THỨ SÁU TUẦN THÁNH
Isaiah 52: 13-53: 12; T.vịnh 30;Do Thái 4: 14-16, 5: 7-9; Gioan 18: 1-19:42

Chúa Nhật vừa qua chúng ta nghe bài Thương Khó của thánh Máccô. Hôm nay chúng ta nghe bài Thương Khó của thánh Gioan. Hai bài hoàn toàn khác nhau. Mỗi bài có quan điểm trình bày ý nghĩa độc đáo khác nhau về ngày cuối cùng đời sống trần gian của Chúa Giêsu, và ý nghĩa của chúng đối với chúng ta. Trong phúc âm thánh Máccô Chúa Giêsu hoàn thành vai trò người tôi tớ đau khổ của ngôn sứ Isaia. Ngôn sứ diển tả người Tôi Tớ đau khổ do phải bị những lời buộc tội bất công và bị đối xử một cách độc ác dưới tay kẻ thù. Bất chấp sự buộc tội lạm quyền này, người Tôi Tờ vẫn trung thành với Thiên Chúa.

Hôm nay thánh Gioan trình bày một quan niệm khác và về cuộc khổ nạn và vai trò của Chúa Giêsu trong đó. Xuyên suốt câu chuyện của thánh Gioan kể, Chúa Giêsu không phải là một tội nhân đau khổ, nhưng Ngài là một vị quân vương. Thí dụ thay vì bị xét xử, thánh Gioan mô tả Chúa Giêsu hoàn toàn kiểm soát mọi sự. Thật thế, tất cả những người khác trong câu chuyện này dường như họ đang bị xét xử: Philatô, các lãnh tụ tôn giáo và dân chúng là người thất bại theo Chúa Giêsu. Bắt đầu từ lúc bắt Chúa Giêsu trong vườn cây dầu cho đến khi Chúa Giêsu chết. Chúa Giêsu có thái độ điềm tỉnh và có cử chỉ điều khiển. Hãy chú ý bao nhiêu lần trong lời tường thuật của thánh Gioan, Chúa Giêsu được diển tả như một vị quân vương, ngay cả khi Ngài bị quân lính và Philatô chế diễu.

Người ta thậm chí còn mô tả cây thánh giá cúa Chúa Giêsu không như là một công cụ hành hình mà có vẻ như là một ngai vàng mà Ngài đang ngự trị. Từ cây thập tự giá của mình, Chúa Giêsu hướng dẫn việc chăm sóc cho Mẹ Ngài, và thốt lên một tiếng lớn của chiến thắng cuối cùng "Mọi việc đã hoàn tất!" Chúa Giêsu quyết định thời điểm sinh thì của mình và cuối cùng Ngài chiến thắng - Từ trên cây thập giá của mình. Trong phúc âm thánh Gioan, cái chết của Chúa Giêsu là một cái chết "vinh quang". Không có điểm nhấn nào về sự dũng cảm của Ngài trong khổ nạn, hay đang hoàn thành một nhiệm vụ khó khăn của Thiên Chúa. Sự chết của Chúa Giêsu thuộc một trạng thái khác. Đó là Đức Chúa đã hoàn tất một việc trọng đại trong Đức Gie6su; điều mà mà chúng ta không thể bắt chước được hay tự làm lấy được. Từ trên cây thập tự giá, chúng ta được giải thoát khỏi quyền lực của sự dữ của tội lỗi, và sự chết bị đánh bại.

Thánh Gioan cho chúng ta thấy rằng chúng ta là những người thừa hưởng những việc Thiên Chúa đang làm. Chúng ta như là những người thừa kế, khi nhận được sự vinh quang của Chúa Giêsu trên cây thập tự giá. Chúng ta thường có cách suy nghĩ về mình như "một người làm việc gì đó". Nhưng ở đây không như thế. Thánh Gioan không kêu gọi chúng ta suy ngẫm về sự đau khổ của Chúa Giêsu và bắt chước sự đau khổ của Ngài. Thật ra những điều này hình như hoàn toàn không có ghi trong câu chuyện. Và việc tội lỗi loài người của chúng ta không được nhắc đến, hay tội lỗi chúng ta bị nêu lên - Ngay cả khi Phêrô chối Chúa Giêsu ba lần, và các môn đệ khác (ngoại trừ ba người phụ nữ đứng dưới chân cây thập tự giá) bỏ Chúa Giêsu trốn mất. Chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội cho thánh Gioan trình bày rõ rệt về những đau đớn trên thân xác Chúa Giêsu. (Ông Mel Gibson trình bày trong cuốn phim "Sự thương khó của Chúa Kitô”). Nhưng, thánh Gioan không làm gì để khuấy động cảm xúc của chúng ta về sự thương khó của Chúa Kitô. Trái lại thánh Gioan diển tả sự thương khó của Chúa Giêsu theo cách mà các tín hữu điều cảm động thốt lên tiếng kêu như ông Tôma gặp Chúa Giêsu sống lại "Lạy Chúa là Thiên Chúa của tôi".

