Isaia 9: 1-6; Tvịnh 95; Tito 2: 11-14; Luca 2: 1-14

Chúng ta tin lời thánh Phaolô nói "quả thế, ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ cho đến mọi người". Như thánh Phaolô đã nói với chúng ta trước đó Chúa Kitô, Đấng cứu độ chúng ta đã hiện ra trong lịch sử loài người, nên chúng ta hãy "từ bỏ đời sống vô luân, và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính, và đạo đức ở thế gian này". Lối sống mới này có thể được thực hiện nhờ ân sủng đã ban cho chúng ta. Thánh Phaolô lại nói thêm là chúng ta nên sống đời sống tốt đẹp "vì chúng ta trông chờ ngày hồng phúc vẫn hằng mong đợi, ngày Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa vĩ đại và là Đấng cứu độ chúng ta, xuất hiện vinh quang". Lời nói và tâm tình này là phần kinh nguyện của chúng ta sau kinh Lạy Cha trong bí tích Thánh Thể:

"Lạy Cha, xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ, xin đoái thương cho những ngày chúng con đang sống được bình an như Cha rộng lòng thương cứu giúp, chúng con sẽ luôn thoát khỏi tội lỗi, và được an toàn khỏi mọi biến loạn, đang khi chúng con chờ đợi ngày hồng phúc, ngày Đức Giêsu Kitô Đấng cứu độ chúng con ngự đến".

Đối với thánh Phaolô có một liên hệ không thể gián đoạn giữa điều chúng ta tin và việc chúng ta làm. Hãy để ý, như luôn trong trường hợp, ân sủng Thiên Chúa là nguồn gốc hành động của chúng ta. Ân sủng đã giúp chúng ta tin vào lòng yêu thương của Thiên Chúa. Ngài cứu độ chúng ta khỏi tội lỗi và thay đổi đời sống chúng ta. Thành quả là chúng ta có thể sống một đời sống mới, và hăng say làm việc thiện đang khi chúng ta "chờ đợi ngày hồng phúc". Phao lô nhắc nhở chúng ta là chúng ta chờ đợi "ngày Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa vũ trụ và là Đấng cứu độ chúng ta xuất hiện vinh quang". "Vinh quang của Thiên Chúa" thường là hình ảnh các ngôn sứ nói đến. Vinh quang đó nâng đở họ và gây nên hy vọng vào việc Thiên Chúa sẽ đến cứu độ dân chúng khỏi lưu đày.

Thánh Phaolô nói rõ là ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ, đem ơn cứu độ đến cho mọi người. Không ai bị loại trừ cả. Vì thế, đó là điều chúng ta phải tin là: chúng ta nên là gương mẫu sự hiện diện của ân sủng của Thiên Chúa qua cách chúng ta sống với nhau trong cộng đoàn tín hữu. Chúng ta cũng phải làm chứng cho ân sủng tràn trề của Thiên Chúa bằng cách sống một đời sống mới, chia sẻ tình yêu thương của Thiên Chúa với tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc hay đức tin v.v...

Chúa Kitô đã cứu độ chúng ta khỏi tội lỗi và đã ban cho chúng ta sự sống đời đời. Nhưng, trong thế gian chúng ta đang sống, điều đó chưa được biểu lộ, và vì thế chúng ta "chờ đợi hồng phúc" đó, là việc Đấng Mêsia trở lại. Ngay cả khi chúng ta, Kitô hữu mừng ngày Thiên Chúa sinh ra ở giũa chúng ta, chúng ta vẫn phải chờ đợi sự biểu lộ trong tương lai "vinh quang của Thiên Chúa vĩ đại của chúng ta". Trong lúc chờ đợi Thiên Chúa vinh thắng ngày sau hết đối với tội lỗi và sự chết, thánh Phaolô bày tỏ thành quả của ân sủng trên chúng ta là chúng ta "hăng say làm việc thiện". Chúng ta thực hiện việc thiện nhờ ân sủng thúc đẩy chúng ta.

