Amos 8: 4-7; T.vịnh 112; I Timôthê 2: 1-8;Luca 16: 1-13

Không có điều gì làm cho chúng ta chú ý trong cuộc sống, chỉ khi chúng ta gặp nguy khốn. Bạn đang trên đường lái xe nghe nhạc, bạn nghĩ đến gia đình sẽ được sum họp, lúc đó thình lình có khói bay ra trước đầu máy. Hay hơn nữa, khi bạn đi khám sức khỏe và chiếu X quang phổi, bác sĩ cho thấy trên phim, phổi có một vết mờ. Hay hoặc bạn cảm thấy bị đau thắt ở ngực và cánh tay trái bị ngứa. Hay lúc 3 giờ sáng bạn nghe điện thoại reo và nghe con bạn đang than khóc. Hay chuyện khác là công ty bạn làm việc đang giảm bớt nhân viên và bạn bị sa thải mất việc làm. Rồi chuyện bạn bị thương trên sân chơi trong lúc bạn mong được một học bổng cho môn thể thao. Lại càng nguy biến hơn khi được tin cái chết bất ngờ của một người thân thương.

Trong lúc gặp cơn nguy khốn, tất cả mọi sự việc khác đều phải để qua một bên, vì chúng ta phải giải quyết vấn đề cấp bách gần kề. Chúng ta tự hỏi "bấy giờ tôi phải làm gì" tôi có phải giải quyết việc này một mình tôi sao? tôi tìm đâu ra sự giúp đở? “tôi phải làm gì trước khi đến cuối ngày?"

Nếu chúng ta có được sự khôn ngoan, chúng ta sẽ biết, hay có được lời khuyên bảo tốt, sẽ giúp chúng ta đánh giá được tình hình, xem xét lại nguồn gốc thể chất và tình cảm của mình thì chúng ta có thể cố gắng đáp ứng lại hoàn cảnh môt cách tốt nhất. Vì chúng ta là người có đức tin, chắc chắn chúng ta cầu xin Chúa trao ban ơn khôn ngoan để biết phải làm gì và xin có ơn sức mạnh để làm việc đó. (một người hỏi bạn tôi: "Lời cầu nguyện nào đơn giản nhất và tốt nhất?" bạn tôi trả lời: "điều đó rất dễ đó là: XIN CỨU GIÚP”)

Không có điều gì làm chúng ta chú ý hơn là một cơn nguy khốn. Khi chúng ta nhận ra được tình hình đời sống quen thuộc hằng ngày của chúng ta, đã được thay đổi tốt đẹp hơn và không dể cho chúng ta thấy được.

Một cuộc khủng hoảng kinh tế, như nhiều người đang trải qua trong những ngày này vì cuộc chiến thương mãi giữa Hoa kỳ và Trung Hoa, cuộc chiến đó có ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống chúng ta. Đó là cuộc khủng hoảng về kinh tế mà người quản gia trong bài phúc âm hôm nay phải đối mặt. Ông ta bị bắt, do ông ta đã phung phí của cải của người chủ. Chúng ta không biết người quản gia đã làm gì... Có thể ông đã trộm cắp! Có thể ông bất tài không đủ sức làm quản gia! Chúng ta không biết được. Nhưng đó là một thời gian nguy khốn của người quản lý đó, Còn chúng ta, biết đã có điều gì khiến chúng ta chú ý, nếu không phải là một sự nguy khốn xảy ra trước mắt chúng ta.

Ông Steve Covey viết một quyển sách bán rất chạy: "7 thói quen của những người có hiệu xuất cao".

Nó được bán cho rất nhiều người có vấn để nan giải cần giải quyết. Đó là những người quản lý và các giám đốc điều hành, Nhưng lý do mà sách này dược bàn nhiều. Vì một số đông người không là quản lý cũng mua sách đó là do họ bị những tiêu đề của sách thu hút họ. Họ muốn trở thành "người có hiệu xuất cao" trong đời sống hằng ngày của họ. Thói quen đầu tiên ông Covey mô tả về người có hiệu xuất cao lại phù hợp với hành vi của người quản gia trong dụ ngôn hôm nay. Theo ông Covey người có hiệu xuất cao phải "Chủ động làm việc, có ý thức và có trách nhiệm". Đó là người quản gia trong câu chuyện phải không?

Người quản gia biết ông ta sẽ mất việc, và ông ta đang gặp nguy khốn. Trong một xã hội nghèo cơ cực, người lao động là một loại hàng hóa dễ dàng thay thế, dễ dàng bị trao cho những công việc thiếu ổn định đầy tuyệt vọng nhất là khi họ bị tai nạn hay bị chết trong công việc. Việc người quản gia thừa nhận ông không thể trở thành một người lao động bình thường được là một lựa chọn chính xác. Cuốc đất không nổi, ăn mày thì hổ ngươi, và chính vì thế ông ta đang gặp nguy khốn.

