Nhà cầm quyền Việt Nam đang cố gắng đè bẹp một cách lặng lẽ Giáo Hội Công Giáo hiện đang phát triển mạnh ở đây. Vậy Hoa Kỳ sẽ làm được bất cứ điều gì hơn là chỉ tỏ ý "quan tâm"?

HÀ NỘI, Việt Nam - Trong vùng Đông Nam Á, Việt Nam là nước có số giáo dân Công giáo đứng hàng thứ hai sau Philippines. Nhưng mọi sự dường như càng ngày càng trỏ nên khó khăn hơn cho Giáo Hội ở đây.

Vào ngày 6 tháng 11, Cù Huy Vũ, một luật sư mới đây tìm cách bảo vệ 6 dân làng Công giáo bị bỏ tù oan, chính ông cũng đã bị bắt giữ về tội "tuyên truyền chống nhà nước", theo tin trên đài truyền hình nhà nước.

Trong phiên tòa xét xử mình, sáu giáo dân Cồn Dầu-thuộc miền trung Việt Nam, đã bị (tòa) từ chối không cho có luật sư biện hộ, sau đó luật sư Cù Huy Vũ cũng noi với đài BBC rằng bản án đã được sắp đặt. Hiện không rõ đã có bất kỳ liên hệ nào giữa việc ông Cù bị bắt và nỗ lực của ông trong dự định bảo vệ sáu người kia.

Nhưng đã có một cuộc đàn áp những nhà bất đồng chính kiến chung tại Việt Nam trước Đại hội Đảng Cộng sản vào đầu năm tới. Những tháng gần đây có những luật sư, nhà báo và nhà hoạt động nổi tiếng đã bị bắt và bỏ tù, còn những người khác bị đặt trong tình trạng giám sát bởi nhà cầm quyền.

Phát biểu tại Hà Nội trong tuần vừa qua, trước khi góp tiếng với Phó Thủ tướng (VN) để tán dương sự phát triển trong mối quan hệ về mậu dịch và đầu tư giữa Mỹ và Việt Nam- ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói rằng Hoa Kỳ "vẫn quan ngại về các vụ bắt giữ, và sự kiềm chế về tự do tôn giáo tại Việt Nam,"

Các nạn nhân Cồn Dầu là 6 trong số 59 người bị bắt sau khi đụng độ giữa khoảng 500 người Công giáo và người của nhà cầm quyền tại nghĩa trang giáo xứ Cồn Dầu hồi tháng 5 vừa qua. Giáo dân Công giáo khi đó đang đưa đám một bà lão 82 tuổi về nơi an táng trong nghĩa trang giáo xứ là nơi đã bị nhà cầm quyền địa phương trưng thu để xây khu du lịch.

Những buổi cầu nguyện cho các nạn nhân bị giam giữ đã được tổ chức tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nơi mọi người nghe đọc bức thư của Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình, trong đó thách thức sự hợp pháp của việc nhà cầm quyền tịch thu tài sản dân chúng. Đức GM cật vấn lý do tại sao nhà cầm quyền lại " xô đẩy những giáo dân Cồn Dầu hiền lành vào tình trạng bi thảm hiện nay, gây ra một cái chết, nhiều vụ bắt giữ, những người khác phải đối mặt với tổn thất toàn bộ tài sản." Bốn mươi dân làng chạy trốn sang Thái Lan sau khi sự việc xảy ra, nơi họ đang xin vào quy chế tị nạn.

Vụ Cồn Dầu chính là âm vang của vụ ở giáo xứ Thái Hà, nơi tòa khâm sứ Hà Nội được đặt ở đó cho đến khi cho đến khi bị nhà cầm quyền tịch thu vào năm 1954. Vào năm 2008, một buổi cầu nguyện quy mô lớn đã diễn ra ở đây. Cảnh sát đã sử dụng bạo lực để giải tán đám đông ước tính là 15 ngàn người, và, theo Ủy Ban về Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ, nhà nước đã gởi ra những tên côn đồ, với "một số mặc đồng phục màu xanh của Đoàn Thanh niên Cộng sản, để quấy nhiễu, đánh đập giáo dân Công giáo và phá hoại nhà thờ. "

Ông Lê Quốc Quân, một giáo dân ở Thái Hà, người trước đây từng bị giam giữ ba tháng, ngay sau khi ông trở lại Việt Nam vào đầu năm 2007. Là một luật sư, được học bổng năm tháng ở Washington tại Cơ quan Yểm trợ Dân chủ Quốc gia, đã nói: "Tôi không sợ".

