CHÚA NHẬT 17 MÙA THƯỞNG NIÊN A
1 Các Vua 3: 5, 7-12; Tv 119; Roma 8: 28-30; Matthêu 13: 44-52

Một người bạn tôi thuê một bộ phim có tên là "Everest" đây là tên của một ngọn núi cao nhất thế giới. Phim này dựa vào một câu chuyện thật nói về một nhóm leo núi, khi leo, gặp một cơn bão thình lình đổ ập tới. Họ bị mắc kẹt lại trên núi; một số đã chết và có một người sống sót nhưng phải bị cắt cụt ngón tay và ngón chân vì chúng bị đông đá.
Đối với tôi, họ là những người thật điên rồ, có lẻ vì tôi là người sợ độ cao. Người ta hỏi người còn sống sót: "Ông còn muốn leo lên núi Everest nữa không?" ông ta lập tức trả lời: "Dĩ nhiễn, là tôi sẽ leo lại" Người ta hỏi tiếp: "tại sao?". Người leo núi trả lời: "Ông cứ leo thử một lần rồi sẽ hiểu. Khi lên tới đó, chúng ta mới thấy quý từng giây phút của cuộc sống, vì sự sống có được tuỳ thuộc vào kinh nghiệm leo núi của bạn. Khác với cuộc sống hằng ngày mà bạn thường thấy nơi gia đình, ngoài sở làm và cả những việc trong xã hội; nó có một nhận thức khác với khi chúng ta leo núi; đối diện với cái chết trong từng giây phút. "
Tôi không hiểu điều đó. Tôi biết những người leo núi có một khái niệm khác về đời sống, đó là một thế giới khác với thế giới của tôi. Những người leo núi khác cũng đều gật đầu đồng ý với người leo núi được phỏng vấn. Những người đó hình như sống một thế giới khác hẳn với thế giới của tôi. Họ là những người sống trong thế giới của họ, và tôi là người đứng bên ngoài nhìn vào thế giới của những người đó.
Trong những dụ ngôn Chúa Giêsu nói với các môn đệ, hình như có những người đứng bên trong và những người đứng bên ngoài nhìn vào. Chúa Giêsu có kinh nghiệm về Thiên Chúa và về đời sống bên trong của Thiên Chúa và Ngài muốn chia sẻ với các môn đệ. “là người đứng bên trong” đang bắt đầu hiểu ý của Chúa Giêsu về đời sống và về Thiên Chúa. Khi Chúa Giêsu kể những chuyện dụ ngôn cho những người đứng bên ngoài, thì những người đó không hiểu được. Đối với những người đứng bên ngoài dụ ngôn là những chuyện điên rồ, họ không thể hiểu được. Nhưng đối với chúng ta, những môn đệ muốn theo chân Chúa Giêsu, mặc dù chúng ta không phải là những người thông thái về Kinh Thánh, và không hoàn toàn là môn đệ của Chúa Giêsu, nhưng chúng ta đã vào bên trong nơi phụng vụ này là nơi chúng ta có tai của đức tin và chúng ta biết Chúa Giêsu muốn dạy những gì. Đây là đời sống mà chúng ta đã chấp nhận mặc dù có thể nguy hiểm, vì chúng ta đã tin đó là sự thật. Những dụ ngôn này có sự khôn ngoan mà chúng ta không thể tự mình có được.
Vì thế khi nghe những dụ ngôn Chúa Giêsu dạy ngày hôm nay: Một người gặp được một kho báu dấu trong một thửa ruộng. Khi người đó gặp được kho báu thì như đời sống của ông ta thay đổi và cho ông ta nhiều hứa hẹn, vì ông ta bán hết những tài sản ông ta có để mua thửa ruộng có kho báu. Và chuyện nữa, một người thương gia tìm được một viên ngọc quý, ông ta bán đi tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc quý ấy.
