KHỦNG HOẢNG ÐỘI TUYỂN TÚC CẦU PHÁP 2
(tiếp theo)

C. Thảm bại.

Ngày 17.06.2010, trên sân Peter Mokaba (Polokwane), đội Pháp gặp đội Mexico để tranh xếp hạng trong bảng A, Giải túc cầu thế giới năm 2010, trong thời tiết lạnh chừng 5 độ C. Do biết Uruguay đã thắng Nam phi 3-0 vào hôm trước, nên hai đội vào sân với một quyết tâm cao, hầu tạo một trận thắng đầu tiên tại World Cup 2010, để có thể đặt một chân vào vòng sau.

Huấn luyện viên Raymond Domenech đưa Florent Malouda vào đá thay chổ Yoann Gourcuff với tiền đạo duy nhất Nicolas Anelka. Thierry Henry (đã ghi 51 bàn trong 122 trận thi đấu trong đội tuyển) tiếp tục phải ngồi băng phòng hờ. Nhưng sự sắp xếp nhân sự mới cũng không tạo được kết quả như ý muốn.

Suốt 45 phút hiệp nhất, đôi bên tạm dừng sau khi không bên nào mở tỉ số. Vào hiệp nhì, vào phút 64, một cú sút của tiền đạo Javier Hernadez đưa banh vào khung thành của thủ môn Hugo Lloris để mở tỷ số cho Mexico. Phút thứ 79, hy vọng của Pháp giảm dần khi Pablo Barrera dẫn banh vào cấm địa, buộc hậu vệ Pháp Eric Abidal phải truy cản nhưng thiếu chuẩn xác dẫn đến phạt đền cho Mexico. Được giao trách nhiệm đá phạt, cầu thủ kỳ cựu Cuauhtemoc Blanco tung lưới Lloris nâng tỷ số lên 2-0.

Sau trận đấu thứ nhì, Urugay và Mexico cùng được 4 điểm chiếm hai hạng đầu bảng A. Pháp và Nam phi mỗi đội 1 điểm nhưng vẫn còn cơ đội, thật nhỏ, để tiến sâu vào giải. Pháp phải thắng Nam phi đến 4-0 và nếu Urugay và Mexico không huề nhau thì mới có thể vào vòng bát kết.

Thành phần tham dự trận đấu như sau:
Đội Pháp: Lloris, Sagna, Abidal, Gallas, Evra, Toulalan, Malouda, Diaby, Ribery, Govou (rồi Valbuena từ phút 69), Anelka (rồi Gignac từ phút 46).
Đội Mexico: Perez, Rodriguez, Salcido, Marquez, Osorio, Moreno, Juarez (rồi Hernandez từ phút 55), Torrado, Franco (rồi Blanco từ phút 62), Vela (Barrera từ phút 31), Giovani.

D. Khủng hoảng tột đỉnh.

Trong quá khứ, đội tuyển Pháp đã bị loại khỏi vòng đầu nhiều lần. Gần đây, năm 2002, đương kiêm vô địch thế giới Pháp bị loại khỏi vòng đầu Giải túc cầu thế giới tổ chức tại Đại hàn và Nhật bổn, không ghi được một bàn nào. Năm 2008, á quân thế giới Pháp bị loại khỏi vòng đầu Giải vô địch túc cầu Âu châu. Báo chí có chỉ trích, giới mộ điệu có thất vọng… Nhưng lần nầy, khủng hoảng đã đi đến tột đỉnh.

1. Chuyện trong phòng áo lọt ra ngoài.

Trong suốt hiệp nhất, Nicolas Anelka đã thi đấu kém hiệu năng. Là một cầu thủ tiền đạo, anh thường ở cách khung thành Mexico đến hàng 30 thước. Nên trong giờ nghỉ giữa hiệp, nơi phòng thay quần áo, ông Raymond Domenech đã trách cứ về lối chơi kém hiệu quả với Anelka và yêu cầu phải cố gắng hơn. Anh này đã lăng mạ huấn luyện viên. Những cuộc trao đổi như thế vẫn thường xãy ra khi mọi người đều ở tình trạng căng thẳng tinh thần. Nhưng các cầu thủ thường phản ứng bằng những ‘cằn nhằn, thì thầm’ không như Anelka đã phản ứng mạnh mẽ trước mặt các đồng đội. Do đó, vào hiệp hai, ít ai biết tại sao ông Domenech đã đưa André-Pierre Gignac vào sân thay Anelka.

