Charles Carroll đã có ảnh hưởng thế nào đối với các bậc tổ phụ tiền bối của Hoa Kỳ? (Phần 1)

Lược Trích Bài Phỏng Vấn với Ông Scott McDermott về Người Công Giáo Duy Nhất Đã Ký Vào Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ.

Chân Dung Charles Carroll (1737-1832)
NASHVILLE, Tennessee (Zenit.org).- Ông Charles Carroll (1737-1832) đã đi vào lịch sử như là một người Công Giáo duy nhất, đã ký vào Bản Tuyên Ngôn Độc Lập (Declaration of Independence) của Hoa Kỳ, thế nhưng di sản của Ông vẫn hãy còn bị lu mờ trong các lớp học ngày nay.

Scott McDermott, một người quản thủ thư viện tại trường Đại Học Công Giáo Vanderbilt, đồng thời cũng là một nhà văn và một người mới theo đạo, đã bắt đầu nghiên cứu về Ông Carroll sau khi trở thành một tín hữu Công Giáo và đã viết về những tìm hiểu của Ông trong cuốn sách có nhan đề “Charles Carroll của Thành Phố Carrollton: Một Nhà Cách Mạng Trung Thành,” (Charles Carroll of Carrollton: Faithful Revolutionary) do nhà sách Scepter xuất bản.

McDemott đã chia sẽ với hãng tin Zenit về việc làm thế nào mà Ông Carroll đã tạo ra được sự ảnh hưởng của Ông nơi nước Mỹ và làm thế nào mà các bậc tổ phụ tiền bối của nước Mỹ có lẽ đã không hề hay biết gì khi đã cố vẽ vời ra lại truyền thống chính trị Công Giáo. Bài phỏng vấn này được chia làm 2 Phần, và sau đây là Phần I.

Hỏi (H): Thưa Ông, tại sao Ông lại chọn việc nghiên cứu về tiểu sử của Charles Carroll?

Ông McDermott (T): Thưa, khi tôi còn là một sinh viên Đại Học, trước khi tôi gia nhập đạo Công Giáo, tôi đã có nghiên cứu chút ít về cuộc Cách Mạng của Hoa Kỳ (American Revolution).

Sự xung đột hầu như được mô tả theo những cụm từ ngữ được gọi là “lịch sử theo quan điểm của đảng Whig” (Whig view of history) [Whig chính là đảng tiền thân của Đảng Tự Do ở Anh Quốc - ND]. Thì theo quan điểm này, lịch sử được xem như là một đường thẳng tuyến hướng về một sự tự do cá nhân hoàn toàn, tức theo một kiểu tự do mà những người Anh gốc Tin Lành vào thế kỷ thứ 19 ưa chuộng.

Giờ đây, quan điểm này trông có vẽ không còn hợp thời (antiquated point of view) nữa, vì chưng chúng đã bị các nhà sử gia có tầm ảnh hưởng rất mạnh của thế kỷ thứ 20 lên án kịch liệt như Sir Herbert Butterfield và Sir Karl Popper [Sir: chính là một tước hiệu Nữ Hoàng Anh đặt cho một cá nhân lỗi lạc nào đó. ND].

Tuy nhiên, nó đã trở nên sống động trong các khoa lịch sử học vào những năm của thập niên 1980, mặc dầu dưới một dạng khác hẳn: thay vì mọi tiến triển đều hướng về các thể chế chính trị Anh-Mỹ, lịch sử dần dà được diễn dịch lại theo khuynh hướng giải phóng tất cả mọi dân tộc khỏi sự áp bức về những sự thật và phong tục “Tây Phương.”

Chính vì thế chúng ta nhìn quan điểm của Whig trong thời kỳ hậu hiện đại, và cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ không còn được xem như là một sự khẳng định về những quy luật muôn thuở của thời gian (timeless laws of nature) nữa, mà chỉ thuần túy là một sự xác nhận về quyền công dân (civil rights) mà thôi.

Sau khi tôi gia nhập đạo Công Giáo, tôi thích thú và muốn tìm hiểu xem là liệu cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ có thật sự dính dáng gì tới truyền thống chính trị lâu đời của Kitô Giáo lúc đó chính là Đạo Công Giáo hay không. Charles Carroll của thành phố Carrollton, với tư cách là một người Công Giáo duy nhất đã ký vào Bản Tuyên Ngôn Độc Lập, thì rõ ràng Ông chính là khởi điểm cho cuộc nghiên cứu của tôi.

Được giáo dục bởi các Cha Dòng Tên tại Pháp, Carroll bị chìm ngập vào truyền thống chính trị Công Giáo, từ Thánh Tôma đến Thánh Robert Bellarmine và Francisco Suárez, mãi cho đến tận Montesquieu. Mọi suy nghĩ của Ông rõ ràng phản ánh rất đúng với những lời giáo huấn chính trị Công Giáo, chẳng hạn như: sự ưu tiên cho các lợi ích chung, chủ nghĩa hiệp đoàn (corporatism), quyền tự do của Giáo Hội, chủ quyền đại chúng, luật lệ của tự nhiên, và sự bổ sung thêm.

