Ngày 20-04-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật 4 Phục Sinh 21/4 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
01:43 20/04/2024

BÀI ĐỌC 1  Cv 4, 8-12

Bài trích sách Công vụ Tông Đồ.

Bấy giờ, ông Phê-rô được đầy Thánh Thần, liền nói trước Thượng Hội Đồng rằng: “Thưa quý vị thủ lãnh trong dân và quý vị kỳ mục, hôm nay chúng tôi bị thẩm vấn về việc lành chúng tôi đã làm cho một người tàn tật, về cách thức người ấy đã được cứu chữa. Vậy xin tất cả quý vị và toàn dân Ít-ra-en biết cho rằng: chính nhờ danh Đức Giê-su Ki-tô, người Na-da-rét, Đấng mà quý vị đã đóng đinh vào thập giá, và Thiên Chúa đã làm cho trỗi dậy từ cõi chết, chính nhờ Đấng ấy mà người này được lành mạnh ra đứng trước mặt quý vị. Đấng ấy là tảng đá mà quý vị là thợ xây loại bỏ, chính tảng đá ấy lại trở nên đá tảng góc tường. Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ.”

Đó là Lời Chúa.

BÀI ĐỌC 2  1 Ga 3, 1-2

Bài trích thư thứ nhất của thánh Gio-an tông đồ.

Anh em thân mến, anh em hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào: Người yêu đến nỗi cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa - mà thực sự chúng ta là con Thiên Chúa.

Sở dĩ thế gian không nhận biết chúng ta, là vì thế gian đã không biết Người.

Anh em thân mến, hiện giờ chúng ta là con Thiên Chúa; nhưng chúng ta sẽ như thế nào, điều ấy chưa được bày tỏ.

Chúng ta biết rằng khi Đức Ki-tô xuất hiện, chúng ta sẽ nên giống như Người, vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy.

Đó là Lời Chúa.

TUNG HÔ TIN MỪNG  Ga 10, 14

Alleluia, Alleluia!
Chúa nói: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi.”

Alleluia

TIN MỪNG  Ga 10, 11-18

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan.

Khi ấy, Đức Giê-su nói với người Do-thái rằng: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên. Người làm thuê, vì không phải là mục tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn, vì anh ta là kẻ làm thuê, và không thiết gì đến chiên. Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi, như Chúa Cha biết tôi, và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.

“Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử. Sở dĩ Chúa Cha yêu mến tôi, là vì tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại. 18 Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy. Đó là mệnh lệnh của Cha tôi mà tôi đã nhận được.”

Đó là Lời Chúa.
 
Để phục vụ
Lm. Minh Anh
15:21 20/04/2024
ĐỂ PHỤC VỤ
“Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên”.

“Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ bằng việc bị đói; tuy nhiên, Ngài là Bánh Trường Sinh. Kết thúc sứ vụ bằng cơn khát; tuy nhiên, Ngài là Nước Hằng Sống. Bị bán ba mươi đồng bạc; tuy nhiên, Ngài cứu chuộc cả thế gian. Và đã chết như một con chiên; tuy nhiên, Ngài là Mục Tử Nhân Lành!” - Grêgôriô Nazian.

Kính thưa Anh Chị em,

Hôm nay, Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, ngày cầu cho ơn gọi. Hạn từ “ơn gọi” thường bị giới hạn trong chức linh mục và đời sống tu trì. Vậy mà, như chính Chúa Giêsu, mọi thành viên trong Giáo Hội đều đã nhận một “ơn gọi”, ơn gọi đó là ‘để phục vụ’ tha nhân.

Chúa Giêsu là mẫu mực hoàn hảo của mọi ơn gọi, Ngài đến không để được phục vụ nhưng để phục vụ và hiến mạng sống mình. Ngài nói, “Tôi là mục tử nhân lành!”. Tất cả những gì Ngài nhận được từ Chúa Cha, Ngài đều cho người khác. Đây cũng là trọng tâm ơn gọi phục vụ của chúng ta. Những gì chúng ta có, những gì chúng ta là đều đến từ Thiên Chúa, và chúng ta được kêu gọi dùng tất cả chúng ‘để phục vụ’ anh chị em mình.

Ai cũng có thể phục vụ bằng những cử chỉ tưởng chừng như nhỏ bé - nhưng thực ra lại rất vĩ đại - nếu chúng được làm bởi một tình yêu chân thành. Những cách chúng ta sống ơn gọi này thường rất khiêm tốn và ẩn giấu; những gì dường như không đáng kể - một đôi tai biết lắng nghe, một lời khích lệ, một cử chỉ nhỏ nào đó - điều mà Tin Mừng có lúc gọi là “chén nước lã”. Bạn không cần phải nghĩ đến một công việc to tát hoặc một nhiệm vụ hấp dẫn nào đó; nhưng hãy làm những gì xem ra tầm thường với một trái tim phi thường!

Phần lớn cuộc đời được diễn ra trên các sân khấu nhỏ! Chính trong không gian đó, ơn gọi phục vụ của chúng ta được thực hiện. Cách bạn và tôi sống ơn gọi phục vụ trong không gian đó sẽ không gây chú ý và có thể không bao giờ được biết đến; tuy nhiên, khi các mối quan hệ được gợi hứng bởi một trái tim yêu thương thì một thế giới mới sẽ được tạo ra.

Hãy chiêm ngắm những tố chất nơi Mục Tử Nhân Lành Giêsu! Ngài yêu thương, biết từng con chiên và cuối cùng, hy sinh mạng sống cho chiên. Ngài yêu thương chúng ta với những sở trường lẫn sở đoản của mỗi người; Ngài biết từng con hẽm tối, từng lối mòn của chiên. Vì thế, Ngài không ngần ngại cất công tìm kiếm. Cuộc đời của Ngài là một cuộc đời quan tâm và hy sinh. Ngài đến, để yêu thương, ‘để phục vụ’, quên mình và chết cho chiên.

Ngài tiếp tục phục vụ, trao ban chính Ngài. Chúng ta hãy tham dự Thánh Lễ với tấm lòng rộng mở, đón nhận sự phục vụ của Ngài, “Hãy cầm lấy mà ăn!”. Khi nhận lấy chính Ngài, chúng ta để mình được Ngài phục vụ; nhờ đó, có thể sống ơn gọi phục vụ của mình. Chúng ta sẽ phục vụ Ngài nơi người khác như Ngài đã phục vụ chúng ta qua người khác.

Anh Chị em,

“Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên”. Đó phải là mẫu mực và là tiếng gọi bền bỉ trong suốt cuộc đời mà chúng ta không ngừng khám phá những cách thức mới mẻ để đáp trả. Hãy luôn có cho mình một bước đi mới, bất kể chúng ta đang ở đâu trên hành trình cuộc đời. Là con cái Thiên Chúa, chúng ta được mời gọi tiếp tục phát triển bản thân theo hình ảnh Ngài, và như thế, chúng ta đang nên thánh!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, đừng để con như đứa chăn thuê chăm chút vun quén cho bản thân, cho con dám sống, dám chết cho linh hồn của những ai Chúa trao cho con!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Ba hình ảnh của mục tử tốt lành
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
17:24 20/04/2024
Ba hình ảnh của mục tử tốt lành (CN 4B Phục Sinh)

Tôi cố quan sát nhiều nơi và suy nghĩ nhiều lần để tìm xem có hình ảnh nào ở Việt Nam tương đương được với hình ảnh người chăn chiên và con chiên không. Con chiên, con cừu thì ở nước ta một vài nơi cũng có nuôi, như vùng Phan Rang khô cháy. Ở đó có những con chiên trụi lông hoặc lông dính túm, chỉ đáng gọi là con chiên ghẻ ! Còn hình ảnh con bò thì sao? Thiên Chúa là kẻ chăn bò, ta là con bò. Không tương đương nổi ! Chăn trâu càng không giống với chăn chiên. Lùa vịt : càng khó so sánh. Chăn heo lại cực khó nghe. Vì không tìm được một hình ảnh tương đương nào để ta dễ hiểu, nên ta cứ phải lấy chính hình ảnh đàn chiên, người chăn, tìm hiểu, nghe giải thích để ta phần nào nắm bắt được tại sao Chúa lại ví mình như mục tử chăn chiên.

Người chăn chiên tốt lành thì thế nào? Xin đưa ra 3 hình ảnh:

1) Đi trước đàn chiên. Dùng theo từ của quân đội thì gọi là trinh sát. Trinh sát là phải đi trước để dẫn đường để thăm dò. Người mục tử tốt lành cũng đi trước trông ngóng, nhìn xa, xem nơi nào có suối nước, nơi nào có đồng cỏ thì dẫn chiên đi. Thánh vịnh 22 diễn thật hay : Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi. Trong đồng cỏ xanh rì, Người cho tôi nằm nghỉ.

Các khách hành hương đến thăm thánh địa thường được hướng dẫn viên chỉ cho xem hình ảnh chăn chiên ta vừa kể : người chăn đi trước, các con chiên ngoan ngoãn theo sau. Khách hành hương nghe và thấy thì trầm trồ khen ngợi. Nhưng cũng lúc khách hành hương thấy có đàn chiên, mà người chăn đi sau, chiên đi trước, chạy tán loạn. Khách hỏi người hướng dẫn, thì được trả lời, đó không phải là mục tử, mà là sát tử, không phải người chăn chiên mà là kẻ lùa chiên đến lò sát sinh !

Đức Giáo Hoàng Phanxicô thì nói đến 3 vị thế của kẻ chăn chiên: lúc đi trước để dẫn đường như ta vừa phân tích; lúc đi giữa để “ở với con chiên;” lúc đi cuối để giúp đỡ những con yếu ớt bị bỏ lọt lại sau. Nhưng đi trước đàn chiên vẫn là hình ảnh nổi bật.

2) Thí mạng vì đàn chiên: tức sẵn sàng chết để đàn chiên sống. Khi sói đến tấn công, kẻ làm công thì trốn chạy, còn chủ chiên thì chiến đấu, dẫu hiểm nguy tính mạng vẫn chống cự để giữ chiên. Hình ảnh này ta khó hiểu vì ta không thấy được có người chủ chăn nào lại liều chết để cứu đàn vật. Bởi đi chăn bò, chăn trâu thì thường là kẻ làm công. Chẳng ai liều chết cả. Còn nếu là chủ – nếu thôi, thì cọp tới, chủ cũng lo chạy trước. Vì thế khi Chúa Giêsu nói người chăn chiên tốt thí mạng vì đàn chiên, ta không hiểu nổi.

Nhưng điều này ta hiểu được : người mẹ sẵn sàng chết thay cho con.

-Chuyện có thật xảy ra tại Achentina: bé Angela bị ung thư bao tử, bệnh hiếm gặp nơi trẻ em, vậy mà bé bị. Sau mấy lần giải phẫu chữa trị, bác sĩ Joan Cortez, đành bó tay và báo tin buồn cho mẹ đứa bé: bé đang chết. Mẹ em bé gần như hoá điên trước tin này. bà không cho ai đụng vào thi thể em bé và bà quì cầu nguyện lâu giờ bên giường em bé. Bác sĩ Cortez nghe được lời cầu của bà như sau : Bà xin Chúa để bà chết thay cho con. Bác sĩ cảm động mời mọi người ra ngoài, chỉ để một mình bà mẹ với em bé. Một lát sau khi trở lại, bác sĩ Cortez không tin vào mắt mình nữa. Bé Angel đứng bên giường vẻ khoẻ manh. Còn bà mẹ gục đầu trên giường giọng thều thào: “Chúa đã nhận lời tôi”. Bác sĩ cho làm một số xét nghiệm thì quả thật căn bệnh của đứa bé đã chuyển qua bà mẹ. Bà bị ung thư bao tử. Khi thân nhân xúm lại hứa chăm sóc Angel, Bà mẹ ít giờ sau tắt thở.

-Cũng có nhiều bà mẹ khi mang thai mắc bệnh hiểm nghèo, nhưng không uống thuốc vì thuốc trị bệnh hiểm nghèo thường là có tính độc cao, gây hại cho bào thai. Vì thế bà mẹ chấp nhận cho cơn bệnh hành hạ mình cho tới khi sinh được đứa bé con vuông thì mẹ đã không tròn, mẹ chết cho con sống. Chúa chiên chết cho con chiên được sống.

-Ngày 24/4/1994 Đức Thánh Cha đã tôn phong chân phước cho hai bà mẹ gia đình mà một trong hai đó là bà Gianna Beretta Molla, người đã chấp nhận cái chết khi sinh con để con được sống. Trong lá thư bà viết để lại, có những dòng cảm động này: “Thân ái gửi con… Khi con đọc được những dòng chữ này thì mẹ không còn thở chung với con một bầu khí nữa…”. Bà bị ung thư khi mang thai, và từ chối hoá trị, xạ trị, để bào thai lớn lên an toàn, còn bà lìa đời, khi con vừa chào đời bình an.

Trong bài giảng thánh lễ phong chân phước, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nhận định rằng: “Việc làm mẹ có thể trở thành nguồn vui nhưng thường cũng là nguồn đau khổ. Trong trường hợp đó, tình yêu trở nên thật cần thiết ở một mức độ anh hùng trong con tim của bà mẹ.” ĐTC nói tiếp: “Ngày hôm nay chúng tôi muốn tôn kính không những hai bà mẹ phi thường này mà cả bao nhiêu bà mẹ khác nữa, không quản ngại hy sinh để giáo dục và hướng dẫn con cái (như mục tử chăm sóc đàn chiên).” Năm 2003 bà Gianna Beretta Molla được phong thánh.

3) Đi tìm con chiên lạc.

Một ngày kia chú chiên con tìm được một lỗ trống nơi hàng dậu. Chú bèn trốn đi bằng lối ấy. Chú thích thú rong chơi, dần dần đi sâu vào rừng và không tìm được lối về. Bấy giờ chú chiên con thấy mình bị sói rình rập, chú chạy nhưng càng chạy thì sói càng rượt theo và đã đến kề bên phút giây kinh hoàng đó, thì người chăn chiên đến kịp thời, đuổi lão sói và âu yếm ẵm chú chiên con trở về.

Chúng ta nghe câu kết : “mặc dầu người ta nhiều lần khuyên bảo, nhưng người chủ chiên (mục tử) đã không muốn rào kín lỗ trống nơi hàng dậu ấy !”

Câu chuyện này không chỉ nói về chiên. Bởi nếu là chiên thật, thì ta đã rào kín. Nhưng chuyện này nhân con chiên mà nói về người (nhân cách hoá). Con người có đạo ở trong Giáo Hội như ở trong chuồng chiên. Ở hay đi ta được tự do. Không ai xích ta lại được, không ai bịt được lối chui. Như vậy thì kẻ ở lại mới có công. Nhưng kẻ ra đi, thì chủ chăn tốt lành vẫn tìm cách đưa về. Còn chủ chăn tầm thường thì nói gọn lỏn : “Bây muốn đi đâu thì kệ bây !”

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa ví mình như mục tử chăn chiên, đi tìm chiên lạc không phải chỉ những con chiên từ chuồng, từ đàn tách ra mà cả những con chiên chưa có bầy có chuồng, ngài cũng dẫn đưa về, để cuối cùng chỉ có một đàn chiên và một chủ chiên.

Đi trước đàn chiên, thí mạng vì đàn chiên, và đi tìm chiên lạc.

Chi mới liệt kê 3 công việc đó của người mục tử tốt lành đã thấy người mục tử phải vững mạnh hy sinh như thế nào. Con người, nào sức ai làm nổi nếu không có Chúa. Xin anh chị em cầu nguyện thêm để những mục tử của anh chị em phần nào giống được gương mẫu mục tử tốt lành Giêsu. Amen.

Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:39 20/04/2024

23. Người không có ân sủng thì không thể hành thiện, giống như mắt không sáng thì không thể nhìn thấy.

(Thánh Augustine)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


------------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:43 20/04/2024
35. CÂU ĐÁP HAY CỦA KHỔNG TỬ

Có hai thầy đồ gàn tôn thờ học thuyết của Nho gia, chỉ cần hai người gặp nhau thì như cãi nhau khoe mình là người nho học thật và nói người kia là nho học giả, hai người không ngớt tranh luận, nên cùng nhau đi thỉnh giáo Khổng tử.

Khổng tử đi xuống bậc thềm, cúi chào hai người và nói:

- “Tôi biết chủ trương nội dung của Nho học rất rộng rãi, luận điểm cụ thể việc gì phải tương đồng toàn bộ chứ? Hai vị đều là những nhà Nho học thật, đều là những người xưa nay tôi kính trọng ngưỡng mộ, lẽ nào vẫn còn cái gì đó là giả sao?”

Hai người rất phấn khởi và cáo từ.

Các đệ tử hỏi:

- “Tại sao thầy lại tâng bốc họ chứ?”

Khổng tử đáp:

- “Loại người ấy chỉ cần tâng bốc để họ đi khỏi là được rồi, không nên cùng họ trò chuyện.”

(Tiếu lâm)

Suy tư 35:

Đạo của Khổng tử coi nặng về lễ nghĩa, nhưng có những lúc Khổng tử cũng thiên vị người giàu sang và người hèn, người trí và người ngu.

Có nhiều cách để giáo huấn người ngu cũng như có nhiều cách để khuyến khích người tài giỏi, đó là cái tài của người thầy khôn ngoan. Đức Chúa Giê-su đã làm như thế với người tội lỗi và người thanh niên tốt lành muốn theo làm môn đồ của Ngài.

Đạo của Đức Chúa Giê-su chắc chắn không giống đạo Khổng hay bất cứ đạo nào khác, bởi vì đạo của Ngài làm cho con người ta khi sống ở đời này nhận biết nhau là anh em chị em của nhau trong Ngài, và đời sau cùng hưởng hạnh phúc trên trời với Thiên Chúa. Cho nên khi đưa ra cho nhau lời khuyên bào thì không đánh lừa nhau để khỏi “bị làm rầy”, nhưng thành tâm yêu mến và hy vọng người anh em chị em tốt hơn...

Đừng lấy lòng bịp bợm đối với người vô học, nghèo khó, nhưng hãy lấy lòng thành thật để đối đãi với tất cả mọi người không phân biệt một ai. Đó chính là bổn phận và là sứ mạng truyền giáo của người Ki-tô hữu trong mọi thời đại vậy...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Ngày 22/04: Tôi là cửa cho chiên ra vào – Lm. Vinh-sơn Nguyễn Văn Định, CS
Giáo Hội Năm Châu
23:30 20/04/2024

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

Khi ấy, Đức Giê-su nói với người Do-thái rằng: “Thật, tôi bảo thật các ông: Ai không đi qua cửa mà vào ràn chiên, nhưng trèo qua lối khác mà vào, người ấy là kẻ trộm, kẻ cướp. Còn ai đi qua cửa mà vào, người ấy là mục tử. Người giữ cửa mở cho anh ta vào, và chiên nghe tiếng của anh; anh gọi tên từng con, rồi dẫn chúng ra. Khi đã cho chiên ra hết, anh ta đi trước và chiên đi theo sau, vì chúng nhận biết tiếng của anh. Chúng sẽ không theo người lạ, nhưng sẽ chạy trốn, vì chúng không nhận biết tiếng người lạ.” Đức Giê-su kể cho họ nghe dụ ngôn đó. Nhưng họ không hiểu những điều Người nói với họ.

Vậy, Đức Giê-su lại nói: “Thật, tôi bảo thật các ông: Tôi là cửa cho chiên ra vào. Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp; nhưng chiên đã không nghe họ. Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ. Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá huỷ. Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống, và sống dồi dào.”

