Giáo xứ Trinh Hà sức sống mới nhưng vẫn còn khó khăn

Trinh Hà, làng quê nghèo tiền, nghèo tình, nghèo cả tâm linh. Trước thời 50 thế kỷ trước thì không thế nhưng nay thì đang là sự thật.

Mùa xuân hi vọng, một mùa xuân mới lan tràn khắp cùng bờ cõi, trong không khí đón chào mùa xuân mới. Tại Giáo xứ Trinh Hà hân hoan mừng Đại lễ khánh thành trung tâm mục vụ hành hương Lê Bảo Tịnh.Trinh Hà – một tên tuổi, một làng quê ít ai biết đến. Nhưng Thánh Paulus Lê Bảo Tịnh thì có lẽ hàng triệu người trong nước cũng như quốc tế biết rõ.

Đền Thánh Paul Lê Bảo Tịnh nhìn từ tầng thượng trung tâm mục vụ hành hươngNgày18/02 nhằm ngày 05 Tết Canh Dần là ngày đáng ghi muôn đời, là ngày mà Chúa tuôn đổ hồng ân chan chứa cho con cháu của Thánh Tịnh đáng kính. Trung tâm mục vụ hành hương Lê Bảo Tịnh được Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh cùng linh mục đoàn giáo phận cắt băng khánh thành. Từ đây, Trinh hà sẽ có thêm cơ sở, khả năng để phục vụ các đoàn hành hương đến từ khắp nơi về kính Thánh Tịnh.

Nghi thức chuẩn bị cắt băng khánh thànhQua một thời gian dài, bằng tấm lòng tôn kính của Cha quản xứ Micae Trinh Ngọc Tứ đã không quản ngại khó khăn, gian truân. Bằng tấm lòng thành kính, mến mộ đối với Thánh Tịnh của quý ân nhân trong nước cũng như quốc tế, trung tâm hành hương Lê Bảo Tịnh đã được nên hình nên dạng hoành tráng và đẹp đẽ nơi thôn quê sau hơn một năm xây dựng.

Trinh Hà những năm tháng cô tịch, khó khăn

Là người con sinh ra tại làng Trinh Hà, măn mắn nhưng cũng thật buồn thương vì tôi “được sống” và được nghe kể lại bởi những người anh, người cha, người ông đã từng phải sống và từng trải qua những biến cố đau thương.

Cổng chào làng Hà nhìn từ đường quốc lộ 1ABây giờ về Trinh Hà mấy ai có biết được những mất mát, những tháng ngày chới với, chông chênh mà Giáo xứ đã phải gánh chịu, trải qua. Nói ra đây là để lịch sử chưa được ghi lại cho mọi người được tỏ tường, chứ cũng không muốn nhắc tới sự tàn bạo và hiểm ác của cộng sản.

Theo nhiều cụ lớn tuổi trong làng kể lại “Ngày trước, có lẽ là cái thời trước khi có cái chính quyền cộng sản như kiến lửa bò lổm ngổm, ngập ngụa khắp miền bắc Việt Nam. Giáo xứ Trinh Hà cũng là một giáo xứ có truyền thống, lớn mạnh. Nhưng rồi, cơn thử thách, đau khổ quá lớn đã khiến cho Trinh Hà như ngày nay. Đó là cái lúc mà người cộng sản đưa ra cái ‘chính sách cải cách ruộng đất’ rồi những đợt chỉnh huấn, chỉnh đốn tư tưởngtrong nhân dân. Thực ra là người cộng sản muốn triệt tiêu Đạo Công Giáo. Hầu hết người dân trong làng đều là người có đạo, ai cũng rửa tội, đi thờ, đi lễ sốt sắng, những vì cái chính sách khốn nạn đó mà nhiều gia đình bị oan trái. Thế là người dân trong làng hoặc bị họ triệt hạ, hoặc là đi trốn vào trong Nam.

Sau cái cuộc cải cách đó, giáo dân trong làng còn rất ít, nếu ở lại thì buộc phải bỏ đạo. Giáo dân tối đến nhà thờ đọc kinh thì bị theo dõi, chỉ điểm, o bế mọi đường.

Có những ông trùm, ông quản xứ thì bị mời lên xã, đến huyện nhiều lần, bằng nhiều giọng điệu mơn lơi cũng như dọa nạt hòng nắm được thành phần cốt cánđể xóa sổ Trinh Hà. Nhưng ơn Chúa, họ vẫn kiên trung giữ đạo trọn.

Với những người đàn ông trong làng thì họ buộc phải bỏ đạo hoặc là phải đi đền, chùa vào đội tế, cúng ngày rằm, mùng 1 âm lịch cốt là giữ được cái thân yên ổn. Nhưng nhiều gia đình người vợ và con gái vẫn tới nhà thờ đọc kinh, vào các hội Con Hoa, Mân Côi… Từ đó dân gian mới truyền tụng nhau câu “đạo đâu như đạo làng Hà – đàn ông ăn thịt, đàn bà ăn sôi”.

Mà những ngày đó, cộng sản tuyên truyền về đạo gớm nghê lắm, nó toàn tuyên truyền bịa đặt, sỏ lá ba que, vu không đủ điều, rồi nó còn nói đạo Công giáo là giặc, là kẻ thù, là bán nước. Chúng tôi bị kỳ thị lắm.

Thậm chí nó còn thuê tiền những cô gái nhẹ dạ, có con hoang đế đổ vấy cho các Linh mục theo kiểu đấu tố. Mà thời đó đâu có Linh mục ở giáo xứ, vài năm mới có một thánh lễ, mà nếu có thì cộng sản cho phép mới được. Đến những năm 90 mà muốn có lễ, rước sách thì đều phải xin phép, rồi họ yêu cầu phải được đến, phải được ăn… đến bây giờ vẫn còn vậy, mọi người biết hết.”

Đó là những lời tâm sự, bộc bạch của những nhân chứng sống về những thời kỳ gian khổ, khó khăn mà họ đã phải sống.

Vậy, thiết nghĩ khi xây dựng trung tâm mục vụ Lê Bảo Tịnh nhà cầm quyền địa phương có làm khó dễ gì cho cha xứ, cho giáo xứ, và liệu có phải ăn… văn hóa phong bì thì mới yên chuyện?

Câu trả lời này có nhiều người có thể trả lời được, đó là giáo dân trong giáo xứ, là cha xứ, là công an xã, công an huyện, là công an PA38 Thanh Hóa.

Kết

Thiết nghĩ, với một xã hội nhân loại văn minh như ngày nay, quyền tự do tôn giáo là quyền căn bản nhất. Chúng ta phải ý thức được điều đó. Vậy nhưng, chúng ta vẫn phải sống trong cảnh bị kìm kẹp, vẫn phải sống trong cái cơ chế Xin – Cho.

Mong muốn cho Giáo hội, cho xã hội tốt đẹp hơn thì ngay chính mỗi nhân vị trong Giáo Hội ngay từ Hồng Y, Giám mục, linh mục tu sĩ, giáo dân cần phải ý thức và hành động theo đúng quyền của mình. Quyền mà Thiên Chúa ban tặng cho mỗi chúng ta đó là quyền Tôn Thờ Thiên Chúa trong sự tự do, sự thật, bình quyền.

Trung tâm mục vụ hành hương Lê Bảo Tịnh được sử dụng, giáo dân trong giáo xứ ai cũng hồ hởi, mừng vui, bản thân tôi là người con trong giáo xứ, nhưng cái niềm vui như mọi người không thể đánh tan được những nỗi buồn và những lắng lo cho tương lai của Giáo xứ.