Tòa Thánh cho rằng cội rễ của khủng hoảng kinh tế nằm ở chỗ thiếu những điểm tham chiếu về đạo đức

Vatican City (AsiaNews) - "Tài chính hoá" nền kinh tế là nguồn gốc của cuộc khủng hoảng toàn cầu, trong đó những nước yếu hơn bị ảnh hưởng chủ yếu, sự xác nhận bản chất "đạo đức cơ bản" của nền kinh tế và sự cần thiết phải can thiệp công khai lớn hơn vào vấn đề này và cuối cùng, khả năng "một hiệp ước mới để bảo đảm tốt hơn những nền tảng của đồng tiền chung" ở Âu Châu, trong sự thức dậy của cuộc khủng hoảng Hy Lạp. Đây là điểm chính nổi lên từ phiên họp khoáng đại lần thứ 16 của Hàn Lâm Viện Giáo hoàng về Khoa học xã hội, được tổ chức từ ngày 30/04 đến 04/05 về "Khủng hoảng trong Nền Kinh Tế Toàn Cầu. Tái Lập Kế Hoạch cho Cuộc Hành Trình" được Chủ tịch của Hàn Lâm Viện Giáo hoàng, Mary Ann Glendon trình bày cho các ký giả hôm 05/05.

Bà Glendon cho hay công việc này thực hiện theo sau các chỉ dẫn của Đức Thánh Cha Bênêđictô cho Hàn Lâm Viện rằng cuộc khủng hoảng "cũng đã thể hiện được sai lầm của giả định cho rằng thị trường có khả năng tự điều tiết, ngoài việc can thiệp công khai và ủng hộ việc tiếp thu các tiêu chuẩn đạo đức". Bà cho biết thêm: "Giả định này dựa trên khái niệm bần cùng hóa đời sống kinh tế như là một loại cơ chế tự cân chỉnh được định hướng bởi lợi ích cá nhân và tìm kiếm lợi nhuận. Như vậy, nó nhìn ra bản chất đạo đức cơ bản của kinh tế như là một hoạt động của con người và vì con người". Từ đó, cần phải can thiệp công khai lớn hơn để "đảm bảo minh bạch hơn nữa trong công cụ tài chính và tránh những rủi ro về đạo đức và các vấn đề phát sinh từ giải cứu tài chính".

Bà trình bày thêm rằng: "Các cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại có nguồn gốc từ khu vực tài chính. Thật vậy, một trong những diễn giả được mời, Tiến sĩ Luca Cordero di Montezemolo, Chủ tịch Ferrari và Fiat, cựu chủ tịch của Confindustria, nói về sự thay đổi từ một nền kinh tế dựa vào việc sản xuất hàng hóa thực sự cho một nền kinh tế sang nền kinh tế bị chi phối bởi các hoạt động đầu cơ do lòng tham thúc đẩy. Những bất ổn của hệ thống kinh tế một phần là hậu quả của việc quá tin cậy vào hoạt động đầu cơ tài chính tách rời các hoạt động sản xuất trong nền kinh tế thực sự. Hai thành viên của Hàn Lâm Viện của chúng tôi, Giáo sư Margaret Archer và Giáo sư Partha Dasgupta, khai triển rộng hơn về hiểm họa "tài chính hoá" các quan hệ con người, trong đó các hoạt động của con người, ngay cả trong gia đình, bị giảm thiểu đến chiều kích chỉ đơn thuần là thương mại. Một trong những khách mời của chúng tôi, Giáo sư Stefano Zamagni, chỉ ra sự nguy hiểm của tư duy mà ngay cả các công ty kinh doanh đi theo đường lối này, nơi mà công ty không còn là một hiệp hội của những con người mà trở thành một thứ hàng hóa thay thế. Cách tiếp cận "tài chính hóa" đối với trật tự xã hội như thế không chỉ thu hẹp tầm nhìn của con người, mà còn tạo ra sự bất ổn trong nền kinh tế".

Những nơi "dễ bị tổn thương nhất", tức là các nước nghèo nhất phải chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng này, "lần đầu tiên, thế giới chúng ta sẽ sớm có 1 tỷ người bị suy dinh dưỡng. Nếu có một so sánh chi phí tương đối của việc giải cứu tài chính đối với các khoản cần thiết cho dinh dưỡng cơ bản chẳng hạn, người ta không thể tránh được kết luận rằng cuộc khủng hoảng này bị điên cuồng rất nhiều từ những vấn đề cấp bách của phát triển. Trong mối quan tâm của chúng tôi đối với các vấn đề về nạn đói và y tế, Hàn Lâm Viện cũng nhấn mạnh rằng việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản, nhất là cho trẻ em, bắt đầu từ trong lòng mẹ, đưa ra một quyết định đóng góp vào sức sản xuất của nền kinh tế. Tập trung vào cải cách công cụ tài chính không nên làm sao lãng từ chính sách phát triển cơ bản và đầu tư vốn con người sơ đẳng - dinh dưỡng, sức khỏe và giáo dục cơ bản". Bà Glendon cho hay thêm hội nghị "đã diễn ra trong lúc cuộc khủng hoảng Hy Lạp xảy ra, cho thấy rằng những vấn đề mà chúng tôi thẩm tra là thích đáng như những đề mục hằng ngày", vấn đề đã được thảo luận bởi: Lucas Papademos của Ngân hàng trung ương Âu Châu, Mario Draghi, Thống đốc Ngân hàng Ý, Ettore Gotti Tedeschi, Chủ tịch của Viện Công trình Tôn giáo, Hans Tietmeyer, cựu Chủ tịch của Deutsche Bundesbank và Luis Ernesto Derbez Bautista, cựu Bộ trưởng Bộ Kinh tế Mexico.

Bà cho biết: "Bằng việc đề cập đến cuộc khủng hoảng Hy Lạp, những khách mời chuyên gia của chúng tôi thảo luận các gói giải pháp giải cứu mới đây, cũng như khả năng những cơ cấu Âu Châu mới có thể cần đến, không loại trừ khả năng của một hiệp ước mới nhằm bảo đảm tốt hơn các nền tảng của đồng tiền chung ".