Duới đây là Lời Tựa của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Ngài viết bằng tiếng Pháp khi Hội "Les Amis de Van" ở Paris xin Ngài bảo trợ dự án Phong Chân Phước cho Thầy Marcel Văn, một tu sĩ thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, bị hành hạ và chết trong tù ngục của Cọng Sản vào năm 1959.

Tôi thú thật là tôi rất thán phục những nhà chuyên môn làm công việc truy xét Án Phong Thánh: đó là một công việc rất chi tiết và khoa học, đòi hỏi tận tâm để phân tách các bài viết, tìm tòi những nhân chứng, kiểm tra và suy xét... Tôi thán phục họ nhưng tôi rất sợ công việc này; đúng như ngạn ngữ Việt Nam có câu: “Tránh của nào thì trời trao của ấy”. Và đây người ta đã nhờ tôi bảo trợ Án Phong Thánh cho Thầy Marcel Văn.

Tôi muốn từ chối lời đề nghị này bởi vì tôi quá sức bận rộn và vì tôi là người rất hoài nghi. Điều này rất là tế nhị, khi nhìn thấy những trường hợp mà chúng ta đang sống. Là phải đi tìm kiếm sự thật, tránh những sự chia rẻ, cố gắng để đoàn kết. Cầu nguyện, làm việc, hy vọng, với mục đích duy nhất là làm vinh danh Thiên Chúa và phục vụ những linh hồn.

Tôi bắt đầu đọc các tài liệu, gặp gỡ những người đang nhiệt tình làm công việc Án Phong Thánh này. Dần dần tôi đi sâu vào cuộc sống của Thầy Marcel Văn.

Tôi thán phục những ý định của Chúa Kitô là cho tôi được đi tù ở miền Bắc Việt Nam, cách xa giáo phận của tôi khoảng chừng 1700 cây số, từ tháng 12 năm 1976 tháng 11 năm 1988 và thêm ba năm lưu đày ở đây. Tôi đã có dịp thăm viếng những nơi mà Thầy Văn đã sinh ra và đã sống cuộc đời tu trì. Tôi đã gặp những người quen biết của thầy Văn, lắng nghe họ thuật lại những khốn khổ, chiến tranh, những thử thách mà họ phải chịu đựng. Những điều này làm cho tôi hiểu rỏ hơn những bài viết của Thầy Văn và bối cảnh mà trong đó mà người tu sĩ bé bỏng của Dòng Chúa Cứu Thế đã sống qua.

Trước tiên tôi nhận thấy Thầy Marcel Văn đồng lứa tưổi với tôi, thầy sinh ngày 15 tháng 3 và tôi sinh ngày 17 tháng 4 năm 1928. Cũng như tôi thầy có sức khỏe yếu ớt và đặc biệt là thầy đã sống nhiều năm trong trại tù. Tất cả những nét đó và những điều khác nữa làm cho tôi gần gũi và làm cho tôi dể dàng thông cảm những đau khổ, những nhọc nhằn và niềm hy vọng của chúng tôi.

Từng bước từng bước tôi tìm về nguồn. Năm 1925, vào thời Đức Giám Mục Eugene-Joseph Allys, Khâm sứ Tòa Thánh ở Huế, kinh đô xưa thì Cha Eugene Larouche là đấng sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế ở Viêt Nam. Ngài cùng các cha khác đến ở nhà ông Sắc, anh rể của ông nội tôi, cách nhà tôi chừng 5 phút đi bộ. Điều này giải thích tại sao tôi có nhiều cảm tình và rất quý mến các Cha Dòng Chúa Cứu Thế. Khi Thầy Marcel Văn nói về Cha Dionne, Cha Paquette, cha Louis Roy, Cha Giuse Bích, làm cho tôi liên tuởng như là chuyện vừa mới xẩy ra.

Những tia sáng ló dạng trên bầu trời, nhưng còn những đám mây u ám báo hiệu cơn mưa rào, bảo táp và sấm sét...

