THỨ NĂM TUẦN THÁNH
Xuất Hành 12: 1-8, 11-14; Tv 116; 1Côrintô. 11: 23-26; Gioan 13: 1-15

Mùa Chay kết thúc vào lúc chiều hôm nay khi chúng ta mừng bí tích Thánh Thể ngày thứ năm Tuần Thánh. Khi Mùa Chay bắt đầu, có lẻ chúng ta đã có một số quyết tâm tự rèn luyện. Nếu chúng ta giữ được chúng thì xin chúc mừng! Nếu không, chúng ta lại sẽ phải chờ đến Mùa Chay sang năm và chúng ta hy vọng sẻ làm được tốt hơn. Nhưng, hôm nay chúng ta hướng sự chú ý đến ba ngày mà thường gọi là Tam nhật Vượt Qua. Chúng ta nên đếm các ngày phụng vụ bắt đầu từ đêm thứ tư trước. Vì thế nên Tam nhật Vượt Qua bắt đầu từ tối nay tối thứ năm. Tuy kéo dài trong ba ngày nhưng chỉ tập trung vào một sự kiện và kết thúc vào ngày Chúa nhật Phục Sinh.

Vì đây là ba ngày đặc biệt, nên chúng ta hãy cố gắng dành ra một chút thời gian, mặc dù có những khó khăn trong lúc có cơn đại dịch covid, để thanh tịnh suy ngẫm. Đọc Kinh Thánh về ba ngày này có thể giúp chúng ta chú trọng đến điều Thiên Chúa đã làm và tiếp tục làm cho chúng ta.

Vì những hạn chế hiện tại, nên các giáo xứ thu hẹp lại các nghi thức; có thể không có nghi thức rửa chân. Vậy có thể sẽ là hành vi quá đáng, khi chúng ta rửa chân cho các người trong gia đình trong khi chúng ta mừng bí tích Thánh Thể được không? Tôi biết điều đó nghe có vẻ cực đoan, và đó là những gì ông Phêrô đã nghĩ như vậy. Chúng ta có thể không rửa chân cho nhau theo nghĩa đen. Nhưng, điều Chúa Giêsu dạy rất rõ ràng là Ngài bảo các môn đệ Ngài và cả cho chúng ta "Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em" Không có chỗ cho cảnh bát nháo trong phòng khi Chúa Giêsu nói với các môn đệ. Chúng ta "cũng phải làm như vậy" Điều Chúa Giêsu chú ý trước tiên nơi bí tích Thánh Thể là sự phục vụ của các môn đệ và khi làm điều đó, các ông đã thực hiện điều cốt lõi của Ngài - là phục vụ người khác.

Chúa Giêsu tổ chức bữa ăn với các môn đệ thân thiết của Ngài. Thế giới sống của các ông sắp bị tan rả. Nhưng bằng lời nói và hành vi rõ ràng của Ngài trong bữa ăn, Chúa Giêsu ban sự bình an cho các ông. Chúng ta đang cùng dùng bữa với Chúa Giêsu. Ngài làm cho chúng ta những gì mà chúng ta sẽ làm cho những người ngồi xung quanh chúng ta cùng với Ngài. Ngài ban bình an cho chúng ta. Và ai lại không cần sự bình an đó trong những ngày có cơn đại dịch covid này? Nó không chỉ là cơn đại dịch mà còn làm chao đảo chúng ta nữa, phải không? Có những tình huống trong đời sống cá nhân của chúng ta đã thúc đẩy chúng ta quay về với Đức Chúa để nhận được ơn bình an mà Ngài đã ban cho các môn đệ đang gặp khó khăn nơi bàn ăn.

Ngay trong lúc tôi viết bài này, có tin thật bi thảm: Đã xãy ra một cuộc thảm sát tám người, sáu người trong số đó là phụ nữ châu Á ở Atlanta (Sự kiện này thức tỉnh chúng ta về sự đe doạ của việc sử dụng bạo lực cho cộng đoàn người Á Châu đã luôn xãy ra). Hàng trăm trẻ con bị chia cắt khỏi cha mẹ ở nơi biên giới. Thế giới vẫn đang đợi vắc xin chích ngừa bệnh covid, đặc biệt là cho các quốc gia nghèo. Chúng ta rất cần sự bình an mà Chúa Giêsu ban cho trong bí tích Thánh Thể tối nay. Chúa Giêsu không chỉ ban ơn bình an. Chính Ngài đang hiến dâng đời sống của Ngài cho chúng ta trong Mình và Máu thánh của Ngài. Chính sự sống của Ngài sẽ giúp chúng ta thực hiện việc Ngài bảo chúng ta làm là cống hiến bản thân chúng ta trong việc phục vụ người khác.

