Tại sao những thành công vượt bậc trong việc nghiên cứu tế bào thân nơi người lớn lại bị giới truyền thông xem nhẹ?

Những tít thông tin thật lớn xuất hiện trên tờ báo Địa Cầu Boston (The Boston Globe) như:

"Tiến Bộ Vượt Bậc Trong Việc Nghiên Cứu Tế Bào Thân Nơi Người Lớn (Adult Stem Cell Breakthough!)" hay

"Khám Phá Tuyệt Vời Này Có Nghĩa Là Không Cần Phải Sử Dụng Đến Các Phôi Thai Người Trong Việc Nghiên Cứu Nữa (This Stunning Discovery Could Mean No Need to Use Embryos in Research)"

Rũi thay, đã bị giới truyền thông đại chúng ngày nay xem nhẹ và coi thường.

Giới truyền thông đại chúng thuộc dòng chính của Hoa Kỳ và thế giới thời nay đã cố tình ém nhẹm đi việc nghiên cứu thành công vượt bậc và việc khám phá khoa học rất có tiềm năng này, tại sao vậy??

Như được báo cáo một cách công khai trên tờ tạp chí y học mang tên Blood vào năm ngoái, Bác Sĩ Catherine M. Verfaillie và những nhà nghiên cứu khác tại Học Viện Tế Bào Thân (Stem-Cell Institute) thuộc trường Đại Học Minnesota, đã khám phá ra một cách để lấy ra một tế bào của người lớn được tìm thấy trong xương ống, vốn có rất nhiều đặc tính giống y hệt như việc tạo ra các tế bào thân không thể thay thế được của phôi thai, với mục đích là dùng nó để tạo ra "phép lạ" trong việc trị liệu y học trong tương lai.

Dẫu vẫn còn phải nghiên cứu thêm rất nhiều nữa, thế nhưng "những tế bào chính của người lớn có đầy tiềm năng" [mà từ y học Anh Ngữ gọi là: "multi-potent adult progenitor cells" hay "MAPCS" ] này trông có vẽ rất là đa dạng, nghĩa là có khả năng để hoán chuyển thành những dạng tế bào thuộc kiểu khác.

Hay nói cách khác dễ hiểu hơn đó là: những tế bào này có thể được tách ra để trở thành cơ, sụn, xương, gan, hay các dạng neurons khác có trong bộ não. Chúng cũng có thể dễ dàng được rèn hay uốn. Chúng cũng có những giá trị "bất tử" như trong các tế bào của phôi thai, nghĩa là chúng có thể được hoán chuyển để trở thành các tuyến tế bào được bảo trì vô định.

Đồng thời, những tế bào thân của người lớn này lại không tạo ra những nguy hiểm cấp tính nào so với các tế bào thân của phôi thai. Tức là: chúng không có khuynh hướng phát triển lên một cách không thể nào có thể kiểm soát được, để từ đó gây ra những khối u, hay thậm chí là bệnh ung thư.

Đây đúng lý ra phải là một thành công lớn, trước việc diễn ra các cuộc tranh cãi rất gay gắt có liên quan đến việc nghiên cứu tế bào thân ở phôi thai (embryonic-stem-cell research hay ESCR) và nổ lực mới đây của Thượng Viện Hoa Kỳ nhằm cấm đoán việc vô tính người (human cloning) hay đạo luật S.790 mới đúng!

Thế mà, cả hai tờ báo lớn là The New York Times Washington Post lại xem ESCR, và thậm chí cả việc sản xuất và sử dụng đến các phôi thai vô tính người trong những cuộc thí nghiệm như vậy, là quan trọng hơn hết cả; và cả hai tờ báo này cũng đã cho đăng liên tiếp những bài xã luận nhằm cực lực ủng hộ một cách điên cuồng đến việc nghiên cứu vô đạo đức này [vô đạo đức là vì muốn dùng tế bào thân của phôi thai, thì phải phá thai hay nói cách khác phải giết chết đi cái bào thai trong bụng mẹ, tức là hủy diệt đi sự sống - NV]!

Và còn thậm tệ hơn nữa, khi khám phá có tính đột bước và đầy tiềm năng về một tế bào thân của người lớn, vốn có thể hủy diệt và khiến cho việc nghiên cứu tế bào thân ở phôi thai và việc trị liệu vô tính, không mấy được đem ra ánh sáng, thì tờ Boston Globe lại cho tung ra một bài viết dài nhằm cố tình làm giảm đi ý nghĩa quan trọng của khám phá có tính đột bước và thành công lớn này!

