Chúa Nhật XIV TN -A-
Zacaria 9: 9-10; Tv. 144; Rôma 8: 9, 11-13; Mátthêu 11: 25-30

Câu mở đầu bài phúc âm hôm nay có lời hơi bí hiểm về mầu nhiệm khi Chúa Giêsu ngợi khen Thiên Chúa vì Ngài đã "giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết...". Chúa Giêsu muốn nói gì, và vì sao Ngài và Thiên Chúa đã làm như vậy? Chúa Giêsu vừa nói xong với các môn đệ, nghững người "bé mọn". Họ đã lãnh nhận tin mừng này và đang sẵng sàng ra đi rao giảng tin mừng đó. Phúc âm bắt đầu với câu 25. Nhưng nếu chúng ta quay lại về trước xem bối cảnh của đoạn văn thì sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn. Nhìn lại các câu văn trước đoạn văn này, chúng ta để ý thấy: ông Gioan Tẩy Giả đang ở trong tù. Và Chúa Giêsu đáp lại nhưng lời chỉ trích Ngài với lời than phiền là thế hệ này hành đọng giống như những trẻ ngồi ngoài chợ gọi lũ trẻ khác làm như chúng nó muốn, không như những người khác muốn. Chúa Giêsu và ông Gioan vừa mới nói với quần chúng là điều họ mong đợi về sự cứu chuộc của Thiên Chúa không như họ tưởng tượng. Vì thế Chúa Giêsu nói cho họ biết là họ không bao giờ hài lòng: họ không chấp nhận ông Gioan, cho ông ta là người khắt khao, và họ cũng không chấp nhận Chúa Giêsu và cho Ngài là người dễ dải vì Ngài mở rộng tay đón nhận người tội lỗi, và ngồi vào bàn ăn với những người không được tôn giáo chấp nhận.

Thật rõ ràng là những người sống tôn giáo như trẻ con không chí có 2000 năm về trước. (Chúng ta cũng vậy) Dân chúng hình như không bao giờ hài lòng về các việc của Giáo Hội và giáo xứ. Luôn luôn có nhiều điều đáng chỉ trích và chúng ta có bao nhiêu lý do không cộng tác. Mặc dù sự thật là sự cộng tác gần hơn có thể có thể giúp cộng đoàn và ban lãnh đạo mà chúng ta chỉ trích trở thành sự hiện diện tốt đẹp hơn về đời sống Kitô hữu và về phụng vụ. Hay là chúng ta bị Chúa Giêsu cho là một thế hệ cứng lòng? Thật ra thì chúng ta không có một Giáo Hội hay một thế giới hoàn toàn tốt đẹp. Bởi thế chúng ta phải làm gì bây giờ? Một câu trả lời là, theo đoạn phúc âm hôm nay, chúng ta phải cầu nguyện để được ơn công tác hữu hiệu hơn, và đáp lại Chúa Kitô là xin được ơn mặc khải Chúa Kitô ban cho chúng ta hôm nay. Chúng ta làm sao bớt cứng lòng và sẵn sàng lãnh nhận lời lời gọi "hãy đến cùng tôi..."

Chúng ta hiểu rõ hơn về bài phúc âm hôm nay với việc xét lại bối cảnh xãy ra trước đó. Chúa Giêsu đã bị người ta chống đối ở Galile bởi một thế hệ cứng lòng. Sự chống đối càng ngày càng mạnh, nhất là về phía các lãnh đạo tôn giáo. Chính những người này, nếu họ chấp nhận Chúa Giêsu, họ có thể giúp rao giảng tin mừng cho dân chúng. Chúa Giêsu hy vọng được người ta chấp nhận lời Ngài rao giảng. Thật là khó khăn cho Chúa Giêsu trông thấy chương trình mục vụ của Ngài bị ngăn chận. Từ đoạn này trở đi, trong phúc âm thánh Mathêu, rất ít người chấp nhận tin mừng Chúa Giêsu đem đến. Hình như việc mục vụ của Chúa Giêsu gặp thành quả thấp kém dần. Tuy vậy, điều gì chúng ta nghe như mầu nhiệm là Chúa Giêsu ngợi khen cảm tạ Thiên Chúa cho số ít người chấp nhận lời Ngài. Chúa Giêsu không chú trọng đến số đông chống đối Ngài, nhưng Ngài chú trọng đến số ít chấp nhận Ngài. Họ là những người mà Ngài gọi là người "bé mọn" trong tôn giáo và trong xã hội.

