PHÓ TẾ VĨNH VIỄN PHỤC VỤ CỘNG ĐOÀN

Cao điểm trong ngày thứ Năm Tuần Thánh khi lập Phép Thánh Thể và chức Linh Mục là Rửa Chân. Chúa Giêsu nói : Vậy, nếu Thày, là Chúa mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau (Ga 13, 13). Căn tính, ơn gọi của Phó Tế Vĩnh Viễn chính là phục vụ.

Ý NGHĨA PHỤC VỤ

Phục vụ là sử dụng khả năng, sức lực, tài khéo của mình làm cho công ích hay giúp người khác thông qua những việc thiết thực. Nhớ đó, con người và cuộc sống được thăng tiến mọi mặt. Hay nói thực tế : phục vụ là giúp đỡ, làm đầy tớ, đồng hành chăm lo cho người khác và quan tâm đến những nhu cầu của họ. Thí dụ : Trong gia đình, ông bà, cha mẹ phục vụ con cháu, hay ngược lại,anh chị em phụng dưỡng lại ông bà, cha mẹ.…Trong cộng đoàn cũng thế.

PHUC VỤ và CHỨC PHÓ TẾ

Phó Tế được định nghĩa theo tiếng Hy Lạp (Diakonos) là người phục vụ :

- Phó Tế là người được giám mục đặt tay trao ban tác vụ thánh để cộng tác với giám mục, linh mục trong việc phục vụ dân Chúa (x. LG 29)
- Thừa tác vụ Phó Tế bắt nguồn từ việc Nhóm Mười Hai tuyển chọn ‘bảy người được tiếng tốt, đầy Thần Khí và không ngoan’, để đặt tay cầu nguyện và giao cho họ phục vụ việc ăn uống của các tín hữu, đặc biệt các ‘các bà góa Do Thái theo văn hóa Hy Lạp’. Việc làm của họ giúp các Tông Đồ có thời gian để chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Thiên Chúa. (x. Cv 6, 2-6)
(Tự Điển CG, UB GL Đức Tin thuộc HĐGM VN, 2016). (Web side, Lm Giuse Trương Đình Hiền, 3.7.2020)

Danh từ ‘phục vụ’, nhiếu lần, trong nghi thức Phong Chức Phó Tế Vĩnh Viễn, chủ tế dâng lời nguyện :

- Lời nguyện nhập lễ: ‘Lạy Chúa, Chúa đã dạy các thừa tác viên của Hội Thánh Chúa đừng muốn phục vụ nhưng phải phục vụ anh em. Chúng con nài xin Chúa cho các tôi tớ Chúa đây, mà hôm nay được Chúa thương chọn lên chức Phó Tế Vĩnh Viễn, biết khôn ngoan trong hành động, kiên trì trong cầu nguyện và hiền lành trong phục vụ.

- Xin cộng đoàn cầu nguyện: Anh Chị em thân mến, chúng ta hãy khẩn khoản nài xin Thiên Chúa, là Chúa chúng ta, đoái thương đổ tràn ơn phúc lành trên các tôi tớ Chúa đây, là những người mong ước dâng mình phục vụ Hội Thánh.

- Ngỏ lời với các tiến chức Phó Tế Vĩnh Viễn : Các con thân mến, các con sắp lên chức Phó Tế. Chúa đã nêu gương để các con làm theo như Người làm. Vậy, Phó Tế là những thừa tác viên của Chúa Kitô. Đấng ở giữa các môn đệ, như người phục vụ. Các con hết lòng theo thánh ý Thiên Chúa trong lòng mến. Các con hân hoan phục vụ Chúa thế nào thì hãy phục vụ người ta thế ấy.

Trước khi truyền chức, lời trả lời với vị chủ phong của các phu nhân ứng viên lãnh chức :
Bà có bằng lòng cho tôi truyền chức PTVV cho chồng bà không? Thưa, con chấp nhận
Trao quyền chia xẻ Tin Mừng (giảng) trong thánh lễ và dạy Giáo lý
Thày hãy nhận cuốn sách Phúc Âm này của Chúa Kitô,
mà Thày có trách nhiệm rao gỉang
Tin tưởng vững vàng vào lời thày đọc
Hướng dẫn chu toàn những gì thày tin
Và sống đích thực như lời thày dạy.