Án Phong Chân Phước đòi hỏi một công việc hết sức khoa học, chi tiết, chỉ được thúc đẩy bằng đức tin. Đòi hỏi dấn thân trong sự thanh thản và khách quan.

Tôi tự hỏi tại sao thủ tục Án Phong Chân Phước lại bắt đầu từ Canađa, rồi chuyền đến Ars, mà không làm tại Việt Nam, trong giáo phận gốc là Bắc Ninh ở miền Bắc Việt Nam.

Mỗi lần như vậy chúng ta phải trở lại nguồn gốc: vào năm 1954, sau khi Việt Nam bị chia cắt làm đôi từ vĩ tuyến 17, gia đình của Thầy Văn đả rời bỏ miền Bắc di cư vào miền Nam, cư trú trong giáo phận Xuân Lộc. Cách đây 25 năm, Đức Cha Dôminicô Nguyễn văn Lãng, một người bạn cũ mà tôi được quen biết ở Đại Học Urbanio ở Roma vào năm 1956 trở thành Giám Mục của địa phận này. Đức Cha Lãng lúc còn là chủng sinh đã quen biết cậu Văn, đã dẫn cậu Văn ra ga xe lửa để đi đến dự tập tại nhà xứ Quảng Yên. Trở thành Giám Mục ngài lưu tâm đến Án Phong Thánh của người đồng hương và vì một phần gia đình của Thầy Văn hiện đang ở trong giáo phận của ngài. Nhận thấy những khó khăn của những năm 1975 đến 1988, Đức Cha Lãng đã xin chuyển hồ sơ đến Quebec và Đức Cha Charles Valois đã chấp thuận vì có một số người trong gia đình của Thầy Marcel Văn đến tị nạn trong giáo phận St Jerôme của ngài trong dó có nữ tu Tế là Nữ Tu Dòng Chúa Cứu Thế của Nữ Thánh Têrêxa. Một lý do chính đáng nữa là các bề trên của Thầy Marcel Văn, người Việt Nam hay Canađa, những nhà truyền giáo ở Việt Nam trong đó có Cha Boucher, là cha giám đốc linh hướng, hiện đang ở Canađa, như vậy việc thu góp các tài liệu sẽ dể dàng hơn.

Cha Boucher được gọi về nhà Chúa sau khi đã thi hành xong nhiệm vụ truyền giáo. Những tin tức cần thiết trên nguyên tắc là đã được gom góp lại ở Canađa. Bởi vây Hội “Những Người Bạn của Văn” nhận thấy chuyển công việc đến Canađa thì thực tiễn hơn là để ở Âu châu với lời đề nghị và chấp thuận của Đức Giám Mục Charles de Valois và Đức Cha Bagnard đã đồng thuận công việc này. Mỗi lần có cuộc vân động ở Roma và giới chức có thẩm quyền đã chấp thuận Án Phong Thánh.

Cuộc trao chuyển hồ sơ Án Phong Thánh của Thầy Marcel Văn đến Âu châu rất cần thiết, vì tốt hơn là rất gần gủi với Roma, ở đó gần với giáo luật và ở đó cũng có Nhà Dòng Mẹ của Dòng Chúa Cứu Thế. Hồ sơ phong thánh được chuyển đến Ars bởi vì lòng ưu ái của đức Cha Guy Bagnard đón nhận lời yêu cầu quả cảm của Hội “Những Người Bạn của Văn” (Les Amis de Van). Marcel Văn là người bạn thân thiết của nước Pháp, sủng ái đặc biệt thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, và giá trị tinh thần là một thông điệp quí báu cho các chủng sinh ở Ars.