Sau trận đấu, ông Domenech báo cáo sự việc với FFF. Ông Jean-Pierre Escalettes, chủ tịch FFF đích thân tìm hiểu sự thật đã xảy ra dựa theo lời kể của thủ quân Patrice Evra và đã yêu cầu Anelka công khai xin lỗi huấn luyện viên. Nhưng Anelka đã từ chối thẳng thừng. Các thành viên FFF có mặt tại Nam phi đã đồng ý loại Anelka khỏi đội tuyển.

[Năm 2002, Anelka đã nói với tuần báo ‘Paris Match’ rằng anh không bao giờ chơi bant trong Đội tuyển Pháp trừ khi Jacques Santini (huấn luyện viên lúc đó) quỳ lạy và xin anh trở lại, chỉ vì ông Santini đã đưa Sidney Govou thay anh trong trận giao hữu với đội Yugoslavia.

Năm 1998, ông Aimé Jacquet (huấn luyện viên đưa Đội tuyển Pháp tới vô địch thế giới) cũng không nhận Anelka vào thành phần Đội tuyển. Ngày nay, 12 năm sau, các cầu thủ vô địch thế giới đã trở thành huấn luyện viên hay đã giải nghệ.

Khi vào thi đấu cho Chelsea, Anelka đã thay đổi tính tình và được ông Domenech đưa vào đấu cho Đội tuyển tham dự Giải túc cầu thế giới năm nay.]

Cầu thủ lừng danh Pháp Just Fontaine (‘vua phá lưới’ kỷ lục với 13 bàn thắng trong vòng chung kết túc cầu thế giới năm 1958) nói với báo ‘Journal được Dimanche’: "Il faut virer Anelka" (Phải loại Anelka) và kết luận: “Nếu thua, phải thua trong phẩm cách (dignité)”.

2. Đình công tập luyện chung.

Những kết quả không đáng khuyến khích trước Uruguay (hòa 0-0) và Mexico (thua 0-2), cơ may vào vòng trong mỏng manh, Đội tuyển Pháp rơi vào hỗn loạn, nội bộ mất đoàn kết, nay lại thêm vụ lăng mạ của Anelka. Sau đó, Anelka từ giã đồng đội và rời khỏi Nam phi để trở về Anh quốc, nơi cầu thủ này đá banh cho đội Chelsea, chờ ngày được triệu hồi ra trước Đội đồng Kỷ luật của Liên đoàn túc cầu Pháp quốc.

“ Trách nhiệm nặng đè trên vai các cầu thủ Pháp không cho phép họ có một sơ sót nào. Họ phải nhớ rằng đang khoát màu áo nước Pháp và được xem như những gương mẫu cho bao nhiêu người trẻ.” Lời bà Tổng trưởng Y tế và Thể thao nhắc nhở các tuyển thủ Pháp.

Bất chấp lời nhắc nhở ấy, các phần tử ‘xách động’ trong Đội tuyển Pháp quyết đi đến tận cùng cuộc ‘khủng hoảng và thất bại’… Chiều ngày 20.06.2010, trên sân tập huấn tại Knysna, các tuyển thủ đã từ chối tập luyện để phản đối quyết định của Liên đoàn túc cầu Pháp quốc đuổi Nicolas Anelka ra khỏi đội Pháp ngày trước.

