Gióp 7:1-4, 6-7; T.vịnh 146; 1Côrintô 9: 16-19, 22-23 Máccô 1: 29-39

Sách ông Gióp có thể giúp người giảng nói về sự đau khổ trong đời sống của chúng ta. Đó là một mầu nhiệm, và không phải là một vấn đề cần phải giải quyết. Nhưng chắc chắn đó là một vấn đề cần nói đến và mọi người đều muốn nghe.

Sách ông Gióp nêu lên vấn đề đau khổ của người vô tội. Quỷ Xatan ở trong tòa Thiên Chúa Tối Cao, đã được phép làm cho ông Gióp đau khổ. Chúng ta biết câu chuyện ông Gióp mất tất cả gia đình, tài sản và cả sức khỏe vật chất. Tên ông Gióp trở thành đồng nghĩa với sự đau khổ. Hãy nhớ, ông Gióp là một người vô tội. Khi các người quen thuộc đến nói với ông ta câu trả lời tận gốc là có lẽ ông ta hay tiền bối ông ta đã phạm tội, và Thiên Chúa không phạt những người vô tội. Ông Gióp không chấp nhận ý nghĩ đó. Đoạn sách chúng ta nghe hôm nay nói là chúng ta không đau khổ, và không có câu trả lời nào giải đáp sự đau khổ cho hài lòng. Hình như với ông Gióp đời sống là một sự đau khổ được lập lại. Chúng ta hãy dừng lại đây với ý khó diễn tả về đời sống con người. Với chúng ta, những ai đau khổ, ông Gióp nói lên điều chúng ta cảm thấy, là hình như đó là thân phận người phàm. Ông Gióp nói lên lời than oán, hay theo từ ngử của Kinh Thánh là lời Ai Oán.

Người giảng có thể nói về lời kinh Ai Oán như theo truyền thống. Một người bạn của một người mất một người chị thân mến trong trường hợp quá ư dau đớn nói: "tôi cầu nguyện và than trách với Thiên Chúa đã để điều đó xãy ra cho bạn". Nhiều người không dám làm Thiên Chúa buồn vì lời than trách đó. Có thể hình như chúng ta cảm thấy muốn than thở với Thiên Chúa. Nhưng, chúng ta đã được biết như ông Gióp, là chúng ta không nên than trách, rồi vì thế chúng ta không nói được gì cả và đành lòng lãnh nhận sự đau khổ và nghĩ là mình bị ruồng bỏ mà không dám nói lên. Sự chết của những người tốt, và sự đau khổ của trẻ con vô tội là điều không xứng đáng đối với tất cả chúng ta. (Lúc này người giảng có thể kể vài thí dụ) Thí dụ riêng hay những mình quen thuộc, hay trong bản tin tức ban chiều về những người tốt lành bi đau khổ. Ngay cả những người có vẽ như bằng an, không đau khổ về thân xác, nhưng lại đau khổ trong tâm hồn. Tất cả chúng ta, ai cũng đều khóc như nhau. Chúng ta liên hệ với nhau vì thân phận người phàm, cùng chịu đau khổ lần này hay lần khác trong đời sống chúng ta.

Ông Gióp có chán nản hay than oán hay không? Lời cầu nguyện của ông ta là một lời than Ai Oán, lời than trách của một người trung thành với Thiên Chúa. Đó là lời kinh nguyện của một người đầy đức tin, vì lời kinh đó diễn tả niềm tin vào một Đấng lắng tai nghe. Lời kinh đó nói là chúng ta không sống cô đơn trong khi chúng ta kêu than từ vực thẵm. Và lời kêu than của chúng ta không phải không ai nghe đến. Trong sách này, ông Gióp không được câu trả lời đầy đủ của Thiên Chúa. Nhưng, ông ta biết là Thiên Chúa không điếc tai, và lắng nghe lời than oán của một tôi tớ đau khổ và tín nhiệm mà không chịu chấp nhận câu trả lời đơn sơ về sự đau khổ. Trong sách này, ông Gióp bạo dạn nói với Thiên Chúa. Đó là lời kinh nguyện của sự thật, lời kinh nguyện đầy dũng cảm, và đầy tín nhiệm. Đối với một số người trong chúng ta, có thể đó là lời kinh độc nhất chúng ta có thể dâng lên trong lúc này. Cấu kinh hơn là thinh lặng, hơn là quay mặt đi khỏi Thiên Chúa.

