Nói thêm về những phức tạp của hai hình thức trong một nghi lễ

ROME (zenit.org).- Giải đáp của Cha Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum

Con muốn biết nếu một nhà thờ đã được “cung hiến-dedicated” chớ không được “thánh hiến-consecrated” theo nghi thức La Tinh năm 1923, bây giờ có thể tái đáp ứng với những cây đèn cày thánh hiến, bởi vì không có phân biệt giữa sự cung hiến và thánh hiến trong nghi thức mới hay không—G.P., El Dorado, Atkansas

Trước hết tôi muốm làm sáng tỏ những ngôn từ. Tôi thiết nghĩ rằng bản dịch trước kia của sách Nghi Thức Giám Mục Roma đã không phân biệt rõ ràng giữa “sự cung hiến” và sự “thánh hiến” cũng như giữa sự “thánh hiến “ và “làm phép” (hoặc long trọng hay đơn giản).

Tuy nhiên, rất thường qui chiếu về sự làm phép một nhà thờ như là sự “cung hiến, và điều này có lẽ đã sinh ra những hiểu lầm về thuật ngữ hiện tại.

Bản dịch hiện nay sách Nghi Thức Giám Mục không còn nhắc tới việc thánh hiến nhưng đúng hơn phân biệt giữa sự cung hiến và sư làm phép môt nhà thờ.

Những nghi thức cơ bản trước kia qui cho nghi thức thánh hiến thì bây giờ được thực thi trong nghi thức cung hiến, mặc dầu trong một cách đơn giản. Như vậy, thay vì một sự liên kết hai nghi thức, chúng ta đứng trước một sự thay đổi trong ngữ thuật đễ diễn tả cũng một nghi thức.

Một cái gì tương tự đã xảy ra trong những nghi thức khác. Những sách phung vụ bây giờ nói về “sự phong chức giám mục-epicopal ordination” chớ không nói “sự thánh hiến giám mục-episcopal consecration” như những sách trước đã làm.

Nghi thức làm phép một nhà thờ vần còn. Nếu vì một lý do chính đáng nào một nhà thờ mới không thể được cung hiến (“thánh hiến”), thì ít nhất phải được làm phép trước khi sử dụng. Cũng vậy, những nhà nguyện riêng, những phòng nguyện và nhữrng kiến trúc thánh chỉ tạm thời dành cho việc thờ phượng thánh sẽ được làm phép đúng hơn là cung hiến. Nghi thức làm phép có thể thực hiện hoặc do giám mục giáo phận hay do một linh mục được giám mục ủy quyền đặc biệt.

Như vậy, chỉ những ngôi nhà được kiến thiết để sử dụng vĩnh viễn như những nhà thờ phượng có thể đựơc cung hiến chính thức.

Từ những điều chúng tôi đã nói, tôi tưởng những gì đã xảy ra trong nhà thờ nhắc đến ở trên trong năm 1923 có lẽ là môt sự làm phép trọng thể và, nói đúng, không phải là một sự cung hiến hay thánh hiến.

Mục đích những thánh giá và những đèn nến là để đánh dấu những chỗ trên vách tường được xức dầu trong nghi thức cung hiến. Sự thực hành đánh dấu vĩnh viễn việc xức dầu không còn buộc nữa, nhưng sách Nghi Thức Giám Mục (số 874) còn khuyên giữ “tập quán xưa này” là treo hoặc 12 hay là bốn thánh giá và những cây nến trên vách, tùy theo con số xức dầu.

Bởi vì trên các tường nhà thờ đang nói đây không bao giờ được xức dầu, nên ít có ý nghĩa nếu đặt lại những thánh giá và những cây nến để biểu trưng một nghi thức chưa bao giờ có.

Sự kiện một nhà thờ được làm phép đúng hơn là được cung hiến không có gì khác liên hệ với những lễ nghi có thể thực hiện trong đó. Vì lẽ này, một khi đã được đưa vào việc xử dụng chung, một nhà thờ được làm phép đã không được cung hiến.

Tuy nhiên, có một số trường hợp trong đó những qui tắc cho phép nghi thức cung hiến được thực hiện trong một nhà thờ không được cung hiến mà đã đưa vào việc xử dụng chung. Có hai điều buộc phải hoàn thành hầu sự này có thể xảy ra (Sách Nghi Thức Giám Mục, Số 916):

--Bàn thờ đã không được cung hiến (hay là thánh hiến) bởi vì cấm cung hiến một nhà thờ mà không cung hiến bàn thờ.

