Sáng thế 18:1-10; T.vịnh. 14; Côlôssê 1: 24-28; Luca 10: 38-42

Chúa Giêsu và các môn đệ tiếp tục cuộc hành trình đến Giêrusalem. Trên đường đi chúng ta gặp nhiều nhóm người khác nhau: Trong số nhóm quần chúng đi theo Chúa Giêsu một số cần được giúp đở, một số vì họ tò mò do những cảnh tượng họ trông thấy; nhóm các thầy thông luật càng ngày càng chống đối; môn đệ Chúa Giêsu ngày càng thêm hăng hái, nhưng họ không biết vì sao Chúa Giêsu lại nói đến sự thương khó sắp đến của Ngài. Ngay trước câu chuyện hai chị em bà Mácta và bà Maria. Trong Chúa Nhật vừa qua thì có một người thông luật hỏi Chúa Giêsu "ai là người thân cận của tôi?". Chúa Giêsu đáp lại với dụ ngôn người Samaritanô tốt lành. Vậy những người theo Chúa Giêsu và những người chống đối Ngài có lắng tai nghe lời Chúa Giêsu đã nói hay không? Còn chúng ta thì sao? Hôm nay chúng ta nghe câu chuyện một người thể hiện sự kính trọng Chúa Giêsu và làm gương cho chúng ta bằng cách lắng nghe lời Ngài.

Câu chuyện hai chị em bà Mácta và bà Maria chỉ có trong Phúc âm thánh Luca. Theo chúng ta nghĩ là câu chuyện đó và khung cảnh xung quanh là những chi tiết đặc biệt của thánh Luca. Thí dụ như: trong Phúc âm thánh Luca chỉ có phụ nữ phục vụ và lắng nghe lời Chúa Giêsu. Và câu chuyện đó ở giữa hành vi thể hiện và lời cầu nguyện. Chuyện người Samaritanô tốt lành trước đó gói gọn trong tính yêu thương của Kitô giáo và việc phục vụ. Trong câu chuyện tiếp theo đó về hai chị em bà Mácta và bà Maria nói về Chúa Giêsu dạy về việc cầu nguyện. Vậy chúng ta có lắng nghe lời dạy của Ngài lồng trong hai câu chuyện này không? Có cần phải cầu nguyện thêm để trợ giúp chúng ta thấy rõ và thực hiện trong ơn gọi phục vụ nhu cầu cho tha nhân hay không? Lời kinh nguyện có thể giúp chúng ta thấy được nhu cầu của người khác để chúng ta không đi qua bên kia đường như thầy tư tế và người Lêvi khi họ thấy một người bị nạn nằm bên đường do kẻ cướp trấn lột và tra khảo? Câu chuyện người Samaritanô tốt lành và chuyện hai chị em Mácta và Maria liên quan mật thiết đến lời Chúa Giêsu dạy về cầu nguyện. Cả hai cùng là một chủ đề.

Thật là một dịp thư giãn cho Chúa Giêsu khi được bà Mácta đón tiếp niềm nở. Hình ảnh bà Mácta ở đây chỉ có trong Phúc âm thánh Luca. Người em là bà Maria ngồi ở bên dưới chân Chúa Giêsu nghe Ngài dạy, nghĩa là lắng nghe lời Ngài. Ngồi ở bên chân một người nào là thừa nhận uy quyền của người đó. Bởi thế bà Maria tin rằng Chúa Giêsu là người có quyền phán dạy, một vị ngôn sứ. Bà Mácta được mô tả là người "tất bật" trong câu chuyện này, Bà lo lắng bận rộn phục vụ. Nhưng, ít nhất lúc đầu, bà Mácta là người đón tiếp Chúa Giêsu và tiếp tục thực hiện chu toàn việc đón tiếp đó. Vì Chúa Giêsu trên đường đi lên Giêrusalem với các môn đệ của mình. Tôi tự hỏi các môn đệ có ngồi gần đó hay không? Nếu có họ thì bà Mácta có nhiều việc phải làm, thế nên, do công việc quá nhiều; bà cảm thấy em bà bỏ lơi công việc, không giúp đở bà.

