PARIS, 26 tháng 1 năm 2007 (AFP) - Trong bài giảng đám tang “Cha Pierre”ở Nhà thờ Notre Dame de Paris, Đức Hồng y Philippe Barbarin, Tổng Giám Mục Lyon lên tiếng “cám ơn” linh mục Pierre về “gương sáng”của ngài, ca ngợi ngài là “một nhà cách mạng của Chúa” tận hiến cuộc đời để phục vụ người nghèo.”

“Trong Mùa Đông giá lạnh năm 54, nhà cách mạng của Chúa đã đánh thức toàn thể nước Pháp bởi một tiếng kêu vang như tiếng đại bác đã trở thành bất hủ : Hởi các bạn của tôi ơi, xin cứu giúp tôi với, một người đàn bà đã dẩy chết vì giá lạnh đêm nay lúc 3 giờ khuya, trên lề đường Boulevard Sébastopol” và Đức Hồng Y đã nhớ lại. “Lời kêu van với giọng điệu thật thảm thiết đó, và hình ảnh mô tả trong khoảng khắc nghiêm trọng đó đã in sâu vào trí não của nhiều người. Toàn thể dân chúng nhờ tiếng kêu của “Linh mục Pierre” đã làm sống lại lòng từ thiện trong tim của họ.”

“Cám đội ơn Chúa đã ban cho chúng con một người anh em tốt lành như thế! Cám ơn Cha Pierre, đã là tấm gương sáng cho chúng tôi! Đức Hồng Y nói tiếp và quả quyết: “Cha đã ra đi và chúng tôi là những kẻ đồng hành của Cọng đồng Emmaus, hôm nay chúng tôi vẫn tiến bước với những bước chân vững vàng, để làm chứng tình yêu này và để phục vụ tha nhân cho đến hơi thở cuối cùng.”

Đức Hồng Y nhắc đến làng Emmaus như đời sống và tác phẩm của Linh mục Pierre”

“Emmaus là con đường, trích chú từ bài Phúc Âm được đọc hôm nay “hai người đồng hành thất vọng buồn bã rời bỏ thành Jerusalem. Trong khi họ rời xa Kinh Thành Thánh, một người lạ đến nhập bọn, thăm hỏi và bắt đầu trò chuyện. Họ nhận biết đó là Chúa Giêsu Sống Lại.”

“Trong tình tiết của buổi chiều lễ Phục Sinh, linh mục Pierre đã nhận thấy sứ mệnh của ngài, con đường phiêu lưu Emmaus” và vài năm sau đó, nước Pháp khám phá ra sự tích thần thoại “Những người lượm rác Emmaus” (Les Chiffonniers d’Emmaus)

Khi nói về nghị lực của vị linh mục mãnh khãnh, sức khỏe yếu kém, thường bị đau ốm ngay từ thuở thiếu thời, Đức Hồng Y Barbarin quả quyết là sức mạnh của cuộc dấn thân “làm việc cho người nghèo và khả năng không lùi bước trước những khốn khổ và tai họa của lòng nhiệt thành hiếm có cho đến hơi thở cuối cùng 94 tuổi đời.” Do đâu mà có được như vậy, Cha Pierre đã nhận được nghị lực đó nhờ gần gũi và trò chuyện với Chúa Giêsu hàng ngày: đó chính là bí mật của “một nghi lực không hề lay chuyển.”

Đức Hồng Y còn nêu lên: “Emmaus không chỉ là” con đương” mà còn là một mái nhà, một quán trọ. Là nơi trú ẩn cho những ai đang gặp khó khăn trên đường đời đang kiệt lực hoặc bị lạc lỏng.

“Hành trình Emmaus thật đơn giản: xây dựng một mái nhà, tìm lại ý nghĩa và yêu mến công việc làm, làm việc để nhận lãnh tiền công để bảo đảm cho cuộc sống, cuối cùng dành dụm để san sẻ giúp đỡ những kẻ khốn cùng hơn chính mình. Đức Hồng Y nói thêm: “Mỗi người cần có một mái ấm để sống với người thân. Tuy vậy, hơn 50 năm sau, cuộc phiêu lưu vẫn mãi tiếp diễn, còn rất xa lắm mới đạt đến mục đích!”

Abbé Pierre luôn bênh vực người nghèo, chứng tỏ điều đó ngài luôn sống thiếu thốn như một người nghèo, năm 19 tuổi ngài đã từ chối nhận phần gia tài mà gia đình chia cho ngài.

Cuối cùng “Emmaus còn là một bữa ăn”; trong các “Hội quán của cọng đồng Emmaus thường có một bàn ăn trống dọn sẵn một bữa ăn thanh đạm hoặc thịnh soạn trong các ngày lễ” và ai cũng có phần ăn của mình.”

“Không gì quý báu và hữu ích cho nhân loại là cùng nhau chia sẻ của ăn trong tình anh chị em. Cha Pierre luôn trung thành với bữa ăn của Chúa ban, Cha Pierre đã dâng lễ mỗi ngày suốt đời linh mục của mình.”

“Trong giờ phút này trong Nhà Thờ Notre Dame de Paris này chúng ta sẽ cùng nhau dùng bữa ăn của Chúa ban mà Cha Pierre sẽ cùng chia sẻ với chúng ta trong huyền bí. Đức Hồng Y nhắc lại là Cha Pierre đã chờ đợi sự chết trong bình an với một đức tin thật lớn lao. Chúng ta có thể nói là ngài hằng chờ đợi giây phút thiêng liêng được gặp gỡ Chúa.