Isaia 61:1-2a, 10-11; I Thêsalônica. 5: 16-24; Gioan 1: 6-8, 19-28


Bài Phúc âm hôm nay đến ngay sau Lời Tựa của Phúc âm thánh Gioan "Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời, Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa" (Ga 1:1). Bài Phúc âm này nói về thực tế: Chúng ta gặp "một người tên là Gioan". Trong khi thánh Luca tả trường hợp ông Gioan sinh ra bởi Ông Zacharia và Bà Elizabeth là hai người đã lớn tuổi, thì Phúc âm thánh Gioan trình bày ông Gioan Tấy Giả đã lớn, đi rao giảng và làm phép rửa bên sông Jordan.

Ông Gioan, người phàm đầu tiên chúng ta gặp trong Phúc âm thánh Gioan, là người được biết ngay là "người được Thiên Chúa sai đến... để làm chứng về ánh sáng". Ông Gioan là người được hưởng ánh sáng và đó là bản tính của ông ta. Ông ta là người được sai đến để chia sẻ với người khác điều gì ông ta đã được hưởng. Ông ta không phải là người được tả là người làm phép rửa, hay là một ngôn sứ, nhưng là một "nhân chứng". Từ ngữ đó được dùng trên 30 lần trong Phúc âm thánh Gioan. "nhân chứng" là từ bởi tiếng Hy lạp "martyria" có nghĩa là "tử đạo". Trong Phúc âm thánh Gioan chúng ta biết một điều mới mà sau này dược diễn tả trong ba Phúc âm Nhất Lãm là làm sao mà ông Gioan được Thiên Chúa định như vậy. Ông ta sẽ bị "tử đạo", vì ông ta làm chứng cho ánh sáng mà Thiên Chúa gởi đến cho thế gian. Số phận ông Gioan cũng là dấu chỉ sự đối kháng của thế gian đối với những người theo ánh sáng mà chúng ta sẽ gặp. Qua phép rửa tội, chúng ta cũng như ông Gioan, được gọi làm nhân chứng cho Ngôi Lời Nhập Thể.

Nếu hôm nay người thuyết giảng đứng trước cộng đoàn và hỏi "Ai sẽ là nhân chứng cho Chúa Kitô?" Tất cả chúng ta, những người đã chịu phép rửa phải đưa tay lên. Nhưng, làm chứng nghĩa là trước hết phải là chứng nhân tại khung cảnh mà chúng ta đang sống. Chúng ta sẽ là những nhân chứng như thế nào? Điều đó tùy việc chúng ta biết Chúa Giêsu như thế nào. Chúng ta trông thấy và nghe Chúa Giêsu ở nơi nào và trong lúc nào trong đời sống chúng ta? Hôm nay chúng ta cảm nghiệm Ngài trong Ngôi Lời và Bí Tích, và trong lời giảng dạy của Giáo hội, trong cộng đoàn tín hữu, giữa những người nghèo khó và sống bên lề. Lễ Giáng Sinh sắp đến gần, chúng ta nghe câu chuyện Thánh Gia trốn qua Ai Cập. chúng ta được nhắc nhở là Đức Kitô cũng ở trong số những người di cư. Chúng ta cũng gặp Ngôi Lời trong cảnh vật thiên nhiên, trong tranh ảnh và những lúc chúng ta thinh lặng cầu nguyện. Trong những khung cảnh này và những nơi khác, ánh sáng chiếu tỏa qua bóng tối âm u của thế gian. Cũng như ông Gioan, chúng ta là tiếng nói để dọn đường cho Đức Kitô đến.

Một trong những cách đưa ngay đến việc làm chứng về đức tin của chúng ta vào Đức Kitô là nói lên điều đó. Có thể, người Công Giáo là những người có đức tin nhút nhát nhất khi nói đến "làm chứng" . Thật ra thì chúng ta có cách làm chứng mà không đối đáp "trước mặt" người khác.Tôi làm sao có thể là "một tiếng nói" để dọn đường cho Đức Kitô ngự đến?: bằng cách làm chứng đức tin của tôi trong cộng đoàn Giáo hội qua sự cộng tác đắc lực trong các tổ chức của giáo xứ và của địa phận; bằng cách là thành phần đắc lực của cộng đoàn để giúp người nghèo, người bị áp bức, người ít học, người di cư; bằng cách nói lên tiếng nói bênh vực các bào thai và các người bị bệnh nan y, và những tù nhân bị tử hình; bằng cách chống lại việc đàn áp những người thiểu số, người Hồi giáo, và người không có giấy tờ hợp pháp để cư ngụ; bằng cách yêu thương kẻ thù, và lên tiếng bênh vực các tạo vật Thiên Chúa dựng nên.

Cũng như ông Gioan Tẩy Giả là nhân chứng cho Đức Kitô đến, chúng ta được nhắc nhở rằng, làm chứng cho Chúa Kitô là một việc có thể gây khó khăn. Chúng ta nên nhớ rằng trong Kinh Thánh từ "làm chứng" là bởi từ "tử đạo" mà ra. Ông Gioan là một người "tử đạo" và chúng ta cũng sẽ như thế. Có thể là chúng ta không gặp chống đối mãnh liệt với việc chúng ta làm chứng vì danh Chúa Kitô. Trong xã hội ngày nay dân chúng thường không mấy để ý đến chúng ta, và làm lơ, hay gọi chúng ta là những người ngu si. Tuy vậy, bổn phận chúng ta là Kitô Hữu là làm chứng với kẻ khác, và chịu hậu quả của việc làm chứng đó, là bị đối xử thậm tệ hay bị gạt ra một bên.

