của ông đang sống tại một ngôi làng. Bà cũng đang nằm liệt giường bởi tuổi già. Khi đặt chân tới căn nhà của bà nội, chúng tôi ngạc nhiên nhận ra bà đang ngồi trên ghế sofa. Chúng tôi biết bà nội đã không còn khả năng đi đứng cũng khá lâu rồi. Cho nên chúng tôi hỏi ai đã giúp bà ngồi trên ghế. Trước sự ngạc nhiên của những đứa cháu, bà nói, “Bố các cháu đã tới và mang bà tới đây để bà có thể ngồi trên cái ghế sofa này.” Chúng tôi không thể tin được điều bà nói. Nhưng bà nội cũng không thể nói dối! Chúng tôi đã giữ im lặng bởi chính chúng tôi cũng không hiểu.

Khi chúng tôi với bà nội về tới nhà, bố tôi và mẹ của ông – bà nội yêu dấu của chúng tôi – đã có một cuộc đối thoại tuyệt vời – trong im lặng. Đó là một cuộc đối thoại không lời. Đôi mắt yêu thương của họ gặp nhau và cả hai đều mỉm cười. Tôi đã cố gắng diễn giải những gì tôi chứng kiến giữa bà nội và bố tôi. Và đây là diễn giải của riêng tôi về một cuộc đối thoại trong yên lặng giữa họ. Tôi tin rằng bố tôi đang nói lời từ biệt với mẹ của ông, trong khi bà nội đang nói là hãy để mẹ mang lấy cơn đau và nỗi khổ của con. Một điều thường tình, người mẹ bao giờ cũng mong ước gánh vác nỗi khổ cho con cái của mình. Và đây là một thí dụ tuyệt vời về giao tiếp và mối liên hệ về tình thương trong sự im lặng.

Cho phép tôi phá vỡ sự yên lặng bằng cách nói với bạn đọc về sự im lặng của Thiên Chúa trên đồi Calvary và sự im lặng của Mẹ Maria tại chân cây thánh giá của người Con yêu dấu – Đức Giêsu Kitô. Tại sao Thiên Chúa lại có thể trở nên xa cách và im lặng vào ngày hôm đó? Tại sao Mẹ Maria đứng rất gần với Đức Giêsu nhưng lại rất im lặng tại chân cây thánh giá?

Với chúng ta người Kitô hữu, thí dụ nổi bật về sự im lặng của Thiên Chúa là khi Đức Giêsu trên cây thánh giá kêu to, “Lạy Chúa con, lạy Chúa con, tại sao Ngài bỏ rơi con?” (Matthew 27:46). Đức Giêsu đã cảm nghiệm bị ruồng bỏ bởi Thiên Chúa, Cha của ngài và Mẹ Maria người Mẹ thân yêu của ngài. Tại sao? Tại sao những lời khích lệ đã không được cất lên? Tại sao lại có sự im lặng không đúng lúc và không đúng chỗ? “Lạy Chúa con, lạy Chúa con, tại sao Ngài bỏ rơi con?” “Mẹ con, tại sao mẹ lại bỏ rơi con?” “Những người môn đệ yêu quý, tại sao các con đã bỏ rơi Thầy? Tại sao các con đã bỏ chạy?”

Thiên Chúa đã không can thiệp. Thiên Chúa đã không cất đi chén đắng và cái chết của người Con. Cho nên, sự im lặng của Thiên Chúa đã dẫn Đức Giêsu tới cái chết ô nhục trên cây thánh giá – một loại hình phạt chỉ dành riêng cho những tội phạm. Nhưng Đức Giêsu không phải là một tội phạm! Ngài vô tội như con chiên bị mang tới người đồ tể không có lòng thương xót.

Sự im lặng giữa Thiên Chúa, Chúa Cha và Đức Giêsu, người Con yêu dấu đã không tỏ lộ tới đám đông trên đồi Calvary một điều mang thật nhiều ý nghĩa – một trao đổi tình yêu rồi sẽ sinh hoa kết trái vào ngày thứ ba khi Đức Giêsu phục sinh với một đời sống mới, một đời sống vĩnh cửu. Sự im lặng của Thiên Chúa đã tiêu diệt sự chết và mang lại một đời sống mới tới thế giới qua người Con của Ngài, Đức Giêsu – Đức Kitô Phục sinh!

