Isaia 22:19-23, Tv. 137; Rôma 11: 33-36; Mátthêu 16: 13-2

Một trong những thử thách lớn nhất đối với đức tin của con người là sự đau khổ. Câu hỏi là: "Vì sao tôi phải đau khổ?". Hay, “Họ đã làm gì mà phải chịu nhiều đau khổ như thế?” Thật là khó hiểu. Trong những người thường cầu nguyện luôn có cảm giác là chúng ta nên vượt qua sự đau khổ, nói cho cùng là chúng ta cầu nguyện để xứng đáng nhận được ơn huệ chứ? Sự việc trở nên phức tạp hơn. Khi tại sao những người vô tội lại phải chịu đau khổ, nhất là những người còn trẻ? Lại còn chuyện nữa, là ví sao người làm ác lại được thành công, Vậy công lý ở đâu trong câu chuyện nầy?

Ngay từ đầu, câu hỏi về sự đau khổ, là một vấn nạn cho những người có đức tin. Tôi không nghĩ là tôi có câu trả lời. Ngoại trừ, tôi không tin là Thiên Chúa làm cho chúng ta đau khổ. Và tôi cũng không tin là Thiên Chúa muốn thử thách xem đức tin chúng ta có mạnh không. Tôi không chấp nhận lời giải thích mà nhiều người nói để an ủi về sự đau khổ là: "Thiên Chúa không bao giờ cho chúng ta nhiều hơn là sức chúng ta chịu đựng". Và tôi cũng không tin như có người nói "Thiên Chúa thử thách đức tin của chúng ta". Tôi không tin tất cả những điều đó, vì tôi tin là Chúa Giêsu Kitô và phúc âm của Ngài mạc khải một Thiên Chúa yêu thương chúng ta, ngay cả trước khi chúng ta biết tình thương yêu đó, hay trước khi chúng ta làm gì để đáp lại tình thương yêu đó.

Chắc chắn chúng ta không tìm được tình yêu của Thiên Chúa. Như Chúa Giêsu nói chúng ta đã có tình yêu đó. Đó là tin điều được nói trong phúc âm về Thiên Chúa. Nếu có chuyện gì thì Thiên Chúa cùng hiện diện với chúng ta trong sự đau khổ. Qua Chúa Giêsu Thiên Chúa ở với chúng ta trong tất cả mọi việc trong đời sống chúng ta, vì Thiên Chúa muốn chúng ta biết là chúng ta không sống cô đơn trong những giờ phút khó khăn nhất trong đời. Tôi thừa nhận rằng là chưa trả lời được tất cả các câu hỏi của tôi về sự đau khổ, và cũng không trả lời là vì sao mỗi người chúng ta cũng có những đau khổ riêng của mình. Tôi cố gắng đặt niềm tin vào tình yêu của Thiên Chúa, và rồi sống với mầu nhiệm đó.

Hôm nay chúng ta nghe thánh Phêrô nói Chúa Giêsu là "Đấng Kitô Con Thiên Chúa Hằng Sống". Rồi Chúa Giêsu khen Phêrô "Này, anh Simon con ông Giôna, anh thật là người có phúc". Chúa Giêsu nói với ông Simon là Thiên Chúa đã cho ông ta đức tin. Dân Do thái đã sống trong sự đau khổ, áp bức qua bao thế kỷ. Và họ tự hỏi như chúng ta về sự đau khổ. Điều gì đã hàn gắn họ với nhau là đức tin là một ngày nào Thiên Chúa sẽ gởi Đấng Mêsia để cứu họ thoát khỏi những khổ đau. Một Đấng Mêsia sẽ đem họ từ vực sâu lên đến đỉnh đồi. Bởi thế khi ông Phêrô nói Chúa Giêsu là "Đấng Kitô" ông ta nghĩ là sẽ có thắng trận, cứu thoát khỏi khổ đau, đưa đến vinh quang, và được thế giới chấp nhận trên đỉnh đồi. Rốt cùng, hình như Thiên Chúa sẽ cứu họ thoát khỏi đau khổ, và sự chờ đợi hàng mấy thế kỷ trong câu hỏi: "Lạy Chúa, vì sao chúng con lại bị áp bức nhiều như thế nếu chúng con là con Chúa và đã được Chúa chọn?"