Sau khi tới nơi, các tuyển thủ bận rộn bắt tay chào những người mộ điệu trong khi thủ quân Patric Evra thảo luận với huấn luyện viên thể lực Robert Duverne. Bỗng nhiên, đôi bên tranh cải gay gắt buộc ông Domenech phải can hai người ra. Khi đội túc cầu trở lại xe, ông Jean Louis Valentin, trưởng đoàn bóng đá Pháp nổi giận và tuyên bố sẽ từ chức vì “Đó là vụ tai tiếng (scandale) của Pháp, của Liên đoàn túc cầu và Đội tuyển Pháp. Thật đáng hổ thẹn. Đối với tôi, mọi sự đã chấm dứt…”

Sau cuộc trao đổi giữa huấn luyện viên và các tuyển thủ, ông Domenech đã bản thông cáo của các tuyển thủ, trước giới truyền thông, phàn nàn Liên đoàn bóng đá Pháp không bênh vực họ mà chỉ nghe lời báo chí và họ không được tham khảo ý kiến về quyết định kỷ luật đuổi Anelka. Do đó, họ bỏ tập để phản đối… Mọi giới người Pháp, từ thể thao gia, các nhà chính trị đến báo chí và người hâm mộ dều phản ứng dữ dội. Tổng thống Pháp, ông Nicolas Sarkozy, yêu cầu bà Roselyne Bachelot, Tổng trưởng bộ Y tế và Thể thao, có mặt tại Nam phi lúc đó, triệu tập một cuộc họp giữa đại diện Liên đoàn túc cầu Pháp quốc và đội tuyển để giải quyết khủng hoảng.

Cuối cùng, nhiều cầu thủ trẻ đã gặp huấn luyện viên Domenech để khóc và xin lỗi vì những gì đã xảy ra. Những người không còn cơ đội thi đấu với đội tuyển như William Gallas, Eric Abidal và Thierry Henry.

Trước hành động phản thể thao của các cầu thủ Pháp, các nhà tài trợ (nhà hàng Quick, ngân hàng Crédit Agricole, … ) chấm dứt sự ủng hộ đội tuyển Pháp.

E. Thảm bại cuối cùng.

Ngày 22.06.2010, Đội tuyển Nam phi thắng Đội tuyển Pháp 2-1 và cả hai bị loại khỏi Giải túc cầu thế giới năm 2010.

1. Trước trận đấu.

Trong quá khứ, đội tuyển Pháp đã gặp đội tuyển Nam phi trên sân cỏ ba lần với hết quả: hai thắng (2-1 giao hữu 1997; 3-1 vô địch thế giới 1998) và một hòa. Đội tuyển Pháp thắng cả ba lần các đội tuyển Kuwait (năm 1982), Ảrập Xêút (1998), Brazil (2006) do ông Carlos Alberto Parreira (huấn luyện viên đội tuyển Nam phi năm 2010) trong khuôn khổ các Giải túc cầu thế giới. Do đó, đội tuyển Pháp đầy hy vọng thắng…

Chuyện khác, trong cuộc họp báo trước trận đấu sáng ngày 22.06.2010, ông Domenech cho biết các cầu thủ của tôi dường như không muốn ra sân tranh tài với đội Nam phi’. Nếu không thi đấu, đội tuyển Pháp bị chế tài bởi FIFA bằng cấm thi đấu khắp thế giới trong nhiều năm.

2. Trận đấu giữa Pháp và Nam phi.

Ngày 22.06.2010, để tranh xếp hạng trong bảng A Giải túc cầu thế giới năm 2010, đội tuyển Pháp gặp Nam phi trên sân Bloemfontein.

Vào phút 20, từ một dường banh phạt góc của Siphiwe Tshabalala, bằng một đường banh đánh đầu, trung vệ Bongani Khumalo tung lưới Hugo Lloris, mở tỷ số cho đội tuyền nhà Nam phi. Không bao lâu sau, phút 26, tiền nội Yoann Gourcuff bị thẻ đỏ phải rời sân thúc cùi chỏ vào mặt hậu vệ đối phương. Bị dẫn trước lại kém số, các cầu thủ Pháp xuống tinh thần. Phút 37, Tsepo Masilela chuyền bóng cho Katlego Mphela đá vào khung thành Pháp nâng tỷ số lên 2-0.

