Hướng tới năm 2008 kỉ niệm 100 năm Giáo Xứ Nam Lỗ, Thái Bình

THÁI BÌNH -- Từ lúc ấu thơ tôi chịu phép rửa tội hình như cũng đã thấy có Nam lỗ rồi, phải chăng là phép bí tích rửa tội đã soi cho con mắt được sáng hơn, cho trí não biết rằng tôi là người Kitô hữu, và quê hương yêu dấu của tôi chính là Nam Lỗ Giáo xứ này. Nói rộng hơn thì có lẽ tôi cũng sẽ không biết hoặc sẽ quên nếu như trong cuộc sống dần lớn lên, thường ngày được thấy và qua lời kể, qua sự lưu truyền của bao thế hệ nên tôi mới hiểu về Nam Lỗ.

Có thể nói sơ sơ là; trước đây Nam Lỗ nghèo lắm, Nhà thờ thì cũng rất khác với bây giờ, cả con người và cuộc sống vẫn vậy, cái khổ, cái nghèo, sự quê mùa luôn là bạn đồng hành nên vì thế sự đoàn kết đùm bọc thương yêu, tình người và những tình cảm cộng đoàn rất khăng khít thủy chung. Và cũng từ đây tiền thân nuôi nấng nhiều thế hệ... Tôi chỉ dám nói đôi chút vậy thôi, chứ tôi cũng không được sống nhiều, biết nhiều về Nam Lỗ, cả năm có một hai ngày ngắn ngủi... Một số đã có trên website này hoặc qua các bài viết kể lại của các vị tiền nhân hoặc còn lưu truyền trong tâm trí của nhiều người đặc biệt là các cụ mà chưa có dịp nói cho con cháu hiểu và biết nhiều hơn thế...

Năm Đinh Hợi đã đến, năm 2008 sắp tới Nam Lỗ đang rất nhộn nhịp chuẩn bị kỷ niệm 100 năm Thánh đường, một trăm năm một đời người nhưng mang theo nhiều thế hệ, trải qua và chia sẻ công sức xây dựng thì Nam lỗ đã gắn bó với rất nhiều thế hệ, nối bước kế thừa và lưu truyền. Để có ngày hôm nay thế hệ trẻ đã được truyền dạy từ thế hệ tiền nhân dựng xây, chúng con chỉ biết kế thừa và phát triển. Cũng vì quê hương với bao thăng trầm của cuộc sống, cũng vì vùng đất quanh co và bao quanh là sông nước nên cơ hội làm ăn cũng chỉ có mấy nhà "Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông". Vì thời buổi mở cửa, đi lại dễ dàng nên mỗi người một nơi, mỗi người một công việc và khi đó Quê hương luôn ở và lui tới viếng thăm chia sẻ duy nhất là trong tiềm thức, trong chuyện kể. Nhưng nói vậy thôi chứ có như vậy thì hình ảnh của Nam Lỗ mới được mang đến nhiều nơi, và trở thành điểm du lịch không thể thiếu trong nhiều tua của bao người thậm trí còn là điểm chọn lựa đầu tiên "Du lịch về nguồn".

Năm tháng trôi theo nguồn nhung nhớ,
Mãi dựng xây kỷ niệm êm đềm.
Theo dòng thời gian và ký ức,
Nam lỗ ngày nào hay đến tận hôm nay.
Với quê hương ta chỉ là khách đến.
Tìm bốn phương góp lại thành nhà,
và: Nơi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn.


Nguyễn Đình Thi viết:
Người ra đi đầu không ngoảnh lại, sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

Đây chắc có lẽ chỉ là tiếng vọng rất nhẹ từ phía sau lưng và mang theo nhiều nỗi băn khoăn nhung nhớ lẫn nuối tiếc khuôn nguôi, ẩn chứa bao tâm sự của mỗi người. Thật vậy khi điều kiện khó có thể cho ta biến ước mơ thành sự thực thì ta luôn mơ uớc và khi điều kiện đã có thể thì uớc mơ khác lại thôi thúc ta tiến tới, ước mơ kia cũng sẽ được xếp chồng theo năm tháng. Cũng chính vì thế nên tôi cũng chưa có điều kiện để lần lại những ước mơ đã qua đi, và có lẽ sẽ có đến lúc nào đó tôi sẽ thực hiện ngược lại nó chắc dễ hơn rất nhiều, song điều kiện không thể không biết có tới nữa không đây?! Với tôi thì điều kiện không thể đến nhiều hơn nên tôi thực hiện không được nhiều cho lắm, và kỷ niệm cũng không êm đềm cho cam, chỉ có thêm chút kinh nghiệm ít ỏi và nghèo nàn để nâng bước cho những khó khăn vấp ngã tiếp tiếp theo.

Quý vị thân mến!!!
Nếu có dịp hay có điều kiện xin về thăm Nam Lỗ nhé, nhất là trong dịp kỷ niệm 100 năm này. nếu có thể không phải là mời thì cũng đúng, chúng con người con của Giáo xứ rất muốn có cơ hội tham dự, nhưng Quý vị đã biết hoặc chưa biết về Nam Lỗ chúng con xin ghé thăm động viên và chung lời cầu nguyện cho Nam Lỗ. Rất hân hạnh!

Hiện tại Nam Lỗ mọi người đang bằng công sức hoàn thiện thêm, xây dựng khuôn viên để chuẩn bị và tô điểm cho ngày hội du lịch được độc đáo và phần nào thể hiện sự đổi mới của một Giáo xứ vùng quê hương của bao nhiêu những người con yêu dấu, phần vì sự phát triển cho giáo hội công giáo chung. Qúy vị có thể thấy qua website giáo xứ Nam Lỗ.