Trong lời kinh Chúa Giêsu, Ngài chấp nhận chương trình Thiên Chúa. Đoạn văn mở đầu với "Vào lúc ấy...". đó là lúc nào? Đó là khi Chúa Giêsu, người Galile đi thi hành sứ vụ và gặp chống đối của quần chúng về tin mừng của Ngài. Những điều này đã được "Thiên Chúa giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn". Họ là những người không biết gì về thần học và một ít điều về tôn giáo. Họ là những người bị xã hội gọi là người không trong sạch, họ là những người tội lỗi, và chính họ là những người lãnh nhận tin mừng. Họ nghe điều gì đã đưa đến với họ. Ơn thánh sũng của Thiên Chúa đến với họ qua Chúa Giêsu và họ lãnh nhận. Phường tội lỗi, người đỉ điếm và các người thu thuế là những người không biết gì về luật lệ tôn giáo, họ lại còn làm ít hơn là không giữ lề luật. Họ là những người được ơn tha thứ, và được ngồi vào bàn ăn với Chúa Giêsu.

Họ là những người "bé mọn" mà người rao giảng gặp trên đường đi. Có người có thể có học thức cao, cũng có người không có mấy học thức hay khôn ngoan về những việc về tôn giáo. Nhưng, hình như họ lãnh nhận điều chính hay tấm lòng của lời giảng dạy của Chúa Giêsu. Họ nhận được sự khôn ngoan qua kinh nghiệm đời sống như là lối sống thứ hai là biết phân biệt điều phải và điều trái; biết hăng hái đáp lại những người cần được giúp đỡ; biết hy sinh nhiều thì giờ, nhiều năng lực và tiền bạc cho gia đình và cộng đoàn, và họ đứng về phía người ngoài, người nghèo khó và người yểu đuối. Chúa Giêsu nói "không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha, cũng như không ai biết rõ Chúa Cha trừ người Con, và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho". Mỗi khi chúng ta gặp người "bé mọn" chúng ta có cảm tưởng họ biết Chúa Giêsu và Chúa Cha một cách đặc biệt và thấm nhuần. Đây là những người mà Chúa Giêsu vui vẻ đón nhận hôm nay. Họ là những người mà Thiên Chúa ban cho Chúa Giêsu trong đời sống Ngài, mặc dù Ngài có nhiều lý do chán nản trong sự đáp lại bằng các sự chống đối bởi những người cùng thời với Ngài.

Hôm nay, chúng ta cảm nghiệm sự liên hệ giữa Chúa Giêsu và Chúa Cha. Khi Chúa Giêsu nói về "biết" Chúa Cha và "biết" Chúa Giêsu, Ngài nói về sự hiểu biết theo nghĩa Kinh Thánh. Khi chúng ta biết các tựa đề bởi sự học hỏi, và mặc dù chúng ta có thể biết một người trong khi đọc và tìm hiểu về người đó ,thì ý nghĩa trong Kinh Thánh là "biết" một người nào là cảm nghiệm với người đó. Bởi thế Thiên Chúa biết Chúa Giêsu là một sự hiểu biết riêng biệt và mật thiết như Chúa Giêsu biết Thiên Chúa. Chúa Giêsu nói với các môn đệ, những người "bé mọn", là khi họ biết Ngài thì họ biết Chúa Cha. Họ biết Chúa Cha qua Chúa Giêsu và Chúa Cha cũng lo lắng và yêu thương chúng ta như Chúa Giêsu đã chứng tỏ. Chúng ta cũng vậy, "biết" Thiên Chúa vì đời sống Chúa Giêsu. Ngài sống cho chúng ta và sự liên hệ Ngài ban cho chúng ta. Có sự thăng bằng giữa Chúa Giêsu và Chúa Cha. Họ biết nhau một cách mật thiết và "cùng nhau" làm việc cho sự an toàn của chúng ta.

