Êdêkien 33:7-994Tv. 62; Rôma 13: 8-10; Mátthêu 18: 15-21

Đoạn Phúc âm thánh Matthêu hôm nay nói về việc Chúa Giêsu xây dựng cộng đoàn. Vì thế chúng ta nên hiểu bài phúc âm hôm nay trong một hướng nhìn tổng thể sự việc. (đây là điều ắt phải làm của những người rao giảng lời Chúa).Từ chương 14 Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ việc này. Trong chương 18 Chúa Giêsu nhấn mạnh về sức giáo huấn của cộng đoàn tín hữu là Giáo Hội.

Khi thánh Mátthêu viết Phúc âm thì Giáo hội đã được thành lập, và không còn là thành phần của cộng đoàn Do thái, và cũng không còn giữ lề luật của cộng đoàn Do thái nữa. Cộng đoàn mới cần những chỉ dẫn cho đời sống. Trong đoạn 18 thánh Mátthêu nhấn mạnh những điểm chính: Đức tin vào Chúa Giêsu và các lời dạy dỗ của Ngài là những điểm nền tảng cho đời sống của cộng đoàn mới này. Các tín hữu phải sống như thế nào để phản ảnh được cách sống của Đấng sáng lập cộng đoàn. Chúa Giêsu đã mạc khải một Thiên Chúa tha thứ và cảm thông, nên đời sống của cộng đoàn cũng phải như thế dể nên chứng nhân của Chúa Giêsu Phục Sinh đang sống giữa họ. Tha thứ phải là điểm mấu chốt của Giáo hội. (tuần sau trong Phúc âm, thánh Phêrô sẽ hỏi Chúa Giêsu "con phải tha thứ đến mấy lần?...”, và Chúa Giêsu trả lời... số lần không xác định).

Khi nào có ai xúc phạm đến chúng ta, chúng ta có thể nói "thật là một thế giới rộng lớn. Tôi phải đi tiếp con đường của mình và quên hẵn người đó đi". Giáo hội tiên khởi là một cộng đoàn nhỏ bé sống giữa người ngoại đạo. Người ta có thể nhận biết các thành phần giáo hội một cách dễ dàng, và biết cách họ đối xử với nhau như thế nào. Như trong một gia đình ở một thành phố nhỏ. Láng giềng biết ngay khi có sự tranh chấp giữa các thành phần trong gia đình. Và với Giáo hội tiên khởi nhỏ bé cũng như thế. Những người trong và ngoài cộng đoàn dễ nhận thấy sự tranh chấp giữa các tín hữu. Và người bị vấp phạm không thể nào ra đi được. Cả cộng đoàn sẽ biết và sẽ đau khổ vì cử chỉ đó. Xúc phạm cần phải được tha thứ, và nếu được, mọi người sẽ hưởng hậu quả. Người ngoài cũng sẽ nhận thấy thái độ của cộng đoàn. Thời nay, do cộng đoàn lớn mạnh, không thể để những tranh chấp vẫn tiếp diễn, hay bỏ qua, để không ai còn để ý đến. Nhưng, một vết thương chưa nhìn thấy vẫn là một vết thương. Và sự hiệp nhất của các tín hữu sẽ bị ảnh hưởng do những vấp phạm giữa các thành phần giáo hội.

Lời dạy trong Phúc âm hôm nay đưa ra một quá trình khá phức tạp và cụ thể về sự tha thứ và hòa giải. Lúc đầu chỉ có giữa 2 người thôi. "nếu người anh em của anh trót vấp phạm, thì anh hãy tìm cách sửa lỗi nó..." Hãy chú ý, nạn nhân bị xúc phạm sẽ tìm cách trao đổi với người phạm tội. Lúc này câu chuyện chỉ xãy riêng giữa 2 người thôi. Lời chỉ dạy không nói đến làm cách nào để trao đổi giữa 2 người. Hy vọng là 2 người sẽ nói chuyện với nhau một cách êm thắm, và cộng đoàn tin tưởng là họ sẽ đối đải với nhau tử tế. Nhưng, cuộc sống của cộng đoàn lớn hiện nay không luôn đơn giản theo lý tưởng đó.

Nếu bước thứ nhất không thành sự, thì câu chuyện giữa 2 bên nên có thêm 1 hay 2 người nữa. Chúng ta có thể đi ngay đến lời cuối cùng của bài phúc âm hôm nay. "Vì ở đâu có 2 hay 3 người họp lại nhân danh Thầy thì có Thầy ở đấy, giữa họ". Chúng ta thường áp dụng lời này cho 2 hay nhiều tín hữu họp nhau cầu nguyện, thì Chúa Giêsu sẽ ở giữa họ. Thật thế. Nhưng, trở về bài phúc âm: câu văn nói về sự hòa giải trong cộng đoàn khi "2 hay 3" người họp nhau để hòa giải về những sự xúc phạm giữa các thành phần trong giáo hội. Chúa Kitô luôn ở giữa chúng ta và giúp làm cho các thành viên trong giáo hội hiểu biết và tin tưởng nhau hơn. Đó là điểm chính của bài Phúc âm hôm nay, hơn là một "lý tưởng" đối với cộng đoàn giáo hội rộng lớn biểu trưng sự khó khăn của "xã hội thực tế".