Vào hiệp nhì, Malouda vào thay Gignac. Phút thứ 50, Mphela đá thật mạnh tưởng phá lưới Lloris, nhưng banh dội xà ngang. Trong khi đó, trong trận túc cầu Uruguay-Mexico, ở phút 44, Suarez mở tỷ số 1-0 cho Uruguay… nếu Nam phi thắng thêm thì có thể đi vào vòng trong. Phút 55, Henry vào thay Cissé, Henry – Malouda – Ribery tìm lại sự xông xáo. Phút thứ 70, Ribery dẫn banh vào vùng cấm địa Nam Phi rồi chuyền cho Malouda đá banh vào khung thành trống, rút ngắn tỷ số xuống còn 1-2.

Sau trận đấu, Carlos Alberto Parreira đến bắt tay xã giao ông Raymond Domenech nhưng ông nầy từ chối. Sau đó, ông Domenech có giải thích vì, trước khi vòng chung kết Giải túc cầu thế giới 2010 khởi đầu, huấn luyện viên Nam phi đã nói đội Pháp không xứng đáng góp mặt tại Nam phi năm nay.

Đáp câu hỏi về tương lai đội Pháp, ông Raymond Domenech nói: “Tôi rất buồn với những gì đã xảy ra vì không chỉ với tôi mà với toàn bộ người dân Pháp. Đây là đội banh có thực lực, tôi chúc người kế thừa sẽ gặp nhiều may mắn. Tôi yêu đội tuyển Pháp. Đội Pháp không chết và sẽ còn tiếp tục phát triển mãi. Họ có đủ mọi yếu tố để thành công”. Cũng tại cuộc họp báo sau trận đấu, Evra đã xin lỗi người hâm mộ và khẳng định anh và các bạn sẽ không nhận một euro nào tiền thưởng được nhận và hứa sẽ giải thích cho thảm họa này cho người dân Pháp.

Đội tuyển Pháp và Nam phi cùng rời World Cup 2010 sau trận đấu. Mỗi đội nhận được 7 triệu mỹ kim tiền thù lao ba trận đá vòng đầu. Trước khi đến Nam phi, 32 đội tuyển đã nhận một triệu để trả chi phí chuẩn bị. Như vậy, 16 đội bị loại ở vòng đầu nhận được 8 triệu mỹ kim/đội. 8 đội bị loại ở bát kết nhận được 9 triệu mỹ kim. 4 đội bị loại ở tứ kết nhận được 18 triệu mỹ kim. 2 đội bị loại ở bán kết chỉ nhận được 20 triệu mỹ kim sau khi đá trận tranh hạng ba. Vào chung kết, đội thua lãnh 24 và đội thắng (vô địch) 30 triệu mỹ kim.

III. TRỞ VỀ ĐẤT PHÁP.

A. Tại phi trường.

Ngày 24.06.2010, chiếc Boeing 737 F-GZTD đáp xuống phi trường Le Bourget lúc 11 giờ 35 và đậu trước Bảo tàng viện. Những xe chở lính hiến binh và xe cứu hỏa tiến đến bảo vệ không cho chụp hình các tuyển thủ bại trận. Khoảng hơn 150 người đến đón họ nhưng khi xuống phi cơ, họ lập tức lên bus và xe lăn bánh rời sân bay. Trong khi đó, Thierry Henry lên chiếc Renault Espace với lính lái môtô hộ tống đến điện Elysee để gặp Tổng thống Nicolas Sarkozy trong lúc hơn triệu người biểu tình khắp nước để chống lại dự luật cải tổ hưu bổng. Ngoài ra, vì tiếp Henry, Tổng thống đã hủy phiên họp với các hiệp đội để chuẩn bị kỳ họp Thượng đỉnh G20 vào cuối tuần tại Toronto (Canada).