Thế nhưng Carroll rất là cẩn thận trong việc trích dẫn ra bất kỳ những vị Tiến Sĩ vĩ đại nào của Hội Thánh, vì lẽ có những cấm kỵ chống lại Công Giáo trong đời sống chính trị Anh Quốc lúc bấy giờ. Carroll đã đưa ra rất nhiều ý tưởng hổn hợp vào thời của các bậc tiền bối, mà không cần phải trích dẫn ra nguồn của chúng.

Tôi đã bị tố cao khi nói rằng cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ khởi điểm trực tiếp từ những giảng dạy về chính trị của đạo Công Giáo. Thế nhưng, trong trường hợp này, thì nó lại khác, vì rằng sự thật rất phức tạp và có tính lôi cuốn.

Những giảng dạy của Đạo Công Giáo gần như bị cấm hoàn toàn trong Đế Chế Anh Quốc vào thế kỷ thứ 18. Những tên thực dân nghĩ rằng họ thù ghét truyền thống chính trị Công Giáo, mà họ đã sai lầm, tưởng nó giống như là học thuyết về quyền tối thượng của Stuarts. Thế nhưng các bậc tổ phụ tiền bối của Hoa Kỳ thật sự không hề hay biết được truyền thống nào mới thật sự là nguyên thủy, đích thực.

Khi họ bắt đầu chống đối lại Nhà Vua trong Nghị Viện, những bậc tổ phụ tiền bối của Hoa Kỳ phải nhanh chóng tìm ra một khoa học chính trị mới ngay.

Vào lúc đó, có một truyền thống chính trị cấp tiến tại Anh xuất phát từ những Người Thanh Giáo, [Puritans, tức những người theo các hình thức lễ nghi nhà thờ đơn giản, và họ rất khắt khe về đạo đức. ND] vốn cũng có ý tưởng chống đối lại sự bạo ngược, chuyên chế; thế nhưng truyền thống của Thanh Giáo thì lại nhấn mạnh đến quyền tối thượng của Nghị Viện, tức cũng cái Nghị Viện đã thông qua Đạo Luật về Con Dấu (Stamp Act) và Đạo Luật Townshend, cùng với những Đạo Luật Hà Khắc (intolerable) khác. Chính vì thế, những người Hoa Kỳ phải đào bới và tìm ra một cách thật sâu sắc hơn

Có một luật lệ phổ quát, mà dưới nó, nếu những luật lệ khác vi phạm vào những quyền theo lẽ tự nhiên, của những người Anh, thì về mặt lý thuyết được xem như là không còn có hiệu lực nữa (null and void). Thế nhưng mặc cho Coke và Blackstone có cố tìm cách tung tiền vào lý thuyết này, thế nhưng sự thật chính là không có một vị thẩm phán nào tại Anh Quốc dám kết án những hành động của Nghị Viện, đặc biết là những ai có liên quan đến những tên thực dân tại Hoa Kỳ trên những cơ sở của luật lệ tự nhiên.

Chính vì thế những nhà thực dân này phải đi ngược trở về luật lệ phổ quát, và lần đến mọi nguồn gốc của nó trong luật lệ tự nhiên, như đã được Bracton và Thánh Germain công bố, và tòa án công bằng trước Phong Trào Cải Cách (Reformation).

Tôi tranh luận rằng các bậc tổ phụ tiền bối của nước Mỹ có lẽ đã không hề hay biết gì khi đã cố vẽ vời ra lại truyền thống chính trị Công Giáo. Nếu có một ai đó đã từng đề nghị với họ rằng đó chính là tất cả những gì mà họ đang làm, thì có lẽ, các bậc tổ phụ tiền bối sẽ rất lấy làm khó chịu hay kinh khiếp. Ngược đời một nỗi chính là, họ có thể làm hồi sinh lại vài yếu tố về cách suy nghĩ theo Công Giáo, vì lẽ, họ hoàn toàn chẳng hay biết gì về truyền thống xác thật của chính trị Công Giáo.

May ra lúc đó, họ cũng có Charles Carroll trong Quốc Hội và trong Thượng Viện của tiểu bang Maryland, và Ông chính là người liên tục thúc đẩy họ hướng về việc thực hành chính trị theo đường lối của Công Giáo mà không hề cho họ biết được mục đích của Ông là gì. Và đó chính là điều đã phản ánh vào Kỳ Họp Tổng Công Hội Lần Thứ Ba của Baltimore, khi đó, tức là vào năm 1884, nó được đọc rằng: Hiến Pháp (Constitution) này đang “được hình thành nên một cách tốt đẹp hơn là họ đã từng biết đến, chính là do bàn tay của Đấng Toàn Năng (Almighty) hướng dẫn họ.”

Mặc dầu các kết quả không được hoàn hảo cho lắm, thế nhưng truyền thống chính trị Công Giáo đã được nghĩ đến trong một số trường hợp rất quan trọng.