Đó là lời Chúa
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chủ trương thay đổi từ từ và nạn phá thai
Vũ Văn An
14:29 20/04/2024
Stephen P. White (*), trên trang mạng The Catholic Thing, ngày 18 tháng 4, 2024, viết rằng đối với phần lớn hai thế hệ, phong trào ủng hộ sự sống ở Hoa Kỳ đã được thúc đẩy bởi cam kết chung nhằm lật ngược vụ Roe kiện Wade. Nhờ phán quyết Dobbs năm 2022, Roe hiện đã ra biến mất và chính sách phá thai ở Hoa Kỳ đã được đưa trở lại tiến trình dân chủ.

Nếu Dobbs đại diện cho một chiến thắng pháp lý mang tính thế hệ cho phong trào ủng hộ sự sống, thì hai năm sau đó cũng đã bộc lộ một số trở ngại chính trị và văn hóa to lớn mà phong trào ủng hộ sự sống đang phải đối diện. Chỉ vài tháng sau Dobbs, một sửa đổi ủng hộ sự sống trong hiến pháp tiểu bang đã bị đánh bại ở Kansas, gây ra một chuỗi thất bại tương tự đối với các sửa đổi và dự luật bỏ phiếu khác nhau ở California, Michigan, Vermont, Ohio, Kentucky và Montana.

Chẳng hạn, sự mất mát có thể đoán trước được ở California là một chuyện. Một chuỗi thua lỗ ở các tiểu bang có phần lớn đảng Cộng hòa lại là một điều hoàn toàn khác. Không có gì đáng ngạc nhiên khi những xu hướng này đã khiến nhiều chính trị gia phải dè chừng. Nếu cam kết nguyên tắc bảo vệ sự sống (hoặc ít nhất là lật đổ Roe) từng được coi là lập trường chiến thắng của nhiều đảng viên Cộng hòa, thì một số chính trị gia đó (có vẻ như bao gồm cả Donald Trump, người đã nói rằng ông sẽ không ký lệnh cấm phá thai liên bang nếu được bầu) gần đây đã nhận ra rằng việc hạn chế phá thai thông qua tiến trình dân chủ là một của nợ chính trị.

Tất cả những điều này sẽ diễn ra như thế nào trong những tháng từ nay đến cuộc bầu cử vào tháng 11 vẫn còn phải xem. Ít nhất ba tiểu bang nữa có các sáng kiến liên quan đến phá thai trong cuộc bầu cử vào tháng 11. Hiện nay, hoạt động ủng hộ sự sống dường như đang đi theo hướng chính trị. Điều có vẻ rõ ràng là, để khôi phục lại chỗ đứng của mình trong môi trường hậu Dobbs, phong trào ủng hộ sự sống đã phải nỗ lực hết mình.

Tất nhiên, người Công Giáo có rất nhiều đóng góp cho công việc đó. Một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt sẽ là những câu hỏi không thể tránh khỏi (và chắc chắn là lộn xộn) về cách cân bằng giữa cam kết rõ ràng nhằm bảo vệ sự sống của mỗi con người vô tội - mà về nguyên tắc không thể có ngoại lệ - với nhu cầu thực tế phải thực hiện thông qua một quy trình dân chủ, trong đó việc ban hành các biện pháp bảo vệ pháp lý tổng thể như vậy có thể là bất khả, ít nhất là trong tương lai gần.

Trong thông điệp Evangelium Vitae năm 1993, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói rõ ràng: thừa nhận “quyền phá thai” như một biểu thức của quyền tự do nhân bản là phủ nhận chính sự tự do nhân bản.

“Đòi quyền phá thai, giết trẻ sơ sinh và an tử, và thừa nhận quyền đó trong luật, có nghĩa là gán cho quyền tự do của con người một ý nghĩa sai trái và xấu xa: ý nghĩa của một quyền lực tuyệt đối đối với người khác và chống lại người khác. Đây là cái chết của tự do đích thực: ‘Quả thật, quả thật, tôi nói với các ông, ai phạm tội là nô lệ cho tội lỗi’ (Ga 8:34)”

Trong nhiều năm, tuyên bố này đủ để chứng minh tính bất hợp pháp của việc Công Giáo ủng hộ “quyền” phá thai như Roe và những người bảo vệ nó đã tưởng tượng. (Rõ ràng là nó không thuyết phục được tất cả người Công Giáo, và nhiều người chỉ đơn giản bác bỏ nguyên tắc bảo vệ sự sống của Giáo hội, nhưng đó là một vấn đề khác.)

Phúng dụ về thận trọng khôn ngoan của Titian, c. 1570 [Phòng trưng bày Quốc gia, Luân Đôn]. Một dòng chữ khó nhìn thấy có nội dung: EX PRAETERITO/PRAESENS PRUDENTER AGIT/NE FUTURA ACTIONẼ DETURPET (“Từ kinh nghiệm trong quá khứ, hành động thận trọng trong hiện tại, kẻo làm hỏng những hành động trong tương lai”)


Trong chừng mực Roe đã rút ngắn quá trình dân chủ – chuyển trách nhiệm về luật phá thai từ các cơ quan lập pháp được bầu sang các sắc lệnh tư pháp – những nỗ lực ngăn chặn việc cấp phép phá thai về mặt lập pháp, ở cấp tiểu bang hoặc liên bang, đã bị hạn chế nghiêm trọng dưới thời Roe.

Về mặt nguyên tắc, sự phản đối việc coi việc phá thai là một quyền vẫn là lựa chọn duy nhất của người Công Giáo, nhưng công việc soạn thảo và thông qua luật phá thai thực sự không thừa nhận sự rõ ràng dễ dàng như vậy. Và vì vậy, trong thời đại hậu Roe đầy phức tạp và đang thay đổi mà chúng ta đang gặp phải, điều đáng ghi nhớ là trong cùng một thông điệp trong đó Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã dứt khoát bác bỏ việc ủng hộ “quyền phá thai”, ngài cũng tán thành sự thận trọng khôn ngoan thuộc một loại phương thức thay đổi từ từ (incrementalism) nào đó để bảo vệ sự sống thông qua quá trình chính trị (luôn không hoàn hảo).

Thật đáng để trích dẫn dài dòng lời viết của ngài:

“Một vấn đề lương tâm cụ thể có thể nảy sinh trong trường hợp một cuộc bỏ phiếu lập pháp sẽ mang tính quyết định đối với việc thông qua một luật hạn chế hơn, nhằm hạn chế số lượng các vụ phá thai được phép, thay vì một luật dễ dãi hơn đã được thông qua hoặc sẵn sàng để biểu quyết. Những trường hợp như vậy không phải là hiếm. Sự kiện là trong khi ở một số nơi trên thế giới vẫn tiếp tục có các chiến dịch đưa ra các luật ủng hộ việc phá thai, thường được các tổ chức quốc tế có thế lực ủng hộ, thì ở các quốc gia khác - đặc biệt là những quốc gia đã phải gánh chịu những trái đắng của đạo luật dễ dãi đó - vẫn có dấu hiệu ngày càng tăng của sự suy nghĩ lại về vấn đề này. Trong trường hợp như vừa đề cập, khi không thể lật ngược hoặc bãi bỏ hoàn toàn luật ủng hộ phá thai, một viên chức dân cử, người nổi tiếng với sự phản đối cá nhân tuyệt đối đối với việc phá thai, có thể ủng hộ một cách hợp pháp các đề xuất nhằm hạn chế tác hại do luật đó gây ra và giảm bớt hậu quả tiêu cực của nó ở cấp độ dư luận chung và đạo đức công cộng. Trên thực tế, điều này không đại diện cho việc hợp tác bất hợp pháp với một luật bất công, mà là một nỗ lực hợp pháp và đúng đắn nhằm hạn chế những khía cạnh xấu xa của nó”.

Việc bảo vệ toàn diện trẻ chưa sinh vốn là mục tiêu của chúng ta. Một nguyên tắc căn bản – phẩm giá của mỗi sự sống con người – đòi hỏi không kém. Nhưng nhiệm vụ của chúng ta với tư cách công dân là nỗ lực mang lại những biện pháp bảo vệ khả thi nhất có thể cho những người dễ bị tổn thương. Điều này gần như chắc chắn có nghĩa là ủng hộ những chính trị gia không hoàn hảo, kết đồng minh với những người mà chúng ta bất đồng về một số vấn đề nhất định, thậm chí ủng hộ những đạo luật không bảo vệ được tất cả những người mà luật pháp của chúng ta phải bảo vệ một cách công bằng. Sẽ có sự bất đồng về việc sự thỏa hiệp nào là khôn ngoan nhất, sự đánh đổi nào là đáng giá và sự đánh đổi nào là không.

Nhưng điều đáng được nhắc nhở bây giờ là các nguyên tắc và sự khôn ngoan không đối nghịch nhau, và cách khôn ngoan nhất để áp dụng các nguyên tắc vào thực hành là không biến sự hoàn hảo thành kẻ thù của điều tốt. Giáo Hội, trong sự khôn ngoan của mình, khẳng định điều này. Với tất cả những thách thức mà chính nghĩa ủng hộ sự sống đang phải đối đầu trong môi trường chính trị hiện nay, thật đáng để ghi nhớ sự khôn ngoan này; nó sẽ phục vụ tốt cho chúng ta trong những tháng và năm tới.

_____________________________________________________________________________________________________________

(*) Stephen P. White là giám đốc điều hành Dự án Công Giáo tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và là nghiên cứu viên về Nghiên cứu Công Giáo tại Trung tâm Chính sách Công và Đạo đức.
 
Đức Thánh Cha tưởnói về Đức Piô VII, như một con người nối kết hiệp nhất trong thời khắc khó khăn
Thanh Quảng sdb
20:46 20/04/2024
Đức Thánh Cha tưởnói về Đức Piô VII, như một con người nối kết hiệp nhất trong thời khắc khó khăn

Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi những khách hành hương Ý từ các Giáo phận Cesena-Sarsina, Savona, Imola và Tivoli hãy tập chú đến di sản của Người Tôi Tớ Chúa là Đức Thánh Cha Piô VII, một chứng nhân dũng cảm của Tin Mừng trong những thời khắc chiến chinh và chia rẽ.

(Tin Vatican - Lisa Zengarini)

Hôm thứ Bảy, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ lòng tôn kính đối với niềm tin kiên vững và sự cống hiến cho Giáo hội của Tôi tớ Chúa Đức Thánh Cha Piô VII (1742-1823), người được bầu vào chức vụ Giáo hoàng năm 1800, một trong những năm hỗn loạn nhất của lịch sử Châu Âu và Giáo hội, được đánh dấu bằng cuộc Cách mạng Pháp và sự cai trị bá quyền của Hoàng đế Napoléon.

Là một tu sĩ dòng Biển Đức và một nhà thần học nổi tiếng, Đức Piô VII, tên thật là Barnaba Niccolò Maria Luigi Chiaramonti, được nhớ đến cùng với người tiền nhiệm là Đức Piô VI trước sự phản đối kiên quyết của ngài đối với những ý đồ của Napoléon nhằm chinh phục Giáo hội khiến ngài phải trả giá bằng việc bị bắt và bị tù vào năm 1809.

“Không debemus, không possumus, không volumus”

Gặp gỡ với một nhóm người hành hương từ các Giáo phận Cesena-Sarsina, Savona, Imola và Tivoli của Ý khi để tưởng niệm 200 năm ngày mất của Đức Pio VII, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại “sự cống hiến cho Thiên Chúa và Giáo hội” của Đức Piô VII không hề lay chuyển ngay cả vào thời điểm ngài qua đời hay bị bắt tù đầy, khi ngài từ chối một thỏa hiệp được đưa ra cho ngài với các ngôn từ: “Non debemus, non possumus, non volumus” (“Chúng ta không được, chúng ta không thể, chúng ta không muốn”).

Đi sâu vào cuộc sống của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mô tả cách ngài làm chứng cho ba giá trị then chốt, cũng rất cần thiết cho hành trình đức tin cá nhân và cộng đồng của chúng ta: hiệp thông, chứng tá và lòng thương xót.

Một người trung thành và bảo vệ sự hiệp nhất

Đức Piô VII, Đức Thánh Cha nói, là “người kiên trung ủng hộ và bảo vệ sự hiệp nhất” trong những thời điểm nhiễu nhương và chia rẽ khốc liệt: “Với sự bình thản và kiên trì bền bỉ trong việc bảo vệ sự hiệp nhất”, ngài đã có thể “biến đổi sự kiêu ngạo của những người muốn cô lập ngài, có cơ hội khởi động lại sứ điệp cống hiến và tình yêu dành cho Giáo hội, được dân Chúa đáp lại một cách nhiệt tình. Kết quả – Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý – là một cộng đồng nghèo hơn về mặt vật chất, nhưng về mặt đạo đức thì gắn bó mạnh mẽ và tin tưởng cậy trông hơn.”

Đức Thánh Cha nhận xét rằng tấm gương của ngài cũng khuyến khích chúng ta ngày nay trở thành những người xây dựng sự hiệp nhất trong Giáo hội, nghĩa là “thực hiện sự hiệp thông, khuyến khích hòa giải, thúc đẩy hòa bình, trung thành với sự thật trong đức ái!”

“Một điều giúp ích rất nhiều cho sự hiệp thông là biết cách trao đổi thân tình. Thay vì công kích, phê bình chỉ trích phá hủy sự hiệp thông... Khi anh chị em cảm thấy cần phải phê bình người khác, hãy suy xét cho kỹ và suy xét xem có thể làm được điều gì tuyệt vời hơn cho cộng đoàn vàcho sự đoàn kết.”

Một người loan báo Tin Mừng can đảm

Là một người hiền lành, Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục, Đức Piô VII là một “con người loan báo Tin Mừng can đảm”, bằng lời nói và cuộc sống của mình. Điều này được chứng thực bằng những nhận xét mà ngài chia sẻ với các Hồng Y vào đầu triều đại Giáo hoàng của mình, khi ngài nhấn mạnh sự cần thiết phải nêu gương “trong sự khiêm nhường, khiêm tốn, kiên nhẫn, bác ái và trong tâm tình mục tử” để bảo tồn” chiều kích đích thực của Giáo Hội.”

Ngài đã sống lý tưởng sứ vụ tiên tri Kitô giáo trong suốt cuộc đời mình “với phẩm giá”, trong những lúc thuận lợi cũng như khó khăn, cả trên bình diện cá nhân và giáo hội, “ngay cả khi điều này khiến ngài phải đụng độ với những thế lực của thời đại ngài”.

Nhà cải cách xã hội

Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại rằng, bất chấp những khó khăn mà ngài phải đối diện dưới thể chế cai trị của Hoàng đế Napoléon, Đức Piô VII đã đặc biệt chú ý đến những người túng thiếu và thực hiện những cải cách xã hội sâu rộng nhằm giải phóng nông dân nghèo, bãi bỏ các đặc quyền và những hành động tra tấn.

Ngài cũng thể hiện lòng thương xót tương tự đối với những kẻ bách hại mình: “Mặc dù ngài thẳng thắn tố cáo những lỗi lầm và lạm dụng của họ, nhưng ngài vẫn cố gắng giữ một khoảng cách đối thoại cởi mở và trên hết luôn đề cao sự tha thứ.”

Yêu sự thật và sẵn sàng đối thoại

Kết thúc bài diễn văn của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi những người hành hương hãy suy nghĩ tới những ý nghĩ về nhiều giá trị mà ký ức về Người Tôi Tớ Chúa này gợi lại cho tâm trí chúng ta: tình yêu chân lý, sự hiệp nhất, đối thoại, sự quan tâm đến những người nhỏ bé nhất, sự tha thứ, sự kiên trì tìm kiếm vì hòa bình: “Thật tốt cho chúng ta khi suy ngẫm về chúng, biến chúng thành của chúng ta và làm chứng cho tha nhân phong cách hiền lành và sẵn sàng hy sinh cho tha nhân và cộng đoàn Giáo hội”.
 
Nghiên cứu mới bày tỏ mối quan ngại sâu xa về định nghĩa chết não
Vũ Văn An
23:06 20/04/2024

Trên tạp chí mạng Crux, ngày 13 tháng 4 năm 2024, Charles Collins cho hay: Trong khi khái niệm chết não đã được các chuyên gia y tế chấp nhận rộng rãi từ cuối những năm 1960, vẫn còn đó những câu hỏi quan trọng về bản chất chính xác của nó.



Trung tâm Đạo đức Sinh học Công Giáo Quốc gia đã phát hành “Tính chính trực trong việc xác định cái chết não: Những thách thức gần đây và các bước tiếp theo” để lôi kéo sự chú ý vào các sự kiện gần đây có thể gây ra những lo ngại nghiêm trọng và kêu gọi các nhà lãnh đạo Công Giáo trong lĩnh vực y tế và sức khỏe mang lại sự nhất quán và rõ ràng về vấn đề này.

Có hai cách nhân viên y tế có thể tuyên bố ai đó đã chết. Trường hợp phổ biến nhất được gọi là “cái chết do tuần hoàn máu”, khi tim của một người ngừng đập và không thể hoạt động trở lại.

Phương pháp thứ hai là chết não. Điều này được tuyên bố khi một người bị chấn thương sọ não nghiêm trọng khiến mọi chức năng của não bị ngừng vĩnh viễn.

Tuy nhiên, những người bị “chết não” vẫn có thể thở được và có nhịp tim. Điều này làm cho họ trở thành những lựa chọn tốt hơn cho việc cấy ghép nội tạng, điều này khiến một số bác sĩ muốn sửa đổi mô tả về nguyên nhân gây chết não.

Trung tâm Đạo đức Sinh học Công Giáo Quốc gia cho biết việc cấy ghép nội tạng đã kéo dài sự sống của hàng nghìn người, nhưng lưu ý rằng Giáo hội dạy rằng các cơ quan quan trọng - bao gồm tim, phổi và gan - chỉ có thể được lấy sau khi bệnh nhân thực sự chết.

“Việc không giải quyết được sự mâu thuẫn quan trọng giữa các tiêu chuẩn lâm sàng, pháp lý và đạo đức đối với chết não đã bộc lộ sự suy thoái đang nổi lên trong sự đồng thuận của công chúng về cái chết và hiến tạng, mà nếu không được giải quyết, sẽ làm suy yếu sự tôn trọng đối với sự thánh thiêng của sự sống con người và sự hỗ trợ cho việc ghép tạng,” John Brehany, phó chủ tịch điều hành và giám đốc quan hệ thể chế tại Trung tâm Đạo đức Sinh học Công Giáo Quốc gia cho biết.

Ông nói: “Điều cần thiết là người Công Giáo trong lĩnh vực y học, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và học viện giúp mang lại sự rõ ràng và nhất quán vào thời điểm quan trọng này”.

Tài liệu mới của Trung tâm Đạo đức Sinh học Công Giáo Quốc gia lưu ý rằng đã có nhiều câu hỏi và căng thẳng xung quanh khái niệm và cách xác định cái chết não trong nhiều thập niên.

Tài liệu viết, “Trong bối cảnh các bài báo học thuật, một số người đã trắng trợn thừa nhận rằng những cá nhân được tuyên bố là đã chết theo tiêu chuẩn thần kinh không thực sự đã chết. Những người khác đã chỉ ra nhiều điểm mơ hồ vốn có trong các tiêu chuẩn chết não và sau đó kêu gọi các tiêu chuẩn mới cho phép lấy nội tạng quan trọng từ những bệnh nhân bị tổn thương não nặng nhưng không chết não”.