- Kinh truyền chức Phó Tế Vĩnh Viễn
Lạy Cha là Thiên Chúa toàn năng,
xin nhận lời chúng con. Cha là Đấng ban phát các ơn,
phân phối các phẩm hàm và xếp đặt các chức vụ.
Cha không hề thay đổi mà vẫn canh tân vạn vật.
Từ muôn thưở Cha đã quan phòng xếp đặt mọi sự
Cha đã nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Cha Chúa chúng con,
là lời, là sức mạnh và khôn ngoan của Cha
mà ban phát những điều thích hợp đúng thời đúng lúc.
Thân thể Người là Hội Thánh của Cha được phân biệt bởi nhiều ơn thiêng
và liên kết bởi nhiều chi thể, hiệp nhất cách kỳ diệu nhờ Chúa Thánh Thần.
Cha ban Thân Thể ấy tăng trưởng và triển nở thành Đền Thờ mới mẻ rộng rãi.
Bằng các nhiệm vụ thánh, Cha thiết lập ba cấp bậc thừa tác viên phục vụ Danh Cha,
nhưng Cha đã chọn con cháu Levi từ thuở ban đầu,
để chu toàn thừa tác vụ nơi bàn thánh cũ.
Cũng thế, thời Hội Thánh sơ khai, các Tông Đồ của Con Cha,
được Chúa Thánh Thần tác động, đã chọn bảy người có tiếng tốt giúp đỡ các
ngài trong thừa tác vụ thường ngày,
để các ngài có thể chuyên tâm cầu nguyện
và rao giảng Lời Chúa.
Các ngài đã cầu nguyện
và đặt tay trên đầu những người được chọn ấy,
rồi giao phó cho họ thừa tác vụ bàn ăn.

Lạy Cha, chúng con nài xin Cha
đóai thương cùng nhìn đến các tôi tớ Cha đây
mà chúng con khiêm tốn phong lên chức vụ Phó Tế,
để họ sẽ phục vụ bàn thánh Cha.

LẠY CHA, CHÚNG CON XIN CHA
SAI CHÚA THÁNH THẦN XUỐNG TRÊN CÁC THÀY,
ĐỂ NHỜ NGƯỜI, CÁC THÀY ĐƯỢC BẢY ƠN CHA THÊM SỨC,
SỄ TRUNG THÀNH CHU TOÀN CHỨC VỤ.

Xin cho các Thày được dồi dào các nhân đức Phúc âm:
chân thành yêu thương, lo cho người bệnh và người nghèo,
khiêm tốn thi hành quyền bính, sống đời trong sạch,
tuân giữa kỷ luật đời sống thiêng liêng.
Xin Cha cho nếp sống các Thày chiếu giãi luật Cha để nhờ làm gương về cách ăn nết ở các Thày được dân thánh noi theo.
Và khi nêu bằng chứng lương tâm toát lạnh, các Thày được kiên trì
và vững mạnh trong Đức Kitô, cũng như ở trần gian, noi gương Con Cha là
Đấng không đến được phục vụ nhưng để phục vụ,
các Thày đáng được cùng Người thống trị trên trời.

Người là Đấng hàng sống và hiển trị cùng Cha,
lạy Cha, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần
đến muôn thuở muôn đời. Amen.

Kinh Phụng vụ Thánh Thể:

Vì vậy, lạy Cha, xin khoan hồng chấp nhận lễ vật của chúng con là tôi tớ Cha, và toàn thể gia đình Cha, chúng tôi dâng lên Cha lễ vật này, để có ý cầu cho các tôi Cha đã đoái thương cất nhắc lên chức Phó Tế. Xin khoan dung gìn giữ hồng ân Cha trong các Tân Chức, để những gì các Tân Chức nhận lãnh bởi ơn Cha, sẽ làm cho sinh hoa kết quả siêu nhiên.
(Nghi thức phong chức Phó Tế và Linh Mục. UBGM về Phụng Vụ.
Sai Gòn. 1974. tr 30-64)

Tuyên hứa lại vào lễ Truyền Dầu, thứ Tư tuần Thánh, hàng năm hàng giáo sỹ địa phận đọc lời hứa lại, trong đó có các PTVV :
Con…xin tuyên hứa lại là Phó Tế Vĩnh Viễn, phụ giúp Giám Mục, Linh mục để phục vụ dân Chúa. Dấn thân rao truyền đức tin. Tuân giữ đọc kinh phụng vụ. Thi hành bác ái. (Tờ hát, thức Tư Tuần Thánh, Notre Dame de Paris)

NHÂN ĐỨC CỦA NGƯỜI PHỤC VỤ

Muốn là người phục vụ gương mẫu và tốt cần phải: khiêm nhường, quảng đại, tế nhị, tận tâm, hy sinh quên mình. Như Chúa Giêsu trả lời cho bà mẹ ông Dêbêđê xin cho hai con ngồi bên ngài và nói với các Tông Đồ : ‘Thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân. Những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Ai muốn làm đầu trong anh em phải làm đầy tớ. Cũng như Con Người, đến không phải được phục vụ, mà phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người. (Mt 20, 24-28)