Hoặc nói cách khác đi nữa: chúng ta tìm thấy sự hiện diện của Chúa Kitô ở đâu? Theo thí dụ hôm nay, Chúa Kitô ở giũa chúng ta khi chúng ta cùng nhau hòa giải một xúc phạm. Tha thứ và công chính sẽ là đặc tính của cộng đoàn. Nếu được thành tựu thì người ngoài sẽ nhận xét là điều đặc biệt của cộng đoàn giáo hội và họ cũng sẽ nhận xét luôn là Chúa Kitô đang sống động ở giữa chúng ta và giúp chúng ta làm việc mà chúng ta không tự làm được nếu không có Ngài. Chúng ta tin tưởng là Chúa Giêsu thật ở giũa chúng ta trong bí tích Thánh Thể hôm nay. Chúng ta nghĩ đến những chia rẻ trong giáo xứ, và trong toàn thể giáo hội hoàn vũ. Cũng như những chia rẻ giữa các giáo hội vì những xúc phạm và hiểu lầm qua bao thế kỷ. Chúng ta kính mời Chúa Kitô đến ở giũa chúng ta và giúp chúng ta thành tâm giải quyết những sự lầm lỗi nhỏ bé và lớn lao.

Lời dạy của Chúa Giêsu tiếp tục: Nếu người phạm tội cứng lòng, không chấp nhận lỗi mình thì sẽ đi một bước nữa: "nếu người anh em không nghe thì hãy đi báo tin cộng đoàn". Đến đây, Chúa Giêsu ban cho toàn thể cộng đoàn quyền "buộc tội hay tha thứ", quyền nhận một người phạm lỗi quay trở lại hay quyền buộc tội một người phạm lỗi không chịu hối cãi. Điều buộc tội là một điều đáng tiếc, nhưng là điều phải làm. Thật ra, không phải là điều quan trọng khi Giáo hội trục xuất một người ra khỏi cộng đoàn. Mà chính là người phạm tội tự quay mặt rời xa cộng đoàn. Vì người phạm tội cứng lòng, người đó tự xét đưa mình ra khỏi cộng đoàn. Nếu người đó không hòa giải được việc sai trái họ đã làm, cộng đoàn bắt buộc phải chấp nhận sự thật đã xãy ra. Người phạm tội sẽ tự coi như là "một người ngoại, hay một người thu thuế". Đó là lời người Do thái dùng để ám chỉ một người không trong sạch, và ở ngoài tôn giáo của họ. Nhưng, chúng ta nên nhớ là Chúa Giêsu đón tiếp người ngoại và người thu thuế vào cộng đoàn với Ngài, và tha thứ chấp nhận họ. Và tôi nghĩ lời kết luận trong bài phúc âm này hơi khó hiểu.

Chúng ta cảm thấy bài phúc âm hôm nay và cả đoạn 18. Nói về sự hòa hợp và tin tưởng vào lời dạy dỗ của Chúa Giêsu là điều quan trọng trong phúc âm thánh Mátthêu. Người tín hữu không sống riêng biệt, nhưng là thành phần của một cộng đoàn làm chứng nhân và nâng đỡ nhau. Khi một thành phần bị xúc phạm các thành phần khác có mặt để nâng đỡ và để sữa lại lỗi lầm.

Nhưng, bài Phúc âm hôm nay nói về gì? Chúa Giêsu chỉ nói đến xúc phạm và lỗi lầm của một người hay sao? Thử hỏi, nếu một dân tộc bị xúc phạm thì chúng ta phải làm gì? Thử hỏi, nếu người nghèo bên kia thành phố bị bỏ quên, và bị mất quyền lợi, và không được giúp đỡ thì sao? Thử hỏi, nếu một nhóm trong giáo xứ chúng ta bị coi như là thành phần thấp kém vì họ mới đến thì sao? Thử hỏi, nếu tiếng nói của phụ nữ bị bỏ qua thì sao? Hoặc nếu các bô lão bị bỏ quên thì sao? Thử hỏi, nếu các thanh thiếu niên không bao giờ nghe những vấn nạn và nhu cầu của họ được nhắc đến trong bài giảng hay trong Phụng vụ thì sao? Thật đấy, các bạn có suy nghĩ về những điều đó chăng.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


23rd SUNDAY (A)
Ezekiel 33: 7-9; Psalm 95; Romans 13: 8-10; Matthew 18: 15-20

We are in a section of Matthew’s Gospel in which Jesus is doing community building. So, today’s passage must be seen in the light of its larger context. (Nothing new here for preachers since we are always checking out the context of a scriptural passage.) Ever since chapter 14, Jesus has been instructing his disciples. In chapter 18, his teaching emphasizes and focuses on the community of believers, the church.