Thường thì trong việc làm chứng cho Chúa Kitô đều luôn luôn gặp khó khăn. Nhất là trong mùa mua bán này. Khi người khác hỏi chúng ta muốn gì trong lễ Giáng Sinh, chúng ta có định đề nghị việc giúp các tổ chứ từ thiện hay không? Hay hoặc đề nghị tặng một con vật như: gà, vịt, dê, cừu cho người nghèo ở các quốc gia thiếu thốn hay không? Bạn nên xem trên mạng, trang của tổ chức quốc tế Heifer để biết một quà đầy ý nghĩa cho lễ Giáng Sinh. Thật là một sự lạ là đề nghị biếu một con dê cho lễ Giáng Sinh. Nhưng, đó có thể là việc thực tế để làm chứng cho ánh sáng Chúa Kitô trong thế gian, một ánh sáng chiếu qua bóng tối âm u và rọi vào gương mặt của những người nghèo.

Hôm nay chúng ta đến để thực hiện phụng vụ giữa Mùa Vọng. Nội việc chúng ta đến nhà thờ là chúng ta đã làm chứng cho ánh sáng. Chúng ta đã nói lên sự quan trọng của Chúa Giêsu trong đời sống chúng ta, và, cũng như ông Gioan Tấy Giả, chúng ta không chú trọng đến chúng ta, mà chú trọng đến Chúa Kitô. Hay, ít ra, chúng ta cố gắng chú trọng đến sự hiện diện của Chúa Kitô ở giữa chúng ta, trong cộng đoàn cầu nguyện, và là bước để chúng ta quay về ánh sáng thật sẽ đến trong thế gian.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP



3rd ADVENT (B)
Isaiah 61:1-2a, 10-11; I Thess. 5: 16-24; John 1: 6-8, 19-28

Today’s gospel passage comes right after the Prologue to John’s Gospel. "In the beginning was the Word: the Word was with God, and the Word was God" (John 1:1). Today’s passage moves to the very concrete. We meet "a man named John." While Luke describes the circumstances of his birth to the elderly couple Zachariah and Elizabeth, John’s Gospel presents the grownup Baptist already preaching and baptizing near the Jordan River.

John, the first human we meet in John’s Gospel, is immediately identified as "sent from God… to testify to the light." John is a recipient of the light and that is his identity: he is one sent to share what he has received with others. He is not described as the baptizer, or prophet, but as a "witness." It is a term used more than 30 times in John’s Gospel. "Witness" is derived from the ancient Greek "martyria," from which we get our word "martyr." We have an early hint in this gospel, which is further spelled out in the Synoptics, how John will meet his fate. He will be martyred for witnessing to the light God has sent into the world. John’s fate is also a hint to the opposition those who follow the Light of the world will meet. By our baptism we, like John, are called to be witnesses to the Word-made-flesh.

If the preacher were to stand before the congregation today and ask, "Who will be a witness to Christ?" – all of us baptized should raise our hands. But to give witness means we have first witnessed the events we are giving testimony to. What kind of witness shall we be? It depends on how well we have come to personally know Jesus. Where and how do we see and hear him in our lives? We experience him today in the Word and Sacrament; and in the teachings of our church; in our faith community; among the poor and outcast. As Christmas draws closer and we hear the story of the Holy Family’s flight into Egypt we are reminded that Christ is also found among displaced refugees and exiles. We also meet the Word in the world of nature, the arts and in our quiet times of prayer. In these and many other places, the light pierces the darkness of our world. Like John, we are then to be voices that prepare for the coming of Christ.

One of the most direct ways of witnessing to our faith in Christ is by talking about it. Perhaps Catholics are the shyest believers when it comes to "giving witness." Surely we can find ways to do that without being confrontational, or "in the face" of people. How could I be a "voice" that prepares for Christ’s coming? – by witnessing to my faith in my church community through active participation in parish and diocesan ministries; being part of my civic community’s efforts to help the poor, abused, uneducated and migrant; speaking up for the unborn, terminally ill, and those condemned to die; protesting violence towards minorities, Muslims and the undocumented; loving our enemies and being a voice for God’s beloved creation. What would you add to that list?

We are reminded that, as John was a witness to Christ’s coming, witnessing to Christ has its costs. Remember, "witness" in the Scriptures is derived from the word for martyr. John was "martyria" and so are we to be. Most likely we will not meet severe reactions to our witnessing in Christ’s name. In our society people will probably give a light listening and then ignore us, or call us naïve. Still, our job description as Christians is to give witness to others and suffer the consequences, being treated severely, or just being shrugged off.

It is always hard to witness to Christ, but especially in this consumer-oriented season. When people ask us what we want for Christmas would we suggest a donation to a favorable charity? Or, how about chickens, ducks, or goats for poor people in developing countries? Check the Heifer International webpage for meaningful Christmas giving. It is going to feel strange to ask for goats for Christmas, but that might be a concrete way to witness to the light of Christ in the world – a light which pierces the darkness and illumines the face of the poor to us.

We come to worship in the midst of Advent. Just by our coming here we are witnessing to the light. We have made a statement about the importance of Jesus in our lives and, like John the Baptist, we’re not preoccupied with ourselves, but are focused on Christ. Or, at least, we are trying to focus on him and being here, in our community of prayer, is one more step to our turning towards the true light who is coming into the world.