Ngoài các hồ sơ còn một vấn đề khác nữa. Lúc đầu, tôi đã chia sẻ quan điểm với một số người: thú thật tôi hết sức do dự. Làm sao một cậu bé yếu ớt, nghèo nàn, không học dến bậc trung học? Lại nữa, nghĩ làm sao dược về giá trị tinh thần? Về sự mật thiết với Chúa Giêsu, Mẹ Maria, thánh Têrêxa de Lisieux? Chứng tá này có thể tin cậy được hay không? Tôi đã gặp nhiều người: linh mục, giáo dân, những bạn trẻ người Việt Nam, Canada và người Pháp họ đều thích thú với những bài viết của Thầy Văn. Đối với cá nhân tôi, tôi dành thì giờ để đọc và những thành kiến của tôi đều tan biến dần dần. Không phải tất cả điều gì mà Cha Boucher đã đòi hỏi là Thầy phải viết lên những kinh nghiệm của Thầy; điều này chứng tỏ là đã có một thời gian dài suy xét. Nếu một ai đã đọc qua 326 bức thư mà Thầy Văn đã để lại sau khi qua đời, được gởi đi đến nhiều nơi thì cũng có thể đi đến kết luận như một vị tướng ngưòi Pháp hưu trí nhận định: “Tôi đã đọc được những tài liệu này trên máy vi tính của tôi và tôi đã ngừng lại nhiều lần để cầu nguyện.” Còn có một nhân chứng khác sống động hơn nữa, là lần tôi nhìn thấy một đĩa truyền hình nhỏ. Đó là cuộc phỏng vấn Cha Boucher lúc đang hưu dưỡng tại Canada, do những người Việt Nam thực hiện. Cha Boucher kể lại cuộc đời của Thầy Văn: lúc thì ngài cười rộ khi nói về tính tình đơn sơ của thầy Văn, lúc thì ngài khóc nức nỡ khi nói về những thử thách khốn cực về tinh thần và thể xác mà cậu bé Văn phải chịu đựng. Thật là hết sức hấp dẫn! Và mười ngày sau đó, thì Cha Boucher đã qua đời sau cơn bệnh đau tim.

Như vậy cũng chưa hết câu chuyện. Các bạn có trong tay 326 bức thư của Văn. Nhưng cuộc sống của Văn ở Việt Nam, cuộc sống bị giam cầm tù tội có để lại dấu vết gì không? Ai là người đã quen biết thầy? Chắc chắn đây không phải là điều dể dàng, nhìn lại những biến cố dặc biệt này, nhưng đội ơn Chúa, các nhân chứng này đều thề hứa, đặt tay lên Kinh Thánh, đã kể lại những diễn biến của của cuộc đời thầy. Ví dụ như, họ đã kể lại thầy đã trốn tù như thế nào, đã cải thành một phụ nữ, với mục đích duy nhất là đem Mình Thánh Chúa vào trại tù. Bị bắt gặp, bị đem nhốt lại vào tù và bị hành hạ tàn nhẫn như thầy đã dự đoán, bị xủ phạt cho những trường hợp này. Những nhân chứng này cũng kể lại cái chết của thầy khi xẩy ra vào ngày 10 tháng 7 năm 1959, lúc 31 tuổi, trong trại tù cải tạo Số 2, ở Yên Bình khi thầy được chuyển đến vào tháng 8 năm 1957. Họ đã kể lại mọi chi tiết. Vào lúc trưa, tất cả mọi tù nhân đang ở trong nhà ăn, những nguời bạn của Văn biết là lúc thầy sắp chết. Họ chạy vào nhà ăn để tìm cha Giuse Vinh, Tổng Đại diện Giáo phận Hà nội, ngài chạy đến để giúp thầy Văn trong giờ phút cuối cùng. Thầy Marcel Văn đã trở về với Chúa. Thầy chết vì quá yếu sức với nhiều bệnh tật sau 4 năm 2 tháng 3 ngày ở tù. Bốn muơi năm đã trôi qua. Nhiều nhân chứng vẫn đang còn sống để nói lên với chúng ta sự thật.

