Trách Nhiệm của Các Ngôi Sao Thể Thao

Lược Trích Bài Phỏng Vấn Với Cha K. Lixey Thuộc Hội Đồng Giáo Hoàng Đặc Trách Giáo Dân

VATICAN CITY (Zenit.org).- Các ngôi sao túc cầu có rất nhiều điều để trình diễn cho các khán giả ái mộ của họ hơn là kỹ năng lực sĩ của họ, đó là lời nhận xét của một vị linh mục trợ tá 37 tuổi tại Vaticăn.

Xét về khía cạnh của các yếu tố có liên quan đến sự giáo dục, xã hội và tôn giáo của thế giới túc cầu, hãng tin Zenit đã phỏng vấn Cha Kevin Lixey, thuộc Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, người giám sát bô phận có liên quan đến “Giáo Hội và Các Môn Thể Thao” của Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách Giáo Dân.

Cha Kevin Lixey
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã thành lập ra bộ phận này trước lần diễn ra Thế Vận Hội 2004 tại thành phố Athens, Hy Lạp, nhằm tăng cường sự hiện diện của Giáo Hội trong thế giới thể thao.

Hỏi (H): Thưa Cha, giải túc cầu thế giới thu hút sự chú ý toàn cầu. Trông có vẽ như trong suốt thời gian đó, cả trái đất xoay vòng chung quanh một trái bóng. Có rất nhiều quốc gia nằm trong FIFA hơn là trong Liên Hiệp Quốc. Thì Giáo Hội nói gì về điều này?

Cha Lixey (T): Thưa, thật sự mà nói, túc cầu chính là một trong những hiện tượng khơi dậy hầu hết tất cả mọi niềm đam mê trên thế giới, nhưng cũng đồng thời nó giúp “thiết lập nên những mối quan hệ thân hữu đối với các tầng lớp khác nhau của các quốc gia và chủng tộc,” như Mục Số 61 của Hiến Chế “Tin Mừng và Hy Vọng” (Gaudium et Spes) có nêu ra.

Giải trí chính là một cái gì đó đúng đắn với điều kiện con người và túc cầu làm được điều đó. Trong sự liên kết này, có thể nói rằng túc cầu chính là việc phục vụ con người. Thế nhưng con người phải thực hiện điều đó, chứ không phải điều ngược lại, để con người không trở thành đối tượng cho túc cầu tới độ làm hiểm nguy đến phẩm giá con người, bởi vì cầu thủ túc cầu, và các khán giả có thể trở thành nô lệ cho sự giải trí này.

Giải túc cầu thế giới chính là một trường học về nhân tính, trong bối cảnh mà nhiều quốc gia đồng ý tham gia vào một hoạt động nhằm tôn trọng những quy chuẩn chính xác và kiếm tìm sự cải thiện không ngừng trong bầu khí cạnh tranh lành mạnh. Những đặc tính này biến cho túc cầu, và cụ thể hơn là Giải Túc Cầu Thế Giới, trở thành một công cụ giáo dục về việc cùng hiện diện.

(H): Thưa Cha, Giáo Hội triển khai những hoạt động nào tại Giải Túc Cầu Thế Giới vừa qua tại Đức Quốc?

(T): Thưa, trong số những hoạt động khác, Giáo Hội tại Đức Quốc đã cử hành Thánh Lễ khai mạc tại Munich vào ngày 9 tháng 6 vừa qua, và dâng các Thánh Lễ, cũng như thực hiện việc chăm sóc mục vụ tại các thành phố, và vào những ngày mà các trận bóng đá diển ra, bằng tiếng Đức, cũng như bằng các thứ tiếng khác tương ứng với những nước đang thi đấu.

Hơn nữa, DJK, Hội Thể Thao Công Giáo, đã xuất bản ra một cuốn sách về các lời cầu nguyện và suy gẫm dành cho Giải Túc Cầu Thế Giới, vốn bao gồm luôn cả những đoạn văn bản về những giảng dạy của Đức Thánh Cha dành cho các vận động viên thể thao.

Cũng có một trang Web của Hội Đồng Giám Mục Đức Quốc trên mạng Internet, vốn bao gồm luôn cả phần suy niệm được đưa ra bởi Đức Thánh Cha, Người lúc đó vẫn còn là Đức Hồng Y Joseph Ratzinger nhân dịp Giải Túc Cầu Thế Giới Năm 1978.

(H): Thưa Cha, Giải Túc Cầu Thế Giới cho thấy một tầm quan trọng vô cùng lớn rằng thể thao hiện diện trong đời sống xã hội ngày nay, và cụ thể, có sự ảnh hưởng đặc biệt của nó lên những người trẻ. Thế Cha sẽ nói gì với một trong những cầu thủ tham dự vào Giải Túc Cầu Thế Giới vừa qua?

(T): Thưa, mọi cặp mắt của thế giới đều đổ dồn về anh ta, đó là điều mà chắc chắn anh ta thừa biết rồi, và rằng đối với rất nhiều người trẻ những gì mà anh ta làm, sẽ được xem như là một kiểu mẫu. Chính vì thế, mặc dầu đúng là họ có trách nhiệm để chiến thắng, thế nhưng họ cũng có trách nhiệm để trở nên một lời chứng thực cho những người trẻ và các em nhỏ, những người xem họ không như là những kiểu mô hình của sự khát vọng và cảm hứng, những người bắt chước với kiểu chải tóc của họ, bắt chước cách mà họ chơi, mà còn cả về những thái độ và phản ứng của họ.

Nhân dịp làm phép cho Sân Vận Động Olympic tại Rôma, trước khi diễn ra Giải Túc Cầu Thế Giới Năm 1990, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã nói với các cầu thủ túc cầu rằng:

“Những người hâm mộ thể thao trên khắp thế giới đang ngắm nhìn các con. Hãy ý thức về trách nhiệm của các con, không chỉ việc trở thành người vô địch trên sân vận động, mà là cả một con người toàn diện, tổng thể phải trở nên một mẫu người cho hàng triệu những người trẻ, những người cần có những người lãnh đạo, chứ không phải những thần tượng. Họ có nhu cầu về những người nào vốn có thể truyền thông với tất cả những người trẻ về vị giác cho sự gian khổ (ardous), ý thức kỷ luật, giá trị của sự thành thật, và niềm vui của lòng vị tha (altruism). Sự chứng thực, liên kết và rộng lượng của các con có thể khích động họ đối diện với những khó khăn của cuộc sống với cùng sự cam kết và lòng nhiệt tâm.”

Thì những cụm từ này của Đức Cố Giáo Hoàng cũng được đính kèm vào trong một chương trình về sự sống dành cho các cầu thủ túc cầu và chắc chắn là đáp ứng được một trong những giá trị lớn nhất mà những môn thể thao đại diện trên thế giới: tức để trở thành một điểm quy chiếu cho việc giáo dục các thế hệ trẻ.