Chúa Nhật II Mùa Chay – Năm A (Geneses 12: 1-4; Psalm 33; Timothy 1: 8-10; Matthew 17: 1-9)

Thế giới có thể là nơi đáng sợ khi mà tất cả những mốc giới quen thuộc và những điểm tham chiếu biến mất. Khoa học viễn tưởng đã đầy rẫy những câu chuyện về những cá nhân mà tài sản, nhân dạng và nguồn gốc của họ được xóa sạch bởi một số quyền lực hoặc sức mạnh nham hiểm. Rồi sau đó điều duy nhất là sự bất lực và dễ bị tổn thương của con người trở thành chứng cứ đầy thương đau.

Có một số điểm tương đồng về câu chuyện Abraham – nhưng đó là Thiên Chúa thay vì một sưc manh tội ác ẩn phía sau nó và Abraham đã được ban cho một sự lựa chọn. Ông được yêu cầu để giũ bỏ mọi thứ - quê nhà, thần thánh, văn hóa, thân nhân và mọi thứ khác mà đã dành cho con người trong thế giới cổ đại một bản sắc và ý thức phụ thuộc nhau. Ông phải bắt đầu lên đường tới một nơi mà chỉ Thiên Chúa biết. Ông không biết điểm đến, điều gì sẽ xảy ra trên đường hoặc thậm chí mục đích tiếng gọi và sứ mệnh này. Hầu hết mọi người sẽ phải dừng ngay tại đó. Chúng ta sợ hãi trước những điều chưa biết và những gì không thể kiểm soát. Sự sợ hãi là những gì thuộc qui luật sống của con người. Nhưng để đổi lấy sự tin tưởng phi thường đó, Thiên Chúa hứa tạo cho ông trở thành người sáng lập một quốc gia vĩ đại và nguồn ơn phúc cho tất cả mọi người thuộc hành tinh Trái Đất.

Đức tin của Abraham không bao hàm giáo điều hoặc tín điều – lúc đó chúng không tồn tại – nhưng tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa và một lòng tự nguyện nhiệt thành để bỏ đi mọi thứ. Thiên Chúa cũng có thể cho chúng ta đầy phúc lạ. Nhưng điều này khó khăn nếu chúng ta bám víu vào những gì chúng ta đã có hoặc nơi kiểm soát và an ninh đặt lên hàng đầu bảng liệt kê giá trị của chúng ta. Tiếng gọi của Abraham cùng một tiếng gọi mà chúng ta lãnh nhận một cách riêng lẻ và như một Thánh Đường. Đó là tiếng gọi để xóa đi sợ hãi tương lai hoặc những gì chưa biết mà để tin tưởng vào Thiên Chúa và chúng ta tự cho phép mình được dẫn dắt. Nhưng một mối quan tâm quá mức để bảo mật và khả năng dự báo không chỉ bóp ngẹt sự phát triển mà còn dẫn đến những thảm họa như những sự kiện của những năm mới đây được xác nhận.

Đức tin phi thường này cũng được mô tả trong đời sống của Chúa Giê-su. Người đã sẵn sàng chịu khổ nạn và tử nạn trong lúc duy nhất chỉ dựa vào quyền năng và độ trung thực của Thiên Chúa. Qua sự tin tưởng vào Thiên Chúa Cha mà Chúa Giê-su đã mang lại cuộc sống và sự bất tử cho nhân loại qua cuộc sống gương mẫu và trung tín của Người. Tác giả 1Timothy đã khuyến khích cộng động của mình chia sẻ trong sứ mệnh Tin Mừng này. Phạm vi mà Thiên Chúa có thể sử dụng chúng ta như những công cụ còn tùy thuộc vào mức độ tin tưởng tuyệt đối mà chúng ta biểu hiện.

Trong thế giới tôn giáo cổ đại là nơi mà con người bất ngờ gặp gỡ Thiên Chúa. Cuộc gặp gỡ bất ngờ thiêng liêng thuộc con người tan biến trên Sinai hiện lên trong tâm trí. Sự biến hình của Chúa Giê-su không chỉ là một biểu hiện rực rỡ của quyền lực thiêng liêng. Trải nghiệm của sự biến hình này tồn tại hòa hợp với mong muốn của Thánh Mat-thêu để khắc họa chân dung chúa Giê-su như một Moses mới và là nhà làm luật. Cường độ ánh sáng cùng sự hiện diện của những hình ảnh tuyệt trần đã phản ảnh vô vàn trải nghiệm tôn giáo của Địa Trung Hải cổ đại. Moses và Elijah đã kết hợp một mối liên kết bền vững giữa Chúa Giê-su và lịch sử tôn giáo của Israel cổ đại. Moses là một nhà làm luật, Elijah tiên tri làm phép lạ và Chúa Giê-su người mà đã hứa hẹn sẽ mang lại tất cả để hoàn thành.

Với Chúa Giê-su những điều đó phô diễn những phản ứng thuộc con người bình thường. Trước hết, Thánh Phao-lô muốn xây dựng ba đền thờ tôn giáo để tưởng niệm cuộc gặp gỡ li kỳ với thần thánh thiêng liêng. Nhưng những trải nghiệm này không thể được nắm bắt và chúng ta không thể tiếp tục sống trong chúng, chúng chỉ được kinh qua. Và pha lẫn với điều này là sự sợ hãi tràn ngập mà chúng ta cảm nhận. Những phản ứng nhân loại trước những cuộc gặp gỡ luôn luôn mơ hồ: sự tò mò, trông mong và thích thú – nhưng bị dằn vặt bởi kinh hoàng và khiếp sợ. Nhưng cả hai phản ứng đều bị loại trừ bởi Chúa Giê-su.

Nhưng có lẽ chúng ta nên tập trung vào tiếng nói của Thiên Chúa truyền đi từ đám mây (như trên núi Sinai). Tiếng nói ấy lệnh truyền chúng ta lắng nghe Con Yêu Dấu – và nghe những ngụ ý vâng lời và tuân chỉ. Bài Tin Mừng này chất chứa châu báu trong vương miện của Tân ước – Bài Giảng trên Núi và những lời này xác định thẩm quyền của Chúa Giê-su và cung cấp mô hình cho nhân loại tràn đầy cậy tin Thiên Chúa. Chúa Giê-su không đến để tự tạo mình biến thành một đối tượng phụng thờ, mà là một mẫu gương cho chúng ta noi theo.

Cậy trông vào Thiên Chúa và người sẽ dẫn dắt chúng ta trên con đường chúng ta tiến bước.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)