Các loại cá tính và Lời Gọi Mời Nên Thánh

Lược trích bài phỏng vấn với cặp vợ-chồng Art và Laraine Bennett

BRISTOW, Virginia (Zenit.org).- Hippocrates (*) đã định nghĩa ra bốn loại tính tình hàng trăm năm trước Chúa Giêsu Giáng Sinh, và phân loại chúng thành một dạng cá tính mang tính cách cá nhân như: nóng tính (choleric), lạc quan (sanguine), u sầu (melancholic), và lạnh lùng (phlegmatic).

Hippocrates - Cha Đẻ của Ngành Y Học
Giờ đây, những người Kitô Giáo thuộc thời đại tân tiến có thể sử dụng loại kiến thức cổ điển này để cùng phối hợp với lời gọi mời của Chúa Kitô để hiểu và hoàn thiện hóa cá tính của riêng mình, cũng như tìm ra con đường riêng biệt để nên thánh.

Nhóm vợ-chồng Art và Laraine Bennet, với chồng là một chuyên gia trị liệu về hôn nhân và gia đình, còn vợ là một nhà văn, đã tóm tắt các loại cá tính trên dựa theo quan điểm của Kitô Giáo trong cuốn sách của họ có nhan đề “Cá Tính Mà Thiên Chúa Đã Trao Ban: Bí Quyết Cổ Điển Để Biết Về Chính Bạn, Để Hòa Hợp Với Những Người Khác, và Để Trở Nên Ngày Một Gần Gũi Hơn Với Thiên Chúa” (The Temperament God Gave You: The Classic Key to Knowing Yourself, Getting Along with Others and Growing Closer to the Lord) do nhà sách Sophia xuất bản.

Gia đình Bennetts đã chia sẽ với hãng tin Zenit về tầm quan trọng mà những người Kitô Giáo cần biết về chính bản thân họ và làm thế nào để cho những ưu và khuyết điểm của họ có thể giúp họ phát triển trong các mối quan hệ tâm linh và cá nhân với chính Thiên Chúa.

Hỏi (H): Thưa Ông, bốn loại cá tính đó là gì?

Ông Art (T): Thưa, bốn loại cá tính nguyên thủy đã được Hippocrates “cha đẻ của nền khoa học y học” định nghĩa ra vào khoảng 350 năm trước khi Chúa Giêsu được sinh ra. Ông dùng chúng để giải thích những sự khác biệt về cá tính, dựa trên lượng chất lỏng trong cơ thể, đó là: nóng tính, lạc quan, u sầu và lạnh lùng.

Thậm chí vào thời nay, những từ ngữ như vậy vẫn còn được sử dụng để mô tả về tính tình, mà chúng ta thường dùng để ám chỉ đến một dạng từ chối hay một khuynh hướng phản ứng lại theo một số cách nhất định nào đó, nhằm hình thành nền một dạng hành động dễ nhận ra qua thời gian.

Lấy ví dụ như, người có cá tính nóng nảy thường hay phản ứng rất nhanh, ra tay hành động ngay lặp tức và dứt khoát. Người có cá tính lạc quan, chính là một dạng người có cá tính cổ điển, mau phản ứng cũng như mau quên; được biết đến là loại người có cá tính lạc quan, vui vẽ.

Người có bản tính u sầu là người luôn bị đắm chìm trong sự suy nghĩ và phân tích, phản ứng chậm, dè dặt, rất nhạy cảm và rất duy tâm (idealistic). Còn người có cá tính lạnh lùng, thờ ơ và ảm đạm thì phản ứng rất chậm, ở mức độ ít căng thẳng hơn, và nhìn chung rất là bình tĩnh, dễ hợp tác và rất dè dặt (reserved).

(H): Thưa Bà, việc những người Kitô Giáo cần phải nhận biết những đặc tính cá nhân của riêng họ có một tầm quan trọng như thế nào thậm chí ngay cả khi họ cố làm cho mất đi “cá tính cũ của riêng họ” để hướng về Chúa Kitô?