Thánh Gioan nói rõ là Chúa Giêsu biết rõ về ngày Ngài khởi xuất ra khỏi thế gian để trở về với Chúa Cha. Chúa Giêsu "biết giờ này đã đến..." Hình như Ngài muốn để lại những người thân mến của Ngài. Nhưng, trong Chúa Giêsu không có sự ngăn cách nào giữa Chúa Cha và những người Ngài để lại ở "thế gian". Thật ra thì, qua Chúa Kitô, Chúa Cha đã hiện diện với chúng ta và chúng ta hiện diện với Chúa Cha. Chúa Giêsu đang trở về với Chúa Cha, và bây giờ trong Chúa Kitô chúng ta cũng sẽ được kết hợp với Thiên Chúa của chúng ta. Thế gian đã rời xa Thiên Chúa, nhưng trong Chúa Giêsu, chúng ta đã được ngụ cư trong Thiên Chúa và nhờ thế Thiên Chúa đã đi vào trong thế gian.

Phúc âm nói Chúa Giêsu cởi áo choàng của mình ra ngoài. Như thể thánh Gioan đang muốn nói với chúng ta rằng Chúa Giêsu muốn bày tỏ cho chúng ta thấy đời sống bên trong của Thiên Chúa cho các môn đệ của mình. Chúa Giêsu là bởi Thiên Chúa và Ngài trở về với Thiên Chúa. Trước khi Ngài mặc lại áo, Ngài lấy một cái khăn phủ lên. Thiên Chúa đã đến để phục vụ chúng ta như Thiên Chúa đã làm suốt trong các câu chuyện của phúc âm, qua Chúa Giêsu, các phép lạ và việc lành thường được làm trong ngày Sabát, ngày của Thiên Chúa. Chúa Giêsu là ngày sabát của chúng ta, đang làm những việc mà Chúa Cha của Ngài làm. Trong bữa ăn, mặc dù Ngài không chói sáng biểu tỏ quyền thế, nhưng Ngài đổ nước và tẩy rửa chúng ta.

Lúc đầu thánh Phêrô không hiểu điều đó. Không có gì ngạc nhiên cho những người quen với phúc âm. Phêrô nghĩ đến hình ảnh một Thiên Chúa trên cao, uy nghi đầy quyền năng. Làm sao mà một Thiên Chúa cao trọng lại làm việc của một người tôi tở khiêm nhường? Điều này khiến chúng ta suy ngẫm: Hình ảnh về Thiên Chúa trong chúng ta nói với chúng ta Ngài là sao? Thiên Chúa ngự ở đâu? Thiên Chúa hành động như thế nào trong thế gian? Qua phúc âm thánh Gioan nói với chúng ta: Trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa là một người tôi tớ khiêm nhường rửa chân cho chúng ta, sửa soạn cho chúng ta tiếp tục cuộc hành trình mà chúng ta đang thực hiện trên trần gian với tư cách là môn đệ của Con Thiên Chúa.

Trong những "lúc bình thường", việc rửa chân là một nghi thức thường diễn ra trong bí tích Thánh Thể. Đó là việc thực hành phụng vụ giàu ý nghĩa do một chủ tế mang khăn trắng sạch được phụ giúp bởi các thầy Phó Tế. Nghi thức này rất giàu ý nghĩa. Nhưng nó không nên chỉ gói gọn trong nghi thức phụng vụ; nhưng nó phải là hành vi gương mẫu và để dạy "Như Thầy đã làm cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy". Và Chúa Giêsu không chỉ rửa chân thôi phải không?

