Bài phát biểu của Giám đốc Chủng viện tại Sydney

SYDNEY, AUSTRALIA (Zenit.org)- Cha Julian Porteus giám đốc Chủng viện Chúa Chiên Lành của Tổng Giáo phận Sydney, đã phát biểu về sự ngừa thai và phá thai trong một cuộc thảo luận video thần học vào ngày 28/2. do Bộ Giáo sĩ tổ chức. Đây là văn bản được chấp nhận.

* * * *

Ngừa thai và phá thai
Linh Mục Julian Porteous


Hôn nhân không phải là một cơ chế có thể tùy thuộc vào sự điều khiển tùy tiện của các cá nhân hay xã hội. Những luật luân lý liên quan tới hôn nhân cũng là một cho tất cả các dân tộc ở tất cả mọi nơi và qua mọi thời đại. Những nguyên lý luân lý này phát sinh trực tiếp từ sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa Đấng Sáng Tạo và đồng thời diễn tả và bảo vệ phẩm giá con người. "Humanae Vitae" đã cảnh cáo rằng loại bỏ những qui luật hôn nhân có thể mở ra một vết thương lớn trong lòng xã hội. Lịch sử kế tiếp minh chứng Ðức Giáo Hoàng Phaolô VI đã thực sự là một ngôn sứ.

Khi "Humanae Vitae" tái khẳng định huấn giáo trung thành của Giáo hội đối với những luật luân lý liên quan tới việc truyền sinh, qua đó Đức Giáo hoàng Phaolô VI làm sáng tỏ một điểm trong điều thứ nhất của kinh Tin Kính nói về Thiên Chúa Đấng Sáng Tạo sự sống.

Khi làm vậy, Giáo Hoàng Phaolô VI đã nhắc lại huấn giáo của Giáo hoàng Gioan XXIII, ngài nói: "Tất cả mọi người phải xem sư sống con người là thánh thiêng, bởi vì từ lúc thụ thai, sự sống đó đòi hỏi hành động của Thiên Chúa Đấng Sáng Tạo."

Con người là một sự phối hợp xác và hồn. Chỉ một mình Thiên Chúa có thể mang đến sự hiện hữu linh hồn bất tử và thiêng liêng của con người. Qui chiếu về chân lý đức tin này, sách Giáo lý Công giáo nói: "Giáo hội dạy rằng mọi linh hồn thiêng liêng được Chúa trực tiếp dựng nên --không phải do cha mẹ sinh ra."

Ðể làm sáng tỏ hơn nữa cho một chân lý này, Đức Gioan Phaolo II nói: "Chính Thiên Chúa hiện diện trong tình phụ tử và tình mẫu tử. . .Thật vậy, chỉ một mình Thiên Chúa là nguồn mạch 'hình ảnh và chân dung" đích thực cho con người, như được nhận lãnh lúc Sáng Thế. Việc sinh ra là sự tiếp tục Sáng tạo."

Hành vi của vợ chồng, mà công trình tùy thuộc vào trật tự thiên nhiên mà Thiên Chúa là Đấng Sáng tạo, cho dù một hữu thể nhân bản mới được hiện hữu qua việc thụ thai hay không thì chính Thiên Chúa là người cuối cùng có tòan quyền chớ không phải đôi vợ chồng. Do đó, những hành vi ngừa thai là một sự phủ nhận thanh danh dành cho Đấng Sáng tạo, bởi vì khi làm những việc đó vơ chồng tìm cách ngăn cản bất cứ sự can thiệp sáng tạo nào của Thiên Chúa.

Phát biểu về điều này, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II nói: "Bởi đó, khi ngừa thai các cặp vợ chồng loại trừ khỏi tiềm năng sinh sản qua hành vi tính dục, họ dành lấy một quyền mà quyền ấy chỉ có nơi Thiên chúa vốn là quyền quyết định cuối cùng cho sự hiện hữu của một con người.

