Lịch sử Giáo Hội Việt nam tạm chia thành năm thời kì.

Thời kì khai sinh (1533-1659)

Inikhu đến Trà Lũ, Nam Định 1553 vì thế các sử gia Cộng Giáo chọn năm này là năm khai sinh Giáo Hội Việt Nam. 1550 linh mục Gaspar da Santa Cruz, dòng Đa Minh đến Hà Tiên giảng đạo. Những năm kế tiếp là các tu sĩ Bồ Đào Nha, và Tây Ban Nha đến từ Phi Luật Tân. Công chúa Mai Hoa là chị của vua Lê Thế Tông nhập đạo khai mào cho cánh đồng truyền giáo sau này.

Đức thánh cha Alexander VII (1599–1667)
Thơì kì khai phá (1659-1802)

Những danh nhân làm nên lịch sử đến vào giai đoạn này như các cha Buzomi, Pina, Borri và Đắc Lộ. Các ngài soạn sách giáo lí bằng chữ Nôm, chữ Quốc Ngữ với sự trợ giúp của các học giả Việt Nam như cụ Gioan Kim, Cụ Phao, cụ nghè Giuse. Cha Đắc Lộ ấn bản sách tiếng Việt đầu tiên năm 1651 vơí tựa đề ‘Phép Giảng 8 Ngày’. Con số Kitô hữu lúc này có khoảng một trăm ngàn.

Thời Kì hình thành (1659-1802)

Đức thánh cha Alexandre VII quyết định thành lập 2 giáo phận tại Việt Nam dươí sự hướng dẫn của hai đức cha La Motte và Pallu. Giáo phận Đàng Trong và Giáo phận Đàng Ngoài. Công đồng đầu tiên xảy ra vào năm 1670 thống nhất vấn đề nghi lễ, dịch thuật. Dòng Mến Thánh Giá Bùi Chu và Hà Tây ra đời. 1679 Giáo phận Đàng Ngoài chia hai thành giáo phận Đông và Tây. Đất nước chia năm xẻ bảy miền Bắc có dòng họ Trịnh; miền trung do anh em Tây Sơn và miền Nam có chúa Nguyễn. Nhiều thừa sai và Kitô hữu bị giết trong giai đoạn này, nhất là dưới thơì Trịnh Cương, Trịnh Doanh, Trịnh Sâm. Trong nam Nguyễn Phúc Ánh bị Tây Sơn vây hãm nên nhờ Đức Cha Bá đa Lộc coi hoàng tử Cảnh, lúc đó 4 tuổi, hy vọng vị hoàng tử tí hon này sẽ nối nghiệp cha và dễ dàng cho việc truyền đạo. Không may hoàng tử bị bệnh mất ở tuổi 22. Đức cha Bá đa Lộc giúp Nguyễn phúc Ánh, sau này là vua Gia Long. Vị vua này dễ dãi trong việc truyền giáo nhưng các đời vua con, cháu Giáo Hội Việt Nam trải qua thơì kì bi đát nhất và cũng là thơì kì huy hoàng nhất. Số Kitô hữu tăng lên con số 320,000 vơí 121 linh mục Việt nam.
Vua Gia Long (1762–1820)


Thời Kì Thử Thách (1802– 1885)

Vua Gia Long mất đi việc phế người này, bỏ người kia tranh giành ngôi vua tạo nên tình trạng nghi kị, ghét bỏ, thù hằn đến độ trung thần như Tả quân Lê văn Duyệt phải lên tiếng phản đối. Giặc nổi lên, mất mùa, dịch bệnh người ta đều đổ lên đầu Kitô hữu và như thế việc chém, giết, tù, đày và luận tội không thể tránh được. Không thiếu kẻ lợi dụng thời cơ áp bức Kitô hữu. Những tay cường hào, lãnh chúa từng vùng. Họ tự do tăng thuế, cấm làm một số nghề chỉ vì tin vào Chúa. Lạ lùng thay số Kitô hữu tăng nhiều hơn số bị xử trảm, bị giết, bị tù. Toà Thánh liên tiếp ba lần chia giáo phận vì số Kitô hữu quá đông. Thống kê 1889 cho thấy lúc đó có 9 giáo phận, 356 linh mục gốc Việt và giáo dân là 648,435 người. Đây cũng là thời kì con số tử đạo tăng lên kỉ lục hàng trăm ngàn người chết vì Danh Chúa.

Đức cha Nguyễn Bá Tòng (1868-1949)
Thời Kì Phát Triển và Trưởng Thành (1885-2005)

Giai đoạn này phần lớn Việt nam bị Pháp đô hộ vơí hiệp Ước Giáp Thân 1884. Pháp chia nước ta thành ba miền để trị và cho tự do tôn giáo. Giám mục Việt nam tiên khởi Đức cha Nguyễn Bá Tòng tấn phong 11/6/1933 và công đồng Đông Dương họp tại Hà Nội dẫn tới việc chuẩn bị lập hàng giáo phẩm Việt Nam.

Tính đến 2004 Giáo Hội Việt nam 5,667,428 giáo dân với 2518 giáo xứ thuộc 25 giáo phận, với 42 giám mục. Dân số dân là 82 triệu. Hoạt động của Kitô hữu không phải chỉ nhắm đến tôn giáo thuần tuý mà nhắm đến, nâng cao, bảo vệ và mưu cầu hạnh phúc con người. Điều đó dẫn đến việc lập các trường học, nhà thương, bệnh viện, trạm xá, nhà hưu dưỡng, các trại cùi và cô nhi viện. Những công việc này được làm với tất cả tấm lòng yêu mến Thiên Chúa và thương yêu tha nhân của các tu sĩ nam nữ và Kitô hữu nhiệt thành.

Ngày nay Giáo Hội tự do trong các cơ sở vật chất và đặt trọng tâm nhiều hơn vào ân sủng Chúa, không còn bị ràng buộc vào cơ sở vật chất nhiều như trước nữa. Điều này cho thấy Giáo Hội bên nhà đang sống lại kinh nghiệm những ngày xa xưa của thơì kì phôi thai. Chính thời kì phôi thai và thử thách, không dính bén nhiều về vật chất Giáo Hội đã trưởng thành. Có lẽ đây là dấu chỉ cho thấy Giáo Hội Chúa sống mạnh không phải nhờ vào cơ sở vật chất mà nhờ vào ân sủng, tình yêu và lòng yêu mến các kitô hữu dành cho nhau. Nơi đâu nghèo cơ sở vật chất. Nơi đó giầu mạnh về đức tin và giầu lòng mến Chúa và yêu tha nhân.

Lm Vũđình Tường

Tóm lược dựa theo tài liệu của Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn trong cuốn Niên Giám Giáo Hội VN (tháng 11, năm 2005)

TiengChuong.org