Sự im lặng giữa Chúa Cha và Chúa Con tràn đầy hứa hẹn và hy vọng, không phải một điều tuyệt vọng. Im lặng trên đồi Calvary có ý nghĩa trong một khung cảnh của hy vọng là Đức Giêsu sẽ sống lại. Sự im lặng của Mẹ Maria tại chân cây thánh giá là một điều đáng chú ý. Mẹ đã không nói một lời. Vượt lên trên tất cả nỗi đau khổ của con người mà Mẹ đã trải qua là sự im lặng của riêng Mẹ. Im lặng là phản ứng của Mẹ trước sự im lặng của thiên đàng. Im lặng đã khiến Mẹ Maria trở nên một người phụ nữ mạnh mẽ. Sức mạnh của Mẹ chính là sự im lặng tuyệt đối, từ nơi đây hy vọng đã nảy mầm.

Chúng ta dừng lại và tự hỏi chính chúng ta, “Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm 2020 đang nói điều gì với chúng ta – trong bối cảnh của một thảm họa đại dịch do Covid-19 đã vô tình hoặc cố tình gây ra?”

Sự im lặng của Thiên Chúa trước cơn đại dịch hàm chứa hai lý do khác nhau. Một là con người đã không đáp trả lại lời kêu gọi Thiên Chúa để tin rằng Ngài vĩ đại hơn khoa học và công nghệ. Con người nghĩ rằng họ hoàn toàn có khả năng tự lực tự cường. Con người đã biến Thiên Chúa trở thành tương tự như một món hàng. Chỉ khi nào họ cần, họ mới chạy tới Chúa. Họ đã hạ bệ Thiên Chúa và thần phục khoa học và công nghệ. Nhân loại đã chọn trở thành “người công nghệ” thay vì “người tôn giáo.” Vậy mà con người lại còn thắc mắc tại sao Thiên Chúa đã trở nên quá im lặng. Có đúng là Thiên Chúa không thấy và cũng không cảm nhận được nỗi khổ của con người (Exodus 3:1-10)?

Lý do thứ hai giải thích sự im lặng của Thiên Chúa đó là im lặng cũng là một phương cách nghỉ ngơi. Khi Thiên Chúa dường như đang im lặng, con người có khuynh hướng điền vào khoảng trống bằng những lời. Nhưng những người, hiểu vấn đề hơn, sẽ im lặng và chờ đợi trong hy vọng. Covid-19 chính là ngôn ngữ im lặng của Thiên Chúa. Cơn đại dịch là cách Thiên Chúa nói với chúng ta trong im lặng. Im lặng thật sự là ngôn ngữ của Thiên Chúa. Chúng ta cũng phải giữ sự im lặng để lắng nghe tiếng Chúa và đối thoại với Ngài trong hy vọng.

Trong một thế giới ồn ào, ô nhiễm và nhiễm đầy phóng xạ như thế giới của chúng ta, thế giới của thiên niên kỷ thứ 21, chúng ta khát sự im lặng. Chúng ta khao khát im lặng nội tâm để được trụ lại trong một Thiên Chúa diệu kỳ. Im lặng nội tâm có khả năng khiến chúng ta trò chuyện với Chúa và suy niệm về cảm giác bị bỏ rơi của Đức Giêsu, người dường như đã tuyệt vọng nhưng lại vẫn hoàn toàn tin tưởng và hy vọng vào Thiên Chúa Cha. Và Mẹ Maria là một mẫu hình im lặng cho chúng ta. Sự im lặng đã khiến Mẹ hiểu nỗi đau của ngọn giáo đau khổ đã được tiên đoán sẽ là kinh nghiệm của riêng Mẹ.

Nói tóm lại, im lặng là một khoảng không gian linh thiêng để lắng nghe. Im lặng khiến chúng ta trở thành những người biết lắng nghe Lời Chúa. Im lặng chính là ngôn ngữ của Thiên Chúa. Tôi nguyện cầu, “Thiên Chúa của im lặng, con khẩn cầu xin Chúa dạy cho con biết lắng nghe ngôn ngữ của Ngài!” Amen!

Thứ Sáu Tuần Thánh, 10/4/2020

Học Viện Truyền Giáo Ngôi Lời – Tagaytay City, The Philippines

(Người dịch: LM Michael Nguyễn SVD, Nguyên tác, The Power of God’s Divine, https://nguyentrungtay.blogspot.com/2020/04/the-power-of-gods-silence-edgar-javier.html).

The Power of God's Silence - Edgar Javier, SVD

Silence is one form of human communication. It is a language distinct from verbal or non-verbal language. Silence, like a coin, has two sides, one is positive, and the other is negative. Silence, they say, can either promote or hinder communication and relationship.