Tôn giáo có thể là một gánh nặng cho người vô học thức, và không được dạy dổ về những ngày của Chúa Giêsu. Còn những nông phu nghèo nàn thì lại còn chán nản hơn vì họ không có thì giờ học hỏi. Đối với những người mang gánh nặng vì đã nhiều lần phạm lỗi với lề luật tôn giáo, "ách nặng" mà Chúa Giêsu ban là "ách nặng" của Ngài. Vậy với những người ngoài tôn giáo, tâm hồn họ sẽ được nghỉ ngơi. "Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đế cùng tôi... Anh em hãy mang lấy ách của tôi". Có sách nào nói về một người muốn học và muốn theo đường lối Chúa Giê su phải không? Sách về lề luật về tôn giáo có bình luận về điều đó hay không? Họ làm sao mà theo đúng đường?

Chúa Giê su mời gọi những người "bé mọn" đến cùng Ngài để học hỏi về Ngài. Khôn ngoan là một trong những đề tài chính trong phúc âm thánh Mátthêu bởi sách Khôn Ngoan trong Kinh Thánh Do thái. Chúa Giêsu là Thầy dạy về Khôn Ngoan. Và bài sách đọc hôm nay nhấn mạnh lúc Ngài dạy chúng ta về sự khôn ngoan. Ngài nói: "hãy đến cùng tôi, và với tôi anh em sẽ tìm thấy sự khôn ngoan thiêng liêng". Chúng ta có thể hỏi "tôi phải biết gì?" Và lời Chúa Giêsu đáp lại là: "biết tôi".

Thật là điều đáng buồn vì sự khôn ngoan của Chúa Giêsu đã bị từ chối bởi những người hiểu biết, và họ bị coi là người không hiểu biết. Đoạn sách phúc âm hôm nay kêu gọi chúng ta đến một sự khôn ngoan khác hơn là sự chỉ tìm hiểu bởi học hỏi. Sự khôn ngoan Chúa Giêsu đưa ra không phải là những điều dạy dỗ, những điều mà chúng ta có thể tìm tòi và học hỏi bởi chúng ta. Sự khôn ngoan Chúa Giêsu đưa ra không phải là sự hiêu biết bởi sách, nhưng bởi một Người, và Người đó chính là Ngài. Chúng ta được sự khôn ngoan đó qua sự theo gần Chúa Giêsu, xem xét hành động của Ngài, nghe những lời Ngài nói, bắt chước Ngài, và nhìn vào thế gian với nhản quan của Ngài. Đó là điều mà những người "không biết" nên khôn ngoan, và những người nghĩ là họ "biết" là người ngu xuẩn. Thật là một sự thay đổi, nhưng đó là sự thay đổi của phúc âm: người khôn ngoan là người ngu xuẩn, và người "bé mọn" là người khôn ngoan. Hay nói một cách khác, người đứng trước sẽ kẻ tới sau, và người đứng sau sẽ tới trước.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


14th SUNDAY (A)
Zechariah 9: 9-10; Psalm 145; Romans 8: 9, 11-13; Matthew 11: 25-30

There is a tone of mystery in the opening verse of today’s gospel as Jesus praises God for having, "hidden these things from the wise and learned...." What does he mean and why would God do that? Jesus has just finished speaking to his disciples – the "little ones." They have received his message and are about to go out to spread it. The gospel begins with verse 25, but it always helps to check the context from which a passage is taken. Looking back at the sequence leading up to today’s passage we notice: John the Baptist is in prison (11:2) and Jesus responds to criticism against himself with the complaint that his generation acts like finicky and self-willed children (vs. 16-19), who want things their way and no other. Both John and Jesus just haven’t conformed to the people’s expectations about what God’s salvation should look like. So, Jesus accuses them of being stubborn. He tells them that they are never satisfied: they didn’t accept a strict John the Baptist, nor a freer Jesus, who opened his arms to sinners and sat at table with those beyond the religious pale.

It’s obvious that finicky religious people didn’t just exist 2,000 years ago! People (us too?) never seem satisfied with the way the church and local parish are. There is always much to criticize and we have plenty of excuses to hold back fuller participation. It’s possible though, that our closer involvement might help the community and the leadership we criticize become a better reflection of Christian living and worship. Or, are we also guilty of Jesus’ charge against the stubborn generation? It’s true we don’t have a perfect church or world. So, what are we going to do about it? One response, in the light of today’s gospel, is to pray for a deeper commitment and response to Christ and to ask to be open to the revelation he has for us this day. How can we be less stubborn and more fully responsive to his invitation, "Come to me..."?