Thật ra Phêrô nói đúng là Chúa Giêsu là Đấng Mêsia "Đấng Kitô". Nhưng, có điều ông Phêrô không nhận thấy là Chúa Giêsu là Đấng Mêsia như thế nào. Có phải Ngài là Đấng không vượt qua đau khổ, nhưng lại cùng đau khổ với chúng ta. Thật, đấy là một mầu nhiệm! Sau đó Chúa Giêsu sẽ nói về sự đau khổ mà Ngài sẽ chịu đựng. Các môn đệ sẽ cùng Ngài lên Giêrusalem nơi Con Người sẽ phải chịu nộp, chịu đau khổ, và chịu chết. Đến đó, ông Phêrô cố gắng làm Chúa Giêsu thay đổi ý nghĩ, ông ta nói: "không bao giờ xãy ra như thế được". Chúa Giêsu đã gọi ông Phêrô là "đá tảng", và bây giờ Ngài gọi ông ta là Satan, là quỷ ma cố gắng đưa Chúa Giêsu chọn đường dễ dãi để đi.

Chúa Giêsu chịu đau khổ cho những người khác. Sự thật, đau khổ tự nó không có gì tốt đẹp cả. Nhưng sự đau khổ của Chúa Giêsu là điều Ngài đã tự chọn bởi chúng ta. Sự đau khổ mà Chúa Giêsu nói là không phải đau khổ vì bệnh tật, hay tai họa bất ngờ. Trong những trường hợp đó con người không lựa chọn được. Trái lại, Chúa Giêsu tự ý chọn sự đau khổ bởi sứ vụ của Ngài và bởi tin mừng Ngài đem đến. Ngài có thể tránh đi khỏi sự đau khổ đó, nhưng Ngài không làm. Không những thế mà Ngài còn gọi ông Phêrô, các môn đệ và cả chúng ta cùng chấp nhận sự đau khổ đó vì phúc âm: "nếu ai muốn nên môn đệ của Thầy thì người đó hãy chấp nhận vác thập giá của mình mà theo Thầy".

Chúng ta thường gọi sự đau khổ của chúng ta là thập giá của chúng ta. Đúng như thế, vì sự đau khổ của chúng ta hiệp thông với sự đau khổ của Chúa Kitô. Nhưng, cây thập giá mà Chúa Giêsu nói là thập giá Ngài mời gọi chúng ta chấp nhận. Trong một thế giới không bao giờ phủ nhận mình mà chỉ chọn "cái tôi" trước hết, thì chúng ta có thể chấp nhận hay từ chối, đó là điều chúng ta tự lựa chọn. Khi chúng ta chấp nhận lời mời gọi của Chúa Giêsu hy sinh thời giờ, năng lực và sức sống của mình để giúp người khác cần đến chúng ta. Trong một thế giới mà chỉ xét đoán con người qua bề ngoài, qua quê quán, qua tiền tài và của cải, khi chúng ta chọn đứng với người nghèo, nói lên tiếng nói cho người ngoài cuộc, mặc dù phải hy sinh chịu khinh chê bãi bỏ, thì đó là thập giá của chúng ta. Trong một thế giới ban thưởng với mề đai vàng cho những người thắng cuộc và mạnh bạo, khi chúng ta chọn để thì giờ và sức lực đưa tay ra giúp đở người yếu đuối, người bệnh tật, người già nua và vô gia cư, thì đó là thập giá của chúng ta. Trong một thế giới chọn bạo lực và sức mạnh để giải quyết vấn nạn, hay để thắng lợi, mà chúng ta chọn không bạo lực, đối thoại, thương yêu kẻ thù, và cố gắng nghe quan điểm người khác, ngay cả khi người ta cho chúng ta là người thiếu khôn ngoan, thì đó là thập giá của chúng ta... đó chính là chúng ta chọn lựa vác thập giá đi theo Chúa Giêsu hằng ngày.

Tất cả những điều này thật trái ngược với quan điểm và giá trị của thế gian và của nhũng người xung quanh chúng ta, và ngay cả gia đình chúng ta. Chúng ta làm sao sống đời sống như thể, một đời sống của một môn đệ? Đời sống đó được đòi hỏi nơi lời Chúa Giêsu khen ngợi ông Phêrô, và làm cho ông Phêrô nên "tảng đá đức tin". Đức tin đó không chịu thua "sự dử của hỏa ngục", và sự dử không thắng nổi chúng ta.