Talking about silence is a big risk. Uttering a word–one word-about silence is already breaking the meaning essence of silence. And just as silence speaks for itself, should we not talk about silence in silence? Silence is the absence of words, yet, as a form of communication, it is a powerful kind of language.

Years ago, my father was dying of cancer. Two days before he passed away, he asked us to fetch his mother from another village. She was bedridden because of old age. When we arrived at our grandmother’s house, we were surprised to see that she was sitting on the sofa. We knew that she was not able to walk anymore for quite some time. So we asked her who helped her take a seat on the sofa. To our great surprise, she said, “Your father came and carried me so I could sit on the sofa.” We could not believe what she said. She could not be telling a lie! We kept silence because we did not understand.

When we reached home, my father and his mother – our dear grandmother - had the most beautiful conversation – in silence. It was a wordless conversation. Their eyes met lovingly and both were smiling. I tried to interpret what I saw that was taking place between them. This was my interpretation of the silent conversation. I thought of my father saying good bye to her, while she was asking him to give her his pain and suffering. As usual, a mother would always gladly suffer for her children. It was a very powerful example of communication and relationship of love in silence.

Today, allow me to break silence by speaking to you about the silence of God on Calvary and the silence of Mary at the foot of the cross of her beloved Son–Jesus, the Christ. Why was God so distant and silent on that day? Why was Mary so near to Jesus and yet so silent at the foot of the cross?

For us Christians, the most striking example of God’s silence is when Jesus on the cross cries out with a loud voice, “My God, my God, why have you forsaken me?” (Matthew 27:46). Jesus felt so abandoned by God, his Father and Mary his dear Mother. Why? Why were the words of encouragement not uttered? Why was there silence at the wrong time and place? “My God, my God, why have you abandoned me?” “My Mother, why have you abandoned me?’ “My disciples, why have you abandoned me? Why have you run away?”

God did not intervene. God did not take away the cup of suffering and death from his Son. Therefore, God’s silence led Jesus’ to his ignominious death on the cross–a kind of punishment deemed worthy for criminals. But Jesus was not a criminal! He was innocent like a lamb taken to his merciless slaughter.

The silence between God, the Father and Jesus, his beloved Son hid something significant from the crowd on Calvary-the exchange of love that would bear fruit on the third day when Jesus would rise again to a new life, a life that is eternal. God’s silence destroyed death and brought new life to the world through His Son, Jesus–the risen Christ!

The silence between the Father and the Son was full of promise and hope, not of despair. Silence on Calvary acquired meaning in the context of hope that Jesus will rise again. The silence of Mary at the foot of the cross was also very noticeable. She did not utter a single word. Beyond all human suffering that she experienced was her silence. It was her response to the divine silence. Silence made Mary a very strong woman. Her strength was in her great silence that was pregnant with hope.

We pause and ask ourselves, “What is Good Friday 2020 telling us today–in the midst of the pandemic catastrophe that was intentionally or unintentionally caused by Covid-19?

God’s silence can have two different reasons. One reason is that people have not been responding to God’s command to believe in him that He is greater than science and technology. People thought that they were self-sufficient. People made God a kind of commodity. They would go to him only when there is a need! They have dethroned God and enthroned science and technology, its angel! Man has chosen to become a techno sapiens rather than a homo religiosus! And yet, man wonders why God is so silent. Does God not see the suffering of the people and feel their suffering (Exodus 3:1-10).

And the second reason is that God’s silence is a kind of rest. When God seems silent, people tend to fill the empty space with words. But people, who know better, will keep silent and wait in hope. Convid-19 is God’s language in silence. The pandemic is God’s way to speak to us in silence. Silence is indeed God’s language. We have to keep silence in order to hear God and be able to communicate with him in hope.

In a noisy, polluted and radiated world such as ours, the world of the twenty-first century, we thirst for silence. We thirst for inner silence to remain in the mysterious God. It is inner silence that makes it possible to have conversation with God and reflect on Christ’s feeling of abandonment. Silence is also necessary for dialogue with Christ, who was seemingly in despair and yet full of trust and hope in God our Father. And Mary is our model of silence. It was silence that made her understand the sword of sorrow that was prophesied to be experienced by her.

In conclusion, silence is a sacred space for listening. Silence makes us hearers of the Word. Silence is the language of God. I pray: “Lord of silence, I implore you to teach me to listen to your language.” Amen!

Edgar Javier, SVD

Good Friday, 10 April 2020

Divine Word Institute of Mission Studies Tagaytay City