Có một cái gì mới hay là sữa đổi đáng kể về ngôi nhà, ví dụ, sau những cuộc trùng tu cả thể, hay là một sự thay đổi trong tình trạng pháp lý của nó (ví dụ, một nhà nguyện trước kia bây giờ đước xếp loại như một nhà thờ giáo xứ).

* * *

Những phức tạp của hai Hình Thức trong một Nghi Lễ>/b>

Theo dõi giải đáp của chúng tôi về những khó khăn pha trộn hai hình thức bình thường và bất bình thường của nghi thức Roma trong mục trước, chúng tôi có được những bình luận và việc làm sáng tỏ rất thú vị.

Trước hết, nhiều độc giả, sử dụng những nguồn khác nhau, đã khẳng định rằng điều hợp pháp đối với một thầy giúp lễ được phong là thực hiện nhiệm vụ của thầy phụ phó tế. Ủy ban Giám Mục Giáo Hội Thiên Chúa đã chính thức khẳng định sự sắp xếp này trong Proticoll 24/92 phổ biến ngày 7/6/1993.

Nhiều nguồn chỉ rõ rằng cả trước khi cải tổ, thầy phụ phó tế có thể được thay thế bằng một chủng sinh đã lãnh chức cắt tóc lần đầu ( sự chấp nhận như ứng viên hay là tuyên khấn tu sĩ trong hệ thống hiện nay), nếu không đủ số thừa tác viên hiện diện cho một Thánh Lễ đại trào.

Thầy phụ phó tế thay thế không có mang biretta hay là maniple (dây đeo tay). Thầy ấy cũng không được phép thực hiện những nhiệm vụ bao hàm việc đụng tới hay lau chùi chén lễ.

Một độc giả người Bỉ đã hỏi về việc sử dụng các linh mục đễ phục vụ như những thừa tác vụ khác. Anh viết: “Trong bài tranh luận của cha cột báo đề ngày 9/9 cha qui chiếu về một thực hành trong nghi thức Roma đã có từ nhiều thế kỷ-- và cả trong một vài chỗ vẫn còn ngày nay. Tức là, có những người đã được phong linh mục (hay là cả giám mục) mặc áo và hành động trong một cử hành phụng vụ dường như họ có những chức ‘nhỏ hơn’. Điều này xem ra là, mặc dầu tập quán kiên trì trong một số nơi và hoàn cảnh, một sư lạm dụng nghiêm trọng bí tích truyền chức thánh.

“Xin đưa ra một ví dụ, xin một linh mục hành động và ăn mặc như một phó tế v /hoặc là như một phụ phó tế, cũng như xin một con bướm hành động như một con sâu bướm hay là cả như một con nhộng. Điều rõ ràng là có một sự liên tục trong một con bướm từ một giai đoạn này tới một giai doạn khác phát triển hơn’—nhưng ‘đi ngược lại thì không thể. Con rất am hiểu những luận cứ được xử dụng trong nghi thức Roma để biện minh việc xử dụng này, nhưng điều đó còn xem ra ’kéo dài thần học’ của bí tích, trên thực tế, vượt qua sự công nhận sự khác biệt của các chức. Nên nói thêm là thực hành này không hề có trong các Giáo Hội chị chúng ta trong nữa Phuương Đông Kitô Giáo.

“Câu hỏi của con vượt quá sự khẳng định những ‘ sự kiện trên môi trường ‘ là: Tại sao sự này (xem ra lạm dung) còn được phép, mà còn được khích lệ trong vài nơi, bên trong nghi thức Roma?”

Đó là một câu hỏi rất thú vị. Tôi sẽ rất do dự sử dụng từ ‘lạm dụng’ cho môt tập quán đã và còn thực hành trong hình thức bất thường.

Việc sử dụng nó trong hình thưc bình thường là, vì những mục đích thực tế, được hạn chế cho việc sử dụng tùy cơ hai hồng y làm phó tế phục vụ đức giáo hoàng trong một số nghi thức long trọng.

Mặt khác, một linh mục, cả khi thỉnh thoảng thay thế một phó tế, không bao giờ mặc áo dalmatic. Một giám mục thỉnh thoảng mặc áo dalmatic dưới áo chasuble như là một dấu chi sự viên mãn của bí tích truyền chức thánh.

