(ZENIT News - LIMES online / Rome, 11.08.2022).- Tạp chí Địa chính trị Ý LIMES đã thực hiện một cuộc phỏng vấn với Quốc Vụ Khanh Vatican. Nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn là các chủ đề liên quan đến lãnh vực ngoại giao của Tòa Thánh nhưng nó cũng có một số câu hỏi cá nhân, về thời kỳ đầu của chức vụ ngoại giao của Đức Hồng Y Pietro Parolin.

Dịch theo phiên bản tiếng Anh của Virginia M. Forrester (Bản gốc tiếng Ý của ban biên tập ZENIT)

* * *
LIMES: Chính sách ngoại giao của Vatican khác với các nền ngoại giao khác như thế nào?

Đức Hồng Y Parolin: Ngoại giao của Tòa thánh không liên quan vào nền ngoại giao cuả một Quốc gia mà liên quan tới những thực tế của luật pháp quốc tế. Trên thực tế, Tòa thánh không có quyền lợi chính trị, kinh tế, quân sự, v.v. Ngoại giao của Tòa thánh phục vụ cho Giám mục Rôma, vị Chủ chăn của Giáo hội hoàn vũ. Do đó, trên hết, nó có một chức năng tôn giáo rõ ràng, vì là một trong những công cụ hiệp thông và hợp tác giữa vị Giáo hoàng và các Giám mục trong việc bảo đảm quyền tự do của các Giáo hội địa phương trong mối quan hệ với các Cơ quan Dân quyền. Nền ngoại giao của Tòa thánh cam kết bảo vệ phẩm giá và các quyền cơ bản của con người, bảo vệ những người yếu nhất và tận cùng cuả trái đất, làm việc suốt đời trong tất cả các giai đoạn, thúc đẩy hòa giải và hòa bình thông qua đối thoại, ngăn chặn và giải quyết xung đột, để hỗ trợ sự phát triển toàn diện và truyền bá tình huynh đệ phổ quát. Ở cấp độ này, nền ngoại giao của Tòa thánh chia sẻ nhiều mục tiêu của ngoại giao dân sự. Nó tiếp tục tin tưởng vào tầm quan trọng của các tổ chức quốc tế, chủ yếu là LHQ, và nhấn mạnh ý tưởng và phương pháp của chủ nghĩa đa phương.

LIMES: Địa chính trị có phải là một phần của nền ngoại giao của Tòa thánh không?

Đức Hồng Y Parolin: Kiến thức về thực tế địa chính trị là điều kiện không thể thiếu để thực hiện nghiệp vụ ngoại giao với hiệu quả cao nhất có thể. Điều này cũng áp dụng cho chính sách ngoại giao của Tòa thánh. Cần phải đắm mình trong lịch sử và văn hóa cổ đại và gần đây của những thực tại mà một người hoạt động, để biết đặc điểm của chúng, theo dõi sự tiến hóa của chúng, để suy ngẫm sâu sắc hơn về động lực của quan hệ quốc tế, kiên nhẫn dệt nên một mạng lưới quan hệ dọc ngang và không bao giờ đóng cửa đối thoại. Tất cả điều này không phải với thái độ của những người quan sát lạnh lùng và tách biệt, mà là tình cảm quan tâm và tham gia vào các sự kiện vui buồn của mỗi quốc gia và của toàn thể nhân loại chúng ta, điều mà tôi không tìm thấy cách diễn đạt nào tốt hơn là với từ "tình yêu." Như Thánh Paul Vi đã nói: chúng ta có con người trong trái tim, con người toàn diện, tất cả mọi người trong ý nghiã mà Đức Hồng Y Domenico Tardini, Bộ trưởng Ngoại giao của Đức Gioan XXIII, đã diễn tả một cách ý nhị. Trả lời cho những người hỏi ngài rằng liệu nền ngoại giao của Tòa Thánh có phải là “đứng đầu thế giới không”, ngài trả lời với một giọng hài hước rằng: “Nếu nó là thứ hai...(thì nguy mất.) “

LIMES: Ngài có một quá khứ hoạt động ngoại giao dài đằng sau lưng. Điều gì đã thúc đẩy ngài đến với cam kết này?