Cảnh xét xử trước ông Philatô là điều chính trong câu chuyện thương khó thánh Gioan trình bày. Trọng tâm của cuộc xét xử là những lời trao đổi về vương triều của Chúa Giêsu vì Ngài xưng mình là vua. Đối với người Lamã, ai tự xưng mình là vua sẽ bị xem là phạm tội tranh chấp với vua Caesar. Philatô chịu thua Chúa Giêsu và gởi Ngài qua các lãnh tụ tôn giáo và dân chúng khi họ thử thách Philatô về việc ông ta định thả tự do cho Chúa Giêsu. "Nếu ông tha cho nó, thì ông không phải là bạn của vua Caesar". Nhưng, Chúa Giêsu là vua và hình như có điều gì trong câu chyện sự thương khó này nếu không được Chúa Giêsu cho phép. Người vô tội gánh lấy tội chúng ta một cách tự ý. Và không ai bắt buộc Chúa Giêsu phải làm như thế. Chúa Giêsu sẽ chịu đau khổ thay cho chúng ta, và kết quả, là chúng ta sẽ được thừa kế đời sống mới.

Chúng ta không thể tách biệt ngày hôm nay ra khỏi việc chúng ta mừng trong ngày thứ Năm Thuần Thánh, hay ngày lễ Phục Sinh. Ba ngày của tam nhật vượt qua là một. Không có sự suy ngẫm đáng tin cậy nào trên sự thương khó ngoài bối cảnh của sự Phục Sinh. Chúng ta không kỷ niệm ba ngày một cách riêng biệt, chỉ là một cách tái hiện trình tự sự việc theo thời gian đã xãy ra trong quá khứ. Mặc dù mỗi ngay trong số ba ngày đều có tích cách riêng biệt, nhưng chúng không thể tách biệt riêng được. Như thế ngày thứ Sáu Tuần Thánh, linh mục giảng không nên khơi dậy nơi người giáo dân một cảm giác tội lỗi về "Những gì chúng ta đã làm cho Chúa Giêsu". Thánh Gioan cho chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu, với sự hoàn toàn hiểu biết và kiểm soát, Ngài muốn chết vì tội lỗi chúng ta. Bởi thế, chúng ta không nên đau buồn về sự chết của Ngài. Hôm nay, ngay cả trong cảnh sắc u buồn, vẫn gợi lên niềm vui về những gì Thiên Chúa đã làm, qua Chúa Giêsu, cho chúng ta hưởng nhờ.

Cây thập giá sẽ không có gì ngạc nhiên cho bất kỳ ai đã chú ý đên phúc âm thánh Gioan cho đến thời điểm này. Thánh Gioan đã nói với chúng ta rằng Ngôi Lời đã nhập thể trong Chúa Giêsu, cho chúng ta gặp gỡ tình yêu thương của Thiên Chúa chúng ta. Nhưng, bóng tối âm u không chấp nhận Đấng Tạo dựng nên ánh sáng và vì vậy, các thế lực của sự dữ bắt đầu sớm cố gắng dập tắc ánh sáng. Trong khi Thiên Chúa được mặc khải trong lời nói và việc làm của Chúa Giêsu, thì cây thập giá là sự hoàn hảo của mặc khải, để khi nhìn lên cây thập giá cho thấy những gì chúng ta đã nghe trước đó nơi thánh Gioan là "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban cho Con độc nhât của Ngài…" (3:16)

Hôm nay cây thập giá trình bày hoàn thiện hình ảnh về tình yêu thương của Thiên Chúa cho nhân loại tội lỗi. Khi Chúa Giêsu chết máu và nước sẽ tuôn ra từ cạnh sườn Ngài và Ngài sẽ "trao Thần Khí ngài" và giáo hội sẽ được sinh ra. Chúng ta kỷ niệm thứ sáu Tuần Thánh và chúng ta chờ đợi câu chuyện kết thúc sẽ được nêu lên trong ngày lễ Phục Sinh. Khi Chúa Kitô hiện ra với các môn đệ và thổi Thần Khí Ngài trên họ, Ngài ban năng lực cho họ tiếp tục việc Ngài làm là trình bày gương mặt nhân từ của Thiên Chúa cho thế giới.

