Vatican: Qua tất cả mọi chiều kích, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong suốt 25 năm Giáo Hoàng kế vị Thánh Phêrô, là một triều đại đáng chú ý nhất trong lịch sử.
Sau đây là những nét nổi bật của Ðức Thánh Cha qua từng niên đại: (tiếp theo)
1984:Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thiết lập quan hệ ngoại giao trọn vẹn với Hoa Kỳ. Ngài thành lập một ủy ban mới giải thích một cách xác thực đến các văn bản luật pháp của Giáo Hội, công bố tông thư về sự chịu đựng đau khổ và những sự khác trong đời sống dòng tu. Vào tháng 4, Ðức Giáo Hoàng bế mạc Năm Thánh 1983 qua nhiều biến cố quan trọng, bao gồm đến Thánh Lễ cử hành cho giới trẻ. Ðức Giáo Hoàng viếng thăm mục vụ 10 quốc gia trong 4 chuyến tông du, bao gồm đến quốc gia Canada. Tại Ðại Hàn, Ðức Thánh Cha phong thánh cho 103 vị tử đạo Ðại Hàn. Tại Thụy Sĩ, Ðức Giáo Hoàng kêu gọi đến sự dấn thân đại kết không thay đổi trong lúc Ngài viếng thăm Hội Ðồng các thủ lãnh các Giáo Hội trên Thế giới.
Một tháng trước khi Ðức Giáo Hoàng viếng thăm Puerto Rico để gặp gỡ với các Giám Mục tại Châu Mỹ La Tinh, Bộ Giáo Lý Ðức Tin đã công bố chỉ thị về thần học giải phóng, theo đó bản chỉ thị bác bỏ tư tưởng cho rằng chủ nghĩa Marxist có thể tương hợp với Kitô giáo điều này có nghĩa tư tưởng của Karl Marx và Friedrich Engels không thể song hành với Kitô Giáo.
Ðức Giáo Hoàng chuẩn y cho phép các Giám Mục được cử hành thánh lễ theo nghi lễ La Tinh trong một số điều kiện nào đó. Trong suốt 5 tháng trong các buổi tiếp kiến chung hàng tuần, Ðức Thánh Cha ban bài huấn dụ tập trung về tình yêu nhân bản và giới tính, Ngài khẳng định giáo huấn giáo hội chống lại việc ngừa thai nhân tạo.
1985: Bộ Giáo Lý Ðức Tin công bố lá thư vào năm 1984 ra lệnh cho Linh Mục Schillebeeckx và khẳng định rằng chỉ có các tân chức thụ phong linh mục mới được truyền phép Thánh Thể, bản chỉ thị cảnh cáo tới cuốn sách do linh mục Dòng Phan Sinh leonardo Boff soạn thảo, Cha là một thần học gia giải phóng người Ba Tây. Trong 4 chuyến tông du hải ngoại, Ðức Gioan Phaolô II viếng thăm 15 quốc gia. Ðức Thánh Cha nói niềm tin vào Thiên Chúa và thần học tiến hóa có thể tương hợp với nhau.
Sự giàn xếp của Ðức Giáo Hoàng đã đưa đến Công Ước được ký kết giữa Á Căn Ðình và Chilê kết thúc vụ tranh chấp Kênh Beagle Tài liệu mới của Vatican trình bày cho biết người Do Thái Giáo và Do Thái Giáo có thể được đưa ra trong việc giảng dạy và giáo lý Công Giáo. Công ước mới được ký kết giữa Tòa Thánh và Italia thay thế công ước Lateran, cập nhật hóa đến sự liên hệ giữa quốc gia và giáo hội tại Italia.
Ðức Giáo Hoàng ban hành Thông Ðiệp “Slavorum Apostoli” về 2 Thánh Cyrillô và Mêtôdiô, Tông Ðồ của Dân Tộc Slavo vào ngày 2/6/1985. Ðức Giáo Hoàng nói đến nạn phá thai lan tràn tại Âu Châu là tình trạng “tự sát nhân khẩu học”.