Đức Hồng Y Parolin: Tôi không thể trả lời câu hỏi này ngoài việc đề cập đến những kế hoạch bí ẩn mà Chúa dành cho mỗi người chúng ta. Trên thực tế, sau khi tôi được Truyền chức linh mục và vài năm mục vụ tại một giáo xứ, Đức Giám Mục đã gửi tôi đến Rôma để học về Giáo luật, với ý định của ngài và tôi là trở lại làm việc tại giáo phận, nhưng ngài đã nhận được yêu cầu từ Rôma, đưa tôi vào cơ quan ngoại giao của Tòa thánh. Tôi chấp nhận, với sự đồng ý của DGM, và tôi ở lại đây, rất nhiều năm! Tuy nhiên, niềm tin cơ bản của tôi vẫn nguyên vẹn: rằng ơn gọi của tôi là một linh mục. Tôi đã nghiệm rằng việc phục vụ cho nền ngoại giao Giáo hội như là một sự thể hiện cụ thể của ơn gọi LM đó; Tuy không lúc nào cũng rõ ràng, nhưng tôi chấp nhận như một dấu chỉ của Sự Quan Phòng cuả Chuá được đọc dưới ánh sáng của sự phân định của Giáo Hội. Tôi tạ ơn Chúa vì trong những hoàn cảnh khác nhau mà tôi đã gặp, Ngài đã ban cho tôi ân sủng để có thể đồng hành với sứ mệnh ngoại giao như là chứng tá cuả một linh mục, bất chấp những yếu kém và hạn chế của tôi.

LIMES: Giáo Hội Công Giáo, theo định nghĩa, là phổ quát. Những việc ngoại giao cuả ngài có phổ quát không?

Đức Hồng Y Parolin: Giáo hội cố gắng như vậy và tôi tin là như vậy. Trước hết, vì thành phần của Đoàn ngoại giao: các Đại diện của Đức Giáo Hoàng đến từ các Giáo hội địa phương trên toàn thế giới.
Đây là một điểm đặc biệt so với các chính sách ngoại giao của các Quốc gia mà tất cả các thành viên của họ, theo sinh quán hoặc quốc tịch, thuộc về quốc gia gửi họ đi. Nhưng, tất nhiên, xuất xứ không đủ để chứng nhận tính phổ quát. Do đó, những người chuẩn bị để phục vụ Đức Giáo Hoàng trong lĩnh vực ngoại giao được kêu gọi để có một viễn cảnh phổ quát, để “thở” –Tôi có thể nói - nhịp điệu của tính phổ quát. Sự đào tạo cụ thể ở Rôma góp phần vào việc ấy (trong Học viện Giáo hoàng), là trung tâm của Công Giáo.

LIMES: Trong thời gian gần đây, có vẻ như vai trò của các Giáo Hội Công Giáo “quốc gia” có xu hướng đặt câu hỏi về tính cách phổ quát của Giáo hội Rôma. Một số thậm chí còn đề xuất một Tòa thánh không còn liên kết với Rôma, nhưng lưu hành ở những nơi khác nhau về mặt địa lý. Điều này có khả thi không?

Đức Hồng Y Parolin: Sự hiện diện của Tòa Thánh tại Rôma gắn liền với hình bóng của vị Tông Đồ Phêrô, người đã rao giảng Tin Mừng ở Rôma và chịu tử đạo. Giáo hoàng là Người kế vị Thánh Phêrô và ngài là Giám mục của Rome. Sự thật là, trong một số giai đoạn lịch sử, và thậm chí trong một thời gian dài, vị Giáo hoàng đã sống ở một nơi khác (hãy nghĩ đến thời kỳ Avignon) và tình trạng này có thể lặp lại trong trường hợp gặp trở ngại nghiêm trọng. Nhưng về nguyên tắc, tôi loại trừ giả thuyết về một Tòa thánh không còn liên kết với Rôma và lưu hành ở những nơi khác nhau về mặt địa lý. Các Giáo Hội Công Giáo “quốc gia” cũng không tồn tại. Trong mối liên hệ này, người ta nói không đúng khi nói về Giáo hội “của” Pháp, của Tây Ban Nha, của Nam Sudan, của Việt Nam, nhưng phải là Giáo hội “ở” Pháp, ở Tây Ban Nha, v.v. Nghĩa là, đó là Giáo hộiCông Giáo duy nhất bắt nguồn từ các thực tế địa lý khác nhau và từ đó sinh ra sự phong phú cuả Giáo Hội. Do đó, chỉ nên sử dụng cụm từ giáo hội “địa phương”. Trên thực tế, cần phải bảo vệ khỏi nguy cơ chủ nghĩa dân tộc, được hiểu là sự phổ biến của bản sắc dân tộc, tư cách thành viên và tình cảm, tự chúng là những giá trị tích cực và là một nguồn lực – nhưng gây tổn hại cho sự cởi mở của Công Giáo, cụ thể là tính phổ quát. Trong Thư gửi tín hữu Ga-la-ti, Thánh Phao-lô viết: “Không có người Do Thái hay người Hy Lạp; không có nô lệ hay người tự do; không có người nam hay người nữ, bởi vì tất cả các bạn là một trong Đức Chúa Jêsus Kitô. ” Sau đó, có một tình huynh đệ thậm chí còn rộng lớn hơn, bắt nguồn từ bản chất con người chung của chúng ta, như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc nhở chúng ta trong Thông điệp Fratelli Tutti. Trở lại chủ đề các Giáo hội “quốc gia”, Có một điều khác nữa là sự tản quyền, tức là sự gia tăng quyền lực của các Giáo hội địa phương và của các Hội đồng Giám mục. Đặc biệt kể từ Công đồng Vatican II, Giáo Hội Công Giáo tái lập nguyên tắc khởi thủy là giám mục đoàn (Episcopal Collegiality.) Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh về tính đồng nghị (synodality,) tính tập đoàn và tính đồng nghị (collegiality and synodality,) phải được liên kết và kết hợp với quyền tối thượng của Giáo hoàng La Mã.