(T): Thưa, Thánh Nữ Têrêsa thành Avila đã từng viết trong “Lâu Đài Nội Tâm” (Interior Castle) rằng chúng ta nên đeo đuổi việc tự biết về chính mình luôn. Thành thật mà nói, nếu chúng ta không biết gì về chính bản thân chúng ta, thì chúng ta có khuynh hướng như được đề cập trong Phúc Âm Thánh Máthêu, Chương 7, Câu 3 rằng: “Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của mình thì lại không để ý tới?”

Việc tự biết về chính bản thân chúng ta hướng chúng ta biết cách khiêm nhường thật sự, bằng không thì chúng ta không thể nào có thể trở nên thánh được. Như Chúa Giêsu đã chỉ trong Sách Luca, Chương 14, từ Câu 28-33 rằng: “Quả thế, ai trong anh em muốn xây một cây tháp, mà trước tiên lại không ngồi xuống tính toán phí tổn, xem mình có đủ để hoàn thành không? Kẻo lỡ ra, đặt móng rồi mà không có khả năng làm xong, thì mọi người thấy vậy sẽ lên tiếng chê cười mà bảo: ‘Anh ta đã khởi công xây, mà chẳng có sức làm cho xong việc. Hoặc có vua nào đi giao chiến với một vua khác, mà trước tiên lại không ngồi xuống bàn tính xem mình có thể đem một vạn quân ra, đương đầu với đối phương dẫn hai vạn quân tiến đánh mình chăng? Nếu không đủ sức, thì khi đối phương còn ở xa, ắt nhà vua đã phải sai sứ đi cầu hoà.33 Cũng vậy, ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được.’”

Việc hiểu rõ được tính tình của chúng ta cũng giống như việc chúng ta tự kiểm điểm xem đâu là những điểm mạnh và điểm yếu tự nhiên của chúng ta. Chúng ta cần phải biết đâu là những yếu điểm của chúng ta, để chúng ta có thể “tính toán mọi phí tổn” rằng: đâu là những kỷ năng cần thiết mà chúng ta nên rèn luyện và đâu là những đức tính mà chúng ta nên bắt chước, noi theo, để chúng ta có thể phục vụ Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài một cách có hiệu quả hơn.

(H): Thưa Bà, làm thế nào mà việc hiểu được tính tình của riêng mình có thể giúp mình lớn mạnh hơn nữa trong đời sống tâm linh?

(T): Thưa, việc nghiên cứu về các loại cá tính có một truyền thống lâu đời và đáng kính trong khía cạnh tâm linh Công Giáo.

Rất nhiều vị Thánh lỗi lạc như Thánh Tôma Thành Aquinas và Thánh Phanxicô de Sales, chẳng hạn, đã từng viết về các loại cá tính, và những nhà thần học tâm linh vĩ đại như Cựu Linh Mục Adolphe Tanquerey- tác giả của cuốn sách viết về tâm linh cổ điển có nhan đề “Đời Sống Tâm Linh” (Spiritual Life) - và thần học gia thời nay là Linh Mục Dòng Đa Minh Cha Jordan Aumann, thì tất cả các vị này đều viết về cá tính và đời sống tâm linh.

Việc hiểu được cá tính của riêng chúng ta, sẽ cho chúng ta biết được việc kiếm tìm sự nên thánh của chúng ta nên được bắt đầu từ đâu.

Ông Art nói thêm:

Khi chúng ta hiểu được cá tính của chúng ta, chúng ta có thể nhận ra khuynh hướng phản ứng cá nhân của chúng ta theo một số cách nhất định. Cá tính cho chúng ta biết những điểm mạnh mà chúng ta có được từ ơn huệ của Thiên Chúa, và chính trong những điểm ưu đó là nơi mà chúng ta cần phát triển đời sống tâm linh của chúng ta qua lời cầu nguyện.

Lấy ví dụ như, nếu tôi là một người u sầu, phiền muộn, tôi khám phá ra được rằng tôi thường hay bị cám dỗ vào việc tập trung vào những khúc mắc, khó khăn, và có khuynh hướng là hay xét đoán. Biết được điểm này, tôi sẽ nổ lực chống lại sự rụt rè, tính nhút nhát của tôi, để xây dựng nên lòng tin vào Thiên Chúa, và qua những khí cụ của Ngài, chứ không hề “cố gắng đổ mồ hôi cho những chuyện nhỏ nhặt” làm chi. Tôi sẽ cố ít nghĩ về chính mình hơn và biết cậy trông vào Đấng Siêu Nhiên nhiều hơn.

