41. THÍ SINH VÔ TRI

Tạ Vô Dật học rộng thơ văn đều giỏi, nhưng hai lần đi thi đều không trúng tuyển, thế là không thèm làm quan nữa, sống đời nhàn cư, thích chơi với các hòa thượng, và rất không thích trò chuyện với các học trò.

Ngày nọ, có một thí sinh đến tiếp kiến, sau khi an vị thì nói với Tạ Vô Dật:

- “Mỗi khi tôi muốn hỏi ngài một câu chuyện, nhưng mới nghĩ đến thì lại quên mất tiêu, đúng là đến đi đều nhanh. Đã có nghe người ta nói đến Âu Dương Tu, quả thật có hạng người này sao?”

Tạ Vô Dật nghĩ thầm:“Sao lại có tên thí sinh không biết gì cả thế này?” nhưng nhìn cho kỷ người thì thấy anh ta rất là cẩn thận nghiêm túc, cho nên ông ta vừa hào khí vừa cười vui vẻ giải thích:

- “Âu Dương Tu trước đây là một thư sinh, về sau tham gia chính quyền làm đến thừa tướng”.

Thí sinh lại hỏi:

- “Ông ta có thể viết văn chương chứ?”

Tạ Vô Dật giận tức khí hơi thở bốc khói lỗ mũi, đường đường là một thí sinh mà ngay cả nhà đại văn học cũng không biết, vậy mà muốn lên kinh ứng thí, thật là nực cười, bèn cười nhạo nói:

- “Văn chương thì có thể làm được một chút”.

Thí sinh không biết đối phương đang nói trêu đùa mình, nhưng không ngờ đứa con trai bảy tuổi là Tôn Dã của Vô Dật nghe được, bèn len lén cười cho.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 41:

Học trò đi thi để làm quan mà không biết văn chương của một tể tướng nổi tiếng là chuyện đáng chê, lại hỏi tể tướng nổi tiếng ấy có biết làm văn chương không thì đúng là nên cho rớt trước khi thi...

Thời nay có những học trò đi thi đại học mà điểm trung bình chỉ có...một điểm, những học trò này khỏi cần thi cho đỡ tốn tiền của cha mẹ vì chưa thi mà đã rớt; có những thầy cô giáo chấm bài thi trình độ cũng chẳng thua gì...các học trò được điểm một, bởi vì những thầy cô giáo ấy chỉ dạy theo giờ đồng hồ chứ không theo giờ của lương tâm.

Người ta tin rằng trong số các thí sinh... được điểm một ấy chỉ có 1% là người Ki-tô hữu, và trong số các thầy cô chấm bài thi sai ấy chắc chắn không có ai là người Ki-tô hữu, bởi vì các thầy cô người Ki-tô hữu luôn có lương tâm và trách nhiệm khi dạy học trò, bởi vì các thầy cô giáo có đạo ấy luôn ý thức rằng mình đang thay mặt Thiên Chúa để không những truyền đạt kiến thức cho các em, mà còn dạy các em cách sống làm người tốt trong xã hội theo tinh thần Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su.

Học trò Ki-tô hữu và thầy cô giáo Ki-tô hữu thì khác với các học trò và thầy cô giáo không phải là Ki-tô hữu ở chỗ: họ học và dạy học đều có tinh thần yêu thương, trách nhiệm và phục vụ của Đức Chúa Giê-su trong tâm hồn họ.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


--------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info