UZBEKISTAN NGƯỜI CÔNG GIÁO VÀ DO THÁI KỶ NIỆM 40 NĂM CÔNG ĐỒNG VATICAN II BAN HÀNH VĂN KIỆN VỀ QUAN HỆ TÔN GIÁO

TASHKENT (UCAN) -- Người Công giáo và Do Thái giáo ở Uzbekistan đă tham dự cuộc họp liên tôn kỷ niệm 40 năm văn kiện "Nostra Aetate" (thời đại chúng ta), bản tuyên ngôn của Công đồng Vatican II về quan hệ liên tôn.

"Dù chúng ta theo tôn giáo nào đi nữa, chúng ta cũng chỉ có một cùng đích là Thiên Chúa," Đức Giám mục Jerzy Maculewicz, giám quản tông ṭa của Uzbekistan, tuyên bố khi ngài khai mạc cuộc họp hôm 27-10 tại khu liên hợp Giáo xứ Thánh Tâm ở Tashkent.

"Nostra Aetate," hay "Tuyên ngôn về Quan hệ của Giáo hội với các Tôn giáo Ngoài Kitô giáo," được Đức Giáo hoàng Phaolô VI công bố ngày 28-10-1965, và tạo cơ sở cho các nỗ lực của Công giáo sau này trong đối thoại liên tôn. Trong số các vấn đề đặc biệt mà văn kiện nêu ra, văn kiện đă lên án chủ nghĩa bài Do Thái, bác bỏ cáo buộc cho rằng người Do Thái phải chịu trách nhiệm về cái chết của Chúa Kitô.

Khoảng 250 người đă tham dự buổi tối họp mặt này ở Tashkent, do Đại sứ Israel ở Uzbekistan là Emanuel Mehl khởi xướng. Tham dự viên gồm đại diện của các cộng đồng Công giáo, Do Thái giáo, giáo phái Lutheran và Hồi giáo địa phương, và thành viên của các ngoại giao đoàn và của các tổ chức quốc tế.

"Người Công giáo chúng tôi không thể quên rằng Giáo hội đă nhận lănh mạc khải trong Cựu Ước qua những người mà Thiên Chúa ḷng lành vô cùng đă kư kết với họ Giao ước cũ," Đức cha Maculewicz nói trong diễn văn khai mạc.

Ngài thừa nhận "điểm quan trọng trong văn kiện này được dựa trên quan hệ của Giáo hội Công giáo với ḍng dơi Abraham."

Ông Mehl mô tả "Nostra Aetate" là "văn kiện đầu tiên xác định lại quan hệ giữa người Kitô hữu và Do Thái giáo." Ngài đại sứ nhận thấy "phải mất gần 2.000 năm để ḥa giải Kitô giáo và Do Thái giáo, để vượt qua thù hận, hiểu lầm và ngược đăi." Thay vào đó, văn kiện này "đă lên án chủ nghĩa bài Do Thái và thái độ thù hận chủng tộc."

Mehl thúc giục: "Giờ đây chúng ta phải tiếp tục cuộc đối thoại được các lănh đạo của chúng ta khởi xướng cách đây 40 năm. Chúng ta phải tiếp tục đối thoại để vượt qua quá khứ đen tối và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn."

Sinh quán tại Ba Lan, ngài đại sứ nói bằng tiếng Anh, được dịch sang tiếng Nga, ngôn ngữ được dùng bởi những diễn giả khác trong đó có Đức cha Maculewicz. Nhưng ông đă cám ơn đức cha, một thành viên của ḍng Phanxicô Dung Ḥa ở Ba Lan, và tất cả linh mục và nam tu sĩ Công giáo ở Uzbekistan, bằng tiếng Ba Lan.

Trong cuộc họp mặt có triển lăm một số bức ảnh chụp hội đường cổ xưa ở Capernaum, Trung tâm Do Thái trong Thành phố Cổ Giêrusalem, Nhà thờ Thăm Viếng, Nhà thờ Nhà Mồ Thánh, Nhà thờ Muôn Dân tại chân Núi Cây Dầu, và các nơi thờ tự khác của Do Thái và Kitô giáo ở Đất Thánh.