LIMES: Nguồn gốc của Giáo hoàng có tầm quan trọng nào trong quan điểm địa chính trị của Tòa thánh? Ví dụ: nếu vào những năm 80 (trước), Giáo hoàng đã là người Argentina và ngày nay lại là người Ba Lan, thì điều gì sẽ thay đổi?

Đức Hồng Y Parolin: Chúng tôi không thể đặt ra một giả thuyết về những gì có thể xảy ra bởi vì, như chúng ta biết, lịch sử không được tạo ra với những “và nếu”. Tuy nhiên, điều tự nhiên là nguồn gốc, sự hình thành, kinh nghiệm và lịch sử cá nhân ảnh hưởng đến việc thực thi chức vụ của một Giáo hoàng, nhưng với tư cách là Người đứng đầu hữu hình của Giáo hội hoàn vũ, ngài là Mục sư của tất cả và cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, chúng tôi rất ý thức về ý nghĩa của Hiệp định tháng 10 năm 1978 đối với châu Âu và toàn thế giới, và sự xuất hiện trên ngai toà thánh Peter của Thánh John Paul II, một Giáo hoàng người Slav, người đến từ sau Bức màn sắt, từ một đất nước dưới sự kiểm soát của Liên Xô. Ngài đã góp tiếng nói cho "Giáo hội thầm lặng", ngài là người bảo vệ quyền tự do tôn giáo và ủng hộ công đoàn Solidarnosc. Ngài tin chắc rằng chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu sẽ sụp nổ; do đó ngài không bao giờ coi mình là kiến ​​trúc sư của sự sụp đổ của nó, nhưng, không nghi ngờ gì nữa, ngài đóng một vai trò quan trọng để sự chuyển đổi mang tính lịch sử này diễn ra mà không cần đổ nhiều máu. Điều tương tự sẽ xảy ra nếu Giáo hoàng là một người khác? Thật khó để nói. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, nhìn vào lịch sử của các triều đại Giáo hoàng cuối cùng, có thể thấy một số yếu tố liên quan đến sự quan phòng cuả Chuá, cụ thể là mỗi vị trong những Người kế vị thánh Phêrô đều là một món quà cho Giáo hội và thế giới.

LIMES: Đức Giáo Hoàng đã nhiều lần đưa ra lời kêu gọi chân thành cho nền hòa bình giữa người Nga và người Ukraine, nhưng đã vô ích và không được đáp lại. Tại sao?