Chúng ta sẽ tôn kính cây thánh giá đêm hôm nay. Đó là lời nhắc nhở chúng ta về sự hy sinh của Chúa Giêsu và nó cũng là biểu tượng cho sự vinh thắng của Chúa Giêsu trên sự chết - Sự phục sinh của Ngài. Những gì Chúa Giêsu đã thực hiện trên thập giá điều được hiện diện nơi chúng ta, khi chúng ta nghe công bố bài Thương Khó. Hôm nay chúng ta là những người chăm chú lắng nghe, trung thành tiếp nhận câu chuyện và để nó tiếp tục công việc cứu rỗi trong chúng ta. Với ơn Chúa Thánh Thần, chúng ta, giáo hội, sẽ sống đời tự hiến như Chúa Giêsu. Chúng ta sẽ hiến thân cho người khác khi họ cần sự giúp đở của chúng ta và sẽ đương đầu với sự bất công và tội lỗi dưới mọi hình thức thể hiện trong cuộc sống chúng ta, như Chúa Giêsu đã làm.

Cây thánh giá chúng ta đưa lên cao hôm nay để chúng ta thờ lạy, liên kết chúng ta với nhau trong cộng đoàn này. Chúng ta nâng đở nhau và sát cánh với những người đang đau khổ hoặc phải trải qua những hy sinh lớn để trở nên người tín hữu trung thành với đức tin. Chúng ta cầu nguyện cho những người đang trải qua những thử thách gian nan hay thậm chí chết vì đức tin của họ. Nhân danh cây thánh giá, chúng ta, các tín hữu, hy sinh mạng sống chúng ta trong việc phục vụ yêu thương cho những người cần được sự giúp đở của chúng ta. Mỗi lần chúng ta làm dấu thánh giá trên mình chúng ta, chúng ta được nhắc nhở rằng chúng ta đang sống dười dấu thánh giá. Cũng như các phụ nữ đứng dưới chân cây thánh giá lúc Chúa Giêsu sinh thì. thì chúng ta cũng nên nghĩ đến những người đau khổ, buồn phiền và sắp chết. Dấu thánh giá cũng nhắc chúng ta là Chúa Giêsu không xa lạ gì với nhưng nổi đau khổ và sự mất mát của chúng ta. Ngôn sư Isaia giúp chúng ta thấy vai trò của Chúa Giêsu, người Tôi Tớ đau khổ, đang thực hiện cho chúng ta. “Sự thật chính người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta...”

Chúa Kitô đã vác cây thánh giá vì sự yếu đuối và sự chết của chúng ta; những hành động độc ác, bất công, nhỏ mọn cũng như sự chết và nỗi sợ chết của chúng ta. Cây thánh giá thật là một nghịch lý: Đó là biểu trưng của cái chết, nhưng qua nó, sự sống sẽ được ban cho chúng ta. Bởi thế hôm nay chúng ta tôn kính cây thánh giá, chúng ta làm dấu thánh giá trên mình chúng ta để nhắc lại đức tin của chúng ta trong sự biến đổi đức tin đang tiếp tục xãy ra trong chúng ta qua câu chuyện chúng ta nghe về việc cứu rỗi chúng ta qua Chúa Kitô.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


GOOD FRIDAY
Isaiah 52: 13-53: 12; Psalm 31;Hebrews 4: 14-16, 5: 7-9; John 18: 1-19:42

Last Sunday we heard Mark’s Passion account; today it is John’s. They stand in stark contrast to one another; each presents a unique perspective on the last day’s of Jesus’ life and their meaning for us. In Mark, Jesus fulfills Isaiah’s Suffering Servant role. The prophet describes him as one who suffers unjust accusations and brutal treatment at the hands of his enemies. Despite this abuse the servant is faithful to God.

Today, in John, we hear another perspective of the Passion and the role Jesus plays in it. Throughout John’s narrative Jesus is not a victim-sufferer, but a royal personage. For example, instead of his being on trial, John describes Jesus as fully in control. In fact, all the others in the account seem to be the ones on trial, Pilate, Jesus’ failed followers, the religious leaders and the crowds. Starting with his arrest in the garden, right up to his death, Jesus shows a calm and in-charge demeanor. Notice how many times in John’s account Jesus is described in royal terms, even when he is being mocked by the soldiers and Pilate.

One can even describe Jesus’ cross less as an instrument of execution and more as a throne from which he rules. From his cross he directs the care of his mother and utters a final triumphant cry, “It is finished!” He decides the moment of his death and in the end he is victorious - from his cross. In John’s gospel, Jesus’ death is a “glorious” death. There is no emphasis on his extreme bravery, or that he is accomplishing a difficult task. Jesus’ death is in an entirely different category of death. God is accomplishing a great work in Jesus, something we cannot imitate or achieve on our own. From the cross we are freed from sin’s evil power over us and death is defeated.

