Nhà khoa học chính trị Michael Novak về việc Khao Khát Tự Do (Phần 2)

Phải chăng đó là một sự xung đột của các nền văn minh?

WASHINGTON, D.C. (Zenit.org).- Những cuộc bầu cử mới đây tại A Phú Hãn (Afganistan) và Irắc, và việc đòi hỏi bỏ phiếu tại các quốc gia Hồi Giáo khác, trông có vẽ như hậu thuẩn cho ý tưởng mà Michael Novak kêu gọi về một sứ khao khát mang tính tự do khắp hoàn vũ.

Novak chính là tác giả của cuốn sách có nhan đề “Thế Giới Khát Khao Về Sự Tự Do: Tại Sao Sự Xung Động Giữa Các Nền Văn Minh Lại Là Điều Không Thể Tránh Khỏi” (The Universal Hunger for Liberty: Why the Clash of Civilizations Is Not Inevitable). Sách do Nhà Sách Basic Books xuất bản. Ông giữ chức Chủ Tịch của Hiệp Hội George Frederick Jewett về Chính Sách Tôn Giáo và Công Cộng tại Học Viện Doanh Nghiệp Hoa Kỳ (American Enterprise Institute).

Ông đã chia sẽ với hãng tin Zenit tại làm sao mà cuộc xung đột của các nền văn minh - tức cuộc xung đột trong nội bộ của Kitô Giáo, Do Thái Giáo và Hồi Giáo là một điều không thể tránh khỏi.

Hỏi (H): Thưa Ông, thế nào là “cuộc xung đột giữa các nền văn minh” và tại sao cuộc xung đột đó, lại là điều không thể tránh khỏi?

Ông Novak (T): Thưa, cuộc xung đột của các nền văn minh nảy sinh ra từ những cuộc xung đột gay gắt, bất thần bùng nổ một cách bạo lực ra như chúng ta đã chứng kiến tại Nữu Ước và Washington vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 vừa qua. Thì cuộc bùng nổ này trước tiên được định nghĩa như là những quan điểm trái ngược nhau về ý nghĩa của sự thật, của sự tự do, và thậm chí chẳng có bên nào lại dám nhìn nhận về Thiên Chúa như là một lý lẽ chung, tất yếu. Một số người thì xem đó chỉ là một cuộc vật lộn lâu dài dẫn đến sự chết của nền văn minh này, hay nền văn minh khác.

Ngược lại, đơn giản mà nói, giả thuyết của tôi chính là thậm chí trong nền văn minh của Hồi Giáo, qua việc các tên khủng bố tấn công vào ngày 11 tháng 9, thật sai lầm khi nói rằng có một loại tôn giáo sẽ tưởng thưởng và trừng phạt con người sau khi đã chết đi.

Như Thánh Tôma Aquinas và Moses Maimonides trong thời đại xa xưa đã chỉ ra rằng, trong suốt thời kỳ vàng son của những cuộc đối thoại giữa Do Thái Giáo, Kitô Giáo và Hồi Giáo nhiều thế kỷ trước đây, thì tôn giáo chính là biên giới để gìn giữ lại bên sâu trong nó một lý thuyết về sự tự do, dẫu rằng các triết học gia và các nhà thần học chưa thể nào khám phá ra đươc lý thuyết đó, hay vẫn chưa thể nào hiểu rõ hết những dấu chỉ, hay chưa thể đưa ra hết tất cả mọi khả năng. Vì nếu không có sự tự do, thì phần thưởng hay hình phạt sau cái chết chỉ là vô nghĩa, hay nói cách khác, chẳng mang một ý nghĩa gì cả.

Nói tóm lại, có rất nhiều điều để bàn cãi về sự thật, về sự tự do và về Thiên Chúa giữa các tín hữu Kitô Giáo, Do Thái Giáo và Hồi Giáo ngày nay và trong nhiều thế kỷ tới. Thì một cuộc đối thoại như vậy sẽ giúp cho các bên cùng đạt tới những quy luật thỏa thuận chung trong việc kiếm tìm về sự thật, sự tự do và những ý tưởng đòi hỏi, ngông cuồng, yếu kém, và thô thiển của chúng ta về Thiên Chúa.

Khi tôi viết cuốn sách “Khát Khao về Sự Tự Do Trên Khắp Hoàn Vũ” vào năm 2002 và 2003, thì một cuộc đối thoại như vậy vẫn chưa được khởi sự nên.

Thế nhưng trong việc tỏ bày mong muốn về sự tự do như đã xảy ra qua các cuộc bầu cử tại Afganistan và Irắc - và những đòi hỏi mới mẽ tại các quốc gia như: Libăng, Irăn, Ai Cập và các nền văn hóa Hồi Giáo khác trong những tháng qua, thì chủ đề về sự tự do, sẽ là một chủ đề phổ quát trong một lịch trình mang tính hoàn vũ.

Nếu đúng là như thế, thì không chỉ trong khía cạnh chính trị có liên quan tới nền dân chủ, mà còn trong cả khía cạnh về nền văn hóa và nhân bản con người, tức những đức tính chung, những nhận thức và tập quán chung nào của con người chính là những yếu tố cần thiết trong ý nghĩa đó?

Chúng ta đã bắt đầu hướng theo phương hướng của Caritapolis một cách đau đớn, nhưng chậm chạp từng bước một, vì đó là điều cần thiết. Phương cách khác có lẽ rất mơ hồ ảm đạm (indescribably bleak) và cũng không cần thiết cho lắm, hay chỉ là vô ích và đựng chứa nhiều sự đau đớn, thống khổ cho tất cả mọi người mà thôi.

(H): Thưa Ông, trông có vẽ là Ông cho rằng Hồi Giáo đang mở rộng về sự tự do. Nhưng nội chính từ “Islam” (tức đạo Hồi) có nghĩa là sự trao nộp, dâng hiến. Thế điều gì đã khiến Ông tin rằng những nền văn hóa Hồi Giáo có thể cổ võ, dưỡng nuôi cho sự tự do, qua sự căng thẳng giữa quyền lực và sự tự do?

(T): Thưa, đại thi sĩ người Hoa Kỳ là T.S. Eliot đã từng viết về những dòng thơ tuyệt tác nhất về con người, diễn ra vào gần cuối của vở hài kịch có tên “Vở Hài Kịch Thiêng Liêng” (Divine Comedy), trong khi đó thì Dante đã viết vào những thời kỳ đầu của Ý Quốc một dòng thơ mà chúng ta dịch một cách cô đọng (succinctly) sang tiếng Anh là: “Hòa Bình của chúng ta, chính là Theo Ý của Người.” (In His Will, our peace).

Trong suy nghĩ của Kitô Giáo và Do Thái Giáo, thì cũng tương tự, tức cũng có những căng thẳng giữa quyền lực của Thiên Chúa và sự tự do của con người, cũng giống như giữa sự thật và sự tự do. Thì những trở ngại này buộc chúng ta phải biết vận dụng sự suy nghĩ và ngôn ngữ của chúng ta một cách sâu sắc hơn, để chúng ta có đủ khả năng nhận biết về sự khác biệt, và thậm chí tưởng tượng ra những giải pháp trong sự sáng tạo của chúng ta đối với một điều dường như rất là khó gở rối, tơ vò.

Cũng nên biết rằng những người theo thuyết tương đối thời nay, tức những người không phải diện đối với những trở ngại nào cả về quyền lực của Thiên Chúa, vì chưng, họ không có tín ngưỡng, niềm tin, thế nhưng, họ vẫn phải diện đối với không biết bao nhiều là những trở ngại của riêng họ. Thế tại sao họ lại coi trọng sự tự do, thay vì sự áp bức (coercion)? Làm sao mà họ tìm ra một thứ gì đó là tội lỗi, nếu như không tùy tiện tuyên bố ra những gì mà họ thích, hoặc với những người khác được quyền tự do để bất đồng với họ?

Thì hệ thống của thuyết tương đối luận của họ dường như được biến thành cách để hình ra các quyết định, và cuối cùng thì lấn áp luôn cả thuyết sát nhân hóa (thuggish) của chính họ. Nếu sự thật chẳng là gì cả, thì cách duy nhất để giải quyết những bất đồng chính là quyền lực của sự mù quáng (naked power).

Ngược lại, trong những cuộc đối thoại tương lai mang tính hoàn vũ giữa các nền văn minh, dưới lý tưởng sự thật mang tính nguyên tắc (regulative ideal of truth), thì tôi tin rằng mỗi một người trong chúng ta sẽ dạy cho những người khác về rất nhiều bài học, cũng như học hỏi được rất nhiều điều từ phía họ.

Về những câu hỏi lớn chẳng hạn như làm thế nào để nhận thức được và có thể nói một cách hợp lý về sự thật, về sự tư do và về Thiên Chúa, thì có rất nhiều điều để cho chúng ta học hỏi. Và đó chính là phẩm chất lớn nhất trong mỗi người chúng ta trong việc tìm hiểu một cách sâu sắc hơn về những truyền thống của chúng ta, để có thể mang lại cả nhiều điều xưa cũ lẫn đáng kính nhất, và những gì là truyền thống phong phú nhất vào gia sản chung của thế giới hoàn vũ.

(Còn tiếp…)