Không một chi tiết nào về cuộc gặp gỡ được loan báo. Phụ trách các hiệp đội phi chánh phủ trách Tổng thống chú trọng túc cầu hơn lo chuẩn bị Đội nghị G20.

B. Chính phủ can thiệp.

Sự thảm bại và đình công tập huấn của đội tuyển Pháp đã trở thành câu chuyện quốc gia khiến chính phủ phải quan tâm. Chiều ngày 23.06.2010, Tổng thống Nicolas Sarkozy đã triệu tập cuộc họp với sự tham dự của Thủ tướng Francois Fillon, Tổng trưởng Y tế và Thể thao Roselyne Bachelot và Bộ trưởng đặỉc trách về Thể thao Rama Yade để nghe báo cáo về những điều xảy ra bên trong cũng như ngoài sân cỏ đưa đến thất bại tại Nam phi. Sau cuộc họp, Tổng thống tuyên bố chánh phủ sẽ triệu tập một đội nghị thảo luận yêu cầu trong tháng 10 phải tổ chức một đội nghị xem xét lại toàn bộ túc cầu Pháp. Ông đề nghị chính phủ cắt mọi khoản trợ cấp cho Liên đoàn túc cầu Pháp quốc.

Bà Bachelot cho rằng: « Trách nhiệm về thảm họa này thuộc về tất cả chúng ta, bắt đầu từ các cầu thủ, sau đó là huấn luyện viên và cuối cùng là liên đoàn bóng đá.»

C. Henry nói về đội tuyển Pháp.

Ngày 25.06.2010, khi trả lời phỏng vấn của Michel Denisot từ Barcelone, trong chương trình Grand Journal của đài truyền hình Canal Plus, Thierry Henry, cầu thủ cuối cùng còn lại của đội tuyển Pháp đăng quang vô địch túc cầu thế giới 1998, thẩm luợng lý do đầu tiên sự thất bại là các cầu thủ thi đấu không đúng mức.

Cựu thủ quân đội tuyển Pháp cho biết anh cảm thấy bị ‘bỏ rơi’ vì ‘mọi người không còn nói chuyện với tôi như theo thói quen trước đây. Khi Domenech đến huấn luyện, đội tuyển Pháp đã xảy ra khá nhiều rắc rối trong nội bộ. Đội đã từng vào trận chung kết Giải túc cầu thế giới năm 2006 đã bị loại khỏi vòng đầu Giải túc cầu thế giới năm nay, sau hai trận thua trước Mexico và Nam phi và một trận hòa với Uruguay. Thêm vào đó, bầu không khí căng thẳng còn bao trùm cả đội tuyển Pháp khi Anelka bị ‘tống cổ’. Tôi không hiểu tạo sao việc đó được các báo đưa lên trang nhất, với những từ ngữ không đúng. Do đó, tôi nghĩ chúng tôi phải có hành động để ủng hộ Nicolas. Nhưng anh cho rằng quyết định bỏ tập của các cầu thủ là một quyết định dại dột « Thành thực nói, đó là một sai lầm”.
Ngoài ra, anh cho biết các cầu thủ kỳ cựu hiện không còn nhận được sự tôn trọng như thời anh, cách đây 13 năm.

D. Chủ tịch Liên đoàn túc cầu Pháp từ chức.

Ngày 24.06.2010, đáp câu của Jean-Michel Aphatie, đài phát thanh RTL, bà Roselyne Bachelot, Tổng trưởng Y tế và Thể thao, nói: « Theo bà nghĩ, sự rời khỏi chức vụ của ông Jean-Pierre Escalettes là điều không thể tránh được. » Sau đó, ngày 26.06.2010, Tổng thư ký FIFA Jérôme Valcke nhắc giới cầm quyền Pháp tránh mọi sự can thiệp vào nội bộ Liên đoàn túc cầu Pháp quốc, đang điều khiển bởi ông Escalettes.