Trong bài phúc âm, chúng ta nhận thấy sự biểu lộ mà Phaolô nêu lên là "vinh quang Thiên Chúa vĩ đại". Thật là một điều lạ lùng nói về việc Thiên Chúa biểu lộ "vinh quang" cho thế gian! Chúng ta tỏ vẻ tâm tình khi nói đến câu chuyện Chúa Giáng Sinh. Nhưng câu chuyện kể ra không chứng tỏ điều chúng ta thường gọi là "vinh quang". Trước tiên, thánh Luca nói là thánh Giuse và Đức Maria đã "thành hôn", và Đức Maria đang mang thai. Việc thành hôn là việc kết hợp hai người, nam và nữ. Thành hôn có thể chấm dứt vì sự chết hay ly dị. Thường thì một cặp nam nữ không được sống với nhau nếu họ chưa thành hôn. Đức Maria mang thai trước khi thành hôn. Người trong thành ở Galilê có thể nghĩ gì về Đức Maria? Họ sẽ bàn tán về ông Giuse và bà Maria. Sự việc không bắt đầu dễ dàng. Vậy "vinh quang" đã hứa về sự sinh ra của Đức Mêsia bởi đâu mà ra?

Ở Bêlem dân chúng đông đảo nên Đức Maria phải sinh hạ con mình trong hang đá, và đặt con trên máng cỏ cho loài vật ăn. Vậy sự "vinh quang" ở đâu? Khi nào vinh quang của Thiên Chúa chiếu tỏa như các ngôn sứ đã tiên đoán? Có thể là vinh quang đó đã chiều tỏa và có thể là chúng ta không biết trong lúc này của câu chuyện. Con Thiên Chúa nghèo nàn, trong cảnh nghèo nàn nhất là nằm trong máng cỏ cho loài vật ăn.

Nếu chúng ta tìm sự vinh quang của Thiên Chúa giũa thế gian vinh hiển và quyền uy thì chúng ta không nhận thấy vinh quang Thiên Chúa được. Câu chuyện mời gọi chúng ta tìm ở nơi khác để nhận thấy vinh quang chói lòa, là giũa những người nghèo nàn, những người ở ngoài vòng xã hội. Chúng ta tìm chung quanh thế giói chúng ta sống, qua cảnh ca nhạc rộn ràng nơi phố phường, nơi các gói quà trình bày thì đó là vinh quang giả tạo. Chúng ta cần phải nhìn kỹ nơi dân chúng thường không là vinh quang. Hôm nay Chúa Kitô sinh ra cho chúng ta ở nơi nào vậy? Hôm nay "thánh gia thất" ở trong trại di cư đầy những người chờ đợi được chấp nhận vào một quốc gia phải không? Đấng Thiên Chúa thật sự không từ một ngôi cao ở La mã, nhưng là một em bé nằm trong máng cỏ, di cư xa nhà. Vậy thì "vinh quang" ở đâu?

Chúng ta cần được giúp đở để nhận thấy điều thánh Phao lô gọi là "sự xuất hiện vinh quang Đức Kitô của Thiên Chúa vĩ đại và là Đấng cứu độ chúng ta". Nhưng, hãy đợi một chút, cấu chuyện sẽ tiếp tục. Một lần nữa, chúng ta ở giũa những người bé mọn, là các người chăn chiên, ở một nơi không ai để ý đến là "ngoài đông nội". Dân chúng ở đô thị thường xem các người chăn chiên là hạng người bé mọn nhất. Họ là nhũng người đi lang thang từ nơi này đến nơi nọ theo đàn vật họ chăn. Họ không có nơi ăn ở nhất định. Không ai tin tưởng họ. Khi nào họ đi qua theo đàn vật thì dân chúng dấu kỹ những đồ vật quý và che chở phụ nữ và trẻ em. Nếu chúng ta muốn tìm thấy vinh quang Thiên Chúa, chúng ta phải bỏ những dữ kiện cao sang của chúng ta ra một bên. Thiên Chúa ở trong những người bé mọn nhất và ở những nơi lạ lùng nhất.