Chúa Giêsu nói "Mácta, Mácta. chị băn khoăn lo lắng” nhiều chuyện quá. Theo Luca Timothy Johson (trong Sacra Pagina trang 174} thì thuật ngữ này có ý nói là "lo lắng" về những vướng mắc trong cuộc sống hằng ngày ở thế gian và "trở nên to chuyện". Johnson nói thêm là Chúa Giêsu đáp lại "chỉ có một điều duy nhất mà thôi". Lời này đã được giải thích bằng nhiều cách. Có người nói Chúa Giêsu muốn nói bà Mácta có thể dọn ít món ăn hơn, chỉ một hay vài món. Nhưng ông Johnson nghĩ Chúa Giêsu đang nói đến đức tính hiếu khách của địa phương, nghĩa là sự chú trọng đến người khách là điều quan trọng. mọi thứ khác chỉ là việc thứ yếu. Vì thế bà Maria chọn điều đúng. Việc chào đón của bà Maria là, không những đón một ngôn sứ vào nhà, nhưng còn lắng tai nghe lời ngôn sứ nói. Bà Maria đã làm việc người ta thường làm là lắng nghe vị nói lời Chúa "là điều quan trọng nhất".

Điều này làm chúng ta tự hỏi: chúng ta chào đón một ngôn sứ như thế nào? Chúng ta phải mở lòng trí nghe lời Chúa nói vời chúng ta qua người "khách" ở giữa chúng ta như thế nào? Đôi khi có người khách không tin tưởng được, một người khách ở một thế giới nào khác. Người khách đến với chúng ta với sự hiện diện và đưa ra một quan niệm mà chúng ta không thường nghe biết đến, vì chúng ta thường có những thói quen hàng ngày, với những những người bạn đồng hành có những kiểu suy nghĩ thông thường của đời sống hằng ngày. Khi có ai đó nói đến từ một thế giới khác; haycó một cách nhìn khác về cuộc sống hằng ngày. Thường điều đàu tiên chúng ta đáp lại là ngăn chặn tức thì vì chúng ta cảm thấy có sự đe dọa đến phạm vi đức tin của chúng ta. Đây là niềm tin vào Chúa Thánh Linh để chú ý đến những gì chúng ta nghe và trông thấy và rồi suy nghĩ về tính ứng dụng trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta có thể ngồi dưới chân Chúa Giêsu và lắng nghe lời Ngài nói qua cách chú ý đến những người xung quanh chúng ta, nhất là những người "bên ngoài vào", vì họ hành động và nói khác lạ với chúng ta. Trước khi chúng ta đóng kín lòng trí chúng ta, chúng ta có thể đón chào niềm nỡ. Ai mà biết được chúng ta có thể nghe những gì? Ai mà biết được những trãi nghiệm nào là thật mà chúng ta gặp được? Ai mà biết được chúng ta có thể chào đón một vị ngôn sứ, đấng Thiên Chúa sai phái đến cho chúng ta như là dành cho các môn đệ chăng?

Hôm nay chúng ta bắt đầu 3 phần trong thơ thánh Phaolô gởi cho giáo hữu ở Côlôxê. Các linh mục giảng; có thể giảng bài đọc thứ hai trong những tuần sau. Thơ này trình bày Chúa Kitô trong khung cảnh hoàn cầu và đề nghị chúng ta phải làm thế nào để đáp ứng với lời Ngài bằng đức tin. Thơ gởi tín hữa Côlôxê dạy rằng Chúa Kitô là nguồn gốc sự cứu rỗi cúa chúng ta và chúng ta được tự do trong Ngài, rời khỏi kiếp nô lệ phụ thuộc vào các quyền lực và các lời dạy khổ hạnh khác. Vì Chúa Kitô đã giải phóng chúng ta được tự do. (chúng ta không chắc thơ này là của Phao lô viết hay của một môn đệ của ông ta). Theo tác giả thơ này chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa vì sự tự do này, và xử dụng nó để phục vụ người khác.

Phần trích trong thơ gởi cho tín hữu ở Côlôxê hôm nay có thể gây nhầm lẫn cho những người nghe thánh Phaolô nói là sự đau khổ của ông "tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh". Thật là lạ lùng vì điều gì "còn thiếu trong gian nan thử thách Đức Kitô?" Tác giả nhắc những người phục vụ cho hội thánh là chúng ta cần chịu kinh nghiệm những gì Chúa Kitô đã chịu trước khi Ngài sống lại - đó là những điều chúng ta lãnh nhận đau khổ cho Hội Thánh. Sự đau khổ của chúng ta là "đau khổ thay cho thân thể Chúa Kitô". Vì sao phải đau khổ? vì để chúng ta có thể hoàn tất việc rao giảng Lời Chúa .