Trong một bài báo đăng trên Ấn Bản Buổi Sáng của tạp chí NPR, những người chỉ trích định nghĩa hiện nay về “chết não” đã chỉ ra những trường hợp hiếm hoi như Jahi McMath, một bé gái 13 tuổi được tuyên bố là chết não vào năm 2013, nhưng vẫn sống được nhiều năm sau khi bị gia đình từ chối rút hệ thống hỗ trợ sự sống. Cô tiếp tục lớn lên và thậm chí còn trải qua tuổi dậy thì trước khi chết.

Tiến sĩ D. Alan Shewmon, giáo sư hưu trí về nhi khoa và thần kinh tại Trường Y David Geffen thuộc Đại học California, Los Angeles, nói với Ấn Bản Buổi Sáng: “Tôi chưa bao giờ nghe nói về một xác chết trải qua tuổi dậy thì trước đây”.

“Rõ ràng cô ấy chưa chết. Tuy nhiên, cô được tuyên bố là đã chết. Tôi nghĩ đó là một bi kịch. Có bao nhiêu người khác có tiềm năng như vậy nhưng chúng tôi không bao giờ tìm ra?” Shewmon nói.

Joseph Meaney, Chủ tịch Trung tâm Đạo đức Sinh học Công Giáo Quốc gia cho biết nguồn gây tranh cãi chính là một số trường hợp các cá nhân bị chẩn đoán nhầm là chết não nhưng rõ ràng là vẫn còn sống.

Ông nói với Crux: “Điều này dẫn đến câu hỏi về mức độ chính xác của xét nghiệm lâm sàng về bệnh chết não và liệu có đủ các yếu tố thần kinh được xét nghiệm hay không”.

“Nguyên nhân chính gây lo ngại hiện nay ở Hoa Kỳ là trong khi luật pháp rõ ràng yêu cầu sự ngừng hoạt động không thể đảo ngược của tất cả các chức năng của não đối với một người được tuyên bố là đã chết dựa trên các tiêu chuẩn thần kinh, thì quy trình chính để chẩn đoán lâm sàng chết não rõ ràng là không đánh giá việc hoạt động của thần kinh nội tiết trong não của bệnh nhân,” Meaney nói.

“Nếu vùng dưới đồi [hypothalamus] trong não vẫn còn hoạt động thì cả về mặt pháp lý và đạo đức – từ góc độ Công Giáo – người đó không nên bị tuyên bố là chết não. Trung tâm Đạo đức Sinh học Công Giáo Quốc gia và nhiều tổ chức khác nhận thấy cần phải có xét nghiệm chẩn đoán toàn diện hơn để đưa ra sự chắc chắn về mặt đạo đức cần thiết về cái chết trước khi cho phép cấy ghép các cơ quan quan trọng,” ông nói thêm.

Tài liệu mới cho biết ngoài việc đảm bảo rằng cái chết của các ứng viên tiềm năng để hiến tạng được xác định một cách chặt chẽ và nhất quán, điều quan trọng là phải kiểm tra xem các tiêu chuẩn đạo đức và quy trình xét nghiệm được củng cố sẽ giao thoa như thế nào với các quy định của chính phủ, tiêu chuẩn lâm sàng và các khoản bồi hoàn tài chính đáng kể liên quan đến việc ghép tạng.

"Đây là điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên, chúng ta không thể bỏ qua hoặc né tránh những nhiệm vụ này”, tài liệu viết.

Meaney nói với Crux rằng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã có một bài phát biểu nổi tiếng vào tháng 8 năm 2000 rằng “việc chấm dứt hoàn toàn và không thể đảo ngược mọi hoạt động của não, nếu được áp dụng một cách nghiêm ngặt, dường như không gây xung đột với những yếu tố thiết yếu của một nền nhân học đúng đắn.”

“Do đó, một nhân viên y tế chịu trách nhiệm chuyên môn trong việc xác định cái chết có thể sử dụng các tiêu chuẩn này trong từng trường hợp riêng lẻ làm cơ sở để đạt được mức độ bảo đảm trong phán đoán đạo đức mà giáo huấn luân lý mô tả là ‘sự chắc chắn về mặt đạo đức’” Đức Gioan Phaolô nói thêm.

“Đức Bênêđíctô XVI củng cố tuyên bố của người tiền nhiệm, đặc biệt khi nói đến trách nhiệm nghiêm trọng phải chứng nhận rằng người đó đã chết trước khi hiến tạng quan trọng,” Meaney nói.
 
VietCatholic TV
Lần đầu tiên Kyiv bắn hạ máy bay ném bom siêu thanh đang bay. Hỏa tiễn xuyên hầm, Đại tá Nga tử trận
VietCatholic Media
01:46 20/04/2024


1. Lần đầu tiên Ukraine bắn hạ máy bay ném bom Tu-22M3 của Nga

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Downs Russian Tu-22M3 Bomber in War's First”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Ukraine đã bắn rơi máy bay ném bom siêu thanh Tu-22M3 của Nga lần đầu tiên trong cuộc chiến do Mạc Tư Khoa phát động, theo tình báo quân sự của Kyiv.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine,, gọi tắt là GUR, Thượng Úy Andriy Yusov, cho biết lực lượng của Kyiv đã bắn hạ máy bay ném bom tầm xa, khiến nó rơi ở Lãnh thổ Stavropol của Nga.

Không quân Ukraine trước đó cho biết Nga đã sử dụng máy bay Tu-22M3 để bắn hỏa tiễn hành trình Kh-22 vào lãnh thổ Ukraine. Yusov cho biết máy bay ném bom bị bắn rơi “đã thực hiện một cuộc tấn công hỏa tiễn nhằm vào Ukraine vào đêm 18 rạng sáng 19 Tháng Tư”.

Máy bay bị bắn rơi “là kết quả của một hoạt động đặc biệt GUR phối hợp với Không quân”, Yusov cho biết và nói thêm rằng nó bị bắn rơi ở khoảng cách khoảng 300 km tính từ Ukraine.

Ông nhấn mạnh rằng: “Cần lưu ý rằng trong cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine, đây là lần tiêu diệt thành công máy bay ném bom chiến lược trên không trong một cuộc xuất kích chiến đấu của không quân”.

Trước tuyên bố của Yusov, Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết một máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3 đã bị rơi ở một “khu vực hoang vắng” ở quận Krasnogvardeysky của Stavropol vì “trục trặc kỹ thuật” và việc tìm kiếm một thành viên phi hành đoàn đang được tiến hành.

“Các phi công đã phóng ra. Ba thành viên phi hành đoàn đã được đội tìm kiếm cứu nạn di tản. Hiện tại, việc tìm kiếm một phi công đang được tiến hành. Không có vũ khí trên tàu. Máy bay rơi ở khu vực hoang vắng. Không có sự tàn phá trên mặt đất. Theo dữ liệu sơ bộ, nguyên nhân vụ tai nạn là do trục trặc kỹ thuật”.

Konashenkov cho biết máy bay ném bom bị rơi sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu trên đường trở về phi trường của mình.

Kênh Baza Telegram, được liên kết với các cơ quan an ninh của Nga, hôm thứ Sáu đã công bố một đoạn video được cho là ghi lại khoảnh khắc chiếc Tu-22M3 từ trên trời rơi xuống và bốc cháy.

Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine, nơi đưa ra ước tính về tổn thất về quân đội và trang thiết bị của Nga, cho biết trong một bản cập nhật hôm thứ Sáu rằng Mạc Tư Khoa đã mất 347 máy bay cho đến nay trong cuộc chiến đang diễn ra.

Kyiv cũng cho biết Nga đã mất 870 binh sĩ trong 24 giờ qua, nâng tổng số quân nhân trong cuộc chiến lên 457.830 người.

Cả Ukraine và Nga đều không công bố con số thương vong chi tiết hoặc thường xuyên. Newsweek chưa xác minh độc lập những số liệu này và đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để yêu cầu bình luận.

Vụ bắn rơi máy bay ném bom siêu thanh Tu-22M3 đang làm dấy lên các đồn đoán trong giới blogger quân sự Nga rằng Ukraine đã có chiến đấu cơ F-16. Họ tin rằng chỉ có loại chiến đấu cơ đó mới có khả năng bắn hạ một máy bay ném bom siêu thanh Tu-22M3 đang bay bên trong lãnh thổ Nga.

2. Đại tá hàng đầu của Nga được cho là đã thiệt mạng trong cuộc tấn công của Ukraine vào Luhansk bị tạm chiếm

Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Top Russian colonel reportedly killed in Ukrainian strike on occupied Luhansk”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Truyền thông địa phương của Nga ngày 19 Tháng Tư đưa tin một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Ukraine vào Luhansk bị tạm chiếm vào tuần trước đã giết chết Đại tá Nga Pavel Kropotov.

Kropotov, chỉ huy Lữ đoàn Truyền thông Cận vệ số 59, đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công của Ukraine vào trụ sở của ông vào ngày 13 tháng 4, theo một bài đăng trên Telegram từ đại tá Ukraine, Anatolii Shtefan “Shtirlitz”.

Vào ngày xảy ra vụ tấn công, các quan chức Nga cho biết Ukraine đã tấn công một nhà máy, làm 3 người bị thương, nhưng không đề cập đến Kropotov hay trụ sở của ông ta. Quân đội Ukraine sau đó đã xác nhận vụ tấn công nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về thương vong có thể xảy ra.

Truyền thông Nga đưa tin về đám tang của Kropotov được tổ chức ở Yekaterinburg, tuyên bố rằng người chỉ huy đã chết “dưới hỏa lực hỏa tiễn của Anh” - rõ ràng ám chỉ đến hỏa tiễn Storm Shadow do Anh cung cấp được Lực lượng vũ trang Ukraine sử dụng.

Ukraine chưa xác nhận việc sử dụng hỏa tiễn của Anh trong vụ tấn công.

Kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện, đã có nhiều cuộc tấn công được báo cáo ở Nga và các vùng lãnh thổ Ukraine bị Mạc Tư Khoa xâm lược.

Vào tháng 10 năm 2023, Ukraine được tường trình đã tấn công các phi trường quân sự ở Luhansk và Berdiansk bị tạm chiếm, thuộc tỉnh Zaporizhzhia, bằng hỏa tiễn ATACMS tầm xa do Mỹ cung cấp, phá hủy 9 máy bay trực thăng.

Trong số các mục tiêu khác của Nga tại các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm ở tỉnh Luhansk còn có các kho chứa dầu và hệ thống hỏa tiễn S-400.

Một số mục tiêu được cho là đã bị tấn công bởi hỏa tiễn tầm xa Storm Shadow do Anh cung cấp, có khả năng vươn sâu vào các vùng lãnh thổ do Nga chiếm giữ.

3. Ukraine tăng cường yêu cầu Patriot: Đây là những quốc gia có các hệ thống này

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Ramps Up Patriot Requests: Here Are the Countries That Have Them”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Với việc hỏa tiễn Nga rơi như mưa và hệ thống phòng không của Ukraine khan hiếm, Kyiv đã tăng cường nỗ lực cầu xin hỏa tiễn Patriot tiên tiến để bảo vệ người dân và cơ sở hạ tầng quan trọng của mình. Các quan chức hàng đầu cho biết có rất nhiều hỏa tiễn có sẵn trên khắp thế giới.

Cuộc bắn phá dữ dội của Nga đã buộc Ukraine phải tăng gấp đôi nỗ lực tìm kiếm hệ thống phòng không trên mặt đất ngày càng tuyệt vọng. Patriot do Mỹ sản xuất, tiêu chuẩn vàng về phòng không được cho là có khả năng đánh chặn các hỏa tiễn siêu thanh mà Putin kháo rằng bất khả chiến bại, nằm vững chắc ở đầu danh sách mong muốn của Kyiv.

“Hãy cho chúng tôi những người hệ thống Patriot chết tiệt này,” Bộ trưởng Ngoại giao Kyiv, Dmytro Kuleba, nói với Politico vào cuối tháng 3. Ngay sau đó, nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết nước này cần 25 hệ thống Patriot, với tối đa 8 khẩu đội mỗi hệ thống, “để bao phủ toàn bộ Ukraine”.

Ukraine hiện đang vận hành ít nhất 3 chiếc Patriot, một trong số đó được đặt ở quanh thủ đô. Kyiv đã nhận được sự tài trợ từ Mỹ, Đức và Hà Lan, và ít nhất một bệ phóng đã bị hỏng dù được cho là đã được sửa chữa kịp thời.

Kuleba cho biết ngài đang nỗ lực tìm nguồn cung ứng bảy chiếc Patriot càng nhanh càng tốt. Ông nói với tờ Washington Post hồi đầu tháng này rằng có khoảng 100 hệ thống trên toàn cầu có thể được chuyển giao cho Ukraine.

Con số tương tự được đưa ra bởi nhà ngoại giao an ninh hàng đầu của Liên minh Âu Châu, Josep Borrell, người cho biết “Quân đội phương Tây có khoảng 100 khẩu đội Patriot”.

Borrell nói trong một hội nghị ở Brussels vào ngày 9 tháng 4: “Thật không thể tưởng tượng được rằng các nước Âu Châu không thể cung cấp số Patriot mà Kyiv yêu cầu”.

Tuy nhiên, Tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg, đã bác bỏ con số này và nói trong một cuộc họp báo hôm thứ Tư rằng có ít hơn “đáng kể” con số 100 chiếc ở Âu Châu.

“Tôi không thể đưa ra con số chính xác vì đó là thông tin mật”, ông nói. Ông nói thêm: “Nhưng tất nhiên, toàn bộ liên minh đều có một số lượng đáng kể các khẩu đội Patriot”. Mỹ chiếm phần lớn trong số này và có “trách nhiệm toàn cầu” khi cần có vũ khí.

“Nhưng thực tế là tất nhiên, chúng tôi có sẵn các hệ thống đủ lớn để cho phép chúng tôi cung cấp nhiều hơn đáng kể cho Ukraine về mặt phòng không nói chung và cả về Patriot, và đó chính xác là những gì chúng tôi quan tâm và đang tiến hành,” Stoltenberg nói với giới truyền thông.

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho biết trong bài phát biểu được The Guardian đưa tin hôm thứ Tư: “Chúng tôi biết rằng nhiều quốc gia đang sở hữu một lượng lớn hệ thống Patriot, có thể không muốn giao nó trực tiếp”. “Chúng tôi có thể mua nó từ họ, chúng tôi có thể giao nó đến Ukraine, chúng tôi có sẵn tiền. Nó rất quan trọng.”

Theo công ty quốc phòng Mỹ Raytheon, có tổng cộng 19 quốc gia sử dụng Patriot. Công ty quốc phòng Mỹ, Lockheed Martin, sản xuất nhiều thế hệ hỏa tiễn đánh chặn khác nhau cho quốc phòng.

Mỹ cùng với Đức, Hy Lạp, Thụy Điển, Ba Lan, Rumani, Hà Lan và Tây Ban Nha trên khắp Âu Châu sử dụng Patriot. Israel, Kuwait, Qatar, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ả Rập Saudi cũng sử dụng hệ thống này, cũng như Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan.

Hoa Kỳ cũng đã phê duyệt một thương vụ trị giá gần 2,5 tỷ Mỹ Kim cho Bahrain vào tháng 5 năm 2019 để mua “các hệ thống hỏa tiễn Patriot khác nhau cũng như các thiết bị và hỗ trợ liên quan”. Thụy Sĩ đã mua vũ khí và vào tháng 11 năm 2023, họ đã mua những hỏa tiễn mới nhất, tiên tiến nhất.

Raytheon đã chế tạo tổng cộng hơn 240 chiếc Patriot và đang tăng sản lượng lên 12 chiếc mỗi năm, giám đốc điều hành của công ty, Greg Hayes, nói với The Wall Street Journal vào tháng 6 năm 2023.

Tuy nhiên, nhiều quốc gia khẳng định họ không có Patriot để cung cấp, với lý do lo ngại về việc duy trì mạng lưới phòng không của mình sau nhiều năm chi tiêu quốc phòng trên khắp Âu Châu bị đình trệ. Marina Miron, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ thuộc Khoa Nghiên cứu Chiến tranh tại King's College Luân Đôn, nói với Newsweek cũng có những câu hỏi về cách phân phối tài nguyên Patriot cho nhu cầu phòng không ở Israel và bảo đảm Đài Loan được dự trữ.

Đầu tuần này, Đức tuyên bố sẽ gửi một khẩu đội Patriot khác tới Ukraine “ngay lập tức”.

“Đây là biểu hiện thực sự của sự ủng hộ dành cho Ukraine vào thời điểm quan trọng đối với chúng tôi,” Zelenskiy nói trong một bài đăng trên ứng dụng nhắn tin Telegram. “Tôi kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo khác của các quốc gia đối tác noi theo tấm gương này.”

Kuleba cho biết hồi đầu tháng này rằng “các cuộc đàm phán tích cực” về hai hệ thống Patriot khác đang được tiến hành mà không nêu chi tiết. Tờ Financial Times đưa tin Ukraine đang đàm phán với Tây Ban Nha và Ba Lan về các hệ thống này, dẫn lời các quan chức giấu tên.

Nhu cầu có thể sẽ ngày càng tăng lên khi một cuộc tấn công của Nga sắp xảy ra và không thiếu hỏa tiễn trong kho lưu trữ của Mạc Tư Khoa.

Các chuyên gia cho biết, không chỉ có hệ thống mà còn có cả hỏa tiễn. Frederik Mertens, nhà phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Hague, cho biết: “Quan trọng nhất là các hệ thống phòng không đó cần hỏa tiễn đánh chặn để hoạt động hiệu quả”. Ông nói với Newsweek: “Không có chúng, họ chỉ có thể nhìn lên bầu trời và tốt nhất là cảnh báo rằng một cuộc đột kích đang đến.

Ông nói thêm: “Hệ thống phòng không của Ukraine không phải là thứ xa xỉ”. “Chúng rất có thể có nghĩa là sự khác biệt giữa một cuộc chiến thua và một cuộc chiến thắng.”

Đầu tháng này, một loạt hỏa tiễn của Nga đã phá hủy nhà máy Trypilska, nhà cung cấp năng lượng lớn gần Kyiv. Zelenskiy sau đó nói với PBS rằng Ukraine “hết hỏa tiễn” để bảo vệ nhà máy.

Borrell nói với tờ Le Monde của Pháp vào đầu tuần này: “Việc mua các hệ thống Patriot rẻ hơn so với việc xây dựng lại một nhà máy điện mà người Nga nhắm tới”.

“Chúng ta có Patriot, chúng ta có hệ thống chống hỏa tiễn,” ông nói trong bài phát biểu với giới truyền thông hôm thứ Năm. “Các hệ thống này nên được đưa ra khỏi doanh trại của chúng ta, nơi chúng đang ở chỉ để 'đề phòng' và gửi chúng đến Ukraine, nơi chiến tranh đang hoành hành”, đồng thời cho biết thêm: “Nếu không, hệ thống điện của Ukraine sẽ bị phá hủy.”