Chúng ta nhận thấy Chúa đã dẫn dắt thầy Văn như thế nào và đã cho phép chúng ta thu lượm những chi tiết về đời sống của thầy trong những trường họp thật khó khăn. Tôi ước ao để các bạn tự tìm kiếm lấy qua những trang sách mà các bạn sẽ đọc, mầu nhiệm của ân sủng, tình yêu của Chúa tác động trong một tâm hồn khiêm nhu và nhỏ bé để làm một dụng cụ chuyển trao thông diệp của Ngài. Nhờ vào cuộc sống và những bài viết, Marcel Văn đã để lại cho chúng ta một thông điệp, thông điệp về Tin Mừng và Hy Vọng.

Những bài viết của Văn rất quan trọng về nhiều khía cạnh bởi vì lôi cuốn đến hoàn cảnh và nhu cầu của thế giới chúng ta hôm nay, qua cái nhìn và kinh nghiệm của một cậu bé ở miền Bắc Việt Nam, chứng kiến niềm hy vọng, theo chân thánh nữ Têrêxa de Lisieux. Suốt cuộc đời, từ thuở thiếu thời khó khăn hay từ đời sống tu trì cho đến khi qua đời, thầy đã biết biến cải những nổi đau buồn thành niềm vui.

Giáo Hội Việt Nam hiện có khoảng 6 triệu người Công Giáo trên 75 triệu dân số, như vậy khoảng 8% dân số. Đối với tỷ lệ người Công Giáo ở Á châu, chúng tôi thuộc hàng thứ hai, sau nước Philuật Tân. Trong sự kiên trì qua những thử thách, Giáo Hội Việt Nam đã trãi qua ba thế kỷ bi bách hại.

Vào năm 1988, Đức Thánh Cha Gioan Phao lồ II đã phong thánh trong một ngày lần đầu tiên cho 117 thánh tử đạo Việt Nam, trong đó có vài vị là giám mục và những nhà truyền giáo ngưòi Pháp và người Tây Ban Nha. Giáo Hội Việt Nam và Giáo Hội Pháp là hai Giáo Hội chị em. Chúng tôi nhận được đức tin từ những nhà truyền giáo của nhiều xứ nhưng đặt biệt vào thế kỷ XVII phần đông là những linh mục của Hội Thừa sai Paris. Sau đó là các Dòng Tu khác, đó là Dòng Chúa Cứu Thế Canada thuộc tỉnh dòng Thánh Anna ở Beaupré. Chính tại Dòng này mà Thầy Văn đã tìm được và phát huy ơn gọi của mình. Giáo Hội Pháp và Giáo Hội Việt Nam là hai Giáo Hội đàn chị của Giáo Hội. Ngưòi ta còn nhớ đến tiêng gọi của Đức Giáo Hoàng Gioan Phao lồ II ở Bourget khi ngài viếng thăm nước Pháp vào năm 1978: “Nước Pháp, nguời chị cả của Giáo Hội, người đã làm gì với lễ rửa tội của ngươi? Đối với Giáo Hội Việt Nam, chính Đức Giáo Hoàng Pius XI, năm 1933, khi phong chức lần đầu tiên cho một Giám mục Việt Nam, Đức Cha Nguyễn Bá Tòng, đã nói với ngài rằng: Con trở về xứ của con, nước Việt Nam, ở miền Viễn Đông, hãy tiếp tục công cuộc truyền giáo, bởi nước Việt Nam có một ơn gọi lớn lao và một sứ vụ cao cả: đó là người chị cả của Giáo Hội tại miền Đông Nam Á.” Hai Giáo Hội này không chỉ kết hợp bởi những ràng buộc chính trị, ngoại giao, văn hóa hay kinh tế, nhưng bởi những sợi dây mật thiết: đó là sự chia sẻ đức tin giữa hai dân tộc. Sợi giây đó được buộc chăt bởi máu đào của những đấng tử đạo, linh mục tu sĩ và giáo dân. Marcel Văn luôn cầu nguyện và hy vọng sợi giây đức tin luôn tiến triển và phát triển càng ngày càng mật thiết, hầu thực hiện ý định của thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu khi Bà muốn đến Việt Nam theo dự định của nhà Dòng Cát Minh ở Hà Nội. Vì lý do sức khỏe yếu ớt Bà không thể đến đó được, nhưng lòng Bà luôn để tại Việt Nam. Marcel Văn “người em bé bỏng” của Bà nhận đuợc công việc truyền bá Tin Mừng cùng với Bà tại Việt Nam, không những chỉ cho người Kitô hữu trở thành hoàn hảo, trở thành thánh thiện nhưng cho tất cả mọi người cho những người lương mà luôn cho những người cọng sản.