Thiên Chúa không gây nên bệnh ung thư. Ngài cũng không gây tai nạn, hay sự đau khổ của người vô tội. Trái lại, suốt phúc âm chúng ta thấy Chúa Giêsu nâng đỡ gánh nặng cho chúng ta. Chúa Giêsu chia sẻ đời sống với chúng ta, và Ngài biết đời sống chúng ta nặng nề như thế nào. Nhiều người nghĩ đau khổ là hậu quả của tội lỗi. Điều chắc là nhiều sự đau khổ là bởi tội lỗi của chúng ta. Không phải chúng ta đau khổ vì chúng ta đã phạm tội. Nhưng chắc là tội lỗi đã là cốt lỏi của nhiều sự đau khổ như: kỳ thị chủng tộc, tham lam, thèm muốn, ham danh vọng v.v... Chúng ta tự hỏi sao Thiên Chúa lại không giúp tránh bớt đau khổ trên thế giới. Nhìn vào vấn đề khó khăn này, kết quả của một điều tra của Công Giáo mà tôi được biết thì, mặc dù những người chịu đau khổ, họ vẫn tin tưởng là Thiên Chúa yêu thương họ.

Trong bài Phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu chửa lành bà mẹ vợ ông Simon, và những người khác đưa đến với Ngài khi chiều đến. Nên để ý là sau khi Chúa Giêsu chữa bà mẹ vợ ông Phêrô, bà ta đứng dậy và phục vụ khách trong nhà. Thánh Máccô có ý nói là bà ta trở thành một môn đệ của Chúa Giêsu. Và phần việc của người môn đệ là sự được chữa lành khi gặp Chúa Giêsu, và nhờ Ngài mà môn đệ phục vụ nhân danh Ngài. Chúng ta, trong giáo hội, là những người môn đệ theo Chúa Giêsu chúng ta nên hiểu nhiệm vụ của chúng ta là chữa lành. Trong phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu là dấu chỉ Thiên Chúa muốn chữa sự đau khổ. Chúng ta không phải không biết đến sự hiên diện của đau khổ, và những lúc đau đớn trong đời sống chúng ta. Thật ra, chúng ta cố gắng hết sức để thắng sự đau khổ. Nhưng, trong khi Chúa Giêsu chữa lành những đau khổ trong các câu chuyện này, Ngài không chữa hết các đau khổ trên trần gian. Hình như chúng ta cố gắng chữa lành đau khổ được chừng nào hay chừng ấy. Và chúng ta còn phải đương đầu với mầu nhiệm của sự đau khổ còn lại.

Chúng ta nhìn xuyên suốt Phúc âm thánh Máccô, chúng ta thấy Chúa Giêsu luôn luôn đi giảng dạy. Hôm nay Chúa Giêsu nói vói ông Simon "chúng ta hãy đi nơi khác..." Đường Ngài đi đưa Ngài lên Giêrusalem là nơi Ngài chia sẻ hoàn toàn thân phận đau khổ và sự chết với chúng ta. Nhưng, câu chuyện không kết thúc ở đó, và vẫn tiếp tục, sau một thời gian, đến sự Phục Sinh. Việc chữa lành cho bà mẹ vợ ông Simon có ý nghĩa đưa đến sự phục sinh vì có lời "Người cầm lấy tay bà mà đỡ đậy", và tốt hơn là nên dịch "đưa bà sống dậy". Sự chữa lành này liên hệ vói thành quả thật sự của mầu nhiệm về sự đau khổ.

Có thể chúng ta không trả lời được câu hỏi về sự đau khổ trên trần gian. Tuy vậy, cũng như Chúa Giêsu, Ngôi Lời Nhập Thể, chúng ta có thể có mặt với những người đau khổ là đứng bên cạnh họ, cùng chịu đau khổ với họ, và nếu có thể được chúng ta làm gì để nâng đỡ sự đau khổ của họ. Đức tin của chúng ta nơi Chúa Giêsu, Đấng mà thánh Máccô hứa là sẽ tỏ quyền năng hơn, sẽ làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần, sẽ thêm năng lực cho chúng ta trong nhiệm vụ giúp chúng ta liên kết với những người đau khổ. Trong Bí Tích Thánh Thể chúng ta mừng hôm nay, hãy nhớ là bánh được bẻ ra, nhắc chúng ta là Chúa Giêsu ở đây với sự đau khổ của chúng ta, giúp chúng ta không nên mất hy vọng.

Có thể, sự đau khổ có ý nghĩa cuối cùng là mầu nhiệm cứu rỗi, và chữa lành của sự chết của Chúa Kitô. Sự đau khổ vô tội và sự chết của Ngài cho ý nghĩa mới vào sự đau khổ của chúng ta. Sự đau khổ của Chúa Giêsu cho kẻ khác có ý nghĩa cứu rỗi và đây là một mầu nhiệm còn sâu đậm hơn. Trong đời sống của Ngài, Chúa Giêsu cũng như chúng ta, đời sống không chấp nhận đau khổ và sự chết. Dù vậy, Ngài quyết chí, và tiếp tục tín nhiệm vào Thiên Chúa qua tất cả mọi sự. Chúa Giêsu sẽ tiếp tục cầu xin Thiên Chúa, tín nhiệm và tiếp tục đi lên Giêrusalem, chỉ cho chúng ta con đường Ngài đã đi. Chúng ta cùng đồng hành, và cùng một thổn thức với Ngài.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


5th Sunday In Ordinary Time (B)
Job 7: 1-4;6-7; Psalm 147; I Cor. 9: 16-19; 22-23; Mark 1: 29-39

The reading from Job gives the preacher an opportunity to discuss the mystery of suffering in our lives. It is a mystery and not a problem to be "solved," but it certainly is a subject well worth struggling with and one that will find, I think, eager hearers.