4. Vượt qua lằn ranh đỏ hạt nhân, Zelenskiy biến Putin thành một danh hài

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Loses Pivotal Nuclear Deterrent Radar after Drone Attack: Report”, nghĩa là “Báo cáo cho thấy Nga đã mất radar răn đe hạt nhân quan trọng sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Thông tin mới nhất, từ cả nguồn tin Ukraine và Mạc Tư Khoa đều cho biết Kyiv đã tiến hành một cuộc tấn công hàng trăm dặm vào lãnh thổ Nga với kết quả là Nga đã mất một hệ thống radar có một không hai,

Hôm thứ Năm, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Thượng Úy Andriy Yusov, cho biết máy bay không người lái của Kyiv đã tấn công một cơ sở chứa 29B6 Container, một radar vượt đường chân trời ở Cộng hòa Mordovia của Nga. Các nguồn tin của Nga và Ukraine cũng đưa tin về một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở Kyiv trước đó vào cơ sở Mordovia vào ngày 11 tháng 4.

Artem Zdunov, thống đốc khu vực Mordovia, cho biết một máy bay không người lái của Ukraine đã “lại tấn công một vật thể ở Mordovia” vào khoảng 8 giờ sáng giờ địa phương. Ông cho biết lực lượng phòng không Nga đã bắn hạ chiếc máy bay không người lái này.

Tuy nhiên, cơ quan truyền thông VChK-OGPU, có nguồn thông tin nội bộ từ lực lượng an ninh Nga, cho biết “cuộc tấn công đã thành công và hiện trạm radar quan yếu đối với an ninh của Liên Bang Nga đã ngừng hoạt động”.

Hệ thống Radar Container 29B6 độc nhất này là một phần trong hệ thống cảnh báo sớm của Nga nhằm phát hiện các mối đe dọa đang đến từ khoảng cách hàng ngàn km, chẳng hạn như hỏa tiễn đạn đạo tầm xa. Theo hãng thông tấn nhà nước Nga Tass, nó có thể theo dõi quá trình phóng hỏa tiễn hành trình và hỏa tiễn siêu thanh cũng như quá trình cất cánh của máy bay từ khoảng cách lên tới khoảng 4.600 km.

Radar được đặt tại thị trấn Kovylkino, phía đông nam Mạc Tư Khoa, một số cơ quan truyền thông Ukraine đưa tin. Đây là khoảng 600km từ biên giới Ukraine.

Cơ quan truyền thông này cho biết radar này là “radar theo dõi ngoài đường chân trời duy nhất thuộc loại này”. Truyền thông nhà nước đưa tin vào đầu năm 2020 rằng một radar Container thứ hai sẽ được triển khai ở vùng ngoại ô Kaliningrad của Nga, nằm giữa các thành viên NATO Lithuania và Ba Lan trên bờ Biển Baltic.

Nhưng tờ Forbes mô tả radar đặt tại Mordovia là radar ngoài đường chân trời duy nhất của Nga hướng về phía tây, giám sát không phận khắp Âu Châu. Nó trị giá 110 triệu Mỹ Kim.

Kênh Telegram VChK-OGPU cho biết: “Sẽ vô cùng khó khăn để lấp đầy khoảng trống” do sự vắng mặt của radar để lại.

Các radar ngoài đường chân trời sử dụng tầng điện ly của Trái đất để phản hồi tín hiệu, kéo dài khả năng phát hiện xung quanh độ cong của hành tinh. Chúng được sử dụng để phát hiện các mối đe dọa tiềm tàng vượt xa giới hạn của các hệ thống radar thông thường.

Các nguồn tin của Nga và Ukraine đưa tin về một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở Kyiv trước đó vào cơ sở Mordovia vào ngày 11 tháng 4. Hãng tin độc lập của Nga, Astra, cho biết hai máy bay không người lái đã bị bắn hạ xung quanh vị trí của radar.

Bộ Quốc phòng Nga hôm 11 Tháng Tư cho biết lực lượng phòng không của nước này đã chặn 2 máy bay không người lái của Ukraine trên khu vực Mordovia, nhưng không nêu rõ thêm về vị trí hoặc mục tiêu của máy bay không người lái.

Theo Tass, radar Container đã hoạt động ở khu vực Mordovia từ đầu tháng 12/2019.

Mikhail Khodorkovsky, từng là tỷ phú đứng đầu công ty dầu mỏ Yukos, được tường trình là người giầu nhất nước Nga, nhưng đã lên tiếng chống Putin và phải ngồi tù 10 năm vì tội lừa đảo, là điều mà ông luôn luôn phủ nhận trước khi được thả vào năm 2013.

Bình luận về diễn biến này, Khodorkovsky nói:

“Theo học thuyết về việc sử dụng vũ khí hạt nhân, do Putin công bố hồi năm 2020, ‘các tác động của đối phương đối với các cơ sở quân sự hoặc nhà nước quan trọng của Liên bang Nga, dẫn đến sự gián đoạn các hành động phản ứng của lực lượng hạt nhân, đe dọa sự tồn tại của nhà nước’ là một trong các yếu tố cấu thành lý do chính đáng để Nga sử dụng vũ khí hạt nhân.”

Tuy nhiên, ông tin rằng Putin chẳng dám động đến vũ khí hạt nhân như lời đe dọa của ông ta. Do đó, với hành động táo bạo vượt qua lằn ranh đỏ hạt nhân, Zelenskiy đang biến Putin thành một danh hài.

5. Bộ Ngoại giao Ukraine lên án bình luận 'Ukraine hóa' của Thủ tướng Georgia

Bộ Ngoại giao Ukraine ngày 19 Tháng Tư đã trả lời bình luận của Thủ tướng Georgia Irakli Kobakhidze rằng luật đặc vụ nước ngoài là cần thiết để bảo vệ Georgia chống lại “sự Ukraine hóa”. Bộ Trưởng Ngoại Giao Ukraine Dmytro Kuleba lên án những lời lẽ này của thủ tướng là “đáng lo ngại”.

Quốc hội Georgia đã thông qua dự luật về đặc vụ nước ngoài gây tranh cãi trong lần đọc đầu tiên vào ngày 17 tháng 4 trong bối cảnh các cuộc biểu tình rầm rộ chống lại luật này, trong đó yêu cầu các tổ chức nhận tài trợ nước ngoài phải bị gắn mác “đặc vụ nước ngoài”.

Dự luật này được đảng Giấc mơ Georgia của Kobakhidze đưa ra lần đầu tiên vào năm 2023, nhưng đã bị hủy bỏ sau khi gây ra các cuộc biểu tình rầm rộ.

Đảng Giấc mơ Georgia gần đây đã giới thiệu lại dự luật này tại quốc hội, đổi tên nó thành dự luật về “sự minh bạch của ảnh hưởng nước ngoài” nhưng về cơ bản vẫn giữ mục đích của luật trước đó.

Dự luật này được biết đến rộng rãi ở Georgia với tên gọi “luật Nga” vì nó giống với luật tương tự được thông qua ở Nga, được sử dụng để nhắm vào những người chỉ trích Điện Cẩm Linh.

Kobakhidze cho biết luật này là cần thiết để bảo vệ Georgia khỏi “Ukraine hóa” và củng cố chủ quyền của nước này, điều cần thiết cho sự hội nhập Liên Hiệp Âu Châu.

Kuleba cho biết: “Việc nhắc đến tên đất nước chúng tôi trong bối cảnh mang tính xúc phạm như vậy sẽ gây thêm thiệt hại cho quan hệ Ukraine-Georgia”.

Ông nhấn mạnh rằng: “Nga hóa, chứ không phải chuyện hoang đường “Ukraine hóa”, là mối đe dọa thực sự đối với Georgia,” và Ukraine “tiếp tục ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Georgia trong các biên giới được quốc tế công nhận”.

Kuleba kết luận rằng: “Tôn trọng các quyền và tự do của công dân, cũng như sự tham gia của xã hội dân sự trong việc giải quyết các vấn đề xã hội quan trọng, là những điều kiện cần thiết để xây dựng tương lai Âu Châu của đất nước”.

6. Các bản đồ chiến tranh cho thấy cách Nga có thể tấn công NATO

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “War Maps Reveal How Russia Could Attack NATO”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Thất bại trên chiến trường Ukraine sẽ gây nguy hiểm hơn nữa cho sườn phía đông của NATO với Nga, theo các bản đồ chiến lược do Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, công bố cảnh báo rằng chỉ có viện trợ lớn và mới của Hoa Kỳ mới có thể ngăn chặn sự sụp đổ của tiền tuyến.

Fredrick W. Kagan viết cho ISW trên blog hôm thứ Ba: “Ukraine không thể giữ vững các phòng tuyến hiện tại nếu không nhanh chóng nối lại sự trợ giúp của Hoa Kỳ, đặc biệt là phòng không và pháo binh, mà chỉ Hoa Kỳ mới có thể cung cấp nhanh chóng và ở quy mô lớn”.

Kagan nói thêm: “Những tiến bộ của Nga sẽ đẩy nhanh các hành động khẩn cấp nếu Mỹ không có phản ứng. Người Nga đang tận dụng lợi thế của mình và tiến chậm nhưng chắc chắn trên một số khu vực của mặt trận. Kể từ đầu năm nay, lực lượng Nga đã chiếm giữ thêm hơn 360 kilômét vuông—một khu vực có diện tích bằng Detroit.”

Kagan cảnh báo rằng một Ukraine bại trận - dù do Nga trực tiếp kiểm soát, hay do một chính phủ hợp tác dưới hình thức nào đó, hay nói cách khác là ở trạng thái trung lập hoặc phi quân sự hóa có hiệu lực - sẽ gây áp lực lớn lên sườn phía đông của NATO, đặc biệt là các nước Baltic và đông nam Âu Châu.

“Kịch bản cơ bản giả định rằng người Nga sẽ ưu tiên cắt Hành lang Suwalki chạy giữa tây bắc Belarus (xung quanh Grodno) và vùng ngoại ô Kaliningrad của Nga để ngăn chặn NATO tiếp viện hoặc cung cấp cho các quốc gia vùng Baltic trong khi các đơn vị thiết giáp và không quân của Nga tự mình chiếm giữ các quốc gia vùng Baltic”, Kagan nói.

Trong kịch bản như vậy, Mạc Tư Khoa sẽ hy vọng tiến hành cuộc tấn công với tốc độ nhanh đến mức các đồng minh lớn của NATO như Mỹ, Pháp, Đức và Anh sẽ không có thời gian để đáp trả.

“Lực lượng xâm lược của Nga phần lớn sẽ được rút ra từ các đơn vị trong Quân khu Leningrad và Mạc Tư Khoa mới được tái lập, vì những lực lượng này có thể di chuyển đến các vị trí tấn công và tiến hành một cuộc xâm lược nhanh hơn nhiều so với một lực lượng lớn hơn của Nga tập trung ở Caucasus, gần Trung Á hoặc ở Viễn Đông”, Kagan nói.

Một Ukraine chiến thắng và liên kết với phương Tây sẽ làm suy yếu một kế hoạch như vậy.

Ông viết: “Thách thức mà người Nga sẽ phải đối mặt trong việc bao trùm biên giới của một Ukraine hùng mạnh và độc lập có thể sẽ tiêu tốn bất kỳ lực lượng nào mà người Nga có thể chọn để điều động từ xa hơn về phía nam và phía đông trong bất kỳ trường hợp nào”.

“Việc tạo ra sức mạnh chiến đấu cần thiết của Nga để đánh chiếm các nước vùng Baltic với lực lượng tấn công giảm sút trong kịch bản đó có thể cũng sẽ cần một số sự tăng cường từ miền trung nước Nga. Kịch bản đó sẽ đòi hỏi phải huy động lực lượng Nga lớn hơn và chậm hơn nhiều mà NATO sẽ thấy và có thể đáp ứng.”

7. Cựu phó tổng thống Mỹ Mike Pence cảnh báo Putin sẽ gây chiến với NATO nếu Ukraine thua

Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Mike Pence warns Putin will wage war on NATO if Ukraine loses”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Cựu Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cho biết hôm thứ Năm rằng quân đội Mỹ sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc trực tiếp tham chiến chống lại quân xâm lược Nga ở Âu Châu nếu Vladimir Putin đánh bại Ukraine.

Lời cảnh báo từ cựu cấp phó của Donald Trump trong một sự kiện ở thủ đô Bỉ, là một phần trong lời kêu gọi của Pence tới Quốc hội hãy nhanh chóng phê duyệt nguồn tài trợ bổ sung cho viện trợ quân sự cho Ukraine, vốn đã bị trì hoãn trong nhiều tháng.

“Chủ nghĩa cô lập không bao giờ là câu trả lời cho các chế độ chuyên chế có mục đích bành trướng, và tôi tin rằng đa số thành viên Quốc hội hiểu điều đó,” Pence nói tại sự kiện do Quỹ Marshall Đức của Hoa Kỳ, một tổ chức tư vấn, tổ chức. “Tôi tin rằng họ sẽ đồng thanh với nhau vào thời điểm này.”

Hôm thứ Tư, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Mike Johnson đã công bố bản phác thảo về kế hoạch viện trợ nước ngoài của mình. Đề xuất gồm bốn phần chia viện trợ cho Israel, Ukraine và Đài Loan thành các dự luật riêng biệt, và một số khoản hỗ trợ sẽ được coi là một khoản vay và sẽ bao gồm các nhiệm vụ về chiến lược quân sự và giám sát.

Nếu Putin đánh bại Ukraine, “Tôi không nghi ngờ gì nữa, sẽ đến lúc ông ấy vượt biên giới vào Âu Châu, những người đàn ông và phụ nữ mặc đồng phục của chúng tôi sẽ phải chiến đấu,” Pence nói. Ông nhấn mạnh rằng: “Sẽ không lâu nữa trước khi ông ta vượt biên, người của chúng tôi sẽ phải chiến đấu theo Điều 5 của hiệp ước NATO, theo đó một cuộc tấn công vào một thành viên là tấn công vào tất cả”.

Ông nói tiếp: “Thứ hai, tôi nghĩ sẽ không lâu nữa chúng ta sẽ thấy những hành động xâm lược tương tự ở eo biển Đài Loan hoặc đâu đó ở Biển Đông”.

Pence bảo vệ lời lẽ cứng rắn của Trump về việc các đồng minh Âu Châu không đáp ứng được mục tiêu của NATO là chi 2% GDP cho quốc phòng. Ông nói: “Các đồng minh NATO của chúng ta ngày nay đang ở vị thế tốt hơn để hỗ trợ Ukraine trong hai năm qua nhờ sự gia tăng chi tiêu quốc phòng so với trước đây, và lẽ ra họ đã có thể làm như vậy”.

Tuy nhiên, Pence nhấn mạnh rằng Trump “hơi khác một chút” với ông, khi ông phản ánh về việc ông từ chối ủng hộ Trump vào năm 2021 trong việc ngăn chặn việc Quốc hội chứng nhận Tổng thống Joe Biden là người chiến thắng trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ.

“Tôi luôn tin rằng, nhờ ơn Chúa, tôi đã thực hiện nghĩa vụ của mình ngày hôm đó là ủng hộ và bảo vệ Hiến pháp Hoa Kỳ,” Pence nói.

8. Thủ tướng Áo: Mạc Tư Khoa dùng gián điệp nhằm phá hoại nền dân chủ ở Áo

Thủ tướng Áo Karl Nehammer ngày 19 Tháng Tư cho biết Mạc Tư Khoa đã cố gắng phá hoại tiến trình chính trị dân chủ ở Áo bằng cách sử dụng một điệp viên Nga và một đảng chính trị mà ông này có quan hệ.

Nehammer cho biết các cơ quan tình báo Áo có bằng chứng về hoạt động này và “những cáo buộc rất nghiêm trọng” sẽ được “điều tra mạnh mẽ”.

Trong khi Nehammer không nêu tên gián điệp bị cáo buộc hoặc đảng mà anh ta có liên kết, vào tháng trước, cựu sĩ quan tình báo Áo Egisto Ott đã bị bắt vì nghi ngờ hoạt động gián điệp sau một cuộc điều tra hợp tác do The Insider và Der Spiegel công bố.

Cuộc điều tra cáo buộc rằng Ott đã lợi dụng chức vụ của mình để lấy thông tin chính thức một cách bất hợp pháp, sau đó anh ta chuyển thông tin này cho Jan Marsalek, hiện là kẻ đào tẩu bị truy nã và là cựu COO của công ty thanh toán Wirecard của Đức.

Thông tin này sau đó bị nghi ngờ đã được chia sẻ với Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB.

Vào thời điểm đó, Nehammer cho biết các mạng lưới gián điệp của Nga “đe dọa đất nước chúng ta bằng cách xâm nhập hoặc lợi dụng các đảng phái và mạng lưới chính trị”.

Phát biểu ngày 18 Tháng Tư, thủ tướng cho biết những nỗ lực của Nga nhằm phá hoại nền dân chủ Áo “không có cơ hội”.

Áo sẽ tổ chức hai cuộc bầu cử trong năm nay – cuộc bầu cử Nghị viện Âu Châu vào ngày 9 tháng 6 và cuộc bầu cử cơ quan lập pháp vào mùa thu.

9. Truyền hình Nga than thở về cuộc tấn công Crimea: Đó là 'diễn tập nhắm mục tiêu' cho cuộc tấn công cầu Kerch

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian TV Decries Crimea Attack: 'Target Practice' for Kerch Bridge Strike”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Một vị khách trên đài truyền hình nhà nước Nga đã than thở về cuộc tấn công của Ukraine vào một phi trường lớn của Nga ở Crimea bị sáp nhập, được tường trình đã giết chết ít nhất 30 sĩ quan và binh lính Nga và làm bị thương thêm 80 người.

Chuyên gia quân sự Nga Vladislav Shurygin cho biết trong lần xuất hiện trên Full Contact với Vladimir Solovyov rằng cuộc tấn công nhằm mục đích diễn tập cho cuộc tấn công trong tương lai của Ukraine vào Cầu eo biển Kerch, nối Nga với bán đảo Crimea. Người dẫn chương trình Solovyov là một trong những nhân vật nổi bật nhất trong giới truyền thông được Điện Cẩm Linh hậu thuẫn.

Cầu eo biển Kerch đóng vai trò là tuyến đường tiếp tế quan trọng cho lực lượng Nga và là tuyến đường bộ duy nhất của Mạc Tư Khoa với Crimea, bán đảo Hắc Hải bị Putin sáp nhập vào năm 2014.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Tư cho biết Kyiv đứng đằng sau vụ tấn công vào phi trường Dzhankoy ngày 17 Tháng Tư và cảm ơn chỉ huy quân sự hàng đầu của ông, Đại tướng Oleksandr Syrskyi, vì đã tổ chức chiến dịch này.

Kim Thúy xin mở ngoặc để giải thích lý do Tổng thống Zelenskiy đích thân loan báo về vụ tấn công căn cứ không quân Dzhankoy. Theo giao thức của chính phủ Ukraine, thông thường việc xác nhận hay phủ nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công sâu bên trong nước Nga hay ở các lãnh thổ Ukraine bị tạm chiếm là công việc của các sĩ quan, những người được đào tạo để biết khi nào nên xác nhận và khi nào nên phủ nhận.