Đức Hồng Y Parolin: Tiếng nói của Đức Giáo Hoàng thường là " ox clamantis in deserto”(“ Một tiếng khóc trong sa mạc ”). Đó là một tiếng tiên tri, của lời tiên tri sáng suốt. Nó giống như một hạt giống cần một mảnh đất màu mỡ để kết trái. Nếu các diễn viên chính của cuộc xung đột không chú ý đến lời nói của ngài, thì đáng buồn thay, sẽ không có gì xảy ra, kết thúc cuộc chiến sẽ không đạt được kết quả. Chính vì vậy, như nó đã xảy ra vào năm 1917, Bản ghi chú hòa bình nổi tiếng của DGH Benedict XV trong tông huấn “cuộc giết chóc vô ích” về Thế chiến thứ nhất, đã bị các thế lực hiếu chiến thời đó phớt lờ. Nó được lặp lại với lời kêu gọi của Đức Piô XII, là người đã làm mọi thứ có thể để tránh thảm kịch lớn của Thế chiến thứ hai. Chúng ta hãy nghĩ lại, gần gũi hơn, về lời khẩn cầu chân thành của Thánh John Paul II, vào năm 2003 đã cầu xin rằng Iraq đừng bị tấn công. Cũng như vậy trong ngày hôm nay, trong vấn đề bi thảm của Ukraine, dường như không có bất kỳ ý chí nào muốn tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình thực sự và chấp nhận đề nghị hòa giải. Rõ ràng, việc một bên đề xuất sự đàm phán hoặc đơn phương thế chấp tài sản vào đó thì vẫn là chưa đủ, điều quan trọng là cả hai bên phải bày tỏ ý muốn của mình.
Một lần nữa... "vox clamantis in deserto". Nhưng những lời của Đức Giáo Hoàng tiếp tục là bằng chứng có giá trị cao nhất, ảnh hưởng đến nhiều lương tâm, khiến mọi người nhận thức rõ hơn rằng hòa bình và chiến tranh bắt đầu trong tâm hồn chúng ta và tất cả chúng ta đều được kêu gọi đóng góp để thúc đẩy hòa bình và tránh chiến tranh.

LIMES: Đức Thánh Cha Phanxicô đã than thở ngay lập tức về “cuộc chiến tranh vỡ mảnh trên toàn cầu” hiện nay. Tại sao lời ngôn sứ của ngài bị đánh giá thấp, và theo nghĩa nào thì hành động xâm lược của Nga đối với Ukraine có thể đánh dấu một bước nhảy vọt cuả các mảnh lên tới một cuộc xung đột toàn cầu thực sự?

Đức Hồng Y Parolin: Cuộc chiến ở Ukraine thu hút sự chú ý của chúng tôi vì một số lý do, chủ yếu vì đây là cuộc xung đột ở trung tâm châu Âu, giữa các Quốc gia Cơ đốc giáo, do một quốc gia có vũ khí hạt nhân khởi xướng, với khả năng tình hình sẽ vượt quá tầm kiểm soát. Bạn nói đúng, bởi vì, khi bạn chỉ ra khả năng có một bước nhảy tiêu cực lên tới sự kết hợp của các mảnh, trở thành một cuộc xung đột thực của toàn thế giới. Tôi nghĩ rằng chúng ta vẫn chưa thể dự đoán hoặc tính toán hậu quả của những gì đang xảy ra. Hàng nghìn người chết, thành phố bị phá hủy, hàng triệu người phải di dời, thiên nhiên xung quanh bị tàn phá, nguy cơ đói kém do thiếu ngũ cốc ở rất nhiều nơi trên thế giới, cuộc khủng hoảng năng lượng... Làm thế nào mà chúng ta không nhận ra rằng phản ứng duy nhất, con đường khả thi duy nhất, viễn cảnh khả thi duy nhất là ngừng vũ khí và thúc đẩy một nền hòa bình công bằng và lâu dài? Liên quan đến sự quan sát sâu sắc của dức Giáo hoàng Phanxicô về một cuộc Thế Chiến thứ ba và việc kết nạp thêm các mảnh, tôi muốn nói thêm rằng Dức Giáo hoàng và Tòa thánh đã luôn chú ý đến nhiều cuộc chiến bị lãng quên mà vì xa chúng ta, ít quan hệ đến chúng ta hoặc, trong trường hợp, bị bỏ rơi nhanh chóng khỏi tâm điểm của các phương tiện truyền thông quốc tế lớn. Sẽ rất đáng để đọc lại các văn bản của Đức Giáo Hoàng như thông điệp Urbi et Orbi và diễn văn của ngài gửi tới Ngoại giao Đoàn bên cạnh Tòa thánh.

LIMES: Đức Thánh Cha Phanxicô không phải là “Tuyên úy của Phương Tây” như một số Tiền nhiệm của ngài đã có thể có vẻ như vậy. Đó là một sự lựa chọn có liên quan đến tiểu sử của ngài hay một sự thay đổi sâu sắc trong tầm nhìn của Giáo hội về thế giới?

