Vatican:Những yếu tố chính trong các nghi lễ tấn phong tân hồng y là màu đỏ, nón, sắc phong và nhẫn vàng.

Khi Đức Giáo Hoàng Biển Đức tấn phong 15 tân hồng y vào Hồng Y Đoàn ngày 24/3. các ngài đã mặc phẩm phục đỏ.

Đức Tân Hồng Y Albert Vanhoye, vị giáo sĩ Dòng Tên người Pháp là một trong số 15 tân hồng y đã nói với đài phát thanh Vatican rằng "Màu đỏ là màu của tình yêu, màu của lửa, và nó cũng là màu của Cuộc Thương Khó. Để thật sự nói lên rằng các hồng y phải sẵn sàng ngay cả đổ máu mình ra" vì Đức Kitô và Giáo Hội người.

Trong ngày Thứ Sáu 24/3, từng vị hồng y đã tiến lên và quỳ trước Đức Giáo Hoàng để Đức Thánh Cha ngồi trên ghế đội mũ Hồng Y là mũ có cạnh vuông hay còn gọi là mũ barét (biretta) trên đầu các tân hồng y. Trong dịp này chỉ có duy nhất một tân hồng y được miễn trừ không phải quỳ trước Đức Thánh Cha nhưng ngược lại Đức Thánh Cha phải đứng lên để đội mũ hồng y đó là Đức Hồng Y Peter Poreku Dery, vị Tổng Giám Mục từ nhiệm ở Tamal tại Ghana đã 87 tuổi ngồi trên chiếc xe lăn, phải cần đến 4 người khiêng cả chiếc xe lăn lẫn tân hồng y đến trình diện Đức Thánh Cha.

Kế đến mỗi tân Hồng Y được Đức Thánh Cha trao ban sắc phong chứng thực quyền bính của vị tân hồng y và nhà thờ hiệu tòa tại Roma.

Khi nhận tước hiệu tòa tại thánh đường ở Roma, các tân hồng y chính thức trở thành giáo sĩ tại Roma. Cương vị này liên kết đến truyền thống của Hồng Y Đoàn để bầu Giáo Hoàng vào thời kỳ sơ thai khi mà giám mục Roma được các giáo sĩ tại Roma bầu.

Trong những tháng kế tiếp, các tân hồng y sẽ nhận hiệu tòa tại thánh đường được chỉ định trong một buổi lễ được tổ chức tại thánh đường ấy. Đảm nhận hiệu tòa không có nghĩa là có quyền tài phán nơi thánh đường ấy. Trong Giáo Luật số 357 triệt 1 có ghi rõ: "Các Hồng Y đã được chỉ định tước hiệu một thánh đường trong thành hoặc một thánh đường ngoài thành, thì sau khi đã nhận tòa, nên cổ võ thiện ích cho những giáo phận và các thánh đường đó bằng sự tư vấn và bảo trơ, nhưng không có quyền quản trị nào trên các nơi đó cả, và không được can thiệp bằng bất cứ cách nào vào các vấn đề liên quan tới việc quản lý các tài sản, kỷ luật hoặc dịch vụ của các thánh đường".

Đức Hồng Y người Hoa Kỳ William J. Levada, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin là người đầu tiên lên nhận mũ và ngài cũng được chỉ định hiệu tòa Thánh Đường St Mary tại Domnica, một thánh đường cổ kích có từ thế kỷ thứ 16 đã được tu bổ từ thánh đường đã xây vào thế kỷ thứ 9, được coi là một trong những thánh đường đầu tiên được xây tại Roma.

Đức Hồng Y Sean P. O'Malley tại Tổng Giáo Phận Boston được trao hiệu tòa Thánh Đường Santa Maria della Vittoria, một thánh đường nổi danh có từ thế kỷ thứ 17 trong đó có tượng Thánh Têrêsa thành Ecstasy của nhà điêu khắc nổi tiếng Gianlorenzo Bernini (1598-1680)

Cương vị và sự liên hệ với Đức Giáo Hoàng cũng được đóng ấn bằng lễ trao nhẫn trong Thánh Lễ đại trào diễn ra vào hôm Thứ Bảy 25/3.

Văn phòng báo chí Tòa Thánh Vatican cắt nghĩa buổi lễ là một "dấu chỉ đến phẩm giá, đến sự quan tâm mục vụ và sự hiệp thông bền vững nhất với Tòa Thánh Phêrô".

Khi trao nhẫn, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã nói với mỗi tân hồng y: "Hãy nhận lấy chiếc nhẫn từ tay Thánh Phêrô và biết cho rằng với tình yêu của vị thủ lãnh các tông đồ, tình yêu của con đối với giáo hội sẽ được củng cố".