Đây có lẽ là lần đầu tiên, Tổng thống Zelenskiy đích thân loan báo về một vụ tấn công như thế. Giải thích về điều này, các đồng nghiệp Ukraine cho rằng đó là vì Tổng thống muốn nói rằng ông là người chịu trách nhiệm về quyết định táo bạo đó. Tại sao gọi là táo bạo? Thưa: Quyết định tấn công căn cứ quân sự Dzhankoy là một quyết định táo bạo của Tổng thống Zelenskiy. Sau các cuộc tấn công vào Bộ Tư Lệnh quân xâm lược ở Crimea và bộ chỉ huy Lữ Đoàn 810 Thủy Quân Lục Chiến Nga, Nga đã tấn công trả đũa tàn bạo. Trong bối cảnh không có đủ hỏa tiễn phòng không do viện trợ bị chặn tại Hạ Viện Hoa Kỳ từ tháng 10 cho đến nay, Ukraine đã phải mất nhà máy nhiệt điện quan yếu ở ngay Thủ đô Kyiv. Một số các tướng lãnh đồng minh, do đó, đã khuyên Ukraine ngưng tấn công Crimea, chờ cho có đủ các hệ thống phòng không.

Tuy nhiên, Tổng thống Zelenskiy và các Tướng lãnh Ukraine đánh giá rằng cần phải tấn công vào căn cứ quân sự Dzhankoy để dập tắt ngay trong trứng nước kế hoạch tấn công của Nga ở Miền Đông Ukraine trong vài tuần tới. Kết quả là hàng loạt vũ khí, đạn dược, hỏa tiễn và bom dẫn đường chuẩn bị cho các cuộc tấn công của Nga đã bị phá hủy hoàn toàn bởi 12 quả ATACMS. Xin nhắc lại, 12 quả ATACMS. Đây là mục tiêu rất lớn, và Ukraine cũng đầu tư rất lớn.

Tờ Newsweek cho biết tiếp rằng Shurygin nhận định cuộc tấn công vào căn cứ không quân Dzhankoy của Hải quân Nga, được cho là nơi đặt Trung đoàn Trực thăng số 39 thuộc Sư đoàn Hàng không Hỗn hợp số 27, đóng vai trò là “mục tiêu diễn tập” cho cuộc tấn công của Ukraine trong tương lai vào Cầu eo biển Kerch, còn được gọi là Cầu Crimea.

Ukraine đã tấn công cây cầu đường bộ và hỏa xa dài 19 km vào tháng 10 năm 2022 và một lần nữa vào tháng 7 năm 2023. Cây cầu này rất quan trọng để duy trì các cuộc tấn công quân sự của Mạc Tư Khoa ở miền nam Ukraine và Kyiv đã tuyên bố sẽ tấn công công trình này trong tương lai khi nước này tìm cách tấn công. chiếm lại bán đảo.

Shurygin tuyên bố Kyiv đã sử dụng 12 hỏa tiễn ATACMS trong cuộc tấn công hôm thứ Tư và cuộc tấn công là một cuộc diễn tập để kiểm tra cách thức hoạt động của phòng không Nga. Ông cho biết một cuộc tấn công vào cầu Kerch rất có thể sẽ diễn ra vào ngày 7 tháng 5, mặc dù ông không nói rõ lý do tại sao ông nhấn mạnh ngày cụ thể đó.

Vào tháng 11, Vasyl Maliuk, nhà lãnh đạo Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, nói rằng Kyiv có “rất nhiều điều bất ngờ” đối với cây cầu Kerch và gọi nó là “sự diệt vong”.

“Sẽ có nhiều điều bất ngờ trong tương lai. Và không chỉ liên quan đến cây cầu Crimea. Cây cầu sẽ bị phá hủy,” Maliuk nói vào thời điểm đó trong phần đầu tiên của loạt phim tài liệu truyền hình có tên SBU, Chiến dịch Chiến thắng Đặc biệt.

Trung tướng đã nghỉ hưu Ben Hodges, cựu chỉ huy của Quân đội Hoa Kỳ ở Âu Châu, trước đây đã nói với Newsweek rằng việc tấn công vào cây cầu là một phần trong cuộc phản công đa miền của Kyiv nhằm đòi lại các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm, bao gồm cả Crimea.
 
Biến cố lịch sử: 61 tỷ USD đã được thông qua, tỷ số 311-112. Tướng Budanov hé lộ bí quyết hạ TU-22M3
VietCatholic Media
16:39 20/04/2024

1. Quan chức cho biết Ukraine dành cả tuần để lên kế hoạch phục kích máy bay ném bom Tu-22M3 của Nga

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Spent Week Planning Ambush of Russian Tu-22M3 Bomber: Official”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Nhà lãnh đạo Tổng cục Tình báo Ukraine, gọi tắt là HUR, cho biết lực lượng không quân Kyiv đã được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ trong một tuần trước khi tiến hành cuộc tấn công hạ gục máy bay ném bom Tu-22M3 của Nga vào rạng sáng thứ Sáu.

Phát biểu với BBC Ukraine, Kyrylo Budanov, nhà lãnh đạo HUR, nói rằng binh sĩ Ukraine “đã chờ đợi rất lâu” để theo dõi chiếc chiến đấu cơ siêu thanh, được cho là đã bị bắn hạ cách biên giới Ukraine khoảng 300 km và bị rơi ở khu vực Stavropol của Nga. Đây là lần đầu tiên Kyiv hạ gục một trong những máy bay ném bom chiến lược của Mạc Tư Khoa khi nó đang bay trên không, và diễn ra trong bối cảnh Ukraine gia tăng các cuộc tấn công trên đất Nga.

“Chúng tôi đã chờ đợi rất lâu, chuẩn bị và cuối cùng đã thành công”, Budanov nói với BBC Ukraine. “Có thể nói, tuần vừa qua chính là 'cuộc phục kích'. Chúng tôi đang chờ đợi cho đến khi đạt được cột mốc mong muốn.”

Nhà lãnh đạo HUR không thảo luận chi tiết về hoạt động của Ukraine nhưng nói rằng lực lượng không quân Kyiv đã sử dụng “các kỹ thuật và phương tiện tương tự” như họ đã làm để tiêu diệt máy bay do thám quân sự A-50 của Nga. Ông cũng nói rằng máy bay ném bom Tu-22M3 – được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên biển và trên mặt đất – đã tạo ra một số “sự tàn phá nặng nề nhất” ở Odessa, một thành phố cảng trên Hắc Hải ở Ukraine, nơi thường xuyên bị Mạc Tư Khoa nhắm đến..

“Odessa bây giờ sẽ dễ dàng hơn một chút,” Budanov nói với BBC Ukraine.

Trước tuyên bố của HUR vào đầu ngày thứ Sáu, Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết một trong những máy bay ném bom của họ đã bị rơi ở “khu vực hoang vắng” ở Stavropol vì “trục trặc kỹ thuật”. Ba thành viên phi hành đoàn đã được đội tìm kiếm và cấp cứu di tản, đồng thời việc tìm kiếm phi công của chiếc máy bay đã di tản trong vụ tai nạn đang được tiến hành.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã trả lời các câu hỏi về việc Ukraine bắn rơi máy bay Tu-22M3 trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu, nói với các phóng viên rằng Kyiv có “quyền tự vệ” trước cuộc xâm lược của Nga.

Ông Stoltenberg nói: “Chúng ta phải nhớ rằng đây là một cuộc chiến tranh xâm lược, trong đó Nga đang tấn công một nước láng giềng, tấn công Ukraine. Ukraine có quyền tự vệ. Điều đó cũng bao gồm việc tấn công các mục tiêu quân sự hợp pháp bên ngoài Ukraine. Vì vậy, việc bắn hạ máy bay Nga được sử dụng để tấn công Ukraine là một phần quyền tự vệ của Ukraine”.

Putin trước đây từng nói rằng các cuộc tấn công và không kích trong lãnh thổ Nga có thể được coi là căn cứ để Mạc Tư Khoa chuyển sang sử dụng kho vũ khí hạt nhân của mình. Điện Cẩm Linh đã nhiều lần cảnh báo về leo thang hạt nhân kể từ khi nước này phát động cuộc xâm lược vào tháng 2/2022.

2. Máy bay NATO xuất kích trong cuộc tấn công hỏa tiễn tầm xa của Nga

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “NATO Aircraft Scrambled During Long-Range Russian Missile Strikes”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Máy bay NATO đã phải điều động sau khi Nga tiến hành các cuộc tấn công hỏa tiễn tầm xa vào Ukraine vào rạng sáng thứ Sáu.

Quân đội Ba Lan vào đầu ngày thứ Sáu thông báo rằng “hoạt động không quân tầm xa cường độ cao của Liên bang Nga đã được quan sát, liên quan đến các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn nhằm vào các vật thể nằm trên lãnh thổ Ukraine”.

Bộ Tư lệnh Tác chiến của Lực lượng Vũ trang Ba Lan cho biết thêm: “Tất cả các thủ tục cần thiết để bảo đảm an toàn cho không phận Ba Lan đã được triển khai và lực lượng không quân đang liên tục theo dõi tình hình.

“Các máy bay đang làm nhiệm vụ đã bắt đầu hoạt động trong không phận, điều này có thể dẫn đến mức độ tiếng ồn gia tăng, đặc biệt là ở khu vực phía đông nam đất nước.”

Sau đó, họ thông báo rằng do “mức độ đe dọa giảm”, hoạt động của máy bay đang làm nhiệm vụ trong không phận Ba Lan đã kết thúc và các nguồn lực trở lại hoạt động bình thường.

3. Trong động thái 'cực kỳ hiếm hoi' Đảng Cộng hòa tham gia cùng Đảng Dân chủ về Dự luật viện trợ nước ngoài

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Republicans Join Democrats on Foreign Aid Bills in 'Incredibly Rare' Move”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đã cùng nhau bỏ phiếu thông qua quy định tranh luận về các dự luật viện trợ nước ngoài, một động thái được mô tả là “cực kỳ hiếm hoi”.

Ủy ban Nội quy Hạ viện đã thông qua một quy định vào cuối ngày thứ Năm để chuyển gói viện trợ nước ngoài trị giá 95,3 tỷ Mỹ Kim đã gây tranh cãi kéo dài lên sàn để bỏ phiếu.

Quy tắc này đã được thông qua với tỷ lệ chín phiếu trên ba, với tất cả sự bất đồng quan điểm đều đến từ đảng Cộng hòa.

Quốc hội đã tranh cãi trong nhiều tháng về một gói viện trợ được Thượng viện thông qua vào tháng 3.

Trong khi nó nhận được sự ủng hộ của các đảng viên Đảng Dân chủ, một số đảng viên Đảng Cộng hòa như Dân biểu Georgia Marjorie Taylor Greene đã lên tiếng phản đối việc gửi thêm viện trợ cho Ukraine. Tháng trước, họ đưa ra kiến nghị bãi nhiệm Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson, và chỉ trích dự luật chi tiêu 1,2 ngàn tỷ Mỹ Kim để tài trợ cho các cơ quan chính phủ.

Trong khi đó, đảng Cộng hòa chiếm đa số rất mỏng trong Hạ viện, gây khó khăn cho việc thông qua đạo luật gây tranh cãi nếu không có sự ủng hộ đầy đủ của các thành viên Quốc Hội.

Hạ viện sẽ coi gói viện trợ này là ba dự luật viện trợ riêng biệt cho Ukraine, Israel và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và gói thứ tư bao gồm lệnh cấm TikTok và các ưu tiên an ninh quốc gia khác; chúng sẽ được khâu lại với nhau trong một biện pháp chung.

Bảy sửa đổi sẽ được xem xét trong quy tắc.

Các đảng viên Cộng hòa đã bỏ phiếu chống lại quy tắc này là Dân biểu Kentucky Thomas Massie, Chip Roy của Texas và Ralph Norman của Nam Carolina.

Nhà báo Lisa Desjardins của PBS NewsHour gọi sự ủng hộ của lưỡng đảng đối với quy tắc này là “cực kỳ hiếm”.

Nhóm bảo thủ House Freedom Caucus đã ra tín hiệu phản đối quy định này.

Nhóm Tự do Hạ viện sẽ bỏ phiếu chống về đối với gói bổ sung chiến tranh nước ngoài mà họ gọi là 'Nước Mỹ cuối cùng' – “American Last’ thay vì “Nước Mỹ trước hết” – “American First” vì an ninh biên giới bằng 0 và kêu gọi tất cả các thành viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện cũng làm như vậy

Việc bỏ phiếu về các dự luật sẽ được tiến hành vào hôm thứ Sáu, với cuộc bỏ phiếu thông qua cuối cùng dự kiến vào thứ Bảy.

Nếu được thông qua, chúng sẽ được kết hợp thành một bản sửa đổi trước khi được gửi tới Thượng viện.

Tổng thống Joe Biden đã cam kết sẽ ký thành luật ngay khi các dự luật này được thông qua.

4. Đại sứ Ukraine 'lạc quan thận trọng' về cuộc bỏ phiếu viện trợ sắp tới của Mỹ

Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine's ambassador 'cautiously optimistic' about upcoming US aid vote”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Đại diện Ukraine tại Mỹ đang làm việc “không ngừng nghỉ” với các nhà lập pháp Mỹ để thuyết phục họ thông qua dự luật viện trợ Ukraine, dự kiến bỏ phiếu vào thứ Bẩy 20 Tháng Tư, đại sứ Ukraine tại Mỹ Oksana Markarova nói với Kyiv Independent hôm 19 Tháng Tư.

Markarova nói: “Từ công việc căng thẳng của chúng tôi với cả hai đảng và sự chấp thuận của ủy ban về thủ tục bỏ phiếu ngày hôm nay, lần này tôi lạc quan một cách thận trọng.

Sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine đã bị chặn một cách hiệu quả kể từ mùa thu năm 2023, dẫn đến tình hình trên chiến trường xấu đi nhanh chóng.

Sau nhiều tháng trì hoãn và một số phiên bản của dự luật viện trợ nước ngoài bị trật bánh do đấu đá chính trị, Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson đã công bố kế hoạch của mình vào đầu tuần này để bỏ phiếu về gói này thành bốn dự luật riêng biệt vào ngày 20 tháng 4.

Đảng Dân chủ và Tổng thống Hoa Kỳ Tổng thống Joe Biden đã bày tỏ sự ủng hộ đối với dự luật trị giá 61 tỷ Mỹ Kim bao gồm cả hỗ trợ quốc phòng và viện trợ kinh tế dưới hình thức cho vay. Ngược lại, đề xuất này chắc chắn vấp phải sự phản đối từ cánh hữu của Đảng Cộng hòa, với một số người bảo thủ thậm chí còn đe dọa lật đổ Chủ tịch Hạ Viện.

Đại sứ nhận xét: “Một đường lối mới trong đề xuất này là hỗ trợ ngân sách sẽ được cung cấp dưới dạng các khoản vay, không giống như 23 tỷ Mỹ Kim hỗ trợ ngân sách trực tiếp dưới dạng tài trợ trong ngân sách trước đây”.

“Chúng tôi rất biết ơn vì trước đây Hoa Kỳ đã cung cấp cho chúng tôi các khoản tài trợ, điều chưa từng có đối với Hoa Kỳ và không chỉ cung cấp cho chúng tôi nguồn vốn rất cần thiết mà còn không làm tăng nợ cũng như góp phần ổn định tài chính công lâu dài.”

“Đồng thời, việc nhận hỗ trợ ngân sách dưới dạng cho vay phù hợp với cách Liên Hiệp Âu Châu và các đối tác khác luôn hỗ trợ chúng tôi và chúng tôi rất vui khi nhận được hỗ trợ ngân sách từ Mỹ dưới dạng các khoản vay ưu đãi nếu đây là cách duy nhất Quốc hội có thể làm để ủng hộ Ukraine.”

Markarova cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của một dự luật khác có trong gói đề xuất nhằm mục đích thu giữ tài sản bị đóng băng của Nga và chuyển chúng sang Ukraine thông qua Đạo luật REPO.

Đại sứ nói một cách lạc quan về cuộc bỏ phiếu sắp tới, nói rằng sau “nhiều nỗ lực và công việc cả công lẫn tư” của Ukraine và “các lực lượng ủng hộ Ukraine và ủng hộ tự do ở Mỹ”, dự luật cuối cùng có thể được thông qua vào cuối tuần này. Cô cũng tin rằng nếu gói này được Hạ viện thông qua, nó sẽ được Thượng viện thông qua.

Markarova nói: “Cả Lãnh đạo Chuck Schumer và Lãnh đạo Mitch McConnell đều hiểu tầm quan trọng của điều này đối với Ukraine cũng như lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ và đều lên tiếng về quan điểm của họ. Schumer đã công khai ủng hộ gói của Johnson.

Vào tháng 2, Thượng viện đã thông qua dự luật viện trợ trị giá 95 tỷ Mỹ Kim nhằm hỗ trợ tổng hợp cho Ukraine, Israel và Đài Loan, nhưng Johnson chưa bao giờ đưa nó ra bỏ phiếu trong Hạ Viện.

5. Nghị sĩ Đảng Cộng hòa chỉ trích đồng nghiệp: 'Họ muốn thấy Nga thắng'

Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Republican lawmaker hits out at colleagues: 'They would like to see Russia win'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.

Một nhà lập pháp Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ hôm 18 Tháng Tư đã chỉ trích các thành viên trong đảng của ông phản đối việc gửi viện trợ quân sự cho Ukraine, nói rằng họ “muốn thấy người Nga giành chiến thắng”.

Trong một cuộc phỏng vấn với C-SPAN, Don Bacon đã trình bày tình hình thảm khốc mà Ukraine đang gặp phải trên chiến trường, nói rằng nếu các dự luật không được thông qua, “người Nga sẽ ở Kyiv”.

Sau nhiều tháng trì hoãn và một số phiên bản của dự luật viện trợ nước ngoài bị bác bỏ do đấu đá chính trị, Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson đã công bố kế hoạch của mình vào đầu tuần này để bỏ phiếu về gói này thành bốn dự luật riêng biệt vào ngày 20 tháng 4.

Tuy nhiên, một số thành viên của đảng Cộng hòa - đặc biệt là Marjorie Taylor Greene - vẫn tiếp tục chỉ trích việc ủng hộ Ukraine và đe dọa sẽ tìm cách lật đổ Johnson nếu ông tiếp tục dự luật.

“Thật không may, một số đồng nghiệp của tôi muốn thấy người Nga giành chiến thắng. Tôi không biết tại sao lại như vậy. Tôi nghĩ đó là một điều khủng khiếp”, Bacon nói.

Dân biểu đảng Cộng hòa Dan Crenshaw đã lên tiếng về lời đe dọa lật đổ Chủ tịch Hạ Viện Mike Johnson: “Tôi đoán lý do của họ là họ muốn Nga thắng đậm đến mức muốn lật đổ Chủ tịch Hạ Viện vì điều đó. Ý tôi là đó là một quan điểm kỳ lạ.”

“Ukraine muốn được tự do. Họ muốn có một nền kinh tế thị trường tự do. Họ muốn trở thành một phần của phương Tây và điều đó có thể là yếu tố thay đổi cuộc chơi cho Âu Châu, và cho Ukraine, nếu Ukraine làm được điều đó”.

Những tình cảm này cũng được đồng nghiệp Đảng Cộng hòa của ông Dan Crenshaw bày tỏ trước đó trong ngày.

Theo Bloomberg, các đảng viên Đảng Dân chủ tại Hạ viện cho biết họ sẽ ủng hộ hàng loạt dự luật của Johnson và cũng có thể bảo vệ Johnson khỏi nỗ lực lật đổ ông của phe bảo thủ.

Nếu các dự luật được Hạ viện thông qua, chúng sẽ được gửi để bỏ phiếu bổ sung tại Thượng viện sớm nhất là vào tuần tới.

Tổng thống Joe Biden đã nói rằng ông sẽ ký gói này ngay sau khi nó được Quốc hội thông qua.