Ðức Giáo Hoàng chủ sự khóa Thượng Hội Ðồng Giám Mục bất thường, kêu gọi nhìn lại tình trạng của Giáo Hội 20 năm sau Công Ðồng Vaticanô II. Ðức Giáo Hoàng cũng triệu tập Hội Ðồng các Hồng Y và Công Nghị Hồng Y để bàn thảo đến tái lập cơ cấu của Giáo Triều.
1986: Trong 4 chuyến tông du của Ðức Gioan Phaolô II tới 9 quốc gia, Ðức Thánh Cha đã thực hiện 32 chuyến tông du trong 8 năm lên ngôi Giáo Hoàng. Ðức Thánh Cha triệu tập hội nghị thượng đỉnh các giám mục Ba Tây để đưa ra các vấn đề mục vụ tại xứ này. Ðức Giáo Hoàng vạch trần một loạt những chính sách phân biệt chủng tộc “vô nhân đạo” diễn ra tại Nam Phi và gọi chính sách của Nam Phi là một “hệ thống tồi tệ”. Ðức Giáo Hoàng phá kỷ lục mới trong sự liên hệ giữa Công Giáo với Do Thái Giáo và các tôn giáo khác, Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên đến viếng thăm đền thờ Do Thái tại Roma vào tháng 4 và mời các nhà lãnh đạo tôn giáo trên thế giới về Assisi- Italia vào tháng 10 để cầu nguyện cho hòa bình.
Ðức Giáo Hoàng cảnh giác các thần học gia nếu truyền bá tư tưởng nghịch lại với giáo huấn luân lý của Giáo Hội tức là xúc phạm tới “quyền căn bản” của người Công Giáo muốn tìm học tín lý. Tòa Thánh Vatican nói Thần học gia luân lý Hoa Kỳ là Linh Mục Charles E. Curran, không còn được coi là nhà thần học gia Công Giáo nữa.
Bộ Giáo Lý Ðức Tin ra chỉ thị chỉ trích đến hành động của người đồng phái tính. Tòa Thánh Vatican giới hạn thẩm quyền đối với Tổng Giám Mục tại Seattle, TGM Raymond G. Hunthausen, bổ nhiệm Ngài làm giám mục phó với một số những quyền hạn đặc biệt. Ðức Gioan Phaolô II công bố Thông Ðiệp “Dominum et Vivificantem” về Chúa Thánh Linh, là Chúa và là Ðấng ban sự sống vào ngày 8/5/1986. Ðây là Thông Ðiệp thứ 5 trong triều Giáo Hoàng.
1987: Ðức Giáo Hoàng mở 4 chuyến tông du tới 8 quốc gia, trong số này có chuyến tông du lần thứ 2 tới Hoa Kỳ. Ðức Giáo Hoàng công bố năm Thánh Mẫu khai mạc từ tháng 6 và ra Thông Ðiệp “Redemptoris Mater” về Ðức Nữ Ðồng Trinh Maria, Mẹ Ðấng Cứu Chuộc vào ngày 25/3. Hội Ðồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Binh đưa ra văn kiện về các vấn đề đạo đức đến món nợ thế giới. Bộ Giáo Lý Ðức Tin ban hành chỉ thỉ đến các vấn đề sinh sản và lúc khởi đầu của sự sống.
Ðức Giáo Hoàng tiếp kiến Tổng Thống nước Áo Kurt Waldheim, đã làm nổi dậy các cuộc biểu tình của người Do Thái giáo, những cuộc tranh luận đó và những việc khác đã khiến các vị giáo sĩ hàng đầu tại Vatican phải mở ra những buổi họp với các nhà lãnh dạo Do Thái giáo để tìm ra những phương sách giải quyết. (Kurt Waldheim là một nhà chính trị và ngoại giao người Áo làm Tổng Thống nước Áo trong các nhiệm kỳ từ năm 1986-1992; ông được bầu làm Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc từ năm 1972- 1981, đã từng là đại sứ nước Áo tại Liên Hiệp Quốc từ năm 64-68 và từ năm 70-71. Ông được bầu làm Tổng Thống nước Áo, mặc dầu bị phát giác cho rằng ông đã từng là sĩ quan trong cục tình báo quân đội thời Thế Chiến thứ II có trách nhiệm vận chuyển những người Do Thái tới các trại để thủ tiêu.)