Án Phong Thánh cho Thầy Văn thật quan trọng vì cho chúng ta một viễn tượng về tương lai, khômg chỉ trong những năm sắp đến nhưng hướng về thiên niên kỷ thứ ba. Tương lai này không chỉ hướng về Viẽt Nam, nhưng toàn thể các xứ ở Thái Bình Dương.

Khi trình bày với các bạn tập sách số 1 Toàn bộ các bài viết của Marcel Văn, tôi muốn đáp lại ước mong của Đức Thánh Cha về Năm Ngàn Thứ Ba là thu thập hồi ký của những nhân chứng về đức tin của thế kỷ thứ XX. Còn về việc phong Chân Phước tôi kính xin Giáo Hội quyết định.

Việc xuất bản những bài viết của Thầy Văn nhắc nhở chúng ta là thời kỳ này chúng ta đang luôn sống Sự Khổ Nhục và Phục Sinh của Chúa Kitô. Chúng ta thấy ở ngoài và ở trong Giáo Hội biết bao nhiêu là những tranh chấp, những cám dỗ, những thử thách, những khủng hoảng, những bách hại, những xấu xa, những chống đối Thiên Chúa và những thờ ơ lạnh nhạt. Phúc thay Chúa không bao giờ bỏ rơi Giáo Hội, bởi vì qua mỗi thời kỳ, Chúa vẫn dẫn dắt bằng giáo huấn, chắc chắn, qua những thể chế cao cả, nhưng luôn bằng chứng tá của những người thấp bé khiêm nhường. Chúng ta hãy nhớ đến thánh Jeanne d’Arc, thánh Jean Marie Vianney, thánh Bernadette, thánh Têrẹxa Hài Đồng Giêsu. Công Đồng Vatican II cho chúng ta biết đó là những người đã tạo nên những dấu chỉ của thời đại. Các đấng thánh là những dấu chỉ. Dấu chỉ phải là đặc biệt nếu không thì không phải là dấu chỉ. Dấu chỉ đòi hỏi lòng can đảm, sự kiên trì dể mãi mãi hiện hữu để người ta nhìn thấy được. Thiên Chúa đã gởi đến cho chúng ta môt tu sĩ nhỏ bé người Việt Nam đến từ miền xa xôi để mang đến một sứ điệp cho toàn thế giới, một tiếng nói đon sơ, một lời nói khiêm nhu, lời về Tin Mừng, một đường lối để phụng sự Giáo Hội và trong cọng đồng xã hội. Lại nữa các thánh ghi lại thời gian các ngài sống. Thánh Têrẹxa ghi lại thời kỳ của Bà, Văn ghi lại thời kỳ của Văn.

Tinh thần của Văn làm chúng ta say mê. Phần tôi, tôi ghi mãi trong tâm khảm của tôi; “Và bây giờ đây là lời nói cuối cùng mà tôi để lại cho mọi tâm hồn: tôi để lại cho họ tình yêu của tôi, và với tình yêu này, dù nhỏ nhoi đến đâu, tôi ước ao làm thỏa mãn những tâm hồn tự làm cho mình trở nên bé bỏng để đến với Chúa Kitô. Đó là điều tôi muốn diễn tả nhưng với tài hèn tôi không đủ chữ nghĩa đế nói lên”.