Trong cuộc họp có phần ḥa nhạc thính pḥng. Trước khi các nhạc sĩ biểu diễn, nhạc trưởng Mikhail Namer gọi âm nhạc là "một trong những phương cách cao quư và hữu hiệu nhất để đoàn kết người dân và mang lại cho họ hạnh phúc và ḥa b́nh."

Ban nhạc tŕnh diễn các tác phẩm của các nhạc sĩ Kitô giáo và Do Thái, kèm theo các tác phẩm của Antonio Vivaldi, các tác phẩm Aria của Johann Sebastian Bach, và các giai điệu Hasidic và các nhạc phẩm khác của các nhạc sĩ Do Thái. Truyền h́nh Uzbekistan đă đưa tin sự kiện này.

Sau buổi ḥa nhạc, Mehl phát biểu với UCA News lư do ông đề nghị Đức cha Maculewicz tổ chức cuộc họp mặt này. "'Nostra Aetate' là văn kiện rất có ư nghĩa và nó đă làm thay đổi lịch sử. Thực vậy, chúng tôi có chung cội nguồn."

Đức cha nói rằng "Nostra Aetate" không chỉ đặc biệt đề cập đến người Do Thái mà c̣n đề cập đến người Hồi giáo, mà theo ngài "là quan tâm hàng đầu của chúng ta bởi v́ họ thuộc số đông ở đây."

Vị lănh đạo Giáo hội địa phương khen ngợi văn kiện này là biểu hiệu chính thức đầu tiên mà Giáo hội Công giáo "coi trọng người Hồi giáo đang sống và tồn tại trong Thiên Chúa nhân từ và đầy quyền năng, Đấng dựng nên trời đất." Đức cha Maculewicz nói thêm: "Tôi vui mừng khi thấy ở Uzbekistan chúng tôi có thể hợp tác với người Hồi giáo ủng hộ ḥa b́nh và tự do, điều mà chúng tôi được kêu gọi làm theo văn kiện của Vatican.”

Mufti Abdurashid Bakhramov, đứng đầu Ban lănh đạo Hồi giáo Uzbekistan, được mong là sẽ tham dự cuộc họp mặt này nhưng ông không thể đến do phải hướng dẫn các nghi thức trong tháng chay Ramadan của Hồi giáo, bắt đầu hôm 4-10 và sẽ kéo dài đến ngày 3-11. Tuy nhiên, Abdurazak Yunusov, phụ tá của Mufti, có thể đại diện cho Ban lănh đạo Hồi giáo.

Người Hồi giáo là nhóm tôn giáo lớn nhất trong số 26 triệu công dân Uzbekistan, chiếm 88% dân số. Kế đến là tín đồ Giáo hội Chính thống Nga, chiếm 9% dân số. Có khoảng 500 người Công giáo địa phương hành đạo trong quốc gia này, sống rải rác ở năm giáo xứ và hai giáo điểm.

Theo Thầy Abe David Gurevitch, đại diện phong trào Lubavich quốc tế, một phần trong nhánh Chính thống của Do Thái giáo, ở Uzbekistan có 35.000 người Do Thái, trong đó có 5.000 người Do Thái Bukhara.

Phong trào Lubavich ở Uzbekistan là con cháu của những người Do Thái đến đây sau khi Nga thôn tính Trung Á, hay trong cuộc di cư ồ ạt lần thứ hai trong Đệ Nhị Thế Chiến để lánh nạn. Phong trào có ảnh hưởng lớn đến đời sống của người Do Thái đương thời, được thành lập ở Nga cách đây 250 năm sau một cuộc bách hại người Do Thái. Sau đó, phong trào lan rộng khắp thế giới. Người Do Thái Bukhara, tham gia buôn bán dọc Con đường Tơ lụa xưa vốn là đường bộ dùng để buôn bán với Trung Quốc, đă định cư trong vùng này nhiều thế kỷ trước.

Theo thầy Gurevitch, Uzbekistan có tám hội đường kể cả ba hội đường ở Tashkent.