Đức Hồng Y Parolin: Bạn đã nói rất hay: “đã có thể có vẻ như vậy,” bởi vì tôi không nghĩ điều đó thực sự xảy ra. Tôi nhớ, chẳng hạn, lập trường của Đức Piô XII về cuộc Chiến tranh ở Triều Tiên năm 1950, và việc từ chối “nhập ngũ” một cách nào đó bởi Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman. Tôi nhớ Thánh John Paul II đã bắt tay với Hồi giáo, đã bác bỏ bằng tất cả sức lực của mình ý tưởng về “sự đụng độ của các nền văn minh” sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2002. Chúng ta đừng quên cử chỉ của ngài tập hợp các nhà lãnh đạo của các tôn giáo trên thế giới tại Assisi, để thúc đẩy hòa bình và loại bỏ bất kỳ lời biện minh nào về sự lạm dụng nhân danh Chúa cho mục đích bạo lực và khủng bố. Tôi chỉ đưa ra hai ví dụ, nhưng còn nhiều ví dụ nữa để cho thấy cách nói sáo rỗng của câu “Tuyên úy phương Tây” không phù hợp với vị Mục tử của Giáo hội hoàn vũ, bất chấp những nỗ lực để giành lấy ngài từ cả hai bên. Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người mà các Hồng Y đã gọi lên ngai toà thánh Phêrô 9 năm trước, chọn ra ngài “gần như từ chỗ tận cùng thế giới”, dường như ít có gì phù hợp với những lời sáo rỗng “Tuyên úy phương Tây." Tôi tin rằng tính phổ quát và sự quan tâm và cảm hóa đặc biệt đối với các dân tộc ở các nước nghèo nhất, cũng như một Giáo hội ít châu Âu hơn và cái nhìn đa phương về các vấn đề quốc tế là một phần trong DNA của Giáo Hội Công Giáo. Và chúng là một phần của quá trình đã bắt đầu và tiếp tục trong các triều đại Giáo hoàng trước đó. Tất cả các Giáo hoàng, ít nhất là kể từ Đức Piô XII, đã đưa ra một bước nữa theo hướng này.

LIMES: Ngài đã đóng một vai trò đặc biệt trong cuộc đàm phán với Trung Quốc về một Thỏa thuận vẫn còn là bí mật. Bí mật phụ thuộc vào điều gì và ngày nay có thể đánh giá gì về kết quả của nó?

Đức Hồng Y Parolin: Đối thoại giữa Tòa thánh và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bắt đầu theo yêu cầu của Thánh Gioan Phaolô II và tiếp tục trong các triều đại Giáo hoàng Benedict XVI và Francisco, dẫn đến việc ký kết Thỏa thuận tạm thời về việc bổ nhiệm các Giám mục ở Trung Quốc vào năm 2018. Trên thực tế, đặc điểm của tính chất tạm thời là khuyên các bên không nên công khai nó, với hy vọng kiểm tra hoạt động của nó trong lúc thực thi và đưa ra quyết định về nó. Mục tiêu của Thỏa thuận là đảm bảo rằng tất cả các Giám mục của Trung Quốc đều hiệp thông với Người kế vị Thánh Phêrô và sự thống nhất thiết yếu sẽ được đảm bảo giữa các cộng đồng giáo hội, trong nội bộ và giữa các cộng đồng đó, dưới sự hướng dẫn của các Giám mục xứng đáng hoặc lý tưởng, hoàn toàn là người Trung Quốc nhưng cũng hoàn toàn theo đạo thiên chúa. Thỏa thuận xác định rằng việc bổ nhiệm của họ phải tuân theo các thủ tục cụ thể, bắt nguồn từ lịch sử gần đây của Cơ đốc giáo đó, nhưng không bỏ qua các yếu tố cơ bản và bất khả xâm phạm của Giáo lý Công Giáo. Nếu không phải như vậy, thì sẽ không còn Giáo Hội Công Giáo ở Trung Quốc nữa, mà là một cái gì đó khác! Giáo hội kêu gọi sự tự do hợp pháp trong việc bổ nhiệm các Giám mục của mình, quan tâm rằng họ phải là những Mục tử chân chính theo Trái tim của Chúa Kitô và không đáp ứng các tiêu chí đơn thuần khác của con người, nhưng chúng ta cũng không nên lấy làm tai tiếng bởi vì trong thực tế là trong một số tình huống nhất định, Giáo hội cũng đã đáp ứng các nhu cầu cụ thể, chẳng hạn như các kiến ​​nghị do các Cơ quan chính trị bày tỏ. Về việc đánh giá kết quả của Hiệp định, tôi cho rằng có thể nói rằng đã có những bước tiến về phía trước, nhưng không phải tất cả những trở ngại và khó khăn đều đã được khắc phục, nhưng cũng còn một đường rất xa để thi hành đúng đắn và qua việc đối thoại chân thành, để hoàn chỉnh nó.