Sách của Scott McDermott
(H): Thưa Ông, làm thế nào mà Carroll đã dùng luật lệ tự nhiên và những quyền về tự nhiên trong việc Ông tranh cãi rằng những tên thực dân chỉ là những kẻ phá hoại đến từ Anh Quốc mà thôi?

(T): Thưa, trong các trang giấy của Ông có nhan đề “Công Dân Trước Tiên” (First Citizen) vào năm 1773, Ông Carroll đã tranh cãi rằng thật là cần thiết để quay trở về nguồn gốc sâu sa của luật lệ phổ quát để hướng đến những nguyên tắc “rõ ràng và nền tảng” trong Hiến Pháp Anh Quốc, hay còn được gọi là luật lệ tự nhiên.

Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Cố Tổng Thống Thomas Jefferson nêu đích danh ra “Những Luật Lệ của Tự Nhiên, và Những Luật Lệ Tự Nhiên của Thiên Chúa” để bào chữa cho cuộc Cách Mạng, và hô hào rằng những quyền về tự nhiên, vốn cũng được trích từ luật lệ của tự nhiên.

Cùng lúc đó, Carroll đang viết ra “Bản Tuyên Ngôn của Các Đại Biểu thuộc Tiểu Bang Maryland” của riêng Ông để giải thích về việc bỏ phiếu độc lập cho tiểu bang Maryland. Suy nghĩ về luật lệ tự nhiên của Carroll như đã được diễn tả trong văn kiện này đã bổ sung cho cách tiếp cận của cố Tổng Thống Thomas Jefferson, và cũng đồng thời sửa chữa một số điều xuyên tạc, không rõ và không chính xác.

Carroll đã viết như sau: “Chúng tôi, những Đại Biểu của Mọi Người Dân của tiểu bang Maryland trong Hội Nghị được triệu tập để công bố rằng Vua của Anh Quốc đã vi phạm thỏa thuận của Nhà Vua với Mọi Người Dân của tiểu bang này, và do đó họ không còn phải trung thành với Nhà Vua nữa.”

Rồi sau đó, Ông quay trở về và xóa chữ “của Mọi Người Dân.” Chính vì thế, để phù hợp với chủ nghĩa hiệp đoàn Công Giáo, thì cụm từ “Các Đại Biểu của tiểu bang Maryland” chính là đại diện cho Toàn Thể Xã Hội, chứ không phải theo ý của đại đa số. Quyền tự trị phổ quát không còn phải là vấn đề của việc xét duyệt lại Hiến Pháp do phe đa số thực hiện nữa, như Cố Tổng Thống Jefferson đã đề nghị.

Thêm vào đó, văn kiện của Carroll cũng còn phù hợp với những quyền lợi tự nhiên truyền thống của cuộc sống, của sự tự do và của quyền sở hữu tài sản. Ông viết: “Mọi nô lệ, mọi sự thù nghịch có ác ý (savage) và những hám lợi nước ngoài cũng chẳng khác nào việc mướn một ai đó cướp đoạt lấy tài sản, sự tự do, và cuộc sống của Mọi Người Dân, thì đó chính là có tội.”

Cố Tổng Thống Jefferson, dĩ nhiên, đã thay thế quyền “đeo đuổi sự hạnh phúc” thành quyền sở hữu tài sản. Bằng cách phát minh ra quyền mới này, Cố Tổng Thống Jefferson đã xuyên tạc đi khái niệm về luật lệ tự nhiên, với những hậu quả kinh khủng khó lường xảy ra trong suốt khoảng thời gian còn lại của lịch sử Hoa Kỳ.

Bản Tuyên Ngôn của tiểu bang Maryland hô hào về sự thật của nó rằng: “đối với Đấng Thượng Đế, Đấng rõ ràng được goị là Đấng Thấu Hiểu mọi con tim nhân loại, và từ sự thông suốt của Ngài, không có gì có thể qua mặt được.”

Bản thảo nguyên gốc của cố Tổng Thống Jefferson đã mô tả luật lệ tự nhiên chính là một sự thật “thiêng liêng và không thể chối cãi được.” Cố Tổng Thống Franklin sau đó đã mơ hồ đề cập đến Thượng Đế, và chính vì thế mà chúng ta có cụm từ “chúng ta xem những sự thật này như là hiển nhiên” (we hold these truths to be self-evident).

Tuy nhiên, dẫu cho đó chính là điều hiển nhiên, thế nhưng chúng cũng đến từ một Nhà Lập Pháp Tối Cao Duy Nhất mà không có Ngài, luật lệ về tự nhiên cũng chẳng có ý nghĩa gì cả.

Muốn tìm hiểu thêm về tiểu sử của Charles Carroll, mời Quý Vị vào trang web chuyên về Lịch Sử của Hoa Kỳ như sau: http://www.ushistory.org/declaration/signers/carroll.htm

(Còn tiếp….)