Chúng ta cũng như hai người trong dụ ngôn, chúng ta đã hy sinh mọi sự của mình vì chúng ta đã tìm được kho báu quý giá mà chúng ta có thể tìm được. Như bài đáp ca nói, chúng ta là những “hố đất”, chúng ta chứa đựng một kho quý giá, và chúng ta sẵn sàng hy sinh mọi sự để gìn giữ kho quý giá ấy. Chúng ta “mua tất cả thửa ruộng”.
Chúng ta không sống theo những giá trị chung quanh: chúng ta chọn lòng thành thật, mặc dù chúng không thêm lợi ích gì trong công ăn việc làm; đối với tất cả mọi người chúng ta đem đến lòng thương yêu không những chỉ gia đình chúng ta, mà còn với những người khác mặc dù họ cho rằng những người đó không đáng được chúng ta thương yêu; chúng ta trung thành với người bạn đường trong hôn nhân hay trong tình bằng hữu, mặc dù thế gian không trung thành với lời hứa; chúng ta giúp những người cần đến chúng ta, mặc dù chúng ta không nợ nần gì với họ; chúng ta nhìn vào tương lai với lòng đầy hy vọng, mặc dù có nhiều điều làm chúng ta chán nản và thất vọng; chúng ta tha thứ những người đã làm phiền lòng chúng ta, mặc dù trong thế gian thường người ta không dễ quên những điều phiền lòng họ v.v...
Tất cả những điều vừa nói trên không có ý nghĩa gì đối với những người đứng bên ngoài, vì họ không hiểu. Như việc leo núi Everest không có ý nghĩa gì đối với tôi, nhất là khi có những người bị chết vì leo núi. Điều đó không đáng để hy sinh. Nhưng khi Chúa Giêsu nói đến những chuyện tìm được kho báu, hay viên ngọc quý, tôi đánh liều hy sinh tất cả để có thể giữ được kho báu và viên ngọc quý đó. Tôi cảm thấy tôi đã tìm được điều gì quý báu mà tôi đã tìm kiếm suốt đời, mặc dù tôi không nghĩ đến. Tôi đã gặp một kho báu và tôi đã cố gắng hy sinh tất cả những gì tôi đã có để đạt được kho báu ấy, như hai người trong dụ ngôn đã bán hết tài sản mình để có được của quý họ đã gặp.
Đó là điều nguy hiểm, có thể nguy hiểm hơn leo núi, vì tôi đánh liều dựa trên Chúa Kitô và những gì Chúa Kitô hứa hẹn với tôi hàng ngày, và đôi khi tôi phải hy sinh rất nhiều. Nhưng thường thì những hy sinh hàng ngày không đến nỗi nặng nhọc mấy, nhưng là những hy sinh luôn tiếp tục. Tất cả đều để đạt kho báu quý giá. Thật ra thì có những thứ khác mà thế gian cho là quý giá, như những lợi tức cho tài sản riêng mình với bất kỳ giá nào, dùng thời gian để tận hưởng khoái lạc riêng cho mình. Tôi sẵn sàng bỏ qua những “viên ngọc” đó mỗi khi tôi cảm thấy chúng cản trở tôi đạt được viên ngọc quý giá hơn tất cả.
