VATICAN CITY – Sáng ngày 24/ 11 tại Vatican, ĐTC Benedich XVI đã tiếp đón những đại biểu tham dự trong một cuộc họp do Caritas Ý Đại Lợi tổ chức cử hành nghi lễ kỷ niệm lần thứ bốn mươi. Trong bài phát biểu, Đức Thánh Cha lưu ý Caritas làm thế nào “để đóng một vai trò quan trọng trong cộng đồng giáo dục, gia đình và xã hội dân sự, nơi mà Giáo Hội được gọi mời để tỏa lan ánh sáng của mình. Điều này bao hàm tận dụng trách nhiệm về việc giáo dục con người với đời sống tốt lành của Tin Mừng, và đời sống nhân lành chỉ khi nó bao gồm chứng tá của lòng bác ái.”

“Không bao giờ được từ bỏ vai trò giáo dục, ngay cả khi cuộc hành trình gặp khó khăn và những kết quả dường như không sinh hoa trái. Hãy thực hiện nhiêm vụ của các bạn trong lúc vẫn một lòng kiên trung đối với Giáo Hội và sự tôn trọng tính đồng nhất về những đóng góp của các bạn, sử dụng những khí cụ mà lịch sử đã giao cho các bạn và những khí cụ đó là ‘sức sáng tạo của lòng bác ái.’ Như Chân Phước John Paul II đã nói, “sẽ gợi ý cho các bạn trong tương lai.”

“Việc làm của lòng bác ái nói về Thiên Chúa, nó toát ra hy vọng và đem lại cho chúng ta để nêu những câu hỏi.” Những công việc như thế “được sinh ra bởi đức tin, chúng là những công sức của Giáo Hội, những biểu lộ về sự quan tâm của Giáo Hội dành cho những ai đau khổ nhất. Chúng là những hành động của giáo dục bởi chúng giúp đỡ người nghèo phát triển phẩm cách, những cộng đồng Ki-tô giáo theo đức Ki-tô và xã hội dân sự gánh vác nghĩa vụ của nó. Hãy để chúng ta hồi tưởng lời giáo huấn của Công Đồng Vaticano II: ‘Đòi hỏi công bằng (phải) làm thỏa mãn tối thiểu việc cho đi những gì là xứng đáng được thể hiện như sự dâng hiến một món quà độ lượng.’ Sự khiêm nhường và phục vụ xác thực của Giáo Hội không tìm kiếm để thay thế, thậm chí đôi chút để thỏa mãn, lương tâm thế tục phổ quát, mà đi kèm theo chúng là sự cộng tác chân thành, cùng với sự quan tâm chính đáng cho sự tự do cá nhân và những nguyên tắc xã hội.”

“Lòng bác ái đòi hỏi một tình thần cởi mở,” Đức Thánh Cha tiếp tục, “Đáp ứng với những phương tiện cần thiết không chỉ là lương thực cho kẻ đói ăn, mà cũng còn đòi hỏi tự chúng ta vì lý do tại sao họ đói, dùng cía nhìn của Chúa Giê-su Người mà có thể nhìn chân lý uyên thâm của những người xung quanh. Trong viễn cảnh này, thời đại tân tiến của chúng ta đang kêu gọi các bạn để các bạn tự vấn về phương thức mà các bạn thực thi lòng bác ái. Những suy nghĩ của chúng ta không thể đi tới một thế giới mênh mông của sự di trú. Những tai họa tự nhiên và chiến tranh tạo ra những tình trạng khẩn cấp. Sự khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu là một dấu hiệu khác của thời đại, kêu gọi sự dung cảm của tình bác ái, huynh đệ. Khoảng cach giữa phương bắc và phương nam của thế giới, và nhân phẩm bị tổn thương đối với biết bao người. Kêu gọi lòng bác ái có thể triển khai bằng những đường tròn đồng tâm từ những hệ thống kinh tế vi mô đến vĩ mô. Tang dần nghèo nàn, sự suy vi của những gia đình, và sự bất ổn đối diện bởi giới trẻ tất cả chỉ ra nguy cơ của sự hy vọng bị giảm sút. “Nhân loại không chỉ cần những ân nhân,” Đức Thánh Cha nói thêm, “mà còn ở nhưng con người thực thi khiêm hạ, như Chúa Giê-su, đứng sát cạnh anh chị em của mình, và chia sẻ công lao của mình. Tóm lại, nhân loại đang tìm kiếm những dấu chỉ của hy vọng. Nguồn mạch hy vọng của chúng ta ở trong Chúa. Đây là lý do tại sao chúng ta cần Caritas; không ủy quyền cho nó với trách nhiệm phục vụ từ thiện, mà còn là dấu chỉ về lòng bác ái của Đức Ki-tô, một dấu chỉ mang lại niềm hy vọng.