Họ thừa nhận mình không là người cộng tác với quyền năng của Thiên Chúa, nhưng cho mình là những kho chứa tối hậu cho nguồn mạch sự sống nhân bản. Trong viễn tượng này, sự ngừa thai phải bị xét xử là hoàn toàn bất hợp pháp dù với bấy kỳ lý do nào cũng không bào giờ được xem là thích đáng. Nói hay nghĩ ngược lại cũng như chủ trương rẳng trong sự sống nhân bản có thể có những hoàn cảnh được phép không công nhận Thiên Chúa là Chúa."

Khi ngừa thai, một cặp vợ chồng tìm cách chiếm lấy vai trò của Thiên Chúa là Đấng Sáng tạo. Khi công bố giáo lý "Humanae Vitae," Đức Giáo hoàng Phaolô VI quan tâm cảnh giác các đôi vợ chồng đừng theo cơn cám dỗ, chấp nhận thái độ khinh thường này đối với Đấng Tạo hóa, là thái độ gắn liền với cuộc sống ngừa thai.

Ngài nói: "Một cách chung con người khônc có quyền thống trị tuyệt đối trên thân xác mình, cũng vậy với lý do riêng biệt nào đó, con người không có quyền thống trị như thế trên những khả năng sinh sản của mình, bởi vì sự định đoạt đến việc sinh sản mà sự định đoạt ấy có nguồn gốc từ nơi Thiên Chúa".

Khi nói về sự ngừa thai như là một sự từ chối khách quan nhìn nhận Thiên Chúa là Đấng Sáng tạo, Bác Sĩ Siegfried Emst nói: "Bản chất sự ngừa thai là sự loại trừ phẩm chất sáng tạo của tình dục con người, để chỉ tìm sự vui thú và khoái lạc. Dầu có tài tình đến đâu, không có những lý thuyết và những biện hộ tâm lý nào có thể che dấu sự kiện loại trừ việc sáng tạo khỏi quan hệ nhân bản gần gũi nhất và thân tình nhất đó là sự kết hợp hoàn toàn thể xác và tinh thần trong sự sáng tạo sự sống mới, sự loại trừ ấy có nghĩa là khai trừ chính Đấng Sáng tạo."

Sự liên kết giữa việc Ngừa thai và Phá thai

Khi bình luận về những hậu quả không dành cho Đấng Sáng tạo danh dự thuộc về Người, Cha Joseph M. de Torre nói: "Khi sự sống nhân bản đựơc xem xét mà không có qui chiếu về một Thiên Chúa siêu việt như nguồn gốc và cùng đích của nó , thì nó mất hết giá trị nội tại của nó, cho dầu có nhân danh chủ nghĩa tự do hay thuyết xã hội."

Sự chính xác trong việc nhận xét của Cha de Torre được chứng tỏ trong một bài xã luận xuất bản trong tờ Kinh Tế Luân Ðôn ngày 21/6/1997. Khi ủng hộ việc hợp pháp hóa "sự trợ tử ", bài xã luận này phát biểu: "Các tôn giáo phương Tây có một câu trả lời, và câu trả lới đó là cố chấp: điều sai quấy đồi với các cá nhân là chấm dứt sự sống Thiên Chúa đã ban cho họ. Lập trường tự do cổ điển, là lập trường nhà kinh tế học, khởi đi từ một tiền đề khác. Các cá nhân có quyền tự định đoạt, và có lẽ điều này bao gồm đến quyền cắt đứt sự sống của mình."

Vì diễn tả một sự từ chối khách quan công nhận Thiên Chúa như là người trọng tài cuối cùng cho một hữu thể mới hiện hữu, sự coi thường Tác giả sự Sống, sự coi thường đó là đặc điểm của thái độ ngừa thai, nói chung là nuôi dưỡng sự bất chấp vẻ thánh thiện của sự sống.

Về phương diện này, thật đáng chú ý tại sao Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II đã lưu ý sự liên hệ giữa ngừa thai và phá thai. Trong một dịp khi nói với một nhóm giám mục Áo về giáo lý của "Humanae Vitae," Đức Thánh Cha nói: "Rất có thể được phép đối với giá trị hợp pháp của những luật lệ luân lý diễn tả trong đó [Humanae Vitae].