LIMES: Kiev hay Moscow, nơi nào là ưu tiên trong chương trình nghị sự của Đức Thánh Cha và tại sao?

Đức Hồng Y Parolin: Như chính Đức Thánh Cha đã giải thích công khai, mong muốn lớn nhất của ngài và do đó, ưu tiên của ngài là thông qua chuyến đi của ngài, một lợi ích cụ thể sẽ đạt được. Với ý tưởng này, ngài cho biết muốn đến Kiev để mang lại niềm an ủi và hy vọng cho những người dân bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. Ngài cũng đã tuyên bố sẵn sàng đi Moscow, và tất cả những xung đột bị lãng quên đều nằm trong trái tim của Giáo hoàng. Những người chết, là thứ nhất, và sau đó là gia đình của họ, những người đã mất tất cả, những người đã phải chạy trốn. Đức Thánh Cha Phanxicô đã mong muốn thể hiện cụ thể sự gần gũi này qua các chuyến công du của các Hồng Y Konrad Krajewski và Michael Czerny và với chuyến công tác đến Ukraine của Bộ trưởng Quan hệ với các Quốc gia và Tổ chức Quốc tế, Đức Tổng Giám Mục Paul R. Gallagher.

LIMES: Đức Giáo Hoàng Francisco đã gặp gỡ ông Vladimir Putin ba lần - vào các năm 2013, 2015 và 2019. Mối quan hệ của ngài với Tổng thống Nga là gì?

Đức Hồng Y Parolin: Ngay từ những tháng đầu tiên của triều đại Giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp cận Tổng thống Nga để giải quyết cuộc xung đột ở Syria. Các cuộc gặp sau đó diễn ra thân mật và giúp chúng ta có thể tìm ra những điểm hội tụ. Kể từ tháng 2 năm ngoái, các cuộc tiếp xúc diễn ra thông qua ngoại giao, không còn trực tiếp. Tuy nhiên, tôi muốn nhắc lại ở đây cử chỉ của Đức Giáo Hoàng vào ngày sau khi bắt đầu chiến sự, khi mặc dù đã bị đau đầu gối, nhưng ngài vẫn đích thân đến Đại sứ quán Liên bang Nga tại Tòa thánh để cầu xin Tổng thống Putin ngừng lại hành động xâm lược Ukraine.

LIMES: Đức Giáo Hoàng thường bị buộc tội ở Hoa Kỳ và ở các nước khác là thân Nga, đôi khi với giọng điệu gay gắt. Ý kiến ​​của ngài như thế nào?

Đức Hồng Y Parolin: Tôi thú nhận rằng tôi có phần sợ hãi trước sự đơn giản hóa này. Có phải Giáo hoàng thân Nga vì ngài yêu cầu hòa bình? Có phải Giáo hoàng thân Nga vì ngài lên án cuộc chạy đua vũ trang và việc sử dụng những khoản tiền khổng lồ để mua những vũ khí mới và ngày càng mạnh mẽ hơn, thay vì sử dụng các nguồn lực sẵn có cho cuộc chiến chống lại nạn đói khát, sức khỏe, hạnh phúc, giáo dục, chuyển đổi sinh thái trên thế giới? Có phải Giáo hoàng thân Nga vì ngài kêu gọi suy ngẫm về điều gì đã dẫn đến những sự kiện đáng kinh ngạc và nguy hiểm này, nhắc nhở chúng ta rằng việc cùng tồn tại dựa trên liên minh quân sự hoặc lợi ích kinh tế là 'cùng tồn tại' bằng đất sét? Có phải Giáo hoàng thân Nga vì ông ấy yêu cầu một “kế hoạch hòa bình” thay vì duy trì “kế hoạch chiến tranh”? Nhưng thực tế không nên được đơn giản quá nhiều. Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên án hành động gây hấn của Nga đối với Ukraine ngay từ giây phút đầu tiên, với những từ ngữ rõ ràng; ngài chưa bao giờ đánh đồng kẻ xâm lược và kẻ bị xâm lược, ngài cũng không giữ một khoảng cách đều nhau với cả hai bên. Có thể nói, ngài là người “rõ ràng”, tức là gần gũi với những người đang gánh chịu hậu quả bất chính của cuộc chiến này, ngay từ đầu là những nạn nhân dân thường, sau đó là những người lính và gia đình của họ, bao gồm cả những người mẹ của rất nhiều người. những người đàn ông trẻ tuổi và những người lính Nga còn rất trẻ, những người chưa có tin tức về con trai của họ đã chết trong trận chiến. Do đó, tôi cho rằng một số lời chỉ trích không hào phóng và thậm chí hơi thô bạo, có lẽ được liên kết với nhận xét rằng Giáo hoàng không phải là “Tuyên úy của phương Tây”.