Ðức Giáo Hoàng chủ tọa Thượng Hội Ðồng Giám Mục thế giới bàn đến vai trò và trách nhiệm của người Giáo Dân trong Giáo Hội và trong thế giới.
1988: Ðức Giáo Hoàng ban hành Thông Ðiệp thứ 2 về Xã Hội “Sollicitudo rei Socialis” nói lên Quan Tâm của Giáo Hội về Vấn Ðề Xã Hội vào ngày 30/12/1987, đây là Thông Ðiệp thứ 6 trong triều Giáo Hoàng. Ðức Thánh Cha viết một tông thư cho phụ nữ, Ngài bênh vực đến bình quyền của phụ nữ nhưng tái khẳng định phụ nữ không thể nào được thụ phong linh mục. Ðức Giáo Hoàng hướng dẫn một cách đặc biệt tới những nỗ lực của Tòa Thánh Vatican nhằm hòa giải với Tổng Giám Mục Barcel Lefebvre, là một nhà bảo thủ bất đồng quan điểm với Giáo Hội, trước khi Tòa Thánh ra vạ tuyệt thông vào tháng 6 vì Tổng Giám Mục Lefebvre cố tình phong chức cho các giám mục mà không được sự chuẩn y của Tòa Thánh. Ðức Giáo Hoàng lập ra một ủy ban đặc biệt nhằm cổ võ đến việc hòa giải đối với tất cả những người phò theo TGM Lefebvre muốn trở về với giáo hội Công Giáo.
Ðức Giáo Hoàng ban hành pháp chế mới hoạch định lại cơ cấu cho Giáo Triều Roma. Trong 4 chuyến tông du hải ngoại đã đưa Ðức Thánh Cha viếng thăm mục vụ tới 11 quốc gia. Trong chuyến tông du tới Pháp từ ngày 8-11/10, Ðức Giáo Hoàng đã đến gặp gỡ Quốc Hội Âu Châu, Hội Ðồng Âu Châu, Ủy Ban Nhân Quyền Âu Châu và Tòa Án Âu Châu.
Ðức Giáo Hoàng phong Chân Phước cho 2 giáo sĩ Hoa Kỳ, Linh Mục Junipero Serra và Mẹ Katharine Drexel và phong Thánh cho Nữ Tu thừa sai người Pháp Rose Philippine Duchesne ( Ngài là tu sĩ Dòng Thánh Tâm, nữ tu đã lập Dòng Thánh Tâm đầu tiên tại tại St Charles, Missouri- Hoa Kỳ vào năm 1918, cũng như thành lập nhiều trường học và viện cô nhi tại Hoa Kỳ).
Vượt thắng những trở ngại ngoại giao qua những năm đầy sóng gíó, qua hơn một thập niên Ðức Giáo Hoàng bổ nhiệm vị Giám Mục đầu tiên cho nước Czechoslovakia.
Một đại lễ và niềm vui lớn lao chưa từng có đến với Giáo Hội Việt Nam, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong Thánh cho 117 vị Chân Phước Tử Ðạo Việt Nam vào ngày 19/6, nói lên chứng tích hào hùng của các chứng nhân đức tin tại quê hương Việt Nam. Trong 117 vị Thánh Tử Ðạo gồm có 96 vị người Việt, 11 vị người Tây Ban Nha, 10 vị người Pháp, tất cả gồm có 8 Ðức Giám Mục, 50 Linh Mục, 1 chủng sinh, 58 Giáo Dân. Ngày phong Thánh 19/6 là ngày hội vui mừng đến với người Công Giáo, nhưng chính quyền cộng sản VN tỏ ra khó chịu vì ngày 19/6 cũng là ngày Quân Lực của chế độ Việt Nam Cộng Hòa cũ, đây chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.
1989:Trong 4 chuyến tông du hải ngoại đã đưa Ðức Thánh Cha đến viếng thăm mục vụ tới 13 quốc gia. Phản ứng trước sự tuyên bố công khai của 163 nhà thần học Âu Châu lên án Ðức Giáo Hoàng và Giáo Triều Roma xâm phạm đến thẩm quyền của họ, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên bố rằng Giáo Hội không thể nhân nhượng đối với các thần học gia đi nghịch lại với giáo huấn Giáo Hội, họ tự tạo ra một hình thức mới cho một “sự lựa chọn quyền giáo huấn tương đương”.