Sự lôi cuốn đến việc ngừa thai như là một cách giả định 'vô hại' về sự quan hệ giữa các phái tính, không những là một sự từ chối âm thầm quyền tự do luân lý của con người. Nó còn nuôi dưỡng một sự hiểu biết phi-cá nhân hóa về tính dục, theo đó não trạng bị hạn hẹp và cuối cùng muốn phá thai và duy trì sự phá thai."

Trong “Evangelium Vitae,” Đưc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên bố rằng văn hóa phò- phá thai đặc biệt mạnh mẽ trong bất cứ nơi nào mà Giáo Quyền về ngừa thai bị khước từ. Mặc dầu công nhận sự khác biệt trong bản tính và luân lý nghiêm trọng giữa ngừa thai và phá thai, Đức Thánh Cha cũng tuyên bố rằng "sự ngừa thai và phá thai thường liên kết chặc chẽ với nhau, như cây liền cành."

Khi nói về một "não trạng khoái lạc "không muốn nhận trách nhiệm trong các vấn đề tình dục" và "coi việc sinh sản như là một ngăn trở cho sự thành toàn cá nhân," Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II nói thêm: " Sự sống có thể phát sinh từ một sự gặp gỡ phái tính, như thế sự sống trở thành một kẻ thù cần phải bị thủ tiêu bằng mọi giá, và việc phá thai trở thành quyết định có thể hầu đáp ứng đến sự ngừa thai bị thất bại."

Ðiều đã được biết qua nhiều năm rằng một số thuốc được coi là "thuốc ngừa thai," thực sự có tác dụng như thuốc phá thai. Vô phúc thay, các nhà thần học và những người khác bất đồng quan điểm với giáo lý "Humanae Vitae" và còn khuyến khích những cặp vợ chồng làm giống như thế, họ thường thất bại không lưu ý tới bản chất phá thai qua những hình thức khác biệt của "những thuốc ngừa thai."

Sự liên kết giữa việc ngừa thai và phá thai thì rõ ràng trong dữ kiện là cả vòng xoắn và thuốc viên ngừa thai được biết như có khả năng phá thai. Viết trong Nhật báo Y tế của Australian năm 1987, Bác Sĩ Alan Trounson và giáo sư Karl Wood đòi có nhiều tự do hơn để thực hiện những thí nghiệm phá hoại trên phôi người với lý do là cộng đồng đã chấp nhận xử dụng những "vòng xoắn trong dạ con để giết những phôi người mới chớm."

Sự kiện là thuốc viên có thể tác động như một thuốc phá thai đã được John Wilks chứng minh bằng tư liệu trong quyển sách 1996 của ông "Một Hướng Dẫn cho Người Tiêu Thụ xử dụng Thuốc viên và những Thuốc khác." Viên thuốc tác động như một món thuốc ngừa thai khi nó loại bỏ việc rụng trứng hay là khi nó ngăn cản tinh trùng gặp trứng bằng cách biến đổi những chất tiết ra của người nữ. Dầu sao, nếu những cách thức hành động này thất bại, viên thuốc có thể vẫn hành động để ngăn trở sự cấy trứng đã được thụ tinh vào cơ thể, trong trường hợp này nó đưa tới một sự phá thai.

Ngoài những liên kết trực tiếp giữa sự phá thai và ngừa thai như đã phát họa ở trên, cũng cần quan tâm tới những thái độ khi phân tích cách hành xử khi ngừa thai. Khi diễn tả bản chất chống sự sống của việc ngừa thai, một nhóm luân lý gia nổi tiếng đã nói:

Thường khi ngừa thai, người ta quan tâm tới sự quan hệ tình dục mà người ta nghĩ có thể đẫn đến việc có thai. Nếu người ta không nghĩ như vậy, thì không có lý do gì để ngừa thai. Người ta thấy trước và nghĩ tới đứa bé mà người ta có thể bắt đầu cho nó sự sống. Có thể vì một vài lý do đúng đắn cũng có thể là không, họ gặp viễn tượng đáng ghét: "Chúng tôi không muốn cho đứa bé trong trường hợp như thế bắt đầu sự sống." Như chính định nghĩa sự ngừa thai đã làm sáng tỏ rằng đó là ý muốn chống-sự sống; đó là một sư căm ghét thực tiễn (mặc dầu không cần thiết là một cảm xúc) đối với đứa bé mà họ tạo nên và bị khước từ, cũng tựa như một tình yêu thực tiễn của một con người để chấp nhận một đứa bé có thể ra đời.