Một người có cá tính lạnh lùng, thản nhiên, bình thản có thể tìm thấy rằng anh ta không cần phải hoàn thiện thêm về tính ngoan ngoãn hay tính dễ sai khiến, bởi vì tự bản chất của anh ta là quá thản nhiên rồi, nhưng có lẽ anh ta nên hoàn thiện về các đức tính như sự táo bạo (audacity), lòng dũng cảm (fortitude), và không nên phụ thuộc vào con người.

(H): Thưa Ông, cá tính đóng vai trò như thế nào trong các cặp hôn nhân và các gia đình?

(T): Thưa, cá tính có vai trò rất hữu ích trong các mối quan hệ về hôn nhân và gia đình. Với hơn 20 năm kinh nghiệm với tư cách là một chuyên gia trị liệu về hôn nhân (marriage therapist), tôi đã từng chứng kiến làm thế nào mà việc hiểu biết về các cá tính của chúng ta, có thể giúp chúng ta phát triển các mối quan hệ cá nhân bằng cách dưỡng nuôi sự thấu cảm (empathy), sự cảm kích và ngưỡng mộ về nhau vì những món quà duy nhất của các cặp vợ-chồng và các con cái với nhau.

Sự cảm kích lẫn nhau là điều quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ quan trọng trong việc tạo ra “sự hiệp thông và giao tiếp giữa con người với nhau” trong nền tảng của gia đình như Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đề cập đến một cách rất tài tình qua Hiến Chế về Gia Đình “Familiaris Consortio.”

Một khi chúng ta hiểu được những điểu ưu và yếu trong cá tính của chúng ta, chúng ta mới có thể cảm kích những điểm mạnh của người chúng ta yêu, cũng như khích lệ lẫn nhau trong việc hoàn thiện những điểm yếu của nhau.

Bà Laraine thêm vào:

Tôi tìm thấy lợi ích của việc hiểu được tính tình cũng như sự cổ võ và động viên lẫn nhau chính là nơi các con cái của riêng chúng ta. Khi các bậc làm cha mẹ hiểu được cá tính của các con em họ, thì họ sẽ có các cách giáo dục khác nhau cho từng đứa trẻ, hơn là việc “áp dụng một công thức tổng quát chung” trong việc giáo dục con cái.

Như đã được viết bởi Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách về Gia Đình rằng, “Mỗi đứa trẻ là một cá nhân duy nhất và riêng biệt, và phải được giáo dục theo từng cách riêng.” Cộng với việc hiểu biết được về những sự khác biệt về cá tính, thì chúng ta biết cách giáo dục các con em của chúng ta, theo từng cách riêng biệt cho từng trẻ.

Lấy ví dụ như, với đứa trẻ có tính thản nhiên, phớt tỉnh Ăng-Lê, thì trẻ chưa bao giờ phản ứng hiệu quả trước những thách đố mạnh mẽ. Điều này chỉ làm trẻ nản lòng mà thôi. Thay vào đó, cần phải có sự dịu dàng, sự khích lệ khơi dậy lòng tự tin nơi trẻ mọi lúc, mọi nơi.

Còn đối với đứa trẻ hay cáu tính, nóng nảy, thì trẻ rất thích sự thử thách hay sự thi thố, và lòng tự tin của trẻ rất ít khi bị giao động, thậm chí ít khi bị thất bại. Còn đối với trẻ có tính u sầu, buồn bả, thì chúng ta cần phải giúp trẻ khởi sự các dự án, thế nhưng đối với loại trẻ này thì sự bền chí không phải là một vấn đề đáng quan tâm; mà trái lại, đối với trẻ có tính lạc quan, trẻ có thể đưa ra hàng trăm các ý tưởng mới mẽ, nhưng loại trẻ này lại rất cần đến sự khích lệ, cổ võ, để có thể theo đến cùng. Mỗi trẻ sẽ tự chúng trổ hoa, cùng với sự động viên, khích lệ và hổ trợ riêng cho từng trẻ.