The Book of Job raises the question of innocent suffering. Satan, present in the Almighty's court, is given permission to afflict Job. We know the story of Job's loss of family, riches and his physical afflictions. His name has become synonymous with suffering. Remember, he is an innocent person. When his "comforters" come to tell him the stock answers that he, or his predecessors, must have sinned and thus God is not inflicting punishment on the innocent, Job rejects this often-thought opinion. The passage we have today states that we do suffer and that there is no satisfactory answer for this suffering. It seems, Job says, that life is a meaningless cycle of misery. Let's stop here with this harsh sounding description of life. For those of us who suffer, Job is expressing what we feel, what seems to be the human condition. He is voicing a complaint, or in biblical terms, a lament.

The preacher might reflect on this traditional prayer form – lamentation. A friend lost his beloved sister under tragic circumstances and said, "I prayed and complained to God for letting this happen." Many are afraid to "offend" God by voicing such a complaint. Maybe we feel like complaining to God, yet have been told, like Job, that we shouldn't and so we say nothing and carry our pain and feeling of rejection unvoiced . The death of good people and the suffering of innocent children is a scandal to all of us. (The preacher might list some current examples.) Whether personal examples, or those we witness on the evening news come to mind, we certainly have plenty of examples of good people suffering. Even those who seem comfortable and not suffering physical pain, still know the pain of emotional suffering. We all shed the same tears, we all are linked by our human condition of suffering at one time or another in our lives.

Is Job despairing or lamenting? His prayer is a Lamentation, a complaint of a faithful person to God. It is a prayer of great faith for it expresses belief in the One who is listening. It says that we are not alone as we cry out of the abyss, that our words do not fall on deaf ears. Job does not get a full answer from God in this book, but he does learn that God is not deaf and hears the complaint of this pained and trusting servant who will not accept simple answers about suffering. He speaks boldly to God in this book; it is a prayer of truth, a prayer of courage and a prayer of trust. For some of us it may be the only prayer we can pray at this time. It is better than silence, better than turning away from our God.

God doesn't cause cancer, accidents and the suffering of innocent people. Rather, the Gospel in its entirety, shows Jesus lightening our burdens. Jesus shares our life and knows how burdensome it can become. Many think suffering is the result of our sins. Certainly much suffering is caused by our sin. We don't suffer because we have sinned, but sin certainly is at the heart of a lot of our suffering – there is racism, greed, lust, thirst for power, etc. We wonder why God doesn't prevent the suffering in the world. Facing this imponderable, a survey of Catholics I read says that, despite the suffering they experience, they still believe in God's love for them.

In today's Gospel, Jesus is shown healing, first Peter's mother-in-law, and then those brought to him at sundown. Notice that after he cures the woman, she gets up to serve. Mark is hinting that she becomes a disciple and that the process of discipleship is first the healing encounter with Jesus that enables service in his name. We, the church, the followers of Jesus, must recognize our responsibility to stop suffering as much as we can. In today’s Gospel, Jesus is a sign of God's desire to deal with suffering. We do not deny the presence of suffering and the tragic in our lives, in fact, we do what we can to overcome it. But while Jesus deals with suffering and cures illnesses in these stories, he doesn't eliminate all pain from the world; somehow we deal with that suffering and its causes as we can, and are left with the awesome mystery of what remains.

We look at this Gospel of Mark in its entirety and notice that Jesus is constantly going somewhere. Today he says to Simon and his companions, "Let us move on...." His journey will take him to Jerusalem where he will share totally in our fate of suffering and death. But the story does not end there, it continues, after a waiting period, to the Resurrection. The Resurrection is hinted at in Jesus' cure of the mother-in-law, for the phrase "helped her up," is better translated, "raised her up" and this links this cure to the real completion of the mystery of suffering.

Maybe we can't answer the questions raised by suffering in our world. Though, like Jesus the Word made flesh, we can be there with those in grief – stand with them, suffer with them and, when possible, do what we can to alleviate their pain. Our faith in Jesus, the one whom Mark promises will be more powerful, and will baptize us with the Holy Spirit, will strengthen us in this task of solidarity with those who suffer. The Eucharist we celebrate today, remember it is broken bread, reminds us that Jesus is here with us in our pain, helping us not to lose hope.

Perhaps suffering only finds final meaning in the redemptive and healing mystery of Christ's own death. His innocent suffering and death have put new meaning on our own. His suffering for the sake of others has a redeeming aspect to it and this is an even more profound mystery! In his own life, Jesus, like us, was repelled when he was confronted by suffering and death. He is steadfast though, and continues to trust in God through it all. He will continue to pray to God, trust and walk forward to Jerusalem, showing us the path as he goes. We walk with him and he with us...we shed the same tears.