At the time Matthew wrote, the church was on its own, no longer a part of the Jewish community and so no longer observing the daily norms and customs of that religious tradition. The community needed guidelines for its life together and in chapter 18 Matthew emphasizes what the important ones are. Faith in Jesus and his teachings are the basis for this new community; believers will have to live in a way that reflects their founder. Since Jesus revealed a forgiving and compassionate God, the life of the community must do the same, if they are to witness to Jesus resurrected and living in their midst. Forgiveness must be the hallmark of the church. (Next week Peter will ask, "...how often must I forgive?" Jesus’ response--- in effect, a limitless number of times.)

When someone offends us we can say, "It’s a big world, I’ll just go my own way and ignore him or her." The early church was a very small community surrounded by non-believers. Members of the assemblies were easily recognizable and so was how they behaved towards one another. It’s something like a family in a small town, the neighbors quickly learn when there is conflict among family members. So too in the tiny early church; people within and outside the community would know of divisions among the believers. Conflicting members could not go their own way, the whole community would know and suffer the consequences of their behavior. The injuries had to be dealt with through forgiveness and, if it that were done, all would benefit. Outsiders would also notice the community’s behavior and be drawn to it. Today our larger communities might make it possible for conflict to continue, or be ignored, without too much fuss. But an unseen wound is a wound nevertheless and the unity and life of the believers are affected by offenses done by members against one another.

The teaching in today’s Gospel sets out a rather elaborate and specific process for how forgiveness and reconciliation are to happen. At first just two people are involved, "If your brother [or sister] sins against you go and tell...." Notice that the one sinned against must attempt a personal exchange with the offending party. At this stage of the process the privacy of the two is being respected. The directions don’t include explicit formulas or directions how the conversation is to go. It is hoped the parties can converse reasonably and members can be trusted to know how to behave and what to say. But life doesn’t always work out according to ideals.

If the first step fails, the conversation is to include just one or two more persons. We might jump ahead at this point to the closing verse of today’s passage. "For where two or three are gathered together in my name, there I am in the midst of them." We most commonly apply this passage to two or more believers praying together – Jesus will be in their midst. True enough. But back to the context. The verse is in the setting of reconciliation in the community; when "two or three" come together to settle an offense against a member. When a believing community works to settle disputes, Christ is in our midst working to achieve the same goal. That is what makes this teaching more than just an "ideal" and keeps it from being dismissed as not practical in "the real world."

Or, put it another way. Where shall we find the true presence of Christ? In today’s example, he is in our midst when we work together to right wrongs. Forgiveness and justice should characterize the community; if it does, others will recognize something unique about the church and might even recognize Christ alive and active in our midst doing what isn’t "do-able" without him. We believe he is truly with us at this eucharistic celebration. We reflect on divisions in our local and universal church, as well as the between churches, resulting from offenses and misunderstandings done over the centuries. We invite Christ to be with us as we consciously and deliberately set about righting both large and small wrongs.

Jesus’ instructions continue. If the offender is hardened and refuses to acknowledge the wrong the process moves to another level. "If he/she refuses to listen to them, tell the church." Here Jesus gives the whole community the power to "bind and loosen"; the power to welcome back a repentant member, but also to discipline an unrepentant offender. The latter is an unfortunate but it seems to be necessary move. Actually, it isn’t so much that the church excludes someone from the community, but that the person guilty of sin against a member has turned his/ her back on the community. Since they are obstinate in their sin, they have sentenced themselves to exclusion. If they won’t mend the breech they have caused, the community is forced to state the obvious. The offender must be treated as "a Gentile or a tax collector" – a catch-all phrase used at that time by the Jewish community to mean anyone considered unclean and outside the faith. But remember that Jesus welcomed Gentiles and tax collectors into his company and offered them God’s forgiveness and acceptance. I think that leaves his comment ambiguous.

We sense from this passage and all of chapter 18, that the unity and faithful adherence to Jesus’ teachings are important values for Matthew. Christians are not to live as individuals, but as members of a witnessing and supportive community. When a member has been "sinned" against, others are there for support and to see that rights are wronged.

But what’s the spirit of today’s Gospel? Is Jesus just talking about individual offenses and sins? Suppose a race is sinned against, what are we to do? Suppose the poor on the other side of town are being ignored or deprived of their needs and rights? Suppose a group in our parish is treated as second class members just because they are new arrivals? Suppose women’s voices are ignored? Or, the elderly patronized? Suppose young people never hear their lives or issues mentioned in the preaching and public worship? Well...you get the idea.