John is showing us that we are the beneficiaries of what God is doing. We are like heirs, on the receiving end of Jesus’ glorification on the cross. We like to think of our selves as a “do-something people.” But not here. John isn’t asking us to meditate on Jesus’ pain and imitate his suffering, in fact, these are almost entirely missing from the story. Nor is our human sinfulness stressed, or our guilt evoked – even though Peter denies Jesus three times and the other disciples (except the three women at the foot of the cross) abandon him. There certainly would have been ample opportunity for John to be quite graphic about the infliction of pain on Jesus. (Mel Gibson did it in his movie, “The Passion of the Christ.”) But John does nothing to stir up our feelings for the suffering Christ. Instead, he writes his Passion in such a way that all through it believers are moved to utter the cry Thomas the Doubter will when he meets the risen Lord, “My Lord and my God.”

The trial scene before Pilate is central in John’s account. The focus of the discussion is Jesus’ kingship. For the Romans, anyone claiming kingship would be considered seditious, a rival to Caesar. Pilate surrenders Jesus to the religious leaders and the crowds when they challenge Pilate’s attempt to free Jesus. “If you release him, you are not a Friend of Caesar.” But king he is and nothing seems to happen in this Passion story without Jesus allowing it. The innocent one take’s on our sin and guilt and he willingly accepts that role; no one is forcing him to do this. He will suffer in our place and, as a result, we will be the heirs to new life.

We can’t isolate this day from what we celebrated on Holy Thursday, or will celebrate on Easter. These three days of the Triduum are of a piece. There can be no credible reflection on the Passion outside the context of the Resurrection. We are not celebrating three separate days, a chronological replaying of past events. While each of these three days has its uniqueness, they can’t be isolated from one another. Good Friday preaching, for example, is not supposed to draw on people’s emotions, or stir up guilt for “what we have done to Jesus.” John shows that Jesus, with full knowledge and control, willed to die for our sins. So, we are not grieving his death. This day, even with its somber tones, evokes joy for what God has done, in Jesus, for our benefit.

The cross should be no surprise to anyone who has been attentive to John’s gospel up to this point. John told us that the Word became flesh; in Jesus we encounter the loving presence of our God. But darkness could not bear the Creator of light and so the forces of evil start early to try to quench the light. While God was revealed in all Jesus said and did, it is the cross that is the fullness of that revelation, for gazing on the cross reveals what we heard earlier in John, “God so loved the world that God gave the only Son...(3:16).

Today the cross is completing the picture of God’s love for sinful humanity. When Jesus dies blood and water will flow from his side and he will “hand over the spirit,” and the church will be born. We celebrate Good Friday and we wait for the full story to be spoken on Easter, when Christ appears to his disciples and breathes his Spirit on them, empowering them to continue his work of revealing the gracious face of God to the world.

We will venerate the bare cross today. It is both a reminder of Jesus’ sacrifice and it is also a symbol of his triumph over death – his resurrection. What Jesus accomplished on the cross is made present to us, as we hear the Passion proclaimed. We are attentive listeners today, faithfully receiving the story and allowing it to continue its work of redemption in us. With the gift of the Spirit we, the church, will live Jesus’ self-giving life. We will give ourselves to those who need us and confront injustice and sin in whatever guises they present themselves – just as Jesus did.

The cross we raise high today and come forward to venerate, links us to one another in this community. We support and stand with those who are in pain or undergoing great sacrifices in order to be faithful Christians. We pray for those undergoing trials and even death for their faith. In the name of the cross we believers give our lives away in loving service to those in need. Each time we make the sign of the cross and trace Jesus’ cross on our bodies, we are reminded that we live under the sign of the cross. Like the women who stood company at the cross with Jesus in his agony, so we too keep vigil with those who are grieving, afflicted and dying. The sign of the cross also reminds us that Jesus is no stranger to our pain and loss. The prophet Isaiah helps us see the role Jesus, the Suffering Servant, fulfills for us, “Yet it was our infirmities that he bore, our sufferings that he endured....”

Christ has taken to the cross our weaknesses and our dyings; our acts of cruelty, injustice and pettiness; as well as our own mortality and fear of dying. What a paradox the cross is: through death, life has been given us. So, we venerate the cross before us today and we mark ourselves with the sign of the cross, renewing our faith in the transformation that continues to take place in us through our hearing the story of our salvation in Christ.