6. Truyền thông: Ngũ Giác Đài sẵn sàng nhanh chóng gửi vũ khí cho Ukraine nếu Quốc hội thông qua dự luật viện trợ

Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Media: Pentagon ready to quickly send Ukraine arms if Congress approves aid bill”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Ngũ Giác Đài chuẩn bị nhanh chóng gửi thiết bị quân sự cho Ukraine nếu Quốc hội thông qua dự luật viện trợ dự kiến bỏ phiếu vào cuối tuần này, Politico đưa tin hôm 19 Tháng Tư, dẫn nguồn tin.

Sau nhiều tháng trì hoãn, Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson ngày 17 Tháng Tư cho biết ông sẽ tiến hành bỏ phiếu tại Quốc hội về một loạt dự luật viện trợ nước ngoài cho Israel, Ukraine và Đài Loan. Cuộc bỏ phiếu dự kiến diễn ra vào ngày 20 tháng 4.

Dự luật đã thông qua một bước thủ tục quan trọng vào ngày 19 tháng 4, vượt qua sự phản đối của Đảng Cộng hòa và cho phép cuộc bỏ phiếu được tiến hành.

Các quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên nói với Politico rằng Ngũ Giác Đài đã chuẩn bị một gói hỗ trợ quân sự với hy vọng dự luật sẽ được thông qua.

Theo một trong các quan chức, một số thiết bị quân sự được đề xuất sẽ được đặt ở Âu Châu và có thể đến Ukraine trong vòng vài ngày sau cuộc bỏ phiếu thành công, trong khi các vật liệu khác có thể phải mất vài tuần.

Các quan chức cho biết, việc cung cấp vũ khí sẽ bao gồm các hệ thống pháo và các hệ thống phòng không, đạn pháo và hỏa tiễn.

Mốc thời gian tăng tốc đã được phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Tướng Pat Ryder nhắc lại trong bình luận tại cuộc họp báo ngày 18 Tháng Tư.

Ryder cho biết, Mỹ có “mạng lưới hậu cần rất mạnh mẽ cho phép chúng tôi vận chuyển trang thiết bị rất nhanh chóng”.

Ông nói thêm: “Chúng tôi chắc chắn hiểu và đánh giá cao sự cấp bách và sẵn sàng hành động nhanh chóng”.

7. Quan chức Ukraine nói về gói viện trợ của Mỹ: 'Chúng tôi không có kế hoạch B'

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Official Talks US Aid Package: 'We Have No Plan B'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba hôm thứ Năm đã nhắc lại rằng đất nước của ông không có “Kế hoạch B” đối với viện trợ quân sự từ Hoa Kỳ.

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện cuối cùng cũng đưa gói chi tiêu viện trợ nước ngoài ra bỏ phiếu vào thứ Bảy, trong đó bao gồm biện pháp trị giá 60,84 tỷ Mỹ Kim để hỗ trợ phòng thủ của Ukraine trước Nga. Dự luật đã nhận được sự ủng hộ từ cả hai phía, bao gồm cả Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson, mặc dù một số nhà lập pháp Đảng Cộng hòa vẫn tiếp tục phản đối việc thông qua chi tiêu bổ sung.

Kuleba nói với các phóng viên rằng Kyiv “không cần” có một kế hoạch dự phòng trong trường hợp dự luật Hạ viện không được thông qua vào cuối tuần này, đồng thời nói thêm, “Kế hoạch A của chúng tôi là đưa ra những quyết định mạnh mẽ nhất cho Ukraine, không phải là một nửa quyết định.”

Kuleba, người đã nói chuyện với các phóng viên sau cuộc gặp với Nhóm 7 Bộ trưởng Ngoại giao ở Ý, nói: “Hãy nhìn xem, tôi không có kế hoạch B.

“Kế hoạch A, tức là thông qua một dự luật mạnh mẽ, phải có hiệu quả,” ông tiếp tục, đồng thời cho biết thêm rằng Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken “ủng hộ” ý tưởng này “và nói rằng chúng tôi phải tập trung hoàn toàn vào các quyết định mạnh mẽ cho Ukraine, vì vậy hãy thực hiện kế hoạch A.”

Kuleba đưa ra nhận xét tương tự trong cuộc phỏng vấn với CNN hồi tháng Giêng, vài tuần sau khi gói viện trợ cuối cùng của Mỹ dành cho Ukraine được Tổng thống Joe Biden công bố vào cuối năm 2023.

“Chúng tôi không có kế hoạch B. Chúng tôi tin tưởng vào kế hoạch A,” Kuleba nói với mạng lưới trong khi trả lời các câu hỏi về cách Kyiv lên kế hoạch để bảo đảm hỗ trợ quân sự bổ sung từ Washington. “Ukraine sẽ luôn chiến đấu bằng những nguồn lực được cung cấp. Và... những gì được trao cho Ukraine không phải là bác ái. Đó là một khoản đầu tư để bảo vệ NATO và bảo vệ sự thịnh vượng của người dân Mỹ.”

Blinken trước đó đã kêu gọi Quốc hội thông qua dự luật chi tiêu quân sự mới cho Ukraine trong khi nói chuyện với Ngoại trưởng Anh David Cameron, nói rằng nguồn tài trợ bổ sung mà Tổng thống Biden yêu cầu là “khẩn cấp”.

Johnson đã lên tiếng về dự luật viện trợ mới nhất vào thứ Năm, nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo rằng ông sẽ “chấp nhận rủi ro cá nhân” bằng cách đẩy mạnh gói chi tiêu. Chức Chủ tịch Hạ Viện của ông đã bị đe dọa bởi một số Dân biểu Cộng hòa có đường lối cứng rắn, những người đã cố gắng thông qua chi tiêu viện trợ nước ngoài bổ sung trừ khi luật được ban hành nhằm hạn chế tình trạng di cư dọc biên giới Mỹ-Mễ Tây Cơ.

“Triết lý của tôi là bạn làm điều đúng đắn và sau đó phó mặc cho số mệnh,” Johnson nói khi được các phóng viên hỏi tại sao ông lại sẵn sàng đẩy mạnh các dự luật chi tiêu nước ngoài trong bối cảnh có động thái đe doạ chống lại ông. “Nếu tôi hoạt động vì sợ mất việc, tôi sẽ không bao giờ có thể làm được công việc của mình,” ông nói.

8. Ảnh vệ tinh cho thấy việc nâng cấp Hạm đội Hắc Hải của Nga

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Satellite Photo Shows Russian Black Sea Fleet Upgrades”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Nga đã nâng cấp cảng chính phía đông của Hạm đội Hắc Hải sau các cuộc tấn công của Ukraine vào Crimea, nơi Mạc Tư Khoa đặt phần lớn lực lượng hải quân trong khu vực, các hình ảnh vệ tinh mới cho thấy.

Bộ Quốc phòng Anh hôm thứ Năm cho biết Nga “rất có thể” đã đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng, như hậu cần, bảo trì và hỗ trợ các hệ thống vũ khí tại cơ sở Novorossiysk.

Các cuộc tấn công dai dẳng của Ukraine, chủ yếu sử dụng thuyền không người lái cải tiến của hải quân và hỏa tiễn tầm xa, là một trong những khía cạnh thành công nhất trong cuộc chiến của Kyiv chống lại Nga. Ukraine đã thành công trong việc tiêu diệt một loạt tàu Nga và tấn công vào tài sản của Mạc Tư Khoa xung quanh bán đảo Crimea bị sáp nhập.

Nga đã kiểm soát bán đảo này suốt một thập kỷ, sử dụng nơi này làm căn cứ chính cho Hạm đội Hắc Hải và làm bàn đạp để tấn công Ukraine. Kyiv tuyên bố sẽ đòi lại Crimea.

Các quan chức Ukraine ước tính Nga đã mất khoảng 1 phần 3 Hạm đội Hắc Hải kể từ tháng 2/2022.

Điện Cẩm Linh đã di dời một số tài sản ở Hắc Hải từ bán đảo xa hơn về phía đông đến căn cứ Novorossiysk, ở khu vực Krasnodar của Nga, cách xa bờ biển Ukraine.

Nga cũng được cho là đang thiết lập một căn cứ khác ở Hắc Hải tại Abkhazia, một khu vực ly khai được quốc tế công nhận là một phần của Georgia. Điều này sẽ đẩy các nguồn tài nguyên của Nga ở Hắc Hải ra xa tầm với của Ukraine hơn nữa.

Chính phủ Anh hôm thứ Năm cho biết, một tàu khu trục lớp Grigorovich đã nạp lại hệ thống vũ khí của mình ở Novorossiysk vào đầu tháng Tư, một nhiệm vụ thường được thực hiện ở cảng Sevastopol của Crimea, đồng thời chia sẻ những hình ảnh cho thấy tàu khu trục này ở cảng phía đông Hắc Hải.

Kể từ đầu năm, Ukraine đã tấn công vào một số tàu của Hạm đội Hắc Hải của Nga bằng cách sử dụng cả hỏa tiễn và máy bay không người lái hải quân. Kyiv đã tấn công một số tàu đổ bộ, tàu trinh sát, tàu hộ tống và tàu tuần tra của Nga kể từ đầu năm 2024.

Tướng Christopher Cavoli, nhà lãnh đạo Bộ chỉ huy Âu Châu của Mỹ, nói với các nhà lập pháp Mỹ vào tháng 4 rằng mặc dù hải quân Nga “bị tổn thất đáng kể ở Hắc Hải”, lực lượng hải quân tổng thể của nước này vẫn mạnh mẽ và “hoạt động của hải quân Nga trên toàn thế giới đang ở đỉnh cao đáng kể”.

Tình báo Anh trước đây đã đánh giá rằng Nga đang sử dụng mồi nhử và hình bóng giả để ngăn chặn các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và hỏa tiễn của Ukraine nhằm vào các cơ sở ở Hắc Hải.

Mạc Tư Khoa cũng tuyên bố sẽ tăng cường bảo vệ xung quanh hạm đội của mình bằng súng máy cỡ nòng lớn để bắn vào các thuyền không người lái của hải quân đang lao tới trước khi chúng tấn công các tàu Nga. Bộ Quốc phòng Nga cho biết hồi tháng 3 rằng hỏa lực mới sẽ giúp “tăng khả năng sống sót của tàu thuyền” cùng với các chương trình huấn luyện mới “cả ban ngày lẫn ban đêm để đẩy lùi các cuộc tấn công khủng bố của đối phương”.

9. Bộ trưởng Ukraine cho biết Đan Mạch là quốc gia đầu tiên mua viện trợ quân sự cho Ukraine từ nhà sản xuất Ukraine

Đan Mạch đã trở thành quốc gia đầu tiên mua vũ khí và thiết bị cho Lực lượng vũ trang Ukraine từ một nhà sản xuất của chính Ukraine như một phần của gói viện trợ quân sự, Bộ trưởng Công nghiệp Chiến lược Oleksandr Kamyshin tuyên bố hôm 18 Tháng Tư.

Bộ Quốc phòng Đan Mạch hôm 16 Tháng Tư công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 2,2 tỷ kroner (313 triệu Mỹ Kim) cho Ukraine. Gói này bao gồm 200 triệu kroner Đan Mạch (28,5 triệu Mỹ Kim) dành cho việc mua hàng từ ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine.

Bộ Công nghiệp Chiến lược cho biết trong một tuyên bố: “Đây là quyết định đầu tiên và chưa từng có cho đến nay trong việc mua các sản phẩm quân sự từ các nhà sản xuất Ukraine với chi phí của một quốc gia khác”.

“Quyết định này cực kỳ quan trọng đối với cả Lực lượng Vũ trang Ukraine và nền kinh tế Ukraine. Năng lực sản xuất của ngành công nghiệp quốc phòng của chúng ta vượt xa sức mua của ngân sách nhà nước”.

Theo Kamyshin, ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine có năng lực trị giá khoảng 20 tỷ Mỹ Kim nhưng nhà nước chỉ có ngân sách 6 tỷ Mỹ Kim để mua vũ khí và trang thiết bị.

Kamyshin cho biết Ukraine đặt mục tiêu kêu gọi các đối tác nước ngoài đầu tư khoảng 10 tỷ Mỹ Kim vào việc sản xuất vũ khí của Ukraine vào năm 2024 như một phần của chiến dịch mới mang tên Zbroyari: Tự do Sản xuất.

Đan Mạch là quốc gia đầu tiên quyên góp cho chiến dịch, mở “con đường cho các quốc gia khác”, Kamyshin nói.

[Kim Thúy]

10. Ukraine nhắm máy bay không người lái thể thao chứa đầy chất nổ của mình vào radar chiến lược duy nhất của Nga có tầm quét xa đến 1.900 dặm hay 3.000 km

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Aims Its Explosive Sport Plane Drones At Russia’s Only 1,900-Mile Strategic Radar”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Mục tiêu thứ hai của máy bay thể thao do robot điều khiển chở đầy chất nổ của Ukraine là một mục tiêu lớn: đó là radar tầm xa 1.900 dặm hay 3.000 km ở thị trấn Kovylkino của Nga, cách tiền tuyến ở Ukraine 370 dặm hay 600km.

Tuần trước, người Ukraine đã điều động các máy bay không người lái tầm xa tấn công radar Container OTH khổng lồ nhưng được tường trình đã bắn hụt. Vì vậy hôm Thứ Tư, 17 Tháng Tư, họ đã thử lại - và ít nhất họ cũng đã đến gần được hệ thống radar rộng lớn với 145 cột buồm, mỗi cột cao ít nhất 100 feet.

Đoạn video quay từ mặt đất, có vẻ như do dân thường Nga thực hiện, mô tả chiếc máy bay thể thao Aeroprakt A-22 đã được sửa đổi bay về phía cơ sở Container — và sau đó bốc khói cuồn cuộn từ địa điểm vụ nổ.

Việc người Ukraine đã phải ném nhiều hơn một máy bay không người lái vào Container cho thấy việc tấn công một radar cách xa tiền tuyến Ukraine hàng trăm dặm và các bộ phận của nó trải rộng trên nhiều mẫu Anh là khó khăn như thế nào. Đừng mong đợi Container sẽ dễ dàng bị hạ gục. Tuy nhiên, người ta có thể mong đợi người Ukraine tiếp tục tấn công vào loại radar độc nhất vô nhị này.

Container trị giá 110 triệu Mỹ Kim là radar ngoài đường chân trời duy nhất của Nga hướng về phía Tây để giám sát không phận Âu Châu. Các radar OTH khác hướng về phía bắc từ Bắc Cực của Nga.

Một radar OTH phát tín hiệu của nó ra khỏi tầng điện ly để uốn theo độ cong của Trái đất. Trong Chiến tranh Lạnh, các cường quốc hạt nhân trên thế giới đã triển khai radar OTH để cảnh báo sớm về một cuộc tấn công nguyên tử sắp xảy ra. Ngày nay, radar OTH còn cho phép các nước giàu hơn phát hiện và theo dõi máy bay, hỏa tiễn và máy bay không người lái của đối phương từ rất xa.

Mặc dù radar OTH không nhất thiết phải chính xác như radar thông thường nhưng radar thông thường phải hoạt động trong phạm vi chỉ vài trăm dặm tính từ tiền tuyến. Điều đó làm cho nó dễ bị tổn thương trước mọi loại hỏa lực của đối phương.

Ngược lại, radar OTH sẽ miễn nhiễm với tất cả các loại vũ khí tấn công tầm xa nhất mà ít quốc gia có thể sở hữu. Trong phần lớn cuộc chiến kéo dài 26 tháng của Nga ở Ukraine, các chỉ huy phòng không Nga có thể yên tâm khi biết rằng radar có tầm nhìn xa nhất của họ vượt xa tầm bắn của đạn dược Ukraine.

Nhưng Kyiv, với sự hỗ trợ của nước ngoài, đã giao cho các kỹ sư giỏi nhất những nguồn tài trợ đáng kể để phát triển các loại máy bay không người lái tấn công tầm xa hoàn toàn mới. Và bắt đầu từ đầu năm nay, những máy bay không người lái này đã bay xa tới 600 dặm vào lãnh thổ Nga để tấn công các căn cứ không quân, trụ sở, kho chứa dầu và các ngành công nghiệp chiến lược – và bây giờ là radar Container.

Một trong những cuộc tấn công tầm xa dài nhất diễn ra vào ngày 2 tháng 4, khi quân đội Ukraine bay ít nhất một chiếc A-22 do robot điều khiển tới khu công nghiệp Đặc khu kinh tế Alabuga của Nga, cách biên giới Ukraine 600 dặm, và tấn công cơ sở sản xuất máy bay không người lái Shahed do Iran thiết kế cho Điện Cẩm Linh.

Máy bay thể thao tự bay là một trong những loại máy bay không người lái tầm xa tốt nhất trong số 15 loại máy bay không người lái tầm xa của Ukraine. Nó đủ lớn để chở hàng trăm kilo gram chất nổ cũng như đủ nhiên liệu cho một chuyến bay dài và với giá chỉ 90.000 Mỹ Kim cho khung máy bay, nó rất rẻ.

Ở cấp độ sản xuất, máy bay không người lái A-22 có thể mở rộng. Do đó, “chúng tôi dự đoán rằng sẽ có nhiều cuộc tấn công khác được thực hiện trong tương lai”, Nhóm Tình báo Xung đột Ukraine tuyên bố sau khi phân tích cuộc đột kích ở Alabuga, được cho là đã làm 14 người bị thương và làm hư hại nhà máy sản xuất máy bay không người lái và một ký túc xá gần đó cho công nhân.

Đó chính xác là những gì đã xảy ra hai tuần sau đó, khi ít nhất một chiếc A-22 lao về phía radar Container với trọng tải nổ.

Còn quá sớm để nói liệu cuộc tấn công bằng máy bay không người lái hôm Thứ Tư, 17 Tháng Tư, có làm hư hại Container hay không và mức độ nghiêm trọng như thế nào. Ngay cả việc lật đổ một hoặc nhiều tháp thu sóng cũng không thể vô hiệu hóa radar vĩnh viễn. Nếu người Ukraine thông minh, khéo léo và may mắn trong việc lập kế hoạch và thực hiện cuộc đột kích, họ có thể đã tấn công vào trung tâm điều khiển của radar, nếu không có trung tâm ấy thì các tòa tháp sẽ vô dụng.

Sau hai cuộc đột kích kéo dài một tuần, có thể nói rằng người Ukraine quyết tâm trấn áp nếu không muốn nói là quyết tâm phá hủy Container hoàn toàn. Đây rõ ràng là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn nhằm làm cho không phận Ukraine an toàn hơn cho các chiến đấu cơ Ukraine, bao gồm cả những chiếc F-16 cũ của Âu Châu sẽ đến trong những tuần tới, đồng thời làm mù mắt lực lượng phòng không Nga trước các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái sắp tới.

Giai đoạn kịch tính nhất của chiến lược chống radar đó xảy ra vào đầu năm nay, khi hỏa tiễn đất đối không tầm xa của Ukraine bắn hạ hai máy bay radar Beriev A-50 hiếm hoi của không quân Nga. Để kết thúc giai đoạn đó, máy bay không người lái của Ukraine đã tấn công vào nhà máy ở miền nam nước Nga, nơi Beriev sửa chữa những chiếc A-50 bị hư hỏng và chế tạo những chiếc mới.

Sau khi loại bỏ phần lớn kho vũ khí A-50 trước chiến tranh của Nga, Ukraine đã chuyển sự chú ý của họ và các máy bay không người lái ngày càng có khả năng hoạt động của họ sang các radar trên mặt đất của Nga.
 