Tôi muốn gợi ý rằng việc sử dụng các linh mục thực hiện những nhiệm vụ khác thuộc giáo sĩ trong một Thánh Lễ trọng, nẩy lên theo lịch sử như là một giải pháp thực tế cho một sự khó khăn có thực.

Không như các Giáo Hội Phương Dông, chức phó tế và chức phụ phó tế đã biến mất như những thừa tác vụ vĩnh viễn trong Giáo Hội Latinh sau một vài thế kỷ, và chỉ ban cho ứng viên linh mục, những kẻ thực thi nhiệm vụ này, qua một thời gian ngắn mà thôi.

Tuy nhiên, những phận sự phụng vụ thực hiện do những chức này, được coi là cần thiết cho việc cử hành long trọng Thánh Lễ.

Nếu chúng ta nhớ rằng những sự đồng tế, trên thực tế cũng trở nên dập tắt thực tế trong nghi thức Latinh, lúc đó, sư pha lẫn sự thiếu các phó tế và phụ phó tề đáng kể, cùng với sự dư thừa những linh mục không đồng tế, tự nhiên đưa tới việc linh mục nhận nhiệm vụ của những thừa tác vụ này.

Lúc đầu có các linh mục hoàn thành những vai trò này, có lẽ không được coi như thêm sự long trọng cho nghi thức, nhưng vì việc thực hành này gia tăng nên nó được thấy trong áng sáng này. Trong một số trường hợp, như những Thánh Lễ giáo hoàng và giám mục, phục vụ như thầy phó tế và phụ phó tế cũng trở nên một cái gì có tính ưu tiên dành cho những giám chức cao cấp.

Giữa những luận cứ có thể biện minh tập quán, có nguyên tắc là ai có thể làm nhiều hơn thì cũng có thể làm ít hơn. Phép loai suy (analogy) con bướm không hoàn toàn đúng vì dầu có sự liên tiếp giũa những giai đoạn khác nhau, sự gián đoạn không triệt để như khi con bướm bỏ con nhộng lại sau.

Như vậy dầu thầy phó tế có chỗ riêng của mình trong hàng giáo phẩm và biểu thị, giữa những yếu tố khác, ân huệ phục vụ trong Giáo Hội, phương diện này không bị dập tắt nếu thầy phó tế về sau trở thành linh mục; đúng hơn, điều đó được chấp nhận trong vai trò mới của thầy.

Tuy nhiên, sau khi nói vậy rồi, độc giả chúng tôi có một điểm giáo hội học chân chính. Trong phụng vụ điều tốt hơn là mỗi chức vụ làm trọn vai trò phụng vụ đúng của mình khi nào có thể được, vì điều này phản chiếu cách tốt nhất Giáo Hội là một cộng đoàn trong sự hiệp thông phẩm trật. Có lẽ đó là một lý do tại sao sự kiện các thừa tác vụ phó tế và phụ phó tế thường được các linh mục thực hiện, là gần như không bao giờ được chính thức thừa nhận trong Sách Lễ Roma.

May mắn lắm chúng ta có thể gặp một sự thừa nhận đặc biệt, gián tiếp của tình huống, trên bối cảnh trong một số qui tắc và sắc lệnh từ Bộ nghi Lễ. Ví dụ, có qui tắc nói nếu một trong các thừa tác viên là một linh mục và người kia là phó tế, bấy giờ phó tề làm nhiệm vụ phó tế và linh mục làm nhiệm vụ phụ phó tế (1886 Sách Nghi Thức Giám Mục 1, XXVI; Sắc Lệnh 668 về sự tái biên sạn “Decreta Authentica” của Thánh Bộ Nghi Lễ). Qui tắc này cũng để chứng tỏ tầm quan trọng của mỗi thừa tác viên đang thực thi.

Sự khó khăn thực tế của việc không sẵn có những thừa tác viên riêng biệt vẫn tồn tại trong hình thức bất thường và có lẽ cần tiếp tục sử dụng các linh mục như những thừa tác viên nếu Thánh lễ trọng trong hình thức bất thường phải cử hành bên ngoài các đan viện và các chủng viện. Một giải pháp trường kỳ cho sự khó khăn này có lẽ cần một số thay đổi lớn hơn như thiết lập chức phó tề vĩnh viễn cũng cho hình thức này.

Bất cứ đề nghị nào như thế có lẽ quá sớm hiên nay, nhưng không nên bị loại trong lâu dài. Điều đáng hy vong là sự hiện diện bình thường của hai hình thức sẽ có thể làm xuất hiện cái tốt nhất trong hai hình thức.