Những cuộc che đậy bí mật trong rừng rậm

Nhìn từ cổng nhà thờ nơi có bức tường được giăng giây kẽm gai, ông Lê Quốc Quân chỉ tay về phía giáo xứ Thái Hà nơi (đất đai) đã bị xà xẻo xuống chỉ còn 1/4 của khu vực năm 1954, khi đất nước đã giành được độc lập từ tay người Pháp.

Trong khi phóng viên đi với một giáo dân ở bên ngoài khuôn viên nhà thờ vào giờ cao điểm, sát bên lề của một con đường chật hẹp nơi đang có những dòng xe tay ga và xe máy đan xen lẫn nhau để chở người từ sở làm về nhà, phóng viên này đã được báo cho biết là phải thậnt rọng vì người của nhà nước hiện vẫn đang canh chừng nhà thờ.

"Họ có tai mắt quanh đây," người giáo dân này nói thế, và yêu cầu giấu tên.

Phóng viên còn được nói cho biết là nhà cầm quyền muốn mở một bệnh xá cai nghiện Methadone do chính phủ Mỹ tài trợ ngay cạnh nhà thờ để tăng áp lực tâm lý lên các giáo dân.

"Ý họ là làm sao cho mọi người cảm thấy khó chịu với những con nghiện ma túy lảng vảng xung quanh cổng nhà thờ", ông Lê Quốc Quân nói vậy. Một trong những linh mục thuộc Dòng Chúa Cứu Thế của giáo xứ, với yêu cầu tên của ông không được nêu ra, nói rằng có những thủ đoạn khác đang được sử dụng, chẳng hạn như việc đại diện nhà nước phát tán (tài liệu) tuyên truyền ngay cạnh sân nhà thờ.

Tại nhiều nơi ở các vùng nông thôn, tình hình dường như tồi tệ hơn. "Ở Sơn Hạ, họ không được phép có một linh mục, vì vậy không thể có Thánh Lễ," linh mục này than vãn. "Chính phủ không công nhận họ là người Công Giáo."

Với nụ cười mang vẻ bạo dạn trẻ con, anh kể lại chuyện bí mật trốn vào rừng để gặp những người Công Giáo bị cấm không cho tiếp cận với một linh mục hay lãnh nhận phép bí tích một cách thường xuyên. Ông kể lại: "Chúng tôi cố gắng tìm một nơi nào đó yên tĩnh trong rừng, hoặc trong làng mạc nào đó, nhưng chúng tôi phải làm cho chắc ăn để không bị bắt gặp, nếu không công an sẽ làm cho người ngoài không thể ra vào được một vài nơi ở đây"

Những con số chính thức cho biết số dân Công giáo chỉ là hơn 6 triệu, nhưng điều đó có lẽ là một ước lượng thấp hơn thực tế.

"Giáo Hội ước tính rằng Việt Nam hiện có hơn 8 triệu người Công giáo", theo lời một linh mục ở Thái Hà, chiếm khoảng 10% dân số của Việt Nam.

Số người theo đạo ở xứ Thái Hà hiện cũng đang trên đà gia tăng, cũng, phù hợp với trào lưu trên tòan quốc.. Thanh Chu, 22 tuổi, là một trong số 200 người hiện đang chuẩn bị cho lễ rửa tội của cô, trước khi kết hôn với vị hôn phu người Công Giáo của mình.

"Trước khi tôi bắt đầu đến nhà thờ, tôi chẳng theo một tôn giáo nào cả," cô nói thêm rằng ngay "chúng tôi nghe rất nhiều tuyên truyền chống Công giáo." Hiện giờ, dưới sự hướng dẫn của ông Lê Quốc Quân, cô làm việc bên cạnh hàng chục sinh viên Công Giáo khác.

Một số những công việc này đã được tiến hành ngay phía sau nhà thờ, nhằm cung cấp phẩm vật cứu trợ gồm quần áo và thực phẩm đến những vùng lũ lụt ở nông thôn Việt Nam, nơi hơn 159 người đã thiệt mạng trong tháng qua.

Tất cả mọi người đều nói rằng những khổ nạn giáo xứ phải trực diện đã đem đến nhiều tiến triển rất tích cực "Có từ 15 đến 20 ngàn người đến đây để dâng Thánh Lễ mỗi thứ bảy và chủ nhật", theo lời ông Lê Quốc Quân. "Trước khi buổi thắp nến cầu nguyện ấy bắt đầu, chúng tôi chỉ có ba Thánh Lễ mỗi cuối tuần, bây giờ chúng tôi đã có đến 11 (Thánh Lễ)."

(Source: Simon Roughneen / NCR http://www.ncregister.com/daily-news/a-persecuted-church-left-to-fend-for-itself/ reprinted with permission from the National Catholic Register)