Trong Kinh Thánh viên ngọc là hình ảnh của sự khôn ngoan. Và trong bài đọc thứ nhất, Thiên Chúa cho vua Sa-lô-mon chọn điều gì vua muốn Thiên Chúa cho mình. Thiên Chúa sẽ cho vua. Vua đã chọn và xin sự khôn ngoan, và đó là điều chúng ta cầu xin ngày hôm nay. Nếu có ai hỏi vì sao chúng ta họp nhau trong phụng vụ hôm nay, chúng ta có thể trả lời “chúng ta là những người đi tìm và đã gặp kho quý báu, và chúng ta vui mừng vì của đó”
Chúng ta xin được ơn khôn ngoan để giúp chúng ta chọn điều phải hàng ngày, để chúng ta biết chúng ta phải tránh xa điều gì để sống theo đường lối của Thiên Chúa; để biết chúng ta phải chọn những điều gì để gìn giữ kho quý báu chúng ta đã tìm được; để biết chúng ta phải thay đổi điều gì kể cả những điều nhỏ mọn để chúng ta có thể kinh nghiệm nhiều hơn đời sống với Thiên Chúa; để chúng ta biết phải làm gì để tìm những liên hệ tốt, và để biết những liên hệ nào có thể làm hại mà chúng ta cần phải bỏ đi; để biết chúng ta nên dùng thời giờ và năng lực chúng ta có để phục vụ Thiên Chúa là kho quý báu của chúng ta. Cũng như vua Sa-lô-mon, chúng ta ao ước và cầu xin cho được ơn khôn ngoan. Và Thiên Chúa sẽ ban ơn ấy cho chúng ta, như Ngài đã ban cho vua Sa-lô-mon.
Vì sao chúng ta họp mặt ở đây? Vì chúng ta không muốn bị đánh lừa vì viên ngọc giả hay vì vàng giả. Thật không đáng tỵ nào cả! Chúng ta muốn của quý thật trong đời sống chúng ta, và chúng ta biết những của ấy là gì. Chúng ta đã tìm gặp được kho báu và chúng ta biết ngay là những của khác không đáng giá bằng kho báu ấy.
Trong phúc âm Chúa Giêsu nói đến những người “bé mọn”. Họ là những người có ơn khôn ngoan, không bởi sức riêng của họ, hay bởi địa vị hay học vấn riêng của họ. Những người bé mọn ấy như có linh cảm biết Chúa Giêsu muốn dạy những điều gì, và họ sống theo sự khôn ngoan họ đã lãnh nhận.
Tôi còn nhớ, một hôm tôi hỏi cha tôi là ông muốn quà gì vào lễ Giáng Sinh. Ông trả lời “Ông muốn một cái thiệp có chữ ký của bà và các con cháu của ông, và ông muốn tất cả mọi người trong gia đình có mặt xung quanh bàn ăn dịp lễ “Giáng Sinh”. Lúc đó tôi làm linh mục đã được 10 năm. Nhưng tôi còn phải học hỏi nhiều điều về kho báu, và cha tôi đã 80 tuổi đã là thầy dạy khôn ngoan cho tôi. Ông tôi đã tìm được “viên ngọc quý giá” và đã chia sẻ với tôi.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

17th SUNDAY IN ORDINARY TIME (A)
1 Kings 3: 5, 7-12; Psalm 119; Romans 8: 28-30; Matthew 13: 44-52

A friend of mine rented a movie called, "Everest" and recommended I see it. It’s based on a true story about the mountain climbing expedition that went bad when an unexpected storm came up. They got stranded, some died and one man, whom they thought was dead, survived, but he had his toes and fingers amputated because of frostbite.
To me all this seems like a risky and crazy thing to do, especially since I am afraid of heights! They asked one survivor, "Will you climb again?" His response, without a pause, "Absolutely!" The person interviewing him asked, "But why? You almost died on that mountain!" The climber’s response, "You just have to be there. It makes each minute of life so alive, so precious. Your whole life is affected by your experience on that mountain. You see everyday things, including your family, job and life choices, in a different light. You become more aware, once you’ve climbed, and nothing is ever the same in your life."
I don’t get it. It’s obvious to me that climber has another perspective on life–worlds apart from my own. As did the other climbers listening to the interview, for they nodded their heads in agreement. They seemed to live in a completely different world than I do. They were insiders and I was looking into their world from the outside.
Something like that insider/outsider dynamic was working when Jesus told parables to his disciples. He has an experience of God and life that he is sharing with those "insiders" who are beginning to understand his view of life and God. When he lays out these stories to people looking from the outside, they don’t get it. To them the parables don’t make sense and even sound crazy. But for disciples like us, we may not be biblical scholars and are far from complete and perfect followers, but we have come inside to this place of worship where we hear with ears of faith and know what Jesus is describing. It is about a way of believing and living which, though risky, we have accepted, for we have come to know it as true. These parables have a wisdom we wouldn’t get on our own.
