PASADENA, Calif. – Trạm không gian mới nhất của cơ quan NASA trong Thái dương hệ đã đáp xuống bằng an trên mặt Hỏa Tinh (sao Mars) vào ngày hôm qua.

Chân của Xe Phoenix đáp xuống Hỏa tinh
Vài giờ sau khi đáp xuống hỏa tinh, phi thuyền như một chiếc xe thăm dò có tên là Phoenix Mars Lander đã gửi về trái đất những hình ảnh đầu tiên về Hòa tinh về tinh cầu đỏ... Những hình ảnh làm các khoa học gia rất hứng khởi và vui mừng vì hy vọng sẽ có thể phân tích và khám phá xem rằng trên Hỏa tinh có “nước’ hay không, và đó là yếu tố đầu tiên cho việc bảo toàn sự sống.

Nơi mà phi thuyền đáp xuống là “địa điểm lý tưởng” và đây là mốc điểm quan trọng nhất trong tiến trình đi sâu vào không gian của NASA.

Phoenix tới Hỏa tinh sau 10 tháng trời, bay qua một hành trình dài 422 triệu dặm, với kinh phí vào khoảng $420 triệu mỹ kim dẫn đầu bới nhóm khoa học trường đại học University of Arizona và điều hành bởi Jet Propulsion Laboratory (JPL) ở Passadena.

Mặt bằng của Hỏa Tinh
Xe thăm dò Phoenix được chế tạo để lấy mẫu và phân tích địa chất của Mars lần đầu tiên. Xe Phoenix được đáp xuống vùng Bắc cực của Hỏa tinh và sau đó nó sẽ đào xuyên qua lớp đất ở đây.

Các khoa học gia tin tưởng là ngày xưa Mars là hành tinh từng có nước trên bề mặt của nó, họ đang náo nức muốn tìm ra một mẫu nước của Mars để phân tích xem có sự sống trên hành tinh có kích thứơc gần bằng Địa Cầu trong Thái Dương Hệ hay không.

Ngoài ra giới khoa học cũng muôn tìm hiểu xem tại sao môi trường của Hỏa tinh thay đổi nhiều đến thế. Họ tin là ngày xưa Mars là hành tinh có bầu không khi nóng ấm và có nước, nhưng sau đó vì một lý do nào đó nó trở thành một sa mạc khô và lạnh như ngày nay.

Hình vẽ diễn tả Phoenix hạ cánh trên Hỏa Tinh
Theo tính toán của các nhà khoa học thì lớp băng phủ hai đầu cực của Mars đang lui dần và Phoenix được dự tính sẽ đáp xuống lớp đất mới lộ ra, nhưng “mục tiêu chính” lại nằm dưới bề mặt của lớp đất này.

Các dụng cụ của Phoenix sẽ giúp nó thăm dò và khoan đào, chụp ảnh và phân tích thành phần hóa học đất đá và các mẫu nước đá lấy được. Ray Advidson, giaó sư đại học Washington ở St.Louis, người có tham gia vào chương trình Phoenix, cho hay: “chúng tôi đặt kỳ vọng vào lớp đất cứng và lạnh lẽo phía dưới bề mặt.”

Niềm tự hào và vui mửng của các khoa học gia
Các mẫu nói trên sau khi thu hoạch, sẽ được cho hòa tan với nước để tìm ra muối khoáng, vì muối khoáng phài là thành phần bắt buộc thuở xưa khi nước xuất hiện ở Hỏa Tinh. Các máy tinh vi của phoenix cũng sẽ giã nhỏ các khoáng chất để phân tích thành phần hóa học của chúng.

Ngay từ năm 1976, NASA đã có hướng tích cực tìm kiếm đạng sự sống tiềm tàng trên Hỏa Tinh, qua các nhiệm vụ của phi thuyền Viking, nhưng các phi thuyến đó lại đáp xuống vùng khô của Mars, trong lúc sau này người ta mới biết hai đầu cực Hỏa tinh có nước đá bao phủ.

Phoenix sẽ có nhiều bộ phận tái chế theo các mẫu trước đây của các dụng cụ như Mars Polar Lander và Mars Surveyor 2001 Lander, vốn là các chương trình bất thành. Polar Lander đã bị thất lạc khi nó cố đáp xuống trong tháng 12 năm 1999. Mars Surveyor bị đình lại khi Polar Lander tỏ ra thất bại và khi một con taù khác là Mars Climate Orbiter cũng mất tăm, hai tháng trứơc đó.

Phoenix đáp xuống an toàn và gửi những tấm hình tuyệt hảo về trái đất là niềm hy vọng hứng khởi cho các khoa học gia trong việc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh địa cầu.