Ukraine: Niềm vui vỡ oà. Diễn tiến cuộc bỏ phiếu lịch sử tại Hạ Viện Hoa Kỳ. Johnson có sao không?
VietCatholic Media
20:53 20/04/2024


1. Hạ viện đã thông qua một gói viện trợ nước ngoài quan trọng. Đây là những gì bạn cần biết

Đó là gói trị giá 95 tỷ Mỹ Kim

Các dự luật này cung cấp gần 61 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine, hơn 26 tỷ Mỹ Kim cho Israel và hơn 8 tỷ Mỹ Kim cho an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Dự luật thứ tư trong gói sẽ đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với việc tịch thu tài sản có chủ quyền bị đóng băng của Nga và một biện pháp có thể dẫn đến lệnh cấm TikTok trên toàn quốc.

Dự luật sẽ cho công ty mẹ của ứng dụng Trung Quốc, ByteDance, 9 tháng để bán công ty truyền thông xã hội này, nếu không nó sẽ bị cấm trên các ứng dụng ở Hoa Kỳ.

Cách Hạ viện bỏ phiếu cho từng biện pháp

Viện trợ Ukraine: 311-112. Đây là dự luật gây tranh cãi nhất và nó nhận được sự ủng hộ đồng thanh từ các đảng viên Đảng Dân chủ, trong khi Đảng Cộng hòa lại chia rẽ.

Viện trợ của Israel: 366-58

Viện trợ Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: 385-34

Dự luật trừng phạt TikTok và Iran: 360-58

Chuyện gì xảy ra tiếp theo

Đạo luật này sẽ được kết hợp thành một bản sửa đổi trước khi được gửi tới Thượng viện, nơi các nhà lập pháp sẽ bắt đầu bỏ phiếu vào thứ Ba.

Thượng viện sẽ thông qua gói này dễ dàng, sau đó gói này sẽ được chuyển tới Tổng thống Joe Biden, người đã ra tín hiệu rằng ông sẽ ký nó.

Công việc của Chủ tịch Johnson hiện vẫn an toàn

Dân biểu Đảng Cộng hòa Marjorie Taylor Greene cho biết bà sẽ không tiến hành đề nghị bãi nhiệm Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson vào thứ Bảy để cho phép các đồng nghiệp đảng Cộng hòa của bà lắng nghe ý kiến cử tri của họ trong thời gian nghỉ kéo dài một tuần.

2. Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin cho biết các dự luật viện trợ nước ngoài sẽ cho phép Bộ “tăng cường hỗ trợ an ninh cứu người”

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin hôm thứ Bảy đã chúc mừng việc Hạ viện thông qua gói viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine, Israel và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Ông nói: “Dự luật lưỡng đảng này sẽ cho phép Bộ tăng cường hỗ trợ an ninh cứu người để giúp Ukraine tự vệ trước sự xâm lược của Nga, hỗ trợ phòng thủ của Israel trước Iran và các lực lượng ủy nhiệm của họ, đồng thời tăng cường dòng viện trợ nhân đạo cần thiết khẩn cấp cho thường dân Palestine đang đau khổ ở Gaza”.

Austin nói thêm rằng gói dự luật sẽ “cứu mạng sống” và “thế giới đang theo dõi” những gì Hoa Kỳ làm.

“Chúng ta lại thấy rằng những rắc rối trong thời đại chúng ta sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn nếu không có sự lãnh đạo mạnh mẽ, ổn định của Hoa Kỳ để thúc đẩy các lợi ích an ninh cốt lõi của chúng ta,” Austin nói và nói thêm: “Chúng ta không bao giờ được đưa ra bất kỳ lý do gì cho bạn bè, đối thủ hoặc đối phương của mình có thể nghi ngờ quyết tâm của Mỹ.”

3. Quan chức cho biết Ukraine dành cả tuần để lên kế hoạch phục kích máy bay ném bom Tu-22M3 của Nga

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Spent Week Planning Ambush of Russian Tu-22M3 Bomber: Official”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Nhà lãnh đạo Tổng cục Tình báo Ukraine, gọi tắt là HUR, cho biết lực lượng không quân Kyiv đã được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ trong một tuần trước khi tiến hành cuộc tấn công hạ gục máy bay ném bom Tu-22M3 của Nga vào rạng sáng thứ Sáu.

Phát biểu với BBC Ukraine, Kyrylo Budanov, nhà lãnh đạo HUR, nói rằng binh sĩ Ukraine “đã chờ đợi rất lâu” để theo dõi chiếc chiến đấu cơ siêu thanh, được cho là đã bị bắn hạ cách biên giới Ukraine khoảng 300 km và bị rơi ở khu vực Stavropol của Nga. Đây là lần đầu tiên Kyiv hạ gục một trong những máy bay ném bom chiến lược của Mạc Tư Khoa khi nó đang bay trên không, và diễn ra trong bối cảnh Ukraine gia tăng các cuộc tấn công trên đất Nga.

“Chúng tôi đã chờ đợi rất lâu, chuẩn bị và cuối cùng đã thành công”, Budanov nói với BBC Ukraine. “Có thể nói, tuần vừa qua chính là 'cuộc phục kích'. Chúng tôi đang chờ đợi cho đến khi đạt được cột mốc mong muốn.”

Nhà lãnh đạo HUR không thảo luận chi tiết về hoạt động của Ukraine nhưng nói rằng lực lượng không quân Kyiv đã sử dụng “các kỹ thuật và phương tiện tương tự” như họ đã làm để tiêu diệt máy bay do thám quân sự A-50 của Nga. Ông cũng nói rằng máy bay ném bom Tu-22M3 – được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên biển và trên mặt đất – đã tạo ra một số “sự tàn phá nặng nề nhất” ở Odessa, một thành phố cảng trên Hắc Hải ở Ukraine, nơi thường xuyên bị Mạc Tư Khoa nhắm đến..

“Odessa bây giờ sẽ dễ dàng hơn một chút,” Budanov nói với BBC Ukraine.

Trước tuyên bố của HUR vào đầu ngày thứ Sáu, Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết một trong những máy bay ném bom của họ đã bị rơi ở “khu vực hoang vắng” ở Stavropol vì “trục trặc kỹ thuật”. Ba thành viên phi hành đoàn đã được đội tìm kiếm và cấp cứu di tản, đồng thời việc tìm kiếm phi công của chiếc máy bay đã di tản trong vụ tai nạn đang được tiến hành.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã trả lời các câu hỏi về việc Ukraine bắn rơi máy bay Tu-22M3 trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu, nói với các phóng viên rằng Kyiv có “quyền tự vệ” trước cuộc xâm lược của Nga.

Ông Stoltenberg nói: “Chúng ta phải nhớ rằng đây là một cuộc chiến tranh xâm lược, trong đó Nga đang tấn công một nước láng giềng, tấn công Ukraine. Ukraine có quyền tự vệ. Điều đó cũng bao gồm việc tấn công các mục tiêu quân sự hợp pháp bên ngoài Ukraine. Vì vậy, việc bắn hạ máy bay Nga được sử dụng để tấn công Ukraine là một phần quyền tự vệ của Ukraine”.

Putin trước đây từng nói rằng các cuộc tấn công và không kích trong lãnh thổ Nga có thể được coi là căn cứ để Mạc Tư Khoa chuyển sang sử dụng kho vũ khí hạt nhân của mình. Điện Cẩm Linh đã nhiều lần cảnh báo về leo thang hạt nhân kể từ khi nước này phát động cuộc xâm lược vào tháng 2/2022.

4. Máy bay NATO xuất kích trong cuộc tấn công hỏa tiễn tầm xa của Nga

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “NATO Aircraft Scrambled During Long-Range Russian Missile Strikes”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Máy bay NATO đã phải điều động sau khi Nga tiến hành các cuộc tấn công hỏa tiễn tầm xa vào Ukraine vào rạng sáng thứ Sáu.

Quân đội Ba Lan vào đầu ngày thứ Sáu thông báo rằng “hoạt động không quân tầm xa cường độ cao của Liên bang Nga đã được quan sát, liên quan đến các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn nhằm vào các vật thể nằm trên lãnh thổ Ukraine”.

Bộ Tư lệnh Tác chiến của Lực lượng Vũ trang Ba Lan cho biết thêm: “Tất cả các thủ tục cần thiết để bảo đảm an toàn cho không phận Ba Lan đã được triển khai và lực lượng không quân đang liên tục theo dõi tình hình.

“Các máy bay đang làm nhiệm vụ đã bắt đầu hoạt động trong không phận, điều này có thể dẫn đến mức độ tiếng ồn gia tăng, đặc biệt là ở khu vực phía đông nam đất nước.”

Sau đó, họ thông báo rằng do “mức độ đe dọa giảm”, hoạt động của máy bay đang làm nhiệm vụ trong không phận Ba Lan đã kết thúc và các nguồn lực trở lại hoạt động bình thường.

5. Trong động thái 'cực kỳ hiếm hoi' Đảng Cộng hòa tham gia cùng Đảng Dân chủ về Dự luật viện trợ nước ngoài

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Republicans Join Democrats on Foreign Aid Bills in 'Incredibly Rare' Move”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đã cùng nhau bỏ phiếu thông qua quy định tranh luận về các dự luật viện trợ nước ngoài, một động thái được mô tả là “cực kỳ hiếm hoi”.

Ủy ban Nội quy Hạ viện đã thông qua một quy định vào cuối ngày thứ Năm để chuyển gói viện trợ nước ngoài trị giá 95,3 tỷ Mỹ Kim đã gây tranh cãi kéo dài lên sàn để bỏ phiếu.

Quy tắc này đã được thông qua với tỷ lệ chín phiếu trên ba, với tất cả sự bất đồng quan điểm đều đến từ đảng Cộng hòa.

Quốc hội đã tranh cãi trong nhiều tháng về một gói viện trợ được Thượng viện thông qua vào tháng 3.

Trong khi nó nhận được sự ủng hộ của các đảng viên Đảng Dân chủ, một số đảng viên Đảng Cộng hòa như Dân biểu Georgia Marjorie Taylor Greene đã lên tiếng phản đối việc gửi thêm viện trợ cho Ukraine. Tháng trước, họ đưa ra kiến nghị bãi nhiệm Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson, và chỉ trích dự luật chi tiêu 1,2 ngàn tỷ Mỹ Kim để tài trợ cho các cơ quan chính phủ.

Trong khi đó, đảng Cộng hòa chiếm đa số rất mỏng trong Hạ viện, gây khó khăn cho việc thông qua đạo luật gây tranh cãi nếu không có sự ủng hộ đầy đủ của các thành viên Quốc Hội.

Hạ viện sẽ coi gói viện trợ này là ba dự luật viện trợ riêng biệt cho Ukraine, Israel và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và gói thứ tư bao gồm lệnh cấm TikTok và các ưu tiên an ninh quốc gia khác; chúng sẽ được khâu lại với nhau trong một biện pháp chung.

Bảy sửa đổi sẽ được xem xét trong quy tắc.

Các đảng viên Cộng hòa đã bỏ phiếu chống lại quy tắc này là Dân biểu Kentucky Thomas Massie, Chip Roy của Texas và Ralph Norman của Nam Carolina.

Nhà báo Lisa Desjardins của PBS NewsHour gọi sự ủng hộ của lưỡng đảng đối với quy tắc này là “cực kỳ hiếm”.

Nhóm bảo thủ House Freedom Caucus đã ra tín hiệu phản đối quy định này.

Nhóm Tự do Hạ viện sẽ bỏ phiếu chống về đối với gói bổ sung chiến tranh nước ngoài mà họ gọi là 'Nước Mỹ cuối cùng' – “American Last’ thay vì “Nước Mỹ trước hết” – “American First” vì an ninh biên giới bằng 0 và kêu gọi tất cả các thành viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện cũng làm như vậy

Việc bỏ phiếu về các dự luật sẽ được tiến hành vào hôm thứ Sáu, với cuộc bỏ phiếu thông qua cuối cùng dự kiến vào thứ Bảy.

Nếu được thông qua, chúng sẽ được kết hợp thành một bản sửa đổi trước khi được gửi tới Thượng viện.

Tổng thống Joe Biden đã cam kết sẽ ký thành luật ngay khi các dự luật này được thông qua.

6. Đại sứ Ukraine 'lạc quan thận trọng' về cuộc bỏ phiếu viện trợ sắp tới của Mỹ

Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine's ambassador 'cautiously optimistic' about upcoming US aid vote”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Đại diện Ukraine tại Mỹ đang làm việc “không ngừng nghỉ” với các nhà lập pháp Mỹ để thuyết phục họ thông qua dự luật viện trợ Ukraine, dự kiến bỏ phiếu vào thứ Bẩy 20 Tháng Tư, đại sứ Ukraine tại Mỹ Oksana Markarova nói với Kyiv Independent hôm 19 Tháng Tư.

Markarova nói: “Từ công việc căng thẳng của chúng tôi với cả hai đảng và sự chấp thuận của ủy ban về thủ tục bỏ phiếu ngày hôm nay, lần này tôi lạc quan một cách thận trọng.

Sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine đã bị chặn một cách hiệu quả kể từ mùa thu năm 2023, dẫn đến tình hình trên chiến trường xấu đi nhanh chóng.

Sau nhiều tháng trì hoãn và một số phiên bản của dự luật viện trợ nước ngoài bị trật bánh do đấu đá chính trị, Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson đã công bố kế hoạch của mình vào đầu tuần này để bỏ phiếu về gói này thành bốn dự luật riêng biệt vào ngày 20 tháng 4.

Đảng Dân chủ và Tổng thống Hoa Kỳ Tổng thống Joe Biden đã bày tỏ sự ủng hộ đối với dự luật trị giá 61 tỷ Mỹ Kim bao gồm cả hỗ trợ quốc phòng và viện trợ kinh tế dưới hình thức cho vay. Ngược lại, đề xuất này chắc chắn vấp phải sự phản đối từ cánh hữu của Đảng Cộng hòa, với một số người bảo thủ thậm chí còn đe dọa lật đổ Chủ tịch Hạ Viện.

Đại sứ nhận xét: “Một đường lối mới trong đề xuất này là hỗ trợ ngân sách sẽ được cung cấp dưới dạng các khoản vay, không giống như 23 tỷ Mỹ Kim hỗ trợ ngân sách trực tiếp dưới dạng tài trợ trong ngân sách trước đây”.

“Chúng tôi rất biết ơn vì trước đây Hoa Kỳ đã cung cấp cho chúng tôi các khoản tài trợ, điều chưa từng có đối với Hoa Kỳ và không chỉ cung cấp cho chúng tôi nguồn vốn rất cần thiết mà còn không làm tăng nợ cũng như góp phần ổn định tài chính công lâu dài.”

“Đồng thời, việc nhận hỗ trợ ngân sách dưới dạng cho vay phù hợp với cách Liên Hiệp Âu Châu và các đối tác khác luôn hỗ trợ chúng tôi và chúng tôi rất vui khi nhận được hỗ trợ ngân sách từ Mỹ dưới dạng các khoản vay ưu đãi nếu đây là cách duy nhất Quốc hội có thể làm để ủng hộ Ukraine.”

Markarova cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của một dự luật khác có trong gói đề xuất nhằm mục đích thu giữ tài sản bị đóng băng của Nga và chuyển chúng sang Ukraine thông qua Đạo luật REPO.

Đại sứ nói một cách lạc quan về cuộc bỏ phiếu sắp tới, nói rằng sau “nhiều nỗ lực và công việc cả công lẫn tư” của Ukraine và “các lực lượng ủng hộ Ukraine và ủng hộ tự do ở Mỹ”, dự luật cuối cùng có thể được thông qua vào cuối tuần này. Cô cũng tin rằng nếu gói này được Hạ viện thông qua, nó sẽ được Thượng viện thông qua.

Markarova nói: “Cả Lãnh đạo Chuck Schumer và Lãnh đạo Mitch McConnell đều hiểu tầm quan trọng của điều này đối với Ukraine cũng như lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ và đều lên tiếng về quan điểm của họ. Schumer đã công khai ủng hộ gói của Johnson.

Vào tháng 2, Thượng viện đã thông qua dự luật viện trợ trị giá 95 tỷ Mỹ Kim nhằm hỗ trợ tổng hợp cho Ukraine, Israel và Đài Loan, nhưng Johnson chưa bao giờ đưa nó ra bỏ phiếu trong Hạ Viện.

7. Nghị sĩ Đảng Cộng hòa chỉ trích đồng nghiệp: 'Họ muốn thấy Nga thắng'

Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Republican lawmaker hits out at colleagues: 'They would like to see Russia win'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.

Một nhà lập pháp Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ hôm 18 Tháng Tư đã chỉ trích các thành viên trong đảng của ông phản đối việc gửi viện trợ quân sự cho Ukraine, nói rằng họ “muốn thấy người Nga giành chiến thắng”.

Trong một cuộc phỏng vấn với C-SPAN, Don Bacon đã trình bày tình hình thảm khốc mà Ukraine đang gặp phải trên chiến trường, nói rằng nếu các dự luật không được thông qua, “người Nga sẽ ở Kyiv”.

Sau nhiều tháng trì hoãn và một số phiên bản của dự luật viện trợ nước ngoài bị bác bỏ do đấu đá chính trị, Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson đã công bố kế hoạch của mình vào đầu tuần này để bỏ phiếu về gói này thành bốn dự luật riêng biệt vào ngày 20 tháng 4.

Tuy nhiên, một số thành viên của đảng Cộng hòa - đặc biệt là Marjorie Taylor Greene - vẫn tiếp tục chỉ trích việc ủng hộ Ukraine và đe dọa sẽ tìm cách lật đổ Johnson nếu ông tiếp tục dự luật.

“Thật không may, một số đồng nghiệp của tôi muốn thấy người Nga giành chiến thắng. Tôi không biết tại sao lại như vậy. Tôi nghĩ đó là một điều khủng khiếp”, Bacon nói.

Dân biểu đảng Cộng hòa Dan Crenshaw đã lên tiếng về lời đe dọa lật đổ Chủ tịch Hạ Viện Mike Johnson: “Tôi đoán lý do của họ là họ muốn Nga thắng đậm đến mức muốn lật đổ Chủ tịch Hạ Viện vì điều đó. Ý tôi là đó là một quan điểm kỳ lạ.”

“Ukraine muốn được tự do. Họ muốn có một nền kinh tế thị trường tự do. Họ muốn trở thành một phần của phương Tây và điều đó có thể là yếu tố thay đổi cuộc chơi cho Âu Châu, và cho Ukraine, nếu Ukraine làm được điều đó”.

Những tình cảm này cũng được đồng nghiệp Đảng Cộng hòa của ông Dan Crenshaw bày tỏ trước đó trong ngày.

Theo Bloomberg, các đảng viên Đảng Dân chủ tại Hạ viện cho biết họ sẽ ủng hộ hàng loạt dự luật của Johnson và cũng có thể bảo vệ Johnson khỏi nỗ lực lật đổ ông của phe bảo thủ.

Nếu các dự luật được Hạ viện thông qua, chúng sẽ được gửi để bỏ phiếu bổ sung tại Thượng viện sớm nhất là vào tuần tới.

Tổng thống Joe Biden đã nói rằng ông sẽ ký gói này ngay sau khi nó được Quốc hội thông qua.