Hội Ðồng Tòa Thánh Công Lý và Hoà Bình ban hành văn kiện đầu tiên của Tòa Thánh tới vấn đề chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc.
Cuộc bầu cử tự do tại Ba Lan đã bầu lên chính quyền không cộng sản đầu tiên tại quốc gia này, chế độ cộng sản tại Ba Lan hoàn toàn sụp đổ. Nền dân chủ hóa bắt đầu bành trướng và lan rộng toàn cõi Âu Châu nhất là tại các nước cộng sản. Các nhà bình luận chính trị tin rằng tiếng nói của Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã gây ảnh hưởng sâu rộng và mạnh mẽ cho những đổi thay này. Chủ tịch nước cộng sản Nga Mikhail Gorbachev, người sẵn sàng mở cửa và đón nhận cho những cải tổ chính sách đã cho phép và tiến hành những thay đổi, ông đã đến triều yết Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại Roma. Một con người mang đặc giòng máu cộng sản từ lúc sinh thời, chủ tịch Gorbachev đã công khai tuyên bố và thừa nhận sự cưỡng bách tôn giáo của cộng sản là một lỗi lầm lớn.
Ðức Gioan Phaolô II tiếp kiến Ðức Tổng Giám Mục Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận cùng thân sinh tại Tòa Thánh Vatican, trước khi Ðức Tổng trở về lại Tòa Giám Mục tại Hà Nội. (Ngày lễ Ðức Mẹ Dâng Mình vào đền thánh 21/11/1988, Ðức Tổng Giám Mục Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận được chính quyền cộng sản thả ra nhưng phải sống tại Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội và không được cử hành các thứa tác vụ. Vào tháng 3/1989, Ðức Tổng Giám Mục Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận được phép lên đường đi Sydney- Australia để viếng thăm thân sinh nhưng buộc phải trở về lại Hà Nội. Trong chuyến đi ra hải ngoại lần này, Ðức Tổng đã cùng với thân sinh lên đường đi Roma).
(còn tiếp)
Sau đây là những nét nổi bật của Ðức Thánh Cha qua từng niên đại: (tiếp theo)
1984:Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thiết lập quan hệ ngoại giao trọn vẹn với Hoa Kỳ. Ngài thành lập một ủy ban mới giải thích một cách xác thực đến các văn bản luật pháp của Giáo Hội, công bố tông thư về sự chịu đựng đau khổ và những sự khác trong đời sống dòng tu. Vào tháng 4, Ðức Giáo Hoàng bế mạc Năm Thánh 1983 qua nhiều biến cố quan trọng, bao gồm đến Thánh Lễ cử hành cho giới trẻ. Ðức Giáo Hoàng viếng thăm mục vụ 10 quốc gia trong 4 chuyến tông du, bao gồm đến quốc gia Canada. Tại Ðại Hàn, Ðức Thánh Cha phong thánh cho 103 vị tử đạo Ðại Hàn. Tại Thụy Sĩ, Ðức Giáo Hoàng kêu gọi đến sự dấn thân đại kết không thay đổi trong lúc Ngài viếng thăm Hội Ðồng các thủ lãnh các Giáo Hội trên Thế giới.
Một tháng trước khi Ðức Giáo Hoàng viếng thăm Puerto Rico để gặp gỡ với các Giám Mục tại Châu Mỹ La Tinh, Bộ Giáo Lý Ðức Tin đã công bố chỉ thị về thần học giải phóng, theo đó bản chỉ thị bác bỏ tư tưởng cho rằng chủ nghĩa Marxist có thể tương hợp với Kitô giáo điều này có nghĩa tư tưởng của Karl Marx và Friedrich Engels không thể song hành với Kitô Giáo.
Ðức Giáo Hoàng chuẩn y cho phép các Giám Mục được cử hành thánh lễ theo nghi lễ La Tinh trong một số điều kiện nào đó. Trong suốt 5 tháng trong các buổi tiếp kiến chung hàng tuần, Ðức Thánh Cha ban bài huấn dụ tập trung về tình yêu nhân bản và giới tính, Ngài khẳng định giáo huấn giáo hội chống lại việc ngừa thai nhân tạo.