So we listen to the stories Jesus tells us today. A man stumbles on a treasure hidden in a field. When he found the treasure it had to have changed his life and held out great promise, for he sells all that he has and buys the field to possess the treasure hidden there. And again, when that merchant finds a pearl of great price, he too goes and sells all that he has and buys it. His life has been changed by the treasure he has found and no sacrifice is too great to possess it.
We are like the people in these parables who have made personal sacrifices, for what we have found is truly the most valuable possession we could ever have. As the hymn reminds us, we are "earthen vessels." But we hold a treasure and are willing to make sacrifices to hold on to that treasure. We "buy the whole field."
We do not live according to the prevalent standards around us: we choose honesty, even when it means not making extra profits on the job; we treat all people, not just family, in a loving way, even if others don’t think these people are worth it; we are faithful in marriage and friendships, even though the world treats promises, spoken and unspoken, casually; we help people who need us, even if we don’t owe them anything; we have hope as we look into the future, even though there is a lot that could make us despair; we forgive those offend us, even though our world keeps a long memory of wrongs, etc.

None of this makes sense to outsiders, they don’t get it; the way climbing Everest doesn’t make any sense to me, especially since some died there! That gamble just isn’t worth it. But when Jesus tells stories about finding treasures and a pearl of great price, I gamble and make the sacrifices necessary to receive and hold on to the treasure. I sense I have stumbled onto something very valuable, what I’ve searched for all my life, even though I hadn’t realized it. I have stumbled on a treasure and I will try to let go of whatever holds me back from embracing it – like the two in the parables who sell all they have for their new-found treasures.
That’s risky, maybe even more risky than mountain climbing, because I have to risk and take a chance on Christ and what he is offering me each day of my life; sometimes in large ways requiring big sacrifices. But mostly, the daily risks are little, but constant. It’s all for the sake of the treasure. In fact, while there are other things that the world considers valuable, like personal gain, possessions at any cost, time and certain pleasures, I’m willing to let all those "pearls" go whenever I sense they keep me from having the pearl more valuable than all the rest.
In the Bible the pearl is a symbol of wisdom. And in our first reading today Solomon is given a choice to ask for anything and God would give it to him. He chose and prayed for wisdom and that’s what we pray for today. If someone were to ask us why we have come together in worship today, we might respond: "We are searchers who have found a great treasure and we want to celebrate that!
We pray for wisdom: to help us make good decisions each day; to know what we have to the detach ourselves from in order to live in God’s way; to know what choices we must make in favor of the treasure that we hold; to know what changes, even the little ones, we must make to experience more of God; to know what to do to build up the relationships we have that are good and to know what relationships we have that are destructive and we need to let go of; to know where to invest our precious time and energy in ways that serve God, our treasure. Like Solomon, we desire and pray for wisdom. And like Solomon, God will grant it to us.
Why are we here? Because we don’t want to be tempted by fake pearls or fool’s gold. It’s just not worth it. We want the real thing in our lives and we sense what it is. We have stumbled on a treasure and know everything else isn’t worth what the treasure we have found is worth.
Jesus speaks of the "little ones" in the gospel. They are the ones who have the gift of wisdom, not based on a person’s achievement, status, or even education. These simple ones know, as if by instinct, what Jesus is speaking about and they live according to the wisdom they have been given.
I remember once asking my aged father what he wanted for Christmas. He said, "I want a Christmas card with my wife, children and grand children’s signatures and I want all of my family around the Christmas dinner table." I had been ordained 10 years at that time, but there was a lot I still had to learn about treasures and my 80-year-old father was once again a wise teacher for me. He had found "a pearl of great price" and he freely shared it with me.