Nhũng người chăn chiên này được nhắc đến vì họ đang cầu xin cho được Đấng Mêsia. Thật là trái với việc họ làm. Họ sống ngoài đồng nội với đàn vật họ chăn. Họ không giữ lề luật ngày Sabát và không cầu nguyện với công đoàn. Chúng ta cũng không biết họ có là thành phần của nhũng người được gọi là "nghèo" hay không? Họ chỉ sống ngoài đồng nội với bầy chiên là việc làm của họ. Ít nữa họ làm việc đó đàng hoàng là "sống ngoài đồng nội, thức đêm canh giữ đàn vật". Tuy vậy, đó không phải là việc độc nhất mà họ đáng được kể, và Thiên Chúa vẫn biểu lộ với họ "vinh quang chiếu tỏa chung quanh họ".

Ở đây Thiên Chúa không từ bỏ ai, nhưng Ngài muốn nói đến mọi sự cho các người chăn chiên. Thảo nào họ sợ sệt. Họ đang nhìn thấy sự cao cả vô vàn của Thiên Chúa, và họ biết là họ không đáng được ơn huệ đó. Dù vậy, Thiên Chúa bắt đầu biểu lộ một cách mới là tình thương xót của Ngài cho tất cả mọi người, bắt đầu từ người sống bên lề xã hội là các người chăn chiên.

Chúng ta đã cầu nguyện suốt Mùa Vọng "Xin Chúa Giêsu hãy ngự đến". "Hồng phúc" đã đến và đang ở giữa chúng ta. Câu chuyện đưa chúng ta đến là không nên tìm Thiên Chúa ở nơi trang hoàng lộng lẫy, nhưng ở giữa những người bé mọn, những người bị sa sút và thiếu thốn. Cũng như các người chăn chiên chúng ta hãy đứng dậy, bỏ qua việc chúng ta nghĩ có đáng hay không, và đi đến nơi xa xôi đồng nội mà chúng ta tìm thấy.

Không có điều gì rỏ ràng về một em bé mà các người chăn chiên trông thấy nằm trong máng cỏ. Các người chăn chiên sẽ là những người đưa tin mừng đầu tiên khi họ loan báo những điều họ trông thấy và nghe. Còn chúng ta thì sao? Chúng ta tìm thấy Thiên Chúa ở đâu? Giữa những người sang trọng sáng chói phải không? Có thể vậy. Nhưng chắc là, ít nhất theo câu chuyện, chúng ta tìm thấy Ngài ở giữa những người đơn sơ và không đáng kể. Nếu đó là sự thật, thì chúng ta hãy đứng lên đi tìm Ngài. Khi chúng ta gặp được Ngài, chúng ta hãy ca ngợi vinh quang của Thiên Chúa và hãy làm việc là chía sẻ với người khác Đấng chúng ta đã tìm thấy.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


Christmas Night
Isaiah 9: 1-6; Psalm 96; Titus 2: 11-14; Luke 2: 1-14

We believe what Paul says: "the grace of God has appeared, saving all…." Christ, our Savior, has appeared in human history therefore, Paul tells us, we must live "temperately, justly and devoutly in this age." This new way of living is made possible by the gift of grace. He adds we are to live good lives, "as we await the blessed hope the appearance of the glory of our great God and Savior Jesus Christ." This sentiment and wording are part of our prayer following the Lord’s prayer at our Eucharist:

"Deliver us Lord, we pray, from every evil, graciously grant peace in our days, that, by the help of your mercy, we may be always free from sin and safe from all distress as we await the blessed hope and the coming of our Savior Jesus Christ."

For Paul, there is an unbreakable connection between what we believe and how we act. Notice, as is always the case, God’s grace is the source of our behavior. Grace has convinced us of God’s love, delivered us from sin and transformed us. As a result, we can now live a new life and are eager to do what is good, as we "await the blessed hope." Paul reminds us that we await, "the appearance of the glory of our great God...." The "glory of God" was a frequent image used by the prophets. It sustaining them and stirred up hope in God’s eventual coming to rescue the people from slavery.