1985: Bộ Giáo Lý Ðức Tin công bố lá thư vào năm 1984 ra lệnh cho Linh Mục Schillebeeckx và khẳng định rằng chỉ có các tân chức thụ phong linh mục mới được truyền phép Thánh Thể, bản chỉ thị cảnh cáo tới cuốn sách do linh mục Dòng Phan Sinh leonardo Boff soạn thảo, Cha là một thần học gia giải phóng người Ba Tây. Trong 4 chuyến tông du hải ngoại, Ðức Gioan Phaolô II viếng thăm 15 quốc gia. Ðức Thánh Cha nói niềm tin vào Thiên Chúa và thần học tiến hóa có thể tương hợp với nhau.
Sự giàn xếp của Ðức Giáo Hoàng đã đưa đến Công Ước được ký kết giữa Á Căn Ðình và Chilê kết thúc vụ tranh chấp Kênh Beagle Tài liệu mới của Vatican trình bày cho biết người Do Thái Giáo và Do Thái Giáo có thể được đưa ra trong việc giảng dạy và giáo lý Công Giáo. Công ước mới được ký kết giữa Tòa Thánh và Italia thay thế công ước Lateran, cập nhật hóa đến sự liên hệ giữa quốc gia và giáo hội tại Italia.
Ðức Giáo Hoàng ban hành Thông Ðiệp “Slavorum Apostoli” về 2 Thánh Cyrillô và Mêtôdiô, Tông Ðồ của Dân Tộc Slavo vào ngày 2/6/1985. Ðức Giáo Hoàng nói đến nạn phá thai lan tràn tại Âu Châu là tình trạng “tự sát nhân khẩu học”.
Ðức Giáo Hoàng chủ sự khóa Thượng Hội Ðồng Giám Mục bất thường, kêu gọi nhìn lại tình trạng của Giáo Hội 20 năm sau Công Ðồng Vaticanô II. Ðức Giáo Hoàng cũng triệu tập Hội Ðồng các Hồng Y và Công Nghị Hồng Y để bàn thảo đến tái lập cơ cấu của Giáo Triều.
1986: Trong 4 chuyến tông du của Ðức Gioan Phaolô II tới 9 quốc gia, Ðức Thánh Cha đã thực hiện 32 chuyến tông du trong 8 năm lên ngôi Giáo Hoàng. Ðức Thánh Cha triệu tập hội nghị thượng đỉnh các giám mục Ba Tây để đưa ra các vấn đề mục vụ tại xứ này. Ðức Giáo Hoàng vạch trần một loạt những chính sách phân biệt chủng tộc “vô nhân đạo” diễn ra tại Nam Phi và gọi chính sách của Nam Phi là một “hệ thống tồi tệ”. Ðức Giáo Hoàng phá kỷ lục mới trong sự liên hệ giữa Công Giáo với Do Thái Giáo và các tôn giáo khác, Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên đến viếng thăm đền thờ Do Thái tại Roma vào tháng 4 và mời các nhà lãnh đạo tôn giáo trên thế giới về Assisi- Italia vào tháng 10 để cầu nguyện cho hòa bình.
Ðức Giáo Hoàng cảnh giác các thần học gia nếu truyền bá tư tưởng nghịch lại với giáo huấn luân lý của Giáo Hội tức là xúc phạm tới “quyền căn bản” của người Công Giáo muốn tìm học tín lý. Tòa Thánh Vatican nói Thần học gia luân lý Hoa Kỳ là Linh Mục Charles E. Curran, không còn được coi là nhà thần học gia Công Giáo nữa.
Bộ Giáo Lý Ðức Tin ra chỉ thị chỉ trích đến hành động của người đồng phái tính. Tòa Thánh Vatican giới hạn thẩm quyền đối với Tổng Giám Mục tại Seattle, TGM Raymond G. Hunthausen, bổ nhiệm Ngài làm giám mục phó với một số những quyền hạn đặc biệt. Ðức Gioan Phaolô II công bố Thông Ðiệp “Dominum et Vivificantem” về Chúa Thánh Linh, là Chúa và là Ðấng ban sự sống vào ngày 8/5/1986. Ðây là Thông Ðiệp thứ 5 trong triều Giáo Hoàng.