Chúa muốn chọn người tôi tớ bé mọn này, như Chúa đã chọn David, Jeanne d’Arc, Têrêxa để làm hỏng công việc của người thận trọng và của những kẻ có quyền lực, để bày tỏ cho thế gian thấy lòng nhân hậu của Thiên Chúa. Marcel Văn là một trong những khuôn mặt đó, một khuôn mặt trẻ trung đầy niềm vui và một tình yêu phát xuất tự con tim, nơi Chúa đang ngự trị, hầu đem lại niềm hy vọng cho thế giới ngày hôm nay.

Marcel Văn đã chọn sư đơn sơ, trong sự hèn mọn, tôi muốn nói đến sự thấp kém khiêm nhu. Tật xấu của người cha cờ bạc và nghiện rượu, cùng tai nạn lụt lôi làm cho gia đình Văn trở nên nghèo túng. Marcel Văn trở thành người “nô lệ” nơi nhà xứ Hữu Bằng lúc 10 tuổi (1038). Vào năm 1944, sau khi Dòng Chúa Cứu Thế từ chối nhận vào tu vì quá yếu ớt và quá nhỏ con, thì được nhận như kẻ phụ giúp làm vườn nhờ vào lá thư của người mẹ đạo đức gởi đến cho Cha Letourneau. Tuy vậy Văn vẫn chưa được nhận vào tu tại nhà Dòng. Marcel Văn thật là người con của Việt Nam. Văn viết cho Cha Dreyer Dufer: “Nước Việt Nam yêu quý của con, đã chịu đựng một cuộc chiến tàn khốc đã kéo dài hơn hai năm qua, và thật không biết trước được sẽ kéo dài đến bao lâu... ”

Trong văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, lòng hiếu để rất là quan trọng, theo như việc thờ cúng tổ tiên. Văn đau khổ về những hư hỏng của cha mình, nhưng vẫn luôn yêu thương và kính trọng mà Văn đã thổ lộ: “Mẹ, con bị xâm chiếm bởi nổi buồn của mẹ và của gia đình vì bố càng ngày càng trở nên vô dụng, và chỉ đem thêm gánh nặng cho mỗi người trong gia đình... Con sẽ viét cho cha một lá thư, con sẽ khuyên cha nên đi môt cuộc tĩnh tâm... ” Văn đã viết lá thư đó: “Con nhận thấy tình trạng càng ngày càng sa sút, thưa cha, cha có nhận thấy điều đó không: là vai trò của người chồng, người chủ gia đình, đó là điều mà cha phải giúp cho mẹ”.. Những lời cầu khẩn của Văn đã cảm động người cha. Văn đả viết tiếp cho cha André: Nhờ vào sự hoán cải của cha con nay gia đình đã trở lại sum họp như ngày xưa.. “

Marcel đã cầu nguyện cho nước Việt Nam và nước Pháp: “Xin hãy ban cho nước Pháp một nền hòa bình vững chắc.. “Tôi không biết là tôi có thể nhìn thấy nước Việt Nam có hòa bình khi tôi còn sống hay khi tôi đã chết? Và trong trường hợp thứ hai, có lẻ tốt hơn, bởi vì tôi muốn chịu cực khổ vì Chúa để cầu xin Chúa ban hòa bình cho nước Việt Nam yêu quý của tôi.”

Marcel đúng là người con yêu dấu của Việt Nam, một người con hiếu thảo trong gia đình, một người bạn trung thành của người Pháp, nhưng điểm cao nhất trong đời sống của Văn, chính là sứ điệp của tình yêu. “ Nỗi băn khoan duy nhất của tôi là yêu Chúa... Dù cuộc đời của con ra như thế nào thì con chỉ muốn yêu thương mà thôi... ”

Đức Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận

Cựu Tổng Giám Mục Phó Saigon

Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình