Nhà khoa học chính trị Michael Novak về việc Khao Khát Tự Do (Phần 3)

Về việc Châu Âu đã mất đi sự khao khát về tự do.

WASHINGTON, D.C. (Zenit.org).- Khi nhiều người Châu Âu đã không còn trung tín với Do Thái Giáo và Kitô Giáo nữa, thì cũng có nghĩa là họ đã mất đi niềm khát khao về sự tự do và về Thiên Chúa, là Đấng của Tự Do.

Đó là lời nhận xét của nhà khoa học chính trị Michael Novak, tác giả của cuốn sách có nhan đề “Thế Giới Khát Khao Về Sự Tự Do: Tại Sao Sự Xung Động Giữa Các Nền Văn Minh Lại Là Điều Không Thể Tránh Khỏi” (The Universal Hunger for Liberty: Why the Clash of Civilizations Is Not Inevitable). Sách do Nhà Sách Basic Books xuất bản. Ông giữ chức Chủ Tịch của Hiệp Hội George Frederick Jewett về Chính Sách Tôn Giáo và Công Cộng tại Học Viện Doanh Nghiệp Hoa Kỳ (American Enterprise Institute).

Lần này, Ông chia sẽ với hãng tin Zenit về việc làm thế nào mà Do Thái Giáo và Kitô Giáo góp phần vào cái cảm nhận sâu sắc về sự tự do và nhân bản thật sự của con người trong nhân dạng Âu Châu của họ.

Hỏi (H): Thưa Ông, trông có vẽ rất thuyết phục khi biện cãi rằng các quốc gia Tây Phương đã mất đi niềm khao khát về sự tự do. Tại Châu Âu, việc mở rộng chính phủ và những hình thức mới của các chế độ chuyên quyền (despotism) về mặt văn hóa và xã hội đang ngày càng gia tăng. Thì đâu chính là nguồn gốc của hiện trạng này?

Ông Novak (T): Thưa, câu trả lời chính là sự thịnh vượng của quốc gia, vốn thay thế trách nhiệm trung tâm của cá nhân trong tình hình chính trị thế giới và thay thế nó bằng một kiểu nhà nước “lo chăm sóc” cho dân chúng, thì đây chính là “chế độ chuyên quyền mới và mềm dẽo” như đã được tiên đoán bởi Alexis de Tocqueville trong cuốn sách của Ông có nhan đề: “Nền Dân Chủ Tại Hoa Kỳ” (Democracy in America).

Một câu trả lời sâu sắc hơn có lẽ chính là do thảm kịch của chủ thuyết vô thần nhân bản hóa (atheistic humanism). Nếu không có Thiên Chúa, thì những gì mà loài người làm trong cuộc sống của mình, sau cùng rồi, cũng chẳng có ý nghĩa gì cả. Chẳng có gì thầm kín bên trong bị ảnh hưởng cả, tức chẳng có gì là sự thật, là sự công bằng hay có ý nghĩa cả.

Trong thế giới của thuyết hư vô (nihilism), hay thậm chí cả với thuyết tương đối, sự an ủi (comfort) và tiện lợi (convenience) có ý nghĩa ngang bằng với sự tự do. Đối với hầu hết nhiều người, thì chúng thậm chí càng trở nên hấp dẫn và thu hút hơn đối với họ. Tại Châu Âu, dường như có lẽ là thế.

Những gì mà Kitô Giáo và Do Thái Giáo đã từng đóng góp vào trong nhân dạng của Châu Âu chính là một sự cảm nghiệm về tầm quan trọng của việc làm thế nào mà những người nữ và nam dùng sự tự do cá nhân của mình, để hoặc là trở nên những tín hữu trung tín với Thiên Chúa của họ hay ngoãnh mặt và xa lánh Ngài đi. Con người có thể trực tiếp bất trung ngay trước mặt Thiên Chúa, hoặc một cách gián tiếp thông qua sự bội phản về những nhiệm vụ của họ đối với người khác.

Nói chung lại là, những gì mà Do Thái Giáo và Kitô Giáo đã đóng góp vào trong nhân dạng của Châu Âu, khi đó chính là sự cảm nhận sâu sắc về sự tự do, tức sự cảm nhận về nhân phẩm thật sự của con người, thì ngày nay nó lại bị rung động trong một tình huống bất cân xứng gay gắt của việc làm thế nào mà con người nhân loại quyết định việc dùng tới sự tự do của họ.

Khi người Châu Âu đã không còn trung tín với Kitô Giáo và Do Thái Giáo nữa - tức mất đi sự khao khát về tự do, thì cũng giống như Torah với Tân Ước xưa kia, nghĩa là họ đã mất hẳn đi sự khao khát cả về sự tự do lẫn Thiên Chúa là Đấng tự do. Họ đã dựng nên những ngẫu tượng, giả hình khác để mà thờ phụng.

Hơn bao giờ hết chúng ta vẫn thường hay nghĩ là, Thiên Chúa của Abraham, của Isaắc, của Giacóp xưa kia, và Chúa Giêsu ngày nay, trông có vẽ là không thể nào tách rời khỏi niềm khao khát về sự tự do tại Tây Phương. Những bằng chứng rõ ràng của ngày nay đã cho thấy rằng thể chế trần tục hóa đã hấp tấp làm cho chết đi niềm khao khát về sự tự do.

Đó là lý do tại sao mà tôi lập luận rằng những người Hồi Giáo không nên phải hấp tấp để theo đuổi con đường trần tục hóa. Mặt khác, chúng ta có thể nhận thấy bằng cảm nghiệm tại Phương Tây, cũng như qua một số cảm nghiệm về chế độ trần tục tại một số quốc gia Ả Rập rằng chế độ trần tục hóa đã làm khô héo đi sự tự do, cũng giống như mùa đông đã làm băng giá những khu rừng và cánh đồng vốn trước kia rất phì nhiêu, trù phú. Chế độc trần tục hóa đã làm suy yếu đi đạo đức luân lý, và chẳng có một nguồn gốc nào cả.

Thiên Chúa của Abraham đã mang đến sự tự do cho cả người nam lẫn nữ. Cũng đồng thời, Thiên Chúa tạo dựng nên chúng ta để cho chúng ta có được sự tự do. Thì đó chính là nguồn gốc về sự khao khát của chúng ta, và về việc chúng ta là ai. Sự tự do chính là niềm khao khát của con người, thậm chí cũng là sự khao khát của những ai đã từng có được sự tự do, hay đã từng đánh mất nó đi ngay chính trong trái tim của riêng họ.

Lịch sử về mặt chính trị đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy niềm khát khao về sự tự do có một sức mạnh lịch sử lâu dài. Lịch sử của thời đại chúng ta là một bài học rõ ràng nhất để có thể hình dung ra được sự thật về niềm khát khao kể trên.

Trước hết chúng ta hãy xem xét đến bằng chứng đầu tiên kể từ ngày 30 tháng 1 năm nay. Cuộc bầu cử gan dạ và lăng dấu tay tại Irắc theo sau là cuộc “Cách Mạng Màu Da Cam” tại đất nước Ukraine, rồi lại nối tiếp theo cuộc bầu cử năng động tại Palestine, rồi cuộc biểu tình dũng cảm tại đất nước Li Băng, và những đòi hỏi công cộng tại các quốc gia khác.

Rồi sau đó, chúng ta hãy suy nghĩ trở lại vào năm 1905. Cho dẫu có nhìn dưới góc cạnh nào đi nữa, thì lịch sử của thế kỷ 20 chính là một cố gắng để áp đặt lên sự bạo ngược, chuyên chế (tyranny) dưới nhiều hình thức khác nhau trên toàn thể nhân loại. Mặc dầu vậy, một số diễn biến chính trị nhỏ cũng đã xảy ra vào năm 1905, mà hiện giờ đã lên tới hơn 120 vụ - không phải là bằng những cuộc chiến tranh thế giới, hay bằng cuộc tranh đấu qui mô, vĩ đại, và cũng chẳng phải là những vấn nạn triền miên, nhưng là bằng nổ lực, ý chí không thể chối cãi để hy sinh và đạt được những thành công khiêm tốn.

Giờ đây niềm khao khát về sự tự do đang chầm chậm len lõi qua thế giới của Hồi Giáo-chí ít là tại các quốc gia Ả Rập - cũng như tại các quốc gia Hồi Giáo mà trước kia nằm dưới quyền thống trị của Nga Sô cũ, tức những quốc gia có tên cuối bằng các chữ như “-stan.”

Về ý nghĩa này, cuốn sách của tôi, được viết trong năm 2003, đã bắt đầu được chứng minh bởi những sự kiện kể trên. Những giả thuyết của nó, và những lý do giải thích vì sau - trông có vẽ xa rời với thực tế ngày hôm nay hơn là khi chúng được viết ra trên giấy mực vào thời gian đó. Nhưng ít ra, tôi mời người đọc hãy kiểm chứng hoặc là xác minh cho rõ.

Những gì mà tôi đã sai lầm, có lẽ, những người khác biết về những sự thật chính xác hơn tôi. Nếu có thế, thì tôi sẵn sang đón nhận những ý kiến đóng góp đó.

(H): Thưa Ông, liệu điều này có ấp ủ cho sự tự do tại Hồi Giáo và những nền văn hóa khác vốn đòi hỏi sự trần tục hóa không?

(T): Thưa, trái lại là đằng khác. Kinh nghiệm cho thấy rằng chủ nghĩa trần tục hóa là một nền sinh thái luân lý rất khó tồn tại lâu được. Chủ nghĩa trần tục hóa không có một phương cách đúng đắn cho sự sa sút về luân lý, đạo đức, cho sự tham nhũng, hối lộ và sự xuống dốc của xã hội. Nó sống ăn bám như một con ký sinh trùng trong nền sinh thái luân lý, đạo đức, và khi các cơ mạch bị suy yếu đi, thì liệu còn có thuyết tương đối luân lý nào để mà giảng dạy hay thậm chí đề nghị ra nữa?

Giờ đây có một dạng trần tục hóa chẳng phải là tương đối cũng chẳng phải là hư vô (nihilistic). Thành Rôma của Cicero và Seneca trông có vẽ là thuộc về dạng đó, nếu một ai đó có thể gọi sự trần tục hóa chính là một nền văn hóa, để rồi phải tôn thờ một ngẫu tượng La Mã. Nhưng có một lý do tại sao Rôma lại rơi vào tay Kitô Giáo chính là do bởi quyền năng cao siêu của đạo đức Kitô Giáo, đặc biệt là cách nhận thức về sự tự do theo kiểu Kitô Giáo.

Một cách nhìn nhận tương tự về sự tự do vẫn còn tiềm ẩn trong nhận thức của Hồi Giáo về phần thưởng và hình phạt cho những hành động mang tính cá nhân. Tôi muốn thách đố và khuyến khích những nhà tư tưởng Hồi Giáohãy tự tìm ra đầy đủ nguồn ngạch về thuyết tự do, về cả bình diện cá nhân lẫn chính trị, đến một mức độ nào đó mà trước đây chưa hề đạt được.

(H): Thưa Ông, làm thế nào mà sự tự do về kinh tế lẫn chính trị hỗ trợ lẫn nhau?

(T): Thưa, cả hai phải cần có nhau, nếu thiếu một trong hai, thì chẳng đạt được điều gì cả. Nếu tất cả nền dân chủ đem đến cho con người một cơ hội để bỏ lá phiếu bầu một cách thường xuyên mà không có những cải thiện nào cả về mặt chính trị, trong điều kiện của những quốc gia nghèo, thì dân chúng không thể nào yêu mến sự dân chủ được. Và ngược lại, nếu có sự phồn thịnh về kinh tế mà thiếu đi sự bảo vệ về các quyền dân sự của những người thiểu số, thì sự nổi loạn về luân lý không chóng thì chày cũng sẽ nổ ra.

Sự tự do về mặt chính trị sẽ không nghĩ yên cho đến khi nó chấm dứt bằng sự tự do về mặt kinh tế, và cũng tương tự như vậy, sự tự do về kinh tế cũng chẳng bao lâu sẽ giúp nảy sinh ra những đòi hỏi về sự tự do chính trị. Trong cả hai trường hợp, “sự tự do” không phải là một loai giấy phép, nhưng là việc tự quản-việc đề ra những sáng kiến riêng tư, và sự tôn trọng về luật lệ, về nền dân sự và nền luân lý, đạo đức học.

(Hết)