Vì thế, như cách ông Covey gợi ý, ông ta nên HOẠT ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ HƠN, HÃY TỰ QUYẾT ĐỊNH VÀ CÓ TRÁCH NHIỆM. Chúng ta đã biết những gì người quản gia đã làm. Trong lúc ông ta còn làm quản gia ông ta rút bớt khoản tiền cho vay của ông chủ bằng cách gọi các con nợ đến và bớt một phần món nợ cho họ. Nghe có vẻ như ông ta không thật thà phải không? Những gì ông ta có thể làm là đã tự loại bỏ những khoản được hưởng hoa hồng của ông ta trong các món nợ của chủ, và như thế ông ta sẽ thêm được bạn bè để khi ông ta mất chức quản gia sẽ có người “đón rước ông vào nhà họ.

Chúng ta có thể không hiểu lời Chúa Giêsu nói "quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái sự sáng khi xử sự với người đồng loại". Chúa Giêsu gọi chúng ta là "con cái sự sáng" Chúa Giêsu cho chúng ta một ví dụ về một người đàn ông gặp khủng hoảng. Người đó chú trọng đến chủ đích của việc ông ta phải làm và tự thực hiện điều đó, Và sau đó, Chúa Giêsu đang quay sang mỗi người chúng ta những kẻ đã nghe dụ ngôn này và nói "Còn anh em thì sao? Anh em có cố gắng hành động khôn khéo trong đời sống anh em chưa? Đã chú trọng về những việc gì và ai là người quan trọng của anh em? Hay anh em để việc không đáng kể đã xử dụng hết năng lực của anh em rồi chăng?"

Chúa Giêsu không nói dụ ngôn về người quản gia bất lương nhưng muốn cho chúng ta một bài học về một người có đầu kinh doanh sắc sảo như một "người có hiệu xuất cao" trong việc làm. Thay vào đó, Ngài muốn chúng ta trờ thành "người có hiệu xuất cao" như ông Covey nói là hãy tự quyết định và hành động có trách nhiệm trong liên hệ của chúng ta với Chúa Giêsu và với thế giới xung quanh chúng ta.

Đây là điều chúng ta nên biết: Rất khó trở nên người Kitô hữu nơi thế gian nầy. Xây dựng gia đình là một việc phải cân nhắc cẩn thận; việc làm có thể đòi hỏi chúng ta rất nhiều, đòi hỏi tiêu thụ biết bao năng lực; những mối quan hệ không cởi mở, vô tình bỏ qua và trở nên trì trệ. Thêm vào những khó khăn đó, chúng ta phải cố gắng giữ thăng bằng là một điều rất khó để tập trung đến những điều gì quan trọng và điều gì "những thứ nhỏ nhặt".

Trở nên môn đệ của Chúa Giêsu không phải là công việc bán thời gian hay một công việc phụ. Đó là việc híến thân toàn thời gian và chiếm tất cả mọi hoàn cảnh đời sống của chúng ta, không chỉ chiếm những điều chúng ta thường gọi là "đời sống thiêng liêng". Chúng ta phải sống trong thế gian và xem lại giá trị của nguồn gốc mà chúng ta có. Chúng ta làm thế nào biết tự sáng tạo trong việc xử dụng những gì chúng ta có. Khi chúng ta nghe lời thử thách của bài Phúc âm hôm nay, việc trung thành với đức tin là tất cả mọi sự trong đời sống của chúng ta. Chúng ta nên tự hỏi: bản tính căn bản và hoàn mỹ của tôi là gì? Có phải là một Kitô hữu chưa?. Vậy tôi phải làm thế nào để thực thi bản tính người Kitô hữu trong mọi hoàn cảnh và mọi lúc?

Đôi khi chúng ta phải đối mặt với những khủng hoảng trong cuộc sống dưới mọi hình thức. Sự hiểu biết của hầu hết chúng ta phần nhiều do qua kinh nghiệm sống hằng ngày. Chúng ta không muốn chờ đợi để khi gặp nguy khốn mới chú trọng đến việc phải làm. Chúng ta phải "chủ động nhanh, quyết định gọn và hành động có trách nhiệm", chúng ta hy vọng cuối cùng Chúa Giêsu sẽ ban phúc cho đời sống chúng ta vì chúng ta đã hành động khôn ngoan, không chỉ khi gặp nguy khốn mà là mỗi ngày trong đời sống chúng ta.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


25th SUNDAY -C-
Amos 8: 4-7; Psalm 113; I Timothy 2: 1-8; Luke 16: 1-13


Nothing gets our attention like a crisis. You’re driving a long listening to music, thinking about the family gathering you are going t,o when smoke starts billowing from under the car’s hood. Or, more seriously: you go for your usual annual physical and the chest X-Ray reveals a dark spot on your lung; you feel a tightness in your chest and your left arm begins to tingle; it’s 3 am and your phone wakes you, it’s your sobbing son or daughter; your company downsizes and you lose your job; you get injured on the playing field and there goes your hopes for an athletic scholarship; even more distressing....the sudden death of someone you love.

