Moscow (AsiaNews) - Đức Hồng y Kasper đã trao cho Đức Thượng phụ Aleksij II một bức thư trong đó Đức Thánh Cha bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn Tòa Thượng phụ Nga. Theo Tòa Thánh Vatican, cuộc gặp diễn ra trong bầu khí thân mật; mặc dù Tòa Thượng phụ vẫn luôn nêu bật lên những vấn đề chưa được giải quyết giữa hai Giáo Hội như Giáo Hội Uniate, các trại mồ côi của Công Giáo và Tuyên bố Ravenna.

Đánh giá cao “sự dấn thân nhằm thúc đẩy quan hệ giữa Công Giáo và Chính thống giáo” và hy vọng “cùng nhau thực hiện cuộc hành trình hướng đến hiệp thông hoàn toàn với nhau” là những điểm chính trong lá thư của Đức Thánh Cha do Đức Hồng y Walter Kasper đích thân trao cho Đức Thượng phụ Aleksij II, Thượng phụ của Mạc Tư Khoa và Toàn Nga vào hôm 29/05/2008.

Từ ngày 21 đến 30/05, Đức Hồng y Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Cổ võ Hiệp nhất Kitô giáo đã viếng thâm Nga theo lời mời của Đức Tổng Giám Mục Kyrill của Smolensk. Một trong những cam kết của chuyến viếng thăm là nhằm “hiểu biết hơn nữa nền văn hóa Chính thống giáo Nga”, Ngài Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Cổ võ Hiệp nhất Kitô giáo đã gặp vị lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống Nga vào hôm 29/05. Với ngài, ngài có cơ hội nói về xu thế mới của “tình hữu nghị và huynh đệ” giữa hai Giáo Hội cũng như những vấn đề tiếp tục gây căng thẳng giữa họ.

Theo một số chuyên gia Nga, thì Đức Hồng y Cardinal Kasper được cho là sẽ gặp nhà lãnh đạo Chính thống giáo để khởi động Ủy ban Thần Học hỗn hợp Chính thống giáo - Công Giáo, nhưng dường như ngài đã không thực hiện điều đó.

“Triển vọng trên nguyên tắc” về cuộc hội kiến giữa Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và Đức Thượng phụ Aleksij II đã được xác nhận, nhưng Tòa Thượng phụ Nga lặp lại rằng một sự kiện như thế cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng chứ không chỉ là “một cuộc chụp ảnh”.

Trong suốt buổi hội đàm, hai phía đã giải quyết một số vấn đề như “việc mở rộng của Giáo hội Uniate” ở Ukraine cũng như việc nuôi dạy trẻ trong các trại mồ côi của Công Giáo ở Nga. Tương tự cả hai phía cũng bày tỏ ưu tư về sự cố xảy ra vào tháng Mười, 2007 tại phiên họp của Ủy ban Thần học hỗn hợp Chính thống giáo – Công Giáo. Vào thời điểm đó, các đại diện của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa rời bỏ phiên họp vì họ phản đối sự hiện diện của đoàn đại biểu Giáo Hội Chính Thống Tông Đồ Estonia, được Tòa Thượng phụ thành lập năm 1966 khi cho rằng thuộc lãnh thổ của họ theo giáo luật. Đức Thượng phụ Aleksij đã không nói thẳng về những gì có trong Tuyên bố Ravenna: “Vấn đề không chỉ là một tuyên bố được thông qua mà không có sự tham dự của chúng tôi nhưng là cách thức mà Constantinople hội ý về quan hệ pháp lý cũng giống như của Vatican đối với người Công Giáo”.

Theo một nguồn tin ẩn danh đánh giá thì đối với Tòa Thượng phụ Nga: “đối thoại Công Giáo – Chính thống giáo không thể chuyển động nếu không có sự tham dự của Giáo Hội Chính Thống cách trọn vẹn nhất”.