Từ “mới” thuộc về một nhóm từ rất kỳ diệu là những từ chỉ luôn mang lại những cảm xúc rất tích cực. Như “hoàn toàn mới”, “áo quần mới”, “đời sống mới”, “năm mới”, “một ngày mới”. Một sự việc mới tạo nên nguồn tin mới. Những từ này đều đồng nghỉa. Phúc Âm được gọi là “Tin Mừng” (good news) bởi vì Phúc Âm quả thật chứa đựng những điều rất mới mẻ.

Tại sao chúng ta lại quá tin tưởng vào những gì mới mẻ? Bởi vì là mới, chưa xử dụng (chẳng hạn xe mới) lẽ dỉ nhiên là chạy tốt hơn. Nếu đây chỉ là một lý do, tại sao chúng ta lại đón mừng năm mới hay một ngày mới trong vui mừng? Lý do sâu xa vì trong sự mới mẻ có điều gì còn ẩn dấu, chưa có kinh nghiệm, để lại cho ta nhiều khoảng trống để mà mong chờ, những bất ngờ, hy vọng và tưởng tượng. Và chính hạnh phúc phát sinh ra từ những tình cảm đó. Nếu chúng ta chắc chắn là năm mới vẫn y như năm cũ, không hơn không kém thì chúng ta chẳng có gì để mà náo nức.

Mới mẻ không trái nghỉa với “cổ xưa” nhưng phản nghỉa với “cũ kỹ”. “Đồ cổ”,“nguời buôn bán đồ cổ” v.v. là những từ rất tích cực. Như vậy thì có gì khác biệt? Cũ kỹ là cùng với thời gian trở nên xấu đi và không còn giá trị nữa, còn đồ cổ thì trở nên có giá trị với thời gian. Bởi vậy ngày nay những nhà thần học của Ý tránh dùng thành ngữ “Vecchio Testamento” (Old Testament) mà dùng từ ngữ “Antico Testamento” (Ancient Testament).

Bây giờ, chúng ta hãy suy nghỉ về Phúc Âm hay Tin Mừng. Vấn đề được nêu lên ngay tức khắc: Tại sao một diều răn đã được viết trong Cựu Ước (Leviticus 19:18)lại được gọi là “mới mẻ”? Thât là hữu ích khi phân biệt từ “cổ xưa” và “cũ kỹ”

Thánh Gioan thánh sử đã viết trong thư: “Các bạn thân mến, tôi không đưa ra một điều răn mới cho các bạn, nhưng một điều răn rất cổ xưa... nhưng đó là một điều răn mới mà tôi gởi đến cho các bạn” (1 John 2:7-8). Đó là một điều răn mới hay một điều răn rất cổ xưa. Cả và hai!

Nói một cách khác, đó là một điều răn cổ xưa vì đã được truyền bá từ thời xa xưa; nhưng theo Tinh Thần là mới, bởi vì Chúa Kitô là sức mạnh để đem ra mà thực hành. Như tôi đã nói mới ở đây không nghịch lại với cổ xưa mà với cũ kỷ. Điều răn hãy yêu thương người khác như chính mình là một điều răn rất cổ xưa trở thành cũ kỹ và yếu kém đi bởi vì được xem như một lề luật nhưng không có sức mạnh để thực hành lề luật đó.

Bởi vậy ân sủng là một điều cần thiết. Không phải khi Chúa Giêsu đưa ra điều răn hãy thương yêu lẫn nhau trong khi Chúa còn sống mà trở thành mới mẽ, nhưng chính khi Chúa chịu chết trên thánh giá và ban cho chúng ta Chúa Thánh Thần, Chúa đã tạo cho chúng ta tinh yêu thương lẫn nhau khi Chúa tuôn trào tình yêu thương của Chúa vào trong mỗi một người chúng ta.

Điều răn của Chúa Giêsu là mới mẻ trong một ý nghỉa rất sinh động, bởi vì điều răn đó làm cho mọi sự trở nên mới mẻ, đổi mới và biến cải tất cả mọi sự. “Và tình yêu đó đổi mới chúng ta, biến đổi chúng ta thành những con người mới, được thụ hưởng gia tài của Tân Ước, trở thành những ca sĩ của một bài ca mới” (St Augustine) Nếu tình yêu biết nói, thì đó là những lời của Chúa nói: “Này đây, Ta đổi mới tất cả mọi sự.”