LIMES: Giáo hội có phải theo chủ nghĩa chủ hòa không? Giáo hội chấp nhận sử dụng vũ khí trong giới hạn nào?

Đức Hồng Y Parolin: Tin Mừng là một lời loan báo về hòa bình, một lời hứa và một món quà của hòa bình. Tất cả các trang của Tin Mừng đều có đầy đủ hòa bình. Các Thiên thần loan báo hoà bình vào thời điểm Chúa Giêsu sinh ra ở Bethlehem. Chính Ngài cũng mong muốn điều đó cho các môn đồ nagy sau phục sinh. Giáo hội noi gương Chúa của mình: Giáo hội tin vào hòa bình, hoạt động vì hòa bình, chiến đấu cho hòa bình, làm chứng cho hòa bình và cố gắng xây dựng hòa bình. Về mặt này, giáo hội là người theo chủ nghĩa chủ hòa.Về việc sử dụng vũ khí, Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo quy định quyền tự vệ. Mọi người có quyền tự vệ nếu họ bị tấn công. Tuy nhiên, sự tự vệ vũ trang hợp pháp này phải được thực hiện trong những điều kiện nhất định mà Sách Giáo lý đã liệt kê: rằng tất cả các phương tiện khác để chấm dứt một cuộc xâm lược chứng tỏ là không thể thực hiện được hoặc không hiệu quả; rằng có lý do hợp lý để thành công; rằng việc sử dụng vũ khí không gây ra những tệ nạn và rối loạn lớn hơn những điều cần được loại bỏ. Cuối cùng, Giáo lý nói rằng, khi đánh giá câu hỏi này, sức mạnh của các phương tiện hủy diệt hiện đại đóng một vai trò quan trọng. Vì những lý do này, trong Thông điệp Fratelli Tutti,Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định rằng chiến tranh không còn có thể được coi là một giải pháp, bởi vì những rủi ro có lẽ sẽ luôn vượt quá mức hữu dụng giả định được quy cho nó. Ngài kết thúc bằng lời kêu gọi tương tự của Thánh Phaolô VI tại Liên Hiệp Quốc vào ngày 4 tháng 10 năm 1965 “Không còn chiến tranh, chiến tranh không bao giờ nữa!”

LIMES: Việc trang bị vũ khí cho quân kháng chiến Ukraine có đúng không?

Đức Hồng Y Parolin: Tôi sẽ trả lời câu hỏi này nhờ bản thân tuân theo các nguyên tắc vừa được nêu ra. Các quyết định cụ thể tương ứng với các nhà cai trị, như Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo thừa nhận. Tuy nhiên, không được quên rằng việc giải trừ quân bị là câu trả lời thích hợp và quyết định duy nhất cho những câu hỏi này, theo Huấn Quyền của Giáo Hội. Thí dụ chúng ta hãy đọc lại Thông điệp của Thánh Gioan XXIII ở Terris, nói về một cuộc giải giáp chung và phải được kiểm soát hiệu quả. Qua mối liên hệ này, tôi thấy đúng khi chúng ta ngay từ đầu yêu cầu kẻ tấn công từ bỏ vũ khí chứ không yêu cầu kẻ bị tấn công làm như vậy.

LIMES: Những kẻ quyền lực dường như không còn hiểu nhau, trong khi các quy tắc cũ và thói quen ngoại giao bị vi phạm và những giọng điệu gây tranh cãi dẫn đến những lời xúc phạm đẫm máu giữa các nguyên thủ quốc gia. Ngài nghĩ sao?

Đức Hồng Y Parolin: Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói trong lễ Regina Coeli ngày 1 tháng Năm, sự leo thang quân sự ngày càng đi kèm với sự leo thang bằng lời nói. Rõ ràng, tôi không đánh đồng giữa lời nói và vũ khí, sự lăng mạ và ném bom. Nhưng, thật không may, sự leo thang lại tạo ra một con đường khác. Chiến tranh bắt đầu trong trái tim con người. Mọi sự xúc phạm đẫm máu đều lấy đi hòa bình và gây khó khăn cho bất kỳ cuộc thương lượng nào. Chúng ta không được lùi bước trước cái logic của việc hạ nhục đối thủ, kẻ thù.