“Như Thầy đã làm cho anh em..."
- Hãy chữa lành nghười bệnh… anh em cũng phải làm như vậy
- Như Thầy đã tha thứ người tội lỗi… anh em cũng làm như vậy
- Như Thầy cho người đói ăn… anh em cũng làm như vậy
- Như Thầy đón tiếp người xa lạ… anh em cũng làm như vậy
- Như Thầy đã hy sinh mạng sống… anh em cũng làm như vậy.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


HOLY THURSDAY
Exodus 12: 1-8, 11-14; Psalm 116; 1Cor. 11: 23-26; John 13: 1-15

Lent ends at sunset today as we celebrate the Eucharist for Holy Thursday. When Lent began we probably made resolutions and if we kept them, congratulations! If not, we have next Lent, we hope to do better. But today we turn our attention to the three days we call the Triduum. We count liturgical days beginning the night before and so the three days begin tonight, Thursday night. They are three days, but really they are one event, which begins on Holy Thursday and finishes on Easter Sunday.

Since these are three special days, we should try to put aside some extra time, as hard as it is during these pandemic days, for quiet reflection. Reading the Scriptures assigned to these days might help us focus on what God has done and continues to do for us.

Because of current restrictions our parishes probably will not have the washing of the feet. Is it too extreme to suggest we wash family members feet at home as we live-stream the Mass? I know, that sounds extreme, that’s what Peter thought too. We might not literally wash one another’s feet, but Jesus’ teaching is very explicit, telling his disciples and us, “I have given you a model to follow so that as I have done for you, you should also do.” There is no wiggle room in what Jesus tells his disciples. We “should also do.” Jesus’ priority at the supper was to serve his disciples and in doing that he was teaching them the core message of his life – service to others.

Jesus was hosting a meal with his intimate disciples. Their worlds were about to fall apart yet, by his words and explicit actions during the meal, Jesus is extending his peace to them. We are at supper with the Lord. He does for us what he did for those around the table with him – he extends his peace to us. And who does not need that peace in these pandemic-ridden days? It’s not just the pandemic that shakes us, is it? There are situations in our personal lives that urge us to turn to the Lord for the peace he offers the troubled disciples at his table.

As I write this the news is tragic: eight people, six of them Asian women, were massacred in Atlanta. (The event awakens us to the intimidation and violence the Asian community has always experienced.) Hundreds of children have been separated from their parents at our border. The world is still waiting for vaccines to be available for everyone, especially in the poorest countries. We desperately need the peace Jesus offers us at our Eucharist this evening. He’s not just extending a greeting of peace; he is offering himself to us in his body and blood. The gift of himself will enable us to do what he asks us to do, offer ourselves in service to others.

John makes it quite clear: Jesus was aware of his coming exodus from this world to return to the Father. “Jesus knew that his hour had come….” He seems to be leaving those he loved behind. But in Jesus there is no separation between the Father and those he leaves in the “world.” Rather, through Christ the Father is present to us and we to the Father. Jesus is returning to his Father and now in Christ we too will be united with our God. The world was alienated from God, but in Jesus we have entered into God and God has entered into the world.

The gospel says Jesus took off his outer garment. It is as if John is telling us that Jesus is revealing the inner life of God to his disciples: He is of God and is returning to God. Before he takes up his garments again he takes up the towel. God has come to serve us as God has been doing throughout these gospel narratives. Through Jesus the miracles and good works are often done on the Sabbath, God’s day. Jesus is our Sabbath, doing what his Father is doing. At the meal though he is not shining forth in brilliant displays of power, but pouring water and cleansing us.
Initially Peter doesn’t get it. No surprise to anyone familiar with the Gospels. He is stuck with images of a God on high, majestic in power. How could this distant God take on the role of a humble servant? Which causes us to reflect: what is our image of God? Where does God reside? How does God act in our world? From what John tells us. in Jesus, God is a humble servant washing our feet, preparing us to continue the journey we are on in the world as followers of God’s Son.

During more “normal times” the washing of the feet is a ritual that takes place at the Eucharist. It is a liturgical practice done by someone wearing a clean out white towels, assisted by deacons. As a liturgical practice it is rich with meaning. But it should not just be a liturgical action. It is meant to be an example and instruction: “As I have done for you, you should also do.” And Jesus wasn’t just talking about washing feet, was he?

“As I have done for you…”
- healed the sick... you should also do
- forgiven sinners...you should also do
- fed the hungry...you should also do
- welcomed the stranger...you should also do
- given by life...you should also do