Washington DC – Giáo sư Michael Marmot bệnh truyền nhiễm và sức khỏa công đồng tại đại học y khoa ở Luân Đôn và là đồng chủ tịch ủy ban về Những Nhân Tố Xã Hội của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, đã giải thích mối liên quan giữa sự nghèo khổ và cái chết. Ông ví dụ về sự cách biệt giữa thủ đô Washington và vùng phụ cận tiểu bang Maryland chỉ cách nhau 1 hay 2 miles, Washington có tiểu thọ trung bình 77 năm trong khi phía kia chỉ la 57 năm. Ông cũng so sánh các nơi khác trên thế giới và cho biết ở Malawi, Mozambique, Zambia, Zimbawee tuổi thọ trung bình chỉ khoảng 37 năm.

Giáo sư thần học ở Đại học Boston, bà Sowle Cahill nói rằng Giáo hội Công Giáo Hoa Kỳ đã không giúp ngưòi Công Giáo Hoa Kỳ áp dụng những giáo huấn của giáo hội về công bằng xã hội vào đời sống ở Mỹ và thế giới. Theo bà, bên cạnh vấn đề chống phá thai thì người Công Giáo Hoa Kỳ cũng nên quan tâm đến sự cách biệt quá xa trong vấn đề chăm sóc y tế ở các nơi trên thế giới.

Trong khi có hơn 40 triệu người mắc bệnh AIDS thì ở Mỹ chỉ có dưới 1 triệu người mắc bệnh này. Trong năm 2003, có tổng số 9 triệu ngưòi toàn thế giới mắc bệnh lao thì ở Mỹ chỉ có 13.409 người mắc bệnh này. Số ngưòi Mỹ chết vì bệnh sốt rét không đáng kể, trong khi thế giới có 1,3 triệu người chết vị bệnh này.

Toà Thánh, thông qua tổ chức Good Samaritan Foundation và nhiều tổ chức Công giáo khác đang trợ giúp những nạn nhân AIDS và những bệnh khác toàn thế giới.

Theo thống kê của Tổ chức Y Tế Thế Giới, bệnh tiêu chảy, lao, sốt rét chiếm khoảng 20 phần trăm toàn thế giới nhưng chỉ nhận được ít hơn 1 phần trăm ngân quĩ chăm sóc y tế. Trong khi đó các nghiên cứu về nhân bản tế bào gốc chiếm rất nhiều tiền, các nghiên cứu này hầu hết phục vụ những người giàu và những nhà đầu tư chứ không lợi ích nhiều cho công chúng.

Bà Cahill cũng nói rằng hiện nay nước sạch, thực phẩm, chăm sóc y tế cần được quan tâm hơn vấn đề công nghệ di truyền. Nghị sĩ Pete Stark của California cho biết trong số 30 nước thành viên của tổ chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế, Mỹ tiêu hơn 5 ngàn dollar cho 1 đầu người người, cao hơn 53 phần trăm so với Thụy Sĩ là nước đứng thứ 2 trên thế giới. Điều đó thật là điều đáng buồn. Hoa Kỹ đã tiêu nhiều hơn bất cứ 1 nước nào khác nhưng vẫn chưa san sẻ cho các nước khác trên thế giới.