LIMES: Không đồng ý với Thượng phụ Kirill, Hội đồng Giáo hội Chính thống Ukraine khẳng định độc lập và tự chủ hoàn toàn khỏi Tòa Thượng phụ Moscow. Ngài đánh giá thế nào về sự ly giáo trên thực tế này và nó có thể gây ra những hậu quả gì trong quan hệ giữa Rome, Moscow và Kiev?

Đức Hồng Y Parolin: Tôi không biết liệu có thích hợp để nói về một “cuộc ly giáo” hay không. Cuộc chiến đang diễn ra chắc chắn liên quan đến các dân tộc anh em trong đức tin Cơ đốc và nhìn chung, những người cử hành cùng một Phụng vụ. Đó là một vết thương sâu sắc và đẫm máu cho Cơ đốc giáo Đông phương và cho tất cả các Cơ đốc nhân. Trong trường hợp này, vẫn còn quá sớm để hiểu được hậu quả của những gì đang xảy ra. Tuy nhiên, không nghi ngờ gì nữa, điều gây sốc và tai tiếng hơn khi họ là những người theo đạo Thiên Chúa, ở trung tâm Châu Âu, đang tham gia vào những sự kiện bi thảm này.

LIMES: Cuộc đối thoại giữa Rome và Moscow dường như đã đạt đến một trong những điểm thấp nhất. Ngài có đồng ý không?

Đức Hồng Y Parolin: Đó là một cuộc đối thoại khó, nó tiến lên từng bước nhỏ và cũng trải qua những thăng trầm. Nó đã nhận được một động lực quan trọng với cuộc gặp lịch sử tại Cuba vào năm 2016 giữa Đức Giáo Hoàng Francisco và Thượng phụ Kirill. Như đã biết, công việc đã được tiến hành cho cuộc họp thứ hai, được lên kế hoạch vào tháng 6 năm ngoái tại Jerusalem, nhưng sau đó đã bị đình chỉ. Nó sẽ không được hiểu và cuộc chiến đang diễn ra sẽ ảnh hưởng đến nó quá nhiều. Tuy nhiên, cuộc đối thoại không hề bị gián đoạn.

LIMES: Sự rạn nứt giữa Chính thống giáo Ukraine và Nga có thể gây ra hậu quả gì đối với những người Công Giáo Hy Lạp ở Ukraine?

Đức Hồng Y Parolin: Còn quá sớm để đưa ra dự đoán. Tôi tưởng tượng rằng các Giáo hội Ukraine sẽ ngày càng nhận thức được sự khác biệt của cả hai cũng như những điểm chung của họ. Tuy nhiên, chúng ta sẽ phải chờ đợi diễn biến của các sự kiện, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến các quyết định gần đây được Hội đồng Giáo Hội Chính thống Ukraine thông qua.

LIMES: Mối quan hệ như thế nào giữa Công Giáo Hy Lạp và Công Giáo Latinh ở Ukraine, và Giáo hội uyển chuyển như thế nào giữa hai thực tại này?

Đức Hồng Y Parolin: Giáo Hội luôn coi là một sự phong phú, những đa dạng của các Nghi lễ và Truyền thống Phụng vụ, những biểu hiện của lịch sử và văn hóa của các nhóm dân cư khác nhau và của một đức tin đáp ứng với cuộc sống. Do đó, tất cả các Giáo hội, cả Latinh cũng như Đông phương, đều đóng góp vào sự hiệp nhất đa dạng và sự hòa hợp của Công Giáo. Ở Ukraine, cả Giáo hội Latinh cũng như Công Giáo Hy Lạp đều rất năng động và mặc dù dựa trên các thành phần văn hóa và thực tế xã hội có phần khác biệt, nhưng họ tôn trọng và phát huy bản sắc của người dân Ukraine. Điều hy vọng là sự hợp tác giữa họ cũng sẽ ngày càng phát triển, vì lợi ích của Dân Thiên Chúa. Tôi tưởng tượng rằng trải nghiệm đau buồn mà họ đang sống sẽ giúp củng cố mối quan hệ đoàn kết giữa họ và với các Giáo hội khác trong nước. Cùng với nhau chịu đựng chung, thì bình thường sẽ củng cố thêm tình bạn.