Bài báo trên tờ New York Times do Nicolas Wade và Sheryl Gay Stolberg viết, vốn được chèn lẫn lộn bên trong các trang báo khác - tức ở tờ số A-14, với tiêu đề "Các Nhà Khoa Học Báo Trước về Một Tế Bào Thân Người Lớn Đa Dạng" (Scientists Herald a Versatile Adult Cell); trong khi đó thì tờ Times thì lại báo cáo về một câu chuyện thật, thế nhưng nó lại thiếu mất đi các chi tiết quan trọng như được tìm thấy trong bài báo của tờ Boston Globe, và dĩ nhiên là câu chuyện chính thật sự thì lại bị cắt xén, và thêm thắt, nhằm xua người đọc khỏi sự chú ý về bước tiến có tính cách đột phá trong việc nghiên cứu tế bào thân người lớn! Còn tờ Washington Post thì lại cố bưng bít và dấu nhẹm đi tầm quan trọng của câu chuyện, và nó chẳng chịu mô tả gì cả về việc nghiên cứu tế bào thân người lớn cả!

Cũng may, còn xót lại tớ tạp chí Khoa Học Gia Mới (New Scientist) vốn đã cho đăng toàn bộ sự thật về sự thành công trong việc nghiên cứu tế bào thân người lớn. Sự thành công này, đúng lý ra, phải được trình chiếu rộng rãi trên các màn ảnh truyền hình lớn, thế nhưng, rất tiếc sự thật không phải như vậy, và hệ quả của nó chính là: có rất ít người dân Mỹ đã từng nghe tới hay ít ra hiểu được tầm quan trọng mang tính tiềm năng cao của việc nghiên cứu này.

Tất cả những điều kể trên, đặt ra cho chúng ta một câu hỏi hóc búa rằng: tại sao lại có quá ít sự quan tâm của giới truyền thông đại chúng vào việc nghiên cứu thành công bước đầu của tế bào thân người lớn vậy, so với việc nghiên cứu tế bào gốc hay tế bào thân ở phôi thai?

Suy cho cùng thì, những gì thuộc về "khoa học" mới đáng là quan trọng, còn giới báo chí chỉ là thứ yếu mà thôi, vì rằng hầu hết các thành viên thuộc giới truyền thông báo chí đều là những con người có tư tưởng phóng khoáng, hay theo một đường lối chánh trị trung dung, vốn là những vị phát ngôn viên ngấm ngầm cho Đảng Dân Chủ, cho nền văn hóa sự chết, cho việc phá thai và giết người không hơn không kém! Vì theo khuynh hướng này, họ mới có thể kiếm lợi và đánh bóng được tên tuổi của họ?! Và để chụp mũ những ai chống lại đường lối hoạt động nghiên cứu suy đồi trong lãnh vực khoa học, đặc biệt là ESCR hay vô tính người, thì những tên nhà báo vô lại này lại dùng những thuật ngữ như "kẻ chống lại việc phá thai" (opponent to abortion) khi nói về ý kiến chống đối ngược lại.

Đó cũng là lý do tại sao mà Ủy Ban Tư về Vấn Đạo Đức Sinh Học Quốc Gia (National Bioethics Advisory Commission) dưới thời của Bill Clinton, người chủ trương dùng công quỹ để hổ trợ cho ESCR, mà chính phủ hiện tại chống, đã tuyên bố như thế này: "Những cuộc thí nghiệm như vậy chỉ có thể lý giải được nếu như không có những cách thức thay thế khác, vốn trái với mặt đạo đức học, hiện đang có sẳn để giúp làm thăng tiến cho việc nghiên cứu đó." Thì rõ ràng đây mới chính là một kiểu tuyên bố khống và láo lường trắng trợn!

Nguyên do cuối cùng, vốn cũng là nguyên do chính yếu cốt lõi, mà dư luận quần chúng không hề hay biết được, đó là vấn đề tiền bạc. Thường thì các nhà báo không tìm đến các câu chuyện để mà tường thuật, trình bày hay viết ra; mà ngược lại, chính các câu chuyện mới tìm đến các nhà báo. Đó là lý do tại sao mấy công ty chuyên về Quan Hệ Quần Chúng hay Giao Tế Công Cộng (Public Relations hay PR) kiếm được khẩm tiền, vì họ chỉ tường thuật, báo cáo, hay viết ra, những gì mà các ông chủ đầu gấu "dấu mặt" của họ muốn viết hay muốn công khai hóa ra cho quần chúng mà thôi.

Phải chăng điều này đúng với câu nói của dân gian ta xưa kia rằng: "có tiền mua tiên cũng được" thế sao?