CHÚA GIÊSU CHẤP NHẬN PHỤC VỤ

Từ gia đình Nazareth đến trên Thập Giá, Chúa Giêsu luôn sống trong tinh thần phục vụ, xin trích dẫn 3 trưởng hợp:
- ‘Chúa Giêsu vốn là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân phận nô lệ, trở nên giống phàm nhân giống như người trần thế. (Pl 2, 6-8)
- Giữa người ngồi ăn và kẻ phục vụ, ai lớn hơn ai. Hẳn là người ngồi ăn. Thế mà Thày sống giữa anh em như người phục vụ. (Lc 22,27)
- Người còn hạ mình cho đến bằng lòng chịu chết trên thập tự (Pl 2, 8)

GƯƠNG PHỤC VỤ

Trong mùa dịch Covid-19 xin đơn cử 5 trường hợp: 1 linh mục, 1 thày Tiểu Đệ Charles de Foucauld, 1 nữ tu và 2 bác sỹ:

1.Ngày 7.8.2020, Cha Ricardo Antonio Cortez, 43 tuổi, giám đốc ĐCV Oscar Arnulfo Romero của Giáo Phận Zacatecoluca nước Salvador bị ám sát. ĐC giáo phận, Elias Samuel Balanos Evelar tuyên bố ‘đây là cái chết thương tâm’. ĐC khẳng khái lên án và kết tội vụ ám sát đê hèn mà cha gánh chịu. ĐGM mô tả Cha Ricardo là người niềm nở, tận tụy với đoàn chiên cũng như chăm lo giáo dục đào tạo chủng sinh và tín hữu được trao phó. ĐC còn cho hay : cái chết không đúng lúc và tàn bạo của ngài ‘không thể giải thích được’. ĐC nói: máu vô tội của linh mục vô tội tốt lành, một lần nữa thắm gội đất Salvador. Cũng vào dịp kỷ niệm 40 năm Thánh Oscar Arnulfo Romero tử đạo, Ông Cosmo Spessotto và 4 nữ tu bị bắn tại Bắc Mỹ. Một lần nữa giáo phận chúng ta lại chứng kiến đổ máu của mục tử tốt lành tận tụy với đoàn chiên tuôn trào. Đám tang của cha Cortez được cử hành tại nhà thờ Zacatecoluca vào lúc 10g, ngày 8.8.2020.
(Vietcatholic 8.8.2020)

2.Thày Tiểu Đệ Charles de Foucauld, Pierre Rollier Nguyễn văn Thạch (Bỉ 1933 - Việt Nam 2020), người Bỉ, tình nguyện ở lại VN lấy tên VN là Phêrô Nguyễn văn Thạch, qua đời 15.6.2020. Gia đình Anh có 9 người con, có 2 linh mục Dòng Tên, 1 nữ tu Dòng kín và 2 Tiểu Đệ. Chí hướng của Anh là: ‘Tôi muốn rao giảng Tin Mừng không bằng lời nói mà bằng cuộc sống’. Năm 1954, Anh vào nhà tập ở sa mạc El Abiodh, Sahara, Algérie và khấn tạm năm 1955. Năm 1957 Anh qua VN. Năm 1958-1961, Anh học Triết và Thần học ở Toulouse. Anh khấn trọn đời, 1961, ở Farlete, Tây Ban Nha. Năm 1963, Anh trở lại VN, làm việc ở Bến Tàu. Sau 1975, ở Tôn Thất Thuyết, xóm Chiếu, Sài Gòn, đạp xích lô rồi lái xe cần trục, chuyển đồ. Đi làm bằng xe đạp. Anh đã VN hoá, sau 58 năm ở VN. Anh tự cho mình là VN, nói và diễn tả trôi chảy Phúc Âm bằng tiếng Việt. Anh yêu người VN. Mọi người nhớ thương Anh khi dự đám táng. (viết theo Liễu Trương, GXVN, Paris: ‘VN nơi có tiếng gọi của Chúa’)

3. Ngày 19.6. 2020, ĐGH Phanxico đã nhìn nhận Nữ tu Maria Laura Mainetti, người Ý, 60 tuổi, Bề Trên Dòng MTG ở Chivenna, chuyên giúp thanh thiếu niên phạm pháp, bị sát hại là tử đạo vì đức tin Công Giáo. Năm 2008, ĐGH Bênêdictô XVI tán dương sơ đã cống hiến đời và hy sinh mạng sống cầu nguyện cho người sát hại mình.