1987: Ðức Giáo Hoàng mở 4 chuyến tông du tới 8 quốc gia, trong số này có chuyến tông du lần thứ 2 tới Hoa Kỳ. Ðức Giáo Hoàng công bố năm Thánh Mẫu khai mạc từ tháng 6 và ra Thông Ðiệp “Redemptoris Mater” về Ðức Nữ Ðồng Trinh Maria, Mẹ Ðấng Cứu Chuộc vào ngày 25/3. Hội Ðồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Binh đưa ra văn kiện về các vấn đề đạo đức đến món nợ thế giới. Bộ Giáo Lý Ðức Tin ban hành chỉ thỉ đến các vấn đề sinh sản và lúc khởi đầu của sự sống.
Ðức Giáo Hoàng tiếp kiến Tổng Thống nước Áo Kurt Waldheim, đã làm nổi dậy các cuộc biểu tình của người Do Thái giáo, những cuộc tranh luận đó và những việc khác đã khiến các vị giáo sĩ hàng đầu tại Vatican phải mở ra những buổi họp với các nhà lãnh dạo Do Thái giáo để tìm ra những phương sách giải quyết. (Kurt Waldheim là một nhà chính trị và ngoại giao người Áo làm Tổng Thống nước Áo trong các nhiệm kỳ từ năm 1986-1992; ông được bầu làm Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc từ năm 1972- 1981, đã từng là đại sứ nước Áo tại Liên Hiệp Quốc từ năm 64-68 và từ năm 70-71. Ông được bầu làm Tổng Thống nước Áo, mặc dầu bị phát giác cho rằng ông đã từng là sĩ quan trong cục tình báo quân đội thời Thế Chiến thứ II có trách nhiệm vận chuyển những người Do Thái tới các trại để thủ tiêu.)
Ðức Giáo Hoàng chủ tọa Thượng Hội Ðồng Giám Mục thế giới bàn đến vai trò và trách nhiệm của người Giáo Dân trong Giáo Hội và trong thế giới.
1988: Ðức Giáo Hoàng ban hành Thông Ðiệp thứ 2 về Xã Hội “Sollicitudo rei Socialis” nói lên Quan Tâm của Giáo Hội về Vấn Ðề Xã Hội vào ngày 30/12/1987, đây là Thông Ðiệp thứ 6 trong triều Giáo Hoàng. Ðức Thánh Cha viết một tông thư cho phụ nữ, Ngài bênh vực đến bình quyền của phụ nữ nhưng tái khẳng định phụ nữ không thể nào được thụ phong linh mục. Ðức Giáo Hoàng hướng dẫn một cách đặc biệt tới những nỗ lực của Tòa Thánh Vatican nhằm hòa giải với Tổng Giám Mục Barcel Lefebvre, là một nhà bảo thủ bất đồng quan điểm với Giáo Hội, trước khi Tòa Thánh ra vạ tuyệt thông vào tháng 6 vì Tổng Giám Mục Lefebvre cố tình phong chức cho các giám mục mà không được sự chuẩn y của Tòa Thánh. Ðức Giáo Hoàng lập ra một ủy ban đặc biệt nhằm cổ võ đến việc hòa giải đối với tất cả những người phò theo TGM Lefebvre muốn trở về với giáo hội Công Giáo.
Ðức Giáo Hoàng ban hành pháp chế mới hoạch định lại cơ cấu cho Giáo Triều Roma. Trong 4 chuyến tông du hải ngoại đã đưa Ðức Thánh Cha viếng thăm mục vụ tới 11 quốc gia. Trong chuyến tông du tới Pháp từ ngày 8-11/10, Ðức Giáo Hoàng đã đến gặp gỡ Quốc Hội Âu Châu, Hội Ðồng Âu Châu, Ủy Ban Nhân Quyền Âu Châu và Tòa Án Âu Châu.