Ngày 28.06.2010, trong một thông cáo phổ biến bởi Liên đoàn túc cầu Pháp quốc, ông Jean-Pierre Escalettes cho biết quyết định từ chức Chủ tịch Liên đoàn túc cầu: « Tôi sẽ đệ đơn từ chức trong buổi họp Đội đồng liên đoàn ngày 02.07 tới. Tôi sẳn sàng để phân tích những lý do của sự thảm bại của đội tuyển Pháp tại Nam phi. Tôi sẽ trình bày từng điểm trước các đồng vị trong Đội đồng liên đoàn hôm thứ sáu. Từ nay tới đó, tôi không trả lời bất cứ cơ quan truyền thông nào. »

Ông Jean-Pierre Escalettes, 75 tuổi, đã là Chủ tịch Tập hợp Túc cầu tải tử (Ligue de football amateur) và là người đã khai sáng tài chính của định chế sau nhiệm kỳ của ông Claude Simonet cùng thành công trong việc nước Pháp dành được quyền tổ chức Giải vô địch Âu châu 2016.

E. Chủ tịch Liên đoàn túc cầu và huấn luyện viên ra trước Quốc đội.

Ngày 29.06.2010, đáp lời mời của các dân biểu trong Ủy ban Văn hóa Quốc đội, bà Roselyne Bachelot đã đến trình bày những lý do đưa đến sự thảm bại của đội tuyển Pháp lúc 18 giờ. Hôm sau, lúc 11 giờ, hai ông Jean-Pierre Escalettes và Raymond Domenech đến trả lời những câu hỏi của các dân biểu trong Ủy ban này trong một phiên điều trần kín. Không một tiết lộ mới nào so với những điều đã được đề cập trên các cơ quan truyền thông khắp thế giới.
F. Huấn luyện viên mới đội tuyển Pháp.

Ngày 26.06.2010, cựu tuyển thủ Laurent Blanc, thành viên đội tuyển Pháp vô địch túc cầu thế giới 1998, đã ký khế ước nhận huấn luyện đội tuyển Pháp kể từ ngày 02.07.2010 trong hai năm tới (thời gian đội tuyển chuẩn bị và thi đấu Giải vô địch Âu châu 2016). Lương tháng 100.000 euros, gấp đôi người tiền nhiệm (48.000 euros), nhưng thấp hơn lương tháng đội cầu Bordeaux đã trả (140.000 euros).

Hiện nay, người Pháp hy vọng Laurent Blanc sẽ thành lập một đội tuyển Pháp càng hữu hiệu càng tốt trong các trận đấu sắp tới:

- Ngày 11.08.2010, gặp đội tuyển Na-uy trong trận giao hữu tại Oslo;

- Bắt đầu tranh vòng loại EURO 2012 gặp Biélorussie (03.09.2010 tại Pháp), Bosnie-Herzégovine (07.09.2010 tại Bosnie-Herzégovine), Roumanie (09.10.2010 tại Pháp), Luxembourg (12.10.2010 tại Pháp);

- Hai trận giao hữu với đội tuyển Anh (17.11.2010 tại Anh) và với Ba tây (09.02.2011 tại Pháp).

Điểm cuối cùng chúng tôi muốn nói là: « Theo dõi các trận đấu vòng chung kết Giải túc cầu thế giới năm nay, chúng tôi đặc biệt chú ý đến đội tuyển Nhật bản… Những hình ảnh năm (hình như) 1960, trên sân Cộng hòa, Sài gòn, khi các cầu thủ Nhật tặng cho các tuyển thủ Việt-Nam một chiếc giày bạc nhỏ để tượng trưng cho nền túc cầu nước Phù tang lúc đó so với nền túc cầu con cháu Lạc Hồng. Kết quả trận đấu Việt-Nam thắng Nhật bản 2-0 … Năm mươi năm sau, các cầu thủ Nhật đã tiến tới bát kết túc cầu thế giới, trong khi Việt-Nam ngày nay đã đoạt huy chương vàng Đông Nam Á vận đội chưa? » (Lưu ý: Việt-Nam Cộng hoà đoạt huy chương vàng Đông Nam Á vận đội năm 1959).