Ngày 6.6.2020, ba thiếu nữ quen với sơ vì được sơ dạy giáo lý, đã dụ dỗ sơ vào công viên vắng vẻ. Họ thuyết phục sơ, 1 trong ba người cần tâm sự, vì bị hãm hiếp, có thai và phân vân định phá thai. Lúc đầu họ cho vụ giết người này là ‘vì một trò chơi’, nhưng sau đó họ thú nhận họ giết sơ để tế lễ cho ma qủi. Trong công viên, tối, ba cô bắt sơ Mainnetti qùi gối và la hét chửi bới sơ, 1 cô cầm viên gạch đập đầu sơ và rồi liên tục đập đầu sơ vào tường. Đoạn họ dùng dao thay phiên nhau đâm sơ liên tục 19 lần. Trong suốt sát tế đó sơ không ngừng cầu nguyện xin Chúa cho người sát hại mình. Ba cô nhìn nhận lúc đầu muốn giết cha xứ, nhưng khó thực hiện mới nhắm giết sơ Mainnetti. Ba cô mới mãn tù và được tự do. (Vietcatholic 21.6.2020)

4. Ngày 27.7.2020, bác sỹ Mohammed Mashally, 76 tuổi người Ai Cập đã qua đời, vì lao lực và rối loạn tuần hoàn. Ông tốt nghiệp 1967, chuyên bệnh dịch, nhi và nội khoa. Từ ngày ra trường, ông dành trọn đời làm việc tại trung tâm y tế nông thôn tại Tana. Có phòng mạch khám ở bắc Ai Cập. Ông không lấy tiền người nghèo hay ít đồng tượng trưng cho mỗi lần khám. Ông làm việc 15 giờ mỗi ngày. Ông được trao tặng danh hiệu ‘². Công việc của ông được nhiều cơ quan thán phục. Khi còn sống hay yếu sức bác sỹ vẫn tiếp tục làm việc. Nhiều phóng sự và TV, báo chí nói tới hoạt động bác ái của ông. Chính phủ trao tặng ông nhiều huy chương hay bằng danh dự.
Các giáo sư y khoa Ai Cập đã mô tả vị bác sỹ này như là tấm gương cho nhân loại. Bác sỹ đã hiến mình phục vụ bệnh nhân nghèo tới giây phút cuối đời. Trong đám táng rất đông dân chúng tiễn đưa. Các giáo trưởng Hồi Giáo công nhận Bs Mashally xứng đáng công chúng yêu thương và kính phục. (Vietcatholique, 29.6.2020)

5. Ngày 9.7.2020, mục sư Tin Lành Luis Alberto Galiego cùng làm việc và là bạn đã chụp được hình Bác sỹ gây mê Nestor Ramirez Arrieta ở Colombia, đang lần Chuỗi trong góc service sau ca nghỉ ngắn hạn khi làm việc. BS bị áp lực cần thiết của bệnh nhân nhiễm covid-19. Bs thường chọn giờ rảnh đọc Thánh Kinh hay lần Chuỗi để nhân viên bác sỹ nhân viên y tế có can đảm kiên tâm làm việc giúp bệnh nhân Bác sỹ. Bức hình bs Lần Chuỗi lan nhanh trên mạng xã hội. (Vietcatholique, 7.8.2020)

Kết luận bằng lời khuyên của Hai Thánh Tông Đồ:

-Thánh Phêrô : Anh em đã được Thiên Chúa tuyển chọn và mời gọi, thì hãy cố gắng hết mình, để làm các ơn đó nên vững mạnh. Có thế anh em không bao giờ vấp ngã, và nhờ đó con đường rộng mở để đón anh em vào Nước vĩnh cửu của Đức Giêsu Kitô là Chúa và là Đấng cứu độ chúng ta. (2Pr 1, 10-11)

- Thánh Phaolô: Anh hãy nhớ đến Đức Giêsu Kitô. Đấng đã sống lại từ cõi chết. Đấng xuất thân từ dòng dõi Đavít, như tôi vẫn nói trong Tin Mừng tôi loan báo. Đây là lời đáng tin cậy. Nếu ta cùng chết với Người, ta cùng sống với Người. Nếu ta kiên tâm chịu đựng, ta sẽ cũng hiển trị với Người. Nếu ta chối bỏ Người, Người sẽ chối bỏ ta. Nếu ta trung tín, Người vẫn một lòng trung tín. Vì Người không thể nào chối bỏ chính mình. (2Tm 2, 8, 11-13)