Ðức Giáo Hoàng phong Chân Phước cho 2 giáo sĩ Hoa Kỳ, Linh Mục Junipero Serra và Mẹ Katharine Drexel và phong Thánh cho Nữ Tu thừa sai người Pháp Rose Philippine Duchesne ( Ngài là tu sĩ Dòng Thánh Tâm, nữ tu đã lập Dòng Thánh Tâm đầu tiên tại tại St Charles, Missouri- Hoa Kỳ vào năm 1918, cũng như thành lập nhiều trường học và viện cô nhi tại Hoa Kỳ).
Vượt thắng những trở ngại ngoại giao qua những năm đầy sóng gíó, qua hơn một thập niên Ðức Giáo Hoàng bổ nhiệm vị Giám Mục đầu tiên cho nước Czechoslovakia.
Một đại lễ và niềm vui lớn lao chưa từng có đến với Giáo Hội Việt Nam, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong Thánh cho 117 vị Chân Phước Tử Ðạo Việt Nam vào ngày 19/6, nói lên chứng tích hào hùng của các chứng nhân đức tin tại quê hương Việt Nam. Trong 117 vị Thánh Tử Ðạo gồm có 96 vị người Việt, 11 vị người Tây Ban Nha, 10 vị người Pháp, tất cả gồm có 8 Ðức Giám Mục, 50 Linh Mục, 1 chủng sinh, 58 Giáo Dân. Ngày phong Thánh 19/6 là ngày hội vui mừng đến với người Công Giáo, nhưng chính quyền cộng sản VN tỏ ra khó chịu vì ngày 19/6 cũng là ngày Quân Lực của chế độ Việt Nam Cộng Hòa cũ, đây chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.
1989:Trong 4 chuyến tông du hải ngoại đã đưa Ðức Thánh Cha đến viếng thăm mục vụ tới 13 quốc gia. Phản ứng trước sự tuyên bố công khai của 163 nhà thần học Âu Châu lên án Ðức Giáo Hoàng và Giáo Triều Roma xâm phạm đến thẩm quyền của họ, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên bố rằng Giáo Hội không thể nhân nhượng đối với các thần học gia đi nghịch lại với giáo huấn Giáo Hội, họ tự tạo ra một hình thức mới cho một “sự lựa chọn quyền giáo huấn tương đương”.
Hội Ðồng Tòa Thánh Công Lý và Hoà Bình ban hành văn kiện đầu tiên của Tòa Thánh tới vấn đề chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc.
Cuộc bầu cử tự do tại Ba Lan đã bầu lên chính quyền không cộng sản đầu tiên tại quốc gia này, chế độ cộng sản tại Ba Lan hoàn toàn sụp đổ. Nền dân chủ hóa bắt đầu bành trướng và lan rộng toàn cõi Âu Châu nhất là tại các nước cộng sản. Các nhà bình luận chính trị tin rằng tiếng nói của Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã gây ảnh hưởng sâu rộng và mạnh mẽ cho những đổi thay này. Chủ tịch nước cộng sản Nga Mikhail Gorbachev, người sẵn sàng mở cửa và đón nhận cho những cải tổ chính sách đã cho phép và tiến hành những thay đổi, ông đã đến triều yết Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại Roma. Một con người mang đặc giòng máu cộng sản từ lúc sinh thời, chủ tịch Gorbachev đã công khai tuyên bố và thừa nhận sự cưỡng bách tôn giáo của cộng sản là một lỗi lầm lớn.
Ðức Gioan Phaolô II tiếp kiến Ðức Tổng Giám Mục Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận cùng thân sinh tại Tòa Thánh Vatican, trước khi Ðức Tổng trở về lại Tòa Giám Mục tại Hà Nội. (Ngày lễ Ðức Mẹ Dâng Mình vào đền thánh 21/11/1988, Ðức Tổng Giám Mục Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận được chính quyền cộng sản thả ra nhưng phải sống tại Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội và không được cử hành các thứa tác vụ. Vào tháng 3/1989, Ðức Tổng Giám Mục Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận được phép lên đường đi Sydney- Australia để viếng thăm thân sinh nhưng buộc phải trở về lại Hà Nội. Trong chuyến đi ra hải ngoại lần này, Ðức Tổng đã cùng với thân sinh lên đường đi Roma).
(còn tiếp)