8. Truyền thông: Ngũ Giác Đài sẵn sàng nhanh chóng gửi vũ khí cho Ukraine nếu Quốc hội thông qua dự luật viện trợ

Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Media: Pentagon ready to quickly send Ukraine arms if Congress approves aid bill”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Ngũ Giác Đài chuẩn bị nhanh chóng gửi thiết bị quân sự cho Ukraine nếu Quốc hội thông qua dự luật viện trợ dự kiến bỏ phiếu vào cuối tuần này, Politico đưa tin hôm 19 Tháng Tư, dẫn nguồn tin.

Sau nhiều tháng trì hoãn, Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson ngày 17 Tháng Tư cho biết ông sẽ tiến hành bỏ phiếu tại Quốc hội về một loạt dự luật viện trợ nước ngoài cho Israel, Ukraine và Đài Loan. Cuộc bỏ phiếu dự kiến diễn ra vào ngày 20 tháng 4.

Dự luật đã thông qua một bước thủ tục quan trọng vào ngày 19 tháng 4, vượt qua sự phản đối của Đảng Cộng hòa và cho phép cuộc bỏ phiếu được tiến hành.

Các quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên nói với Politico rằng Ngũ Giác Đài đã chuẩn bị một gói hỗ trợ quân sự với hy vọng dự luật sẽ được thông qua.

Theo một trong các quan chức, một số thiết bị quân sự được đề xuất sẽ được đặt ở Âu Châu và có thể đến Ukraine trong vòng vài ngày sau cuộc bỏ phiếu thành công, trong khi các vật liệu khác có thể phải mất vài tuần.

Các quan chức cho biết, việc cung cấp vũ khí sẽ bao gồm các hệ thống pháo và các hệ thống phòng không, đạn pháo và hỏa tiễn.

Mốc thời gian tăng tốc đã được phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Tướng Pat Ryder nhắc lại trong bình luận tại cuộc họp báo ngày 18 Tháng Tư.

Ryder cho biết, Mỹ có “mạng lưới hậu cần rất mạnh mẽ cho phép chúng tôi vận chuyển trang thiết bị rất nhanh chóng”.

Ông nói thêm: “Chúng tôi chắc chắn hiểu và đánh giá cao sự cấp bách và sẵn sàng hành động nhanh chóng”.

9. Quan chức Ukraine nói về gói viện trợ của Mỹ: 'Chúng tôi không có kế hoạch B'

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Official Talks US Aid Package: 'We Have No Plan B'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba hôm thứ Năm đã nhắc lại rằng đất nước của ông không có “Kế hoạch B” đối với viện trợ quân sự từ Hoa Kỳ.

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện cuối cùng cũng đưa gói chi tiêu viện trợ nước ngoài ra bỏ phiếu vào thứ Bảy, trong đó bao gồm biện pháp trị giá 60,84 tỷ Mỹ Kim để hỗ trợ phòng thủ của Ukraine trước Nga. Dự luật đã nhận được sự ủng hộ từ cả hai phía, bao gồm cả Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson, mặc dù một số nhà lập pháp Đảng Cộng hòa vẫn tiếp tục phản đối việc thông qua chi tiêu bổ sung.

Kuleba nói với các phóng viên rằng Kyiv “không cần” có một kế hoạch dự phòng trong trường hợp dự luật Hạ viện không được thông qua vào cuối tuần này, đồng thời nói thêm, “Kế hoạch A của chúng tôi là đưa ra những quyết định mạnh mẽ nhất cho Ukraine, không phải là một nửa quyết định.”

Kuleba, người đã nói chuyện với các phóng viên sau cuộc gặp với Nhóm 7 Bộ trưởng Ngoại giao ở Ý, nói: “Hãy nhìn xem, tôi không có kế hoạch B.

“Kế hoạch A, tức là thông qua một dự luật mạnh mẽ, phải có hiệu quả,” ông tiếp tục, đồng thời cho biết thêm rằng Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken “ủng hộ” ý tưởng này “và nói rằng chúng tôi phải tập trung hoàn toàn vào các quyết định mạnh mẽ cho Ukraine, vì vậy hãy thực hiện kế hoạch A.”

Kuleba đưa ra nhận xét tương tự trong cuộc phỏng vấn với CNN hồi tháng Giêng, vài tuần sau khi gói viện trợ cuối cùng của Mỹ dành cho Ukraine được Tổng thống Joe Biden công bố vào cuối năm 2023.

“Chúng tôi không có kế hoạch B. Chúng tôi tin tưởng vào kế hoạch A,” Kuleba nói với mạng lưới trong khi trả lời các câu hỏi về cách Kyiv lên kế hoạch để bảo đảm hỗ trợ quân sự bổ sung từ Washington. “Ukraine sẽ luôn chiến đấu bằng những nguồn lực được cung cấp. Và... những gì được trao cho Ukraine không phải là bác ái. Đó là một khoản đầu tư để bảo vệ NATO và bảo vệ sự thịnh vượng của người dân Mỹ.”

Blinken trước đó đã kêu gọi Quốc hội thông qua dự luật chi tiêu quân sự mới cho Ukraine trong khi nói chuyện với Ngoại trưởng Anh David Cameron, nói rằng nguồn tài trợ bổ sung mà Tổng thống Biden yêu cầu là “khẩn cấp”.

Johnson đã lên tiếng về dự luật viện trợ mới nhất vào thứ Năm, nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo rằng ông sẽ “chấp nhận rủi ro cá nhân” bằng cách đẩy mạnh gói chi tiêu. Chức Chủ tịch Hạ Viện của ông đã bị đe dọa bởi một số Dân biểu Cộng hòa có đường lối cứng rắn, những người đã cố gắng thông qua chi tiêu viện trợ nước ngoài bổ sung trừ khi luật được ban hành nhằm hạn chế tình trạng di cư dọc biên giới Mỹ-Mễ Tây Cơ.

“Triết lý của tôi là bạn làm điều đúng đắn và sau đó phó mặc cho số mệnh,” Johnson nói khi được các phóng viên hỏi tại sao ông lại sẵn sàng đẩy mạnh các dự luật chi tiêu nước ngoài trong bối cảnh có động thái đe doạ chống lại ông. “Nếu tôi hoạt động vì sợ mất việc, tôi sẽ không bao giờ có thể làm được công việc của mình,” ông nói.

10. Ảnh vệ tinh cho thấy việc nâng cấp Hạm đội Hắc Hải của Nga

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Satellite Photo Shows Russian Black Sea Fleet Upgrades”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Nga đã nâng cấp cảng chính phía đông của Hạm đội Hắc Hải sau các cuộc tấn công của Ukraine vào Crimea, nơi Mạc Tư Khoa đặt phần lớn lực lượng hải quân trong khu vực, các hình ảnh vệ tinh mới cho thấy.

Bộ Quốc phòng Anh hôm thứ Năm cho biết Nga “rất có thể” đã đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng, như hậu cần, bảo trì và hỗ trợ các hệ thống vũ khí tại cơ sở Novorossiysk.

Các cuộc tấn công dai dẳng của Ukraine, chủ yếu sử dụng thuyền không người lái cải tiến của hải quân và hỏa tiễn tầm xa, là một trong những khía cạnh thành công nhất trong cuộc chiến của Kyiv chống lại Nga. Ukraine đã thành công trong việc tiêu diệt một loạt tàu Nga và tấn công vào tài sản của Mạc Tư Khoa xung quanh bán đảo Crimea bị sáp nhập.

Nga đã kiểm soát bán đảo này suốt một thập kỷ, sử dụng nơi này làm căn cứ chính cho Hạm đội Hắc Hải và làm bàn đạp để tấn công Ukraine. Kyiv tuyên bố sẽ đòi lại Crimea.

Các quan chức Ukraine ước tính Nga đã mất khoảng 1 phần 3 Hạm đội Hắc Hải kể từ tháng 2/2022.

Điện Cẩm Linh đã di dời một số tài sản ở Hắc Hải từ bán đảo xa hơn về phía đông đến căn cứ Novorossiysk, ở khu vực Krasnodar của Nga, cách xa bờ biển Ukraine.

Nga cũng được cho là đang thiết lập một căn cứ khác ở Hắc Hải tại Abkhazia, một khu vực ly khai được quốc tế công nhận là một phần của Georgia. Điều này sẽ đẩy các nguồn tài nguyên của Nga ở Hắc Hải ra xa tầm với của Ukraine hơn nữa.

Chính phủ Anh hôm thứ Năm cho biết, một tàu khu trục lớp Grigorovich đã nạp lại hệ thống vũ khí của mình ở Novorossiysk vào đầu tháng Tư, một nhiệm vụ thường được thực hiện ở cảng Sevastopol của Crimea, đồng thời chia sẻ những hình ảnh cho thấy tàu khu trục này ở cảng phía đông Hắc Hải.

Kể từ đầu năm, Ukraine đã tấn công vào một số tàu của Hạm đội Hắc Hải của Nga bằng cách sử dụng cả hỏa tiễn và máy bay không người lái hải quân. Kyiv đã tấn công một số tàu đổ bộ, tàu trinh sát, tàu hộ tống và tàu tuần tra của Nga kể từ đầu năm 2024.

Tướng Christopher Cavoli, nhà lãnh đạo Bộ chỉ huy Âu Châu của Mỹ, nói với các nhà lập pháp Mỹ vào tháng 4 rằng mặc dù hải quân Nga “bị tổn thất đáng kể ở Hắc Hải”, lực lượng hải quân tổng thể của nước này vẫn mạnh mẽ và “hoạt động của hải quân Nga trên toàn thế giới đang ở đỉnh cao đáng kể”.

Tình báo Anh trước đây đã đánh giá rằng Nga đang sử dụng mồi nhử và hình bóng giả để ngăn chặn các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và hỏa tiễn của Ukraine nhằm vào các cơ sở ở Hắc Hải.

Mạc Tư Khoa cũng tuyên bố sẽ tăng cường bảo vệ xung quanh hạm đội của mình bằng súng máy cỡ nòng lớn để bắn vào các thuyền không người lái của hải quân đang lao tới trước khi chúng tấn công các tàu Nga. Bộ Quốc phòng Nga cho biết hồi tháng 3 rằng hỏa lực mới sẽ giúp “tăng khả năng sống sót của tàu thuyền” cùng với các chương trình huấn luyện mới “cả ban ngày lẫn ban đêm để đẩy lùi các cuộc tấn công khủng bố của đối phương”.

11. Bộ trưởng Ukraine cho biết Đan Mạch là quốc gia đầu tiên mua viện trợ quân sự cho Ukraine từ nhà sản xuất Ukraine

Đan Mạch đã trở thành quốc gia đầu tiên mua vũ khí và thiết bị cho Lực lượng vũ trang Ukraine từ một nhà sản xuất của chính Ukraine như một phần của gói viện trợ quân sự, Bộ trưởng Công nghiệp Chiến lược Oleksandr Kamyshin tuyên bố hôm 18 Tháng Tư.

Bộ Quốc phòng Đan Mạch hôm 16 Tháng Tư công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 2,2 tỷ kroner (313 triệu Mỹ Kim) cho Ukraine. Gói này bao gồm 200 triệu kroner Đan Mạch (28,5 triệu Mỹ Kim) dành cho việc mua hàng từ ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine.

Bộ Công nghiệp Chiến lược cho biết trong một tuyên bố: “Đây là quyết định đầu tiên và chưa từng có cho đến nay trong việc mua các sản phẩm quân sự từ các nhà sản xuất Ukraine với chi phí của một quốc gia khác”.

“Quyết định này cực kỳ quan trọng đối với cả Lực lượng Vũ trang Ukraine và nền kinh tế Ukraine. Năng lực sản xuất của ngành công nghiệp quốc phòng của chúng ta vượt xa sức mua của ngân sách nhà nước”.

Theo Kamyshin, ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine có năng lực trị giá khoảng 20 tỷ Mỹ Kim nhưng nhà nước chỉ có ngân sách 6 tỷ Mỹ Kim để mua vũ khí và trang thiết bị.

Kamyshin cho biết Ukraine đặt mục tiêu kêu gọi các đối tác nước ngoài đầu tư khoảng 10 tỷ Mỹ Kim vào việc sản xuất vũ khí của Ukraine vào năm 2024 như một phần của chiến dịch mới mang tên Zbroyari: Tự do Sản xuất.

Đan Mạch là quốc gia đầu tiên quyên góp cho chiến dịch, mở “con đường cho các quốc gia khác”, Kamyshin nói.

12. Ukraine nhắm máy bay không người lái thể thao chứa đầy chất nổ của mình vào radar chiến lược duy nhất của Nga có tầm quét xa đến 1.900 dặm hay 3.000 km

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Aims Its Explosive Sport Plane Drones At Russia’s Only 1,900-Mile Strategic Radar”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Mục tiêu thứ hai của máy bay thể thao do robot điều khiển chở đầy chất nổ của Ukraine là một mục tiêu lớn: đó là radar tầm xa 1.900 dặm hay 3.000 km ở thị trấn Kovylkino của Nga, cách tiền tuyến ở Ukraine 370 dặm hay 600km.

Tuần trước, người Ukraine đã điều động các máy bay không người lái tầm xa tấn công radar Container OTH khổng lồ nhưng được tường trình đã bắn hụt. Vì vậy hôm Thứ Tư, 17 Tháng Tư, họ đã thử lại - và ít nhất họ cũng đã đến gần được hệ thống radar rộng lớn với 145 cột buồm, mỗi cột cao ít nhất 100 feet.

Đoạn video quay từ mặt đất, có vẻ như do dân thường Nga thực hiện, mô tả chiếc máy bay thể thao Aeroprakt A-22 đã được sửa đổi bay về phía cơ sở Container — và sau đó bốc khói cuồn cuộn từ địa điểm vụ nổ.

Việc người Ukraine đã phải ném nhiều hơn một máy bay không người lái vào Container cho thấy việc tấn công một radar cách xa tiền tuyến Ukraine hàng trăm dặm và các bộ phận của nó trải rộng trên nhiều mẫu Anh là khó khăn như thế nào. Đừng mong đợi Container sẽ dễ dàng bị hạ gục. Tuy nhiên, người ta có thể mong đợi người Ukraine tiếp tục tấn công vào loại radar độc nhất vô nhị này.

Container trị giá 110 triệu Mỹ Kim là radar ngoài đường chân trời duy nhất của Nga hướng về phía Tây để giám sát không phận Âu Châu. Các radar OTH khác hướng về phía bắc từ Bắc Cực của Nga.

Một radar OTH phát tín hiệu của nó ra khỏi tầng điện ly để uốn theo độ cong của Trái đất. Trong Chiến tranh Lạnh, các cường quốc hạt nhân trên thế giới đã triển khai radar OTH để cảnh báo sớm về một cuộc tấn công nguyên tử sắp xảy ra. Ngày nay, radar OTH còn cho phép các nước giàu hơn phát hiện và theo dõi máy bay, hỏa tiễn và máy bay không người lái của đối phương từ rất xa.

Mặc dù radar OTH không nhất thiết phải chính xác như radar thông thường nhưng radar thông thường phải hoạt động trong phạm vi chỉ vài trăm dặm tính từ tiền tuyến. Điều đó làm cho nó dễ bị tổn thương trước mọi loại hỏa lực của đối phương.

Ngược lại, radar OTH sẽ miễn nhiễm với tất cả các loại vũ khí tấn công tầm xa nhất mà ít quốc gia có thể sở hữu. Trong phần lớn cuộc chiến kéo dài 26 tháng của Nga ở Ukraine, các chỉ huy phòng không Nga có thể yên tâm khi biết rằng radar có tầm nhìn xa nhất của họ vượt xa tầm bắn của đạn dược Ukraine.

Nhưng Kyiv, với sự hỗ trợ của nước ngoài, đã giao cho các kỹ sư giỏi nhất những nguồn tài trợ đáng kể để phát triển các loại máy bay không người lái tấn công tầm xa hoàn toàn mới. Và bắt đầu từ đầu năm nay, những máy bay không người lái này đã bay xa tới 600 dặm vào lãnh thổ Nga để tấn công các căn cứ không quân, trụ sở, kho chứa dầu và các ngành công nghiệp chiến lược – và bây giờ là radar Container.

Một trong những cuộc tấn công tầm xa dài nhất diễn ra vào ngày 2 tháng 4, khi quân đội Ukraine bay ít nhất một chiếc A-22 do robot điều khiển tới khu công nghiệp Đặc khu kinh tế Alabuga của Nga, cách biên giới Ukraine 600 dặm, và tấn công cơ sở sản xuất máy bay không người lái Shahed do Iran thiết kế cho Điện Cẩm Linh.

Máy bay thể thao tự bay là một trong những loại máy bay không người lái tầm xa tốt nhất trong số 15 loại máy bay không người lái tầm xa của Ukraine. Nó đủ lớn để chở hàng trăm kilo gram chất nổ cũng như đủ nhiên liệu cho một chuyến bay dài và với giá chỉ 90.000 Mỹ Kim cho khung máy bay, nó rất rẻ.

Ở cấp độ sản xuất, máy bay không người lái A-22 có thể mở rộng. Do đó, “chúng tôi dự đoán rằng sẽ có nhiều cuộc tấn công khác được thực hiện trong tương lai”, Nhóm Tình báo Xung đột Ukraine tuyên bố sau khi phân tích cuộc đột kích ở Alabuga, được cho là đã làm 14 người bị thương và làm hư hại nhà máy sản xuất máy bay không người lái và một ký túc xá gần đó cho công nhân.

Đó chính xác là những gì đã xảy ra hai tuần sau đó, khi ít nhất một chiếc A-22 lao về phía radar Container với trọng tải nổ.

Còn quá sớm để nói liệu cuộc tấn công bằng máy bay không người lái hôm Thứ Tư, 17 Tháng Tư, có làm hư hại Container hay không và mức độ nghiêm trọng như thế nào. Ngay cả việc lật đổ một hoặc nhiều tháp thu sóng cũng không thể vô hiệu hóa radar vĩnh viễn. Nếu người Ukraine thông minh, khéo léo và may mắn trong việc lập kế hoạch và thực hiện cuộc đột kích, họ có thể đã tấn công vào trung tâm điều khiển của radar, nếu không có trung tâm ấy thì các tòa tháp sẽ vô dụng.

Sau hai cuộc đột kích kéo dài một tuần, có thể nói rằng người Ukraine quyết tâm trấn áp nếu không muốn nói là quyết tâm phá hủy Container hoàn toàn. Đây rõ ràng là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn nhằm làm cho không phận Ukraine an toàn hơn cho các chiến đấu cơ Ukraine, bao gồm cả những chiếc F-16 cũ của Âu Châu sẽ đến trong những tuần tới, đồng thời làm mù mắt lực lượng phòng không Nga trước các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái sắp tới.

Giai đoạn kịch tính nhất của chiến lược chống radar đó xảy ra vào đầu năm nay, khi hỏa tiễn đất đối không tầm xa của Ukraine bắn hạ hai máy bay radar Beriev A-50 hiếm hoi của không quân Nga. Để kết thúc giai đoạn đó, máy bay không người lái của Ukraine đã tấn công vào nhà máy ở miền nam nước Nga, nơi Beriev sửa chữa những chiếc A-50 bị hư hỏng và chế tạo những chiếc mới.

Sau khi loại bỏ phần lớn kho vũ khí A-50 trước chiến tranh của Nga, Ukraine đã chuyển sự chú ý của họ và các máy bay không người lái ngày càng có khả năng hoạt động của họ sang các radar trên mặt đất của Nga.