Khi nói về sự liên kêt giữa ngừa thai và phá thai. Bác Sĩ Siegfried Ernst, MD., nói: "Thuốc chống-em bé có thể phân biệt giữa sự sinh ra khoái cảm với việc sinh sản cách cơ bản và triệt để. Như vậy nó tự động khởi lên sự " 'nỗi dậy tình dục.'. . . Vì trở nên 'an toàn' do hậu quả của sự tuyên truyền hiện nay, mời mọc đến" quyền hạnh phúc cho một đời sống tình dục" và những hành vi tình dục này đã gia tăng. Mặc dầu những rũi ro đã gia tăng hay vì là hậu quả của? - viên thuốc chống em bé. Và những em bé 'không cần đến này' theo lập luận phải bị loại do việc phá thai.

Giáo sư Janet Smith cũng lưu ý đến sự liên kết giữa ngừa thai và phá thai khi ông nói: "Việc ngừa thai lấy yêu tố sinh sản tức là đứa bé khỏi quan hệ tình dục. Nó coi việc thụ thai như là một sự rủi ro trong quan hệ tình dục hơn là kết quả tự nhiên của những cá nhân có trách nhiệm. Lúc đó việc phá thai được coi như là một giải pháp cho việc thụ thai ngoài ý muốn. Việc ngừa thai cho phép những kẻ không chuẩn bị lo cho các trẻ thơ để có thể giao hoan, khi họ thụ thai họ cảm thấy trẻ thơ chưa sinh xâm phạm vào đới sống của mình và họ quay ra giải pháp phá thai. Không còn lạ gì đến những quốc gia bị thấm nhuần đến việc ngừa thai để tranh đấu khó nhọc cho việc phá thai, hơn là tranh đấu để bảo đảm rằng tất cả các em bé có thể sống sót trong bụng và được sinh ra. Điều ngu xuẩn cho những kẻ phò-sự sống là nghĩ mình có thể tránh những vấn đề do việc ngừa thai và sự vô trách nhiệm liên hệ tính dục và thành công trong trận chiến chống phá thai."

Sự liên kết giữa não trạng ngừa thai và phá thai này được minh họa rõ ràng trong quyết định Toà Án Tối Cao Hoa Kỳ về Kế Hoạch Hoá Gia Ðình với Casey mà nó xác định trường hợp Roe với Wade.

Quyết định này khẳng định "Trong một vài phương diện quan trọng, sự phá thai cũng có một đặc tính như sự quyết định ngừa thai. . .Qua hai thập niên phát triển kinh tế và xã hội, dân chúng đã tổ chức những cặp có quan hệ tình dục và đưa ra những chọn lựa hầu định nghĩa cho quan điểm về chính mình và những chỗ đứng của mình trong xã hội, dựa vào việc phá thai khi việc ngừa thai bất thành!"

Bình luận về quyết định Toà Án Tối Cao này, Giáo sư Janet Smith nói: "Quyết định Toà Án Tối Cao là một số cố gắng hoàn toàn không cần thiết để ' trình bày' điều gì thật sự đến sự gắn bó của phá thai của thời đại mới. Như Tòa Án Tối Cao thật thà khẳng định, chúng ta cần phá thai ngõ hầu chúng ta có thể tiếp tục lối sống ngừa thai của chúng ta. Không phải vì thuốc ngừa thai vô hiêu nghiệm mà một triệu rưỡi người nữ mỗi năm tìm phá thai như là những đề phòng khi dùng thuốc ngừa thai bị thất bại. Những 'quan hệ thân tình' được dễ dàng hóa qua những thuốc ngừa thai là điều làm cho những việc phá thai nên cần 'thiết'. . . Ở đây tiếng 'thân tình' có nghĩa là 'tính dục', nó không có nghĩa là 'yêu thương và gần gũi.' Việc phá thai hầu hết là hậu quả những sự quan hệ tình dục trong đó có ít thân tình và yêu đương thực sự theo đó không còn chỗ đứng cho các trẻ thơ"