(H): Thưa Ông, liệu con người có thường hay viện dẫn cá tính của riêng mình để biện chứng cho những thiếu xót của riêng họ hay không?

(T): Thưa, bất kỳ người nào cũng đều có thể viện dẫn cá tính để biện chứng cho những thiếu xót của mình.

Lấy ví dụ như, một người nóng tính có thể nói rằng: “Bản chất tự nhiên của tôi là hay tranh cãi và điều khiển. Mọi người phải cần biết được điều này để mà liệu cho.” Hay “bản chất của tôi là hay bốc đồng, vì lẽ, tôi là người có cá tính lạc quan!”

Điều thật sự xảy ra chính là bằng việc hiểu biết được những cá tính, để sự hiểu biết đó có thể trở thành sức bậc cho sự trưởng thành lên. Biết được tính yếu đuối, dễ vỡ và mong manh của con người, như Chúa Kitô đã từng nói với chúng ta “Các con hãy nên trọn lành, như Cha các con ở trên trời là Đấng Trọn Lành.” Chúa Kitô kêu gọi mỗi một người trong chúng ta hãy trở nên thánh và nên trọn lành trong tình bác ái.

Cũng thế, các cá tính có thể giúp chúng ta rất nhiều trong việc nhận dạng ra những khuynh hướng hay bản tính tự nhiên của chúng ta, cả về điểm mạnh lẫn điểm yếu, và chúng ta có thể dùng sự hiểu biết này như là một khởi điểm để trưởng thành hơn.

Chúng tôi cũng luôn nhắc nhở các độc giả của chúng tôi rằng tính tình của chúng ta không hình thành nên con người tổng thể của chúng ta. Ngoài tính tình ra, còn có tính cách, nghị lực của chúng ta vốn được hình thành nên khi chúng ta trưởng thành hơn, qua việc giáo dục và qua những chọn lựa riêng của chúng ta, và dĩ nhiên, là qua chính ơn huệ của Thiên Chúa.

(H): Thưa Bà, có phải lời mời gọi của mọi người Kitô Giáo là nên bắt chước Chúa Kitô, cũng đồng nghĩa với một sự mất mát về tính chất cá nhân không? Làm sao mà chúng ta có thể giống Chúa Kitô mặc cho những khác biệt giữa chúng ta với Ngài?

(T): Thưa, nếu chúng ta ngày càng trở nên giống với Chúa Kitô, thì liệu chúng ta có đánh mất đi tính chất cá nhân (hay cá tính) của chúng ta hay không? Những điểm riêng biệt nào hay những thói quen nào (quirks) trông có vẽ làm nên chúng ta như ngày nay?

Đúng là các vị Thánh chính là những cá nhân thật sự, biết thực hành đức tính anh hùng đến độ trở nên giống như Chúa Kitô. Như Thánh Phaolô đã viết trong Thư Gửi Cho Tín Hữu Galilê rằng: “Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, mà chính Chúa Kitô là Người đã sống trong tôi.”

Thánh Inhaxiô thành Loyola được xem là vị Thánh đặt biệt rất nóng tánh, tuy nhiên Ngài đã trở nên rất nhân từ và rất khiêm hạ đến nổi những ai mới gặp Ngài cứ tưởng Ngài là một người lạnh lùng, thản nhiên. Và Thánh Nữ Têrêsa thành Lisieux cũng đã từng là một đứa trẻ sống động, bốc đồng và có ý chí rất mạnh mẽ, tuy nhiên rất nhiều các chị trong Dòng đã từng sống với Ngài không bao giờ có thể đoán ra những cuộc vật lộn anh dũng ẩn dấu sau vẽ mặt dịu hiền và khiêm hạ của vị Nữ Thánh.

Tuy nhiên, phương châm / chân lý (axiom) nổi tiếng của đời sống tâm linh chính là ân huệ của Thiên Chúa không hề hủy diệt đi bản chất tự nhiên, mà trái lại hoàn thiện nó. Hãy nhớ về câu chuyện của Thánh Phanxicô trong việc hoán chuyển con chó sói tại Gubbio. Như Flannery O’Connor đã chỉ ra, thậm chí ngay cả sau khi việc hoán chuyển đó, con sói vẫn cứ mãi là một con chó sói.