We learn still more about today’s gospel by looking back to what leads up to it. Jesus has met rejection in Galilee by a stubborn generation. Hostility is growing, particularly from the religious leaders, the very ones who, if they had accepted him, could have promoted his message to the ordinary people. Jesus hoped for a better response to his ministry, how hard it must have been for him to see his project of spreading the good news thwarted. From this point in Matthew’s gospel those who accept Jesus are fewer in number. It looks like the result of his work is on a downward curve. Nevertheless, what sounds mysterious to us is that he gives thanks to God for those few who are receiving him and his message. He isn’t focused on the many who are rejecting, but on the few who are accepting him. They are the ones he calls, the "little ones" – little in religious and social importance, and little/few in numbers.

In his prayer, Jesus shows his acceptance of God’s plan. The episode opens with, "at that time...." What time is that? It is the time when: Jesus’ Galilean ministry is facing the population’s rejection and his message ("these things") is "hidden...from the wise and learned." But the "little ones," who know nothing about the fine points of theology and few things of religion, who are considered unclean and sinners by the establishment – they get the message. They hear what it offers, God’s grace for them through Jesus, and they accept it. The sinners, prostitutes and tax collectors, who don’t even know religious law, much less keep it, are the ones to receive forgiveness and welcome at Jesus’ table.

There are "little ones" a preacher meets along the way. Some may be very educated, others may not have much education, or sophistication in religious matters. But they do seem to have grasped the essence, or heart of Jesus’ teachings. They possess a wisdom, given them through their life experience which enables them, as if by second nature: know right from wrong; respond heroically to those in need; make large sacrifices of time, energy and money for their families and community and take the side of the outsider, poor and vulnerable. Jesus says, "No one knows the Son except the Father and no one knows the Father except the Son and anyone to whom the Son wishes to reveal God." When we meet a "little one," we sense they "know" Jesus and his Father in a unique and intimate way. These are the kind of people over whom Jesus rejoices today, they are the gifts God gave to Jesus in his lifetime and continues to give now. For them, then and now, Jesus is most grateful and filled with joy, even though he has plenty of reason to be disappointed in the response he is getting more and more from his contemporaries.

Today we sense the relationship Jesus has with his Father. When he talks about "knowing" the Father and "knowing" Jesus, he is talking about knowledge in the biblical sense. While we know topics by studying and though we can even know a person by reading and getting information about him or her, to "know" someone in the bible is to have an experience of them. So God’s knowledge of Jesus is very personal and direct, as is Jesus’ knowledge of God. Jesus says to his disciples, the "little ones," by their coming to know him, they now know God. They know, through Jesus, that the Father has the same concern and love for us that Jesus showed. We too "know" God because of the life Jesus has lived for us and the relationship he offers us. There is an equality between Jesus and his Father, they know each other intimately and are working "hand in glove" together for our well being.

Religion could be a terrible burden for the unlettered and untutored of Jesus’ day. So much to know and, for desperately poor peasants, so little leisure time to learn. For those who were burdened by the guilt incurred by numerous violations of religious law, the "yoke", Jesus offers his own "yoke." It is rest and welcome for the religious outsider. The very ones religion considers unworthy of God are the ones Jesus is reaching out to welcome, "Come to me all who labor and are burdened....Take my yoke...." What book would someone study who wants to follow Jesus’ way? What tomes, laws and religious commentaries? How will they get his way right?

Jesus invites the "little ones" to come to him—to "read" and "study" him. Matthew’s gospel has a strong wisdom theme, reminiscent of the wisdom books of the Hebrew scriptures. Jesus is a wisdom teacher and today’s reading captures a moment in which he is teaching us wisdom. "Come to me," he is saying, "and in me you will discover divine wisdom." "What must I know?" we might ask. "Know me," would be his response.

It is sobering to realize that Jesus’ wisdom was rejected by those in the know and yet accepted by the "don’t knows." Today’s gospel passage calls us to another kind of wisdom than what mere information and learning give. The wisdom Jesus offers is not a series of teachings, things we must learn or achieve through our own pursuits. The wisdom he offers is not book knowledge, but a Person----himself. We get that wisdom by following and staying close to him; observing his actions ; listening to his words; imitating him and seeing the world from his perspective. That’s what makes the "don’t knows" wise and those who claim they know, foolish. What a twist; but it is a gospel twist: the wise are foolish, and the "little ones" wise; or put in another way, the first shall be last and the last shall be first.