Hôm nay chúng ta đến với bí tích Thánh Thể để được nuôi dưởng. Vì hỏa ngục tìm mọi cách làm đức tin chúng ta thất bại trong thánh giá của Chúa Giêsu. Nơi đây, chúng ta phụng vụ Đấng đã hy sinh mình phục vụ kẻ khác, Đấng nuôi dưởng và ban năng lực cho chúng ta để theo Ngài và làm như Ngài.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


21st Sunday In Ordinary Time (A)
Isaiah 22: 19-23; Psalm 138; Romans 11: 33-36; Matthew 16: 13-20

One of the biggest challenges to people’s faith is suffering. The question arises, "Why must I endure suffering?" Or, "What did they do to deserve so much pain?" It’s complicated. Among people who pray a lot there is a feeling that we should have a pass on suffering – after all, we pray and should have receive some benefits – shouldn’t we? It gets more complicated. Why do the innocent suffer, especially the very young? What’s more, why do evil people prosper; where is the justice in all that?

From the very beginning the question of suffering has been a stumbling block for believers. I don’t presume to have an answer. Except, I do not believe God afflicts us with pain. Nor do I believe that God tests our faith to see how strong it is. I reject the explanation that many give, as an attempt to comfort to those in pain: "God never gives us more than we can bear." Nor do I believe, as some people say, "God is testing your faith." I don’t believe any of that because I believe in Jesus Christ and his gospel which reveals a God who loves us, even before we know that love, or do anything to return it.

We certainly don’t have to earn God’s love – Jesus says we already have it. That’s what I believe the gospel teaches about God. If anything, God is there with us in our suffering. In Jesus Christ God joined us in all we go through, because God wanted to show us that we are not alone in our most difficult times. I admit that doesn’t answer all my questions about suffering nor why each of us seems to have our own unique type of suffering. I try to put my faith in God’s love and then live with the mystery.

Today we hear Peter call Jesus, "You are the Christ, the Son of the living God." Which Jesus applauds, "Blessed are you, Simon son of John." He tells Simon that God has given him the gift of faith. The Jewish people had lived under centuries of pain, oppression and questions like ours about suffering. What held them together was their belief that someday God would send a Messiah to deliver them from their woes; a Messiah who would take them from the bottom and put them on the top. So, when Peter calls Jesus "the Christ," that is what he has in mind: victory, freedom from pain, glory and world recognition – being on the top. Finally, it seemed, God had come to free them from their pain and long waiting to resolve their centuries of questions like, "God, why are we so abused if we are your beloved children, your chosen?"

Well, Peter was right about Jesus being a Messiah, "the Christ." But what he didn’t get was the kind of Messiah Jesus would be, one who would not rise above our suffering, but would join us in it. How mysterious is that! Later, Jesus will speak of the pain he will take on, "We are going to Jerusalem where the Son of Man will be handed over, suffer and be put to death." At that Peter will try to change Jesus’ mind, "Never!" Jesus, who called him "the Rock," will call him Satan, one more tempter to try to get Jesus to take the easy path out.

Jesus took on suffering for the benefit of others. There is nothing good about suffering in itself. But Jesus’ suffering was freely chosen for us. The type of suffering he is speaking of is not suffering from sickness, or surprising catastrophe. In those situations a person has no choice. Instead, Jesus freely chose suffering that was a consequence of his ministry and message. He could have turned away from that suffering, but he did not. Not only that, he will invite Peter, the apostles and us to also take up that suffering for the sake of the gospel. "If anyone wants to be my disciple you must take up your cross and follow me."

We often call our pain and suffering our cross. True, because our suffering unites us with Christ’s. But the cross that Jesus speaks of is one he invites us to take up. We can accept it or reject it, because it is voluntary. In a world that never denies itself and puts "Me" first, when we respond to Jesus’ invitation we choose to sacrifice time, energy and resources for those in need. In a world that measures a person’s worth by appearance, place of origin, income and possessions, we choose to be with the poor, and speak up for the outsider, even at the cost of being rejected and ridiculed – our cross. In a world that rewards gold medals to the strongest and victorious, we choose to give a hand to the weak, infirmed, elderly and the homeless out of our time and resources – our cross. In a world that chooses violence and force as a solution to problems, or to get one’s way, we choose nonviolence, dialogue, love of enemies and we attempt to listen to another’s point of view – even when others call us naive – our cross. We make daily choices to take up the cross and follow Jesus.

All of this is so contrary to the perspective and values of our world and those around us, even in our own family. How can we live this kind of life, the life of a disciple? It requires what Jesus congratulated Peter for, and what Jesus would build up in Peter, a "rock-like faith." That faith will not succumb to the "gates of the netherworld," evil will not overcome us.

We come to the Eucharist to be nourished, because the netherworld tries, in many ways, to defeat our faith in the cross of Jesus. Here, in this place of worship, the one who gave himself in service to others, nourishes and strengthens us to do the same, take up his cross and follow him.