Linh mục Dòng Đa Minh Thomas Dubay đã viết rằng: “Thiên Chúa hành xử với tính nhân loại của chúng ta một cách rất nghiêm túc.” Một người hay nói, hoạt bát, và lạc quan có thể không cần phải trở thành một vị thầy tu nơi tu viện với lời khấn về sự thinh lặng để có thể được nên thánh và hoàn thiện lòng bác ái. Mà trái lại, một người nhạy cảm, đăm chiêu và chìm đắm trong những nghĩ suy u buồn, thì lại thích nghi rất tốt trong đời sống cầu nguyện suy niệm.

Chính vì thế, mặc dầu chúng ta luôn giữ lại những cá tính riêng của chúng ta, chúng ta phải nên cố gắng không ngừng để trở nên thánh và lớn mạnh hơn trong đời sống đức tin mỗi ngày.

Trong cuốn sách của chúng tôi, chúng tôi có đưa ra những bí quyết, những mẹo để trưởng thành và phát triển đời sống tâm linh dựa trên bốn cá tính đã được đề cập ở trên. Lấy ví dụ như, nếu bạn là một người rất hay nóng tính, bạn nên chắc rằng bạn biết dành ra thời gian để cầu nguyện vào mỗi buổi sáng. Nếu bạn là người hay u buồn, sầu muộn, luôn phải vật lộn để khắc phục và chế ngự sự chán nản, thất vọng, thì bạn sẽ phải trầm ngâm, suy niệm thường xuyên, không ngừng nghĩ về tình yêu thương của Thiên Chúa dành riêng cho bạn, và rất nhiều ơn phúc nữa mà Ngài đã và đang ban xuống cho bạn.

(H): Thưa Ông, quyển sách của Ông Bà khác như thế nào so với các sách tự chỉ dẫn, tự giúp đỡ (self-help book)?

(T): Thưa, mặc dầu chúng tôi nhắm vào sự phát triển, sự động viên, sự khích lệ và trưởng thành cá nhân và những giải pháp cho các vấn nạn, thế nhưng, đây không phải là một cuốn sách “Dò Biển Sao Trời” nhằm “Giúp Bạn Tự Lôi Kéo Chính Mình Ra Khỏi Những Cạm Bẩy.”

Mục đích của việc tự hiểu biết về chính bản thân của chúng ta và những người khác không chỉ nhắm vào việc đạt được một sự tự cải tiến mang tính cá nhân thuần túy trên bình diện tự nhiên, mà trái lại, điều quan trọng nhất chính là có thể hoàn thành một cách trọn vẹn hơn theo đúng với ý chỉ của Thiên Chúa với tư cách là những cặp vợ-chồng, là các bậc làm cha làm mẹ, là bạn bè hay với tư cách là các môn đệ biết yêu thương và vui vẽ.

Hiểu biết được cá tính của chúng ta, không những giúp chúng ta có khả năng kiềm chế được những cảm xúc của riêng chúng ta mà còn giúp chúng ta biết nhận dạng ra những phương cách hữu hiệu nhất để phát triển mọi đức tính, và biết vâng phục vào ý chỉ của Thiên Chúa, vốn không phải đơn thuần là những chủ đề theo kiểu tự chỉ dẫn hay tự giúp đỡ.

(*) Hippocrates là một vị bác sĩ người Hy Lạp sinh vào năm 460 trước Công Nguyên trên quần đảo Cos của Hy Lạp. Ông được biết đến như là cha đẻ của ngành y khoa, và được xem như là một vị thầy thuốc nổi tiếng nhất trong thời đại của Ông. Ông chữa trị bằng cách quan sát và nghiên cứu về cơ thể con người. Vào thời của Ông, Ông từ chối việc cho rằng bệnh tật chính là do ma quỷ, do dị đoan hay là vì bị Thiên Chúa ghét bỏ mà ra. Không bao lâu, Ông cũng là người đề ra lời thệ hứa về đạo đức y học để cho tất cả các bác sĩ noi theo. Ông từ trần vào năm 377 trước Công Nguyên (ND).