Paul makes it quite clear that God’s grace is available for all people. No one is excluded. So, there is an implicit mandate for us: we are to exemplify the presence of God’s grace by how we live among each other in our Christian community. We must also give witness to God’s universal grace by living in new ways, sharing God’s love with all people – no exceptions based on religion, race, creed etc.

Christ has saved us from sin and has offered us eternal life. But all in our world has not yet been made new and so we "await the blessed hope," the return of the Messiah. Even as we Christians celebrate God’s birth among us, we must still wait for the future appearance of "the glory of our great God." Meanwhile, as we wait for God’s final triumph over sin and death, Paul describes the effects grace has on us: we are "eager to do what is good." We put into practice the good works grace enables within us.

In the gospel we notice the emergence of what Paul spoke of: "the glory of our great God." What a strange way for God to manifest "glory" to the world! We tend to sentimentalize the Nativity Story. But the narrative certainly doesn’t show what we would usually call "glory." First of all, Luke tells us that Joseph and Mary were "betrothed," and that Mary was pregnant. Betrothal was a binding commitment for a couple. It could be broken by death or divorce. Normally a couple would not be alone together unless they were already married. Mary is pregnant before the wedding. What would her Galilean townspeople think about her? The couple would have been the object of gossip. Things were not getting off to a good start. Where’s the promised "glory" in the Messiah’s birth?

The overcrowded conditions meant Mary had to have her child in a manger. Where’s the glory in that? When will God’s glory shine forth as the prophets foretold? Maybe it’s already shining and maybe we miss it at this stage of the story. God’s Son is poor, in the poorest of conditions – lying in a trough for feeding animals.

If we are looking for God’s glory amid the world’s brilliance and power we will not see it. The story invites us to look elsewhere for God’s shining forth – among poor and peripheral people. We look around our world, past the mall music, extravagant displays and over-the-top gifts. Fake glory. We need to look more closely at people and places that, on first glance, are inglorious. Where’s Christ being born and coming to us today? Is today’s "holy family" in a refugee camp waiting to be admitted by a host country? The true God comes not on a throne in Rome, but as a helpless baby in a stable, displaced and away from home. Where’s the glory in that?

We need help to see what Paul has called "the appearance of the glory of our great God and Savior Jesus Christ." But wait a moment, the story continues. Once again we are among the least likely people, shepherds – in the least likely place, "in the fields." People in towns and cities considered shepherds the lowest class. They were wanderers, rootless and not to be trusted as they passed through with their flocks. Hide the valuables and guard the women and children. If we are going to see the glory of God we will have to put aside our criteria and sense of superiority. God shows up among the least likely people and in the strangest places.

These shepherds aren’t singled out because they were praying for a Messiah. Quite the contrary. Their profession kept them out with their sheep, unable to observe the Sabbath rituals and prayers with the community. We don’t even know if they could be counted among, what we call, "the deserving poor." They were just shepherds doing their jobs. At least, they seemed to be doing that well – "living in the fields and keeping night watch over their flock." Although it wasn’t for the shepherd’s singular worthiness, still God reveals God’s self to them: "the glory of the Lord shone around them."

God isn’t being sparing and minimalistic here; but is pulling out all the stops for these shepherds. No wonder they grow afraid. They are getting a glimpse into the immensity and grandeur of God and they know they don’t deserve this favor. Still, God’s beginning to show, in new ways, God’s love and mercy towards all people – starting with the outcast shepherds.

We have prayed all Advent: "Come Lord Jesus." The "blessed hope" has arrived and can be found already in our midst. The story directs us not to look for him in the grand and haughty, but among the least, the broken and the needy. Like the shepherds we will have to get up, put aside our presuppositions about worthiness, and come in from whatever far away field we find ourselves.

There was nothing inherently distinctive about the infant the shepherds saw lying in the manger. The shepherds will become the first evangelists when they share the good news of what they had seen and heard with others. What about us? Where shall we look for God? Among the bright, shiny and well-put together? Possibly. But certainly, at least that’s what the story tells us, we will find him among the simple and least significant. If that is true, let us get up and go look for him. When we find him we will praise God’s glory and get to work telling others about what we have found.