Có đến 200 triệu Kitô hữu bị chịu khổ vì phân biệt đối xử

Vilnius, Lithuania - Một quan chức Vatican kêu gọi một Ngày Thế Giới chống bạo lực và đàn áp Kitô giáo, nói rằng có thể có hơn 200 triệu Kitô hữu bị phân biệt đối xử.

Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, thư ký của Tòa Thánh về Quan hệ với các nước, nói trước Hội đồng Bộ trưởng lần thứ 18 của Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu (OSCE) được tổ chức tuần này tại Vilnius, Lithuania.

Tổng giám mục cam kết của Tổ chức bảo vệ quyền tự do cơ bản và các quyền con người, một trong số đó là quyền tự do tôn giáo. "Quyền tự do tôn giáo, mặc dù liên tục được công bố bởi cộng đồng quốc tế, cũng như trong hiến pháp của hầu hết các quốc gia, nhưng ngày nay vẫn tiếp tục bị vi phạm rộng rãi ", Ngài than phiền.

Chính Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nhắc lại, trong thông điệp của Ngài trong Ngày Hòa bình thế giới năm nay, nói rằng “các Kitô hữu là nhóm tôn giáo bị bách hại nhiều nhất vì đức tin của mình", vị tổng giám mục lưu ý.

Theo Đức Tổng Giám Mục Mamberti, "có thể là hơn 200 triệu Kitô hữu, thuộc các cộng đồng Kitô giáo khác nhau, họ là những người đang gặp khó khăn vì cơ cấu pháp lý và văn hóa dẫn đến phân biệt đối xử chống lại họ." Vì lý do này, TGM Memberti đề nghị tổ chức một Ngày Quốc tế chống lại cuộc đàn áp và phân biệt đối xử của các Kitô hữu như là "một dấu hiệu quan trọng rằng các chính phủ sẵn sàng để đối phó với vấn đề nghiêm trọng này."

Nạn buôn bán người và vấn nạn di dân

Đức Tổng Giám Mục Mamberti cũng đã nói về vấn đề buôn bán người, đặc biệt là của phụ nữ và trẻ vị thành niên, khai thác tình dục cũng như khai thác lao động và nô lệ tại gia, mà nay đã trở thành một ngành "kinh doanh toàn cầu mạnh mẽ liên quan đến nhiều quốc gia, từ nơi xuất xứ, việc quá cảnh, và quốc gia tiếp nhận. Để chống lại tai họa buôn bán người với quyết tâm lớn hơn và hầu mang lại nhiều kết quả cụ thể hơn thì cần một quy tụ những nỗ lực cần thiết: một ý thức tập trung vào phẩm giá độc đáo của mỗi người, qui định hình phạt chắc chắn cho nạn buôn người, đấu tranh chống tham nhũng,. .. và các phương tiện thông tin đại chúng cần công bằng trong việc báo cáo những thiệt hại tạo ra bởi việc buôn bán người. "

Về chủ đề di dân, vị tồng giám mục ghi nhận sự cần thiết phải hỗ trợ việc đoàn tụ của người di dân và người di cư với gia đình của họ, vì "gia đình đóng một vai trò cơ bản trong quá trình hội nhập, tạo sự ổn định cho sự hiện diện cho người nhập cư trong môi trường xã hội mới. .. Người di dân, nhận thức được quyền của mình, có thể cảm thấy được an toàn hơn và sẵn sàng phục vụ và đóng góp tài năng của họ; và cộng đồng tiếp nhận họ, được có thông tin đầy đủ và tôn trọng các quyền này, họ sẽ cảm thấy tự do hơn trong việc mở rộng đoàn kết để cùng nhau xây dựng một tương lai chung. "