At a crisis moment every thing else takes a back seat, while we address the pressing issue at hand. We ask ourselves: "Now what will I do?" "Do I have to handle this alone?" "Where can I turn for help?" "What do I need to do before this day ends?"

If we have our wits about us, or someone is with us to give us good counsel, we evaluate the situation; look over our physical and emotional resources and try to respond as best we can. Because we are people of faith, we surely pray for wisdom to know what we must do and the strength to do it. (Someone asked a friend of mine, "What is the simplest and best prayer?" And she responded, "Oh that’s easy.......HELP!")

Nothing focuses us like a crisis, when we realize the pattern of our accustomed lives has been changed for good and without our consent!

An economic crisis, as many are experiencing these days because of the trade war, can profoundly affect our lives. It was an economic crisis that faced the steward/manager in today’s gospel. He was caught, we are told, for squandering his master’s property. We are not told how...or what he did.... Perhaps he was a thief. Perhaps, he was just incompetent. We don’t know. But it was crisis time for that steward. And we know there is nothing like a crisis to make us focus on essentials and what’s right before our eyes.

Steve Covey wrote a best seller: "7 Habits of Highly Effective People."

It sold to a lot of people dealing with professional problems – managers and executives. But it became a best seller. A a lot of other people were drawn to it, because of what the title suggested. They wanted to be, "highly effective people" in their daily lives The very first habit Covey lists of highly effective people, would fit the steward in today’s parable story. Highly effective people, he advises, must "Be proactive, take the initiative and be responsible." That’s our steward isn’t it?

He sees his job is about to end and he is in crisis. In a desperately poor society laborers were a throw-away commodity, easily replaced by other desperate laborers, if they got hurt, or killed on the job. The steward admits, being a laborer is not an option for him...he’s too soft. To go out on the streets and beg would shame him and his family. Yes, he is in a crisis.

So, as Steve Covey suggests, he becomes PROACTIVE, TAKES THE INITIATE AND ACT RESPONSIBLY. We heard what he did. While he was still in his position as steward he discounted debts owed his master. Sounds dishonest, doesn’t it? But what he probably did was eliminate the commission due him from those debts. And in doing that, he was making friends – those debtors would be grateful to him and, he hoped, when he was dismissed, they would, "welcome me into their home."

In case we missed what Jesus was suggesting, he says, "For the children of this world are more prudent in dealing with their own generation than are the children of the light" That‘s what Jesus calls us: "The children of the light!" He gives us an example of a man who has a crisis, focuses on what he has to do and does it. And then, it is as if Jesus is turning to each one of us who have heard this story and says: "And what about you? Are you acting prudently in your life – focusing on what and who are important? Or, are you letting lesser concerns consume your best energies?"

Jesus isn’t telling us a parable about a shrewd business-minded person as a lesson on how to be "highly effective people" at work. Rather, he wants us to be, in Steve Covey’s terms, his "proactive followers" – disciples who take the initiative and act responsibly in our relationships with him and the world around us.

This is something we know: The world is a hard place to be a Christian – raising a family is a balancing act; our jobs can demand so much from us, and consume our best energies; relationships can get neglected and become stagnant. Plus, with all that, it’s hard to keep a balance and keep things focused on what is really important and what’s the "small stuff."

Being a follower of Jesus is not a part time job, or a side occupation – it is a full time commitment and covers all aspects of our lives, not just what we commonly call our "spiritual lives." We have to live in our world and have to evaluate the resources at our disposal. How can we be creative in the use of what we have? Upon hearing the challenge of today’s gospel, to be faithful in all parts of our lives, we have to ask ourselves: What is my fundamental and total identity: is it being a Christian? Then, how can I put that into practice at all times and in all places?

At some moment we will all face a crisis of one kind or another. Most of us know that already... from personal experience. We don’t want to have to put off getting focused till a crisis forces us to do so. We want to be "proactive, take the initiative and act responsibly. It is our hope that at the end, Jesus will also find our lives commendable and bless us for acting prudently – not just when we were in crisis, but each day of our lives.