Lời Chúa được làm cho "sáng tỏ" hoặc dễ hiểu cho những ai chưa hề nghe đến, qua chứng nhân là sứ vụ của Chúa Kitô. Việc chúng ta sẵn sàng hy sinh bản thân cho phúc âm và, như Phaolô "vui vẻ trong đau khổ" để rao giảng phúc âm qua đời sống của chúng ta. Phaolô nói với chúng ta Lời Chúa là "mầu nhiệm ẩn núp qua bao thế hệ và ngày tháng xưa". Nhưng, bây giờ được diển tả qua đời sống của "các vị thánh của Thiên Chúa". Qua đời sống và đau khổ của các vị thánh đó Chúa Kitô được hiện diện. Phaolô sãn sàng "vui vẻ" trong đau khổ của mình vì ông ta tin tưởng ông ta đang phục vụ thân thể Chúa Kitô. Quyền lực sự dữ trong thế gian sẽ đàn áp chúng ta. Nhưng, những ai sống trong thân thể của Chúa Kitô có thể thắng sự dữ, và phát huy việc hòa giải trong Chúa Ki tô cho kẻ khác. Triều Đại Chúa Kitô làm sao có thể được loan báo cho toàn thế giới? Đó là bởi các người theo Chúa Kitô đã được trao ban năng lực bởi Thần Khí Thánh linh của Ngài.

Trong thế giới chúng ta, việc trở thành các Kitô hữu, không bao giờ là việc dễ dàng. Thời thánh Phaolô cũng như thời nay. Nếu chúng ta trung kiên và sống đời sống Chúa Kitô thì chúng ta phải chọn lựa hằng ngày trong việc chống đối với những người cùng thời đại với chúng ta. Chống đối và tranh đấu là thành quả - và là thành quả đau khổ. Thơ gởi cho tín hữu Côlôxê nhắc chúng ta nhớ là những đau khổ về vật chất, về thể xác và về tinh thần mà chúng ta chịu đựng cho Chúa Kitô không phải là điều vô ích. Trái lại, những đau khổ đó cộng tác vào việc loan báo tin mừng Chúa Kitô cho những người xung quanh chúng ta. Tất cả chúng ta không phải là người thuyết giảng đâu. Không phải tất cả chúng ta đều lên bục đứng giảng trong cuối tuần này. Nhưng Phaolô nhắc chúng ta là tin mừng phúc âm được loan báo qua mỗi người đã chịu phép rữa tội là trung thành sống với hy lễ mà phúc âm đòi hỏi.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


16th SUNDAY -C-
Genesis 18: 1-10; Psalm 15: 2-5; Colossians 1: 24-28; Luke 10: 38-42

Jesus and his disciples continue their journey to Jerusalem. Along the way we meet various groups of people: the crowds, who are drawn by their own desperate needs, or are curious about the spectacle; the "teachers of the law," who are growing more and more hostile; Jesus’ disciples, enthusiastic but confused because of Jesus’ talk of his coming passion. Just prior to today’s Martha and Mary story, in last Sunday’s reading, a lawyer "tested" Jesus asking, "Who is my "neighbor." Jesus responded with the parable of the Good Samaritan. Have Jesus’ followers and antagonists really been listening to what he has been saying? Have we? Today we have a story of someone who shows respect for Jesus and sets an example for us by listening to his word.

The Martha and Mary account is only in Luke and so we would expect to find in it and the surrounding ones, typical Lucan touches. For example, typical of Luke, it features women ministering and listening to Jesus. Also, the story is situated between action and prayer: the preceding story of the Good Samaritan encapsulates the ideal of Christian love and service; while following the Martha and Mary account Jesus gives his teaching about prayer. Are we listening to the accumulated message of these narratives? Does it take prayer to help us discern and follow through on our call to serve others in need? Will prayer help us recognize the needy so that we not "walk on by on the other side," as the religious leaders did to the man who had been set upon by bandits? The stories of the Good Samaritan, Mary and Martha and the teaching on prayer are intimately related – they are of a piece.

What a relief it must have been for Jesus to be "welcomed" by Martha. This is Martha’s only appearance in Luke. Martha’s sister Mary is also in the story and she sits at Jesus’ feet to hear him speak – literally, to "listen to his word." To sit at someone’s feet was to acknowledge his or her authority. Thus, Mary treats Jesus as one sent with an authoritative word, a prophet. Martha is often described as "the heavy" in this story – the one who is fretting and bossy. But initially, at least, she is the hospitable one who welcomes Jesus and tries to do much to follow-up on her hospitality. Since Jesus is journeying to Jerusalem with his disciples, I wonder if they weren’t close by. If so, Martha had much to do and could be overwhelmed with work and so feel abandoned by her sister.

Jesus tells Martha that she is "anxious and worried" about many things. Luke Timothy Johnson (SACRA PAGINA, page 174,) says that in the original these terms suggest: being "anxious" about the entanglements of life in the world and "making an uproar." Johnson goes on to say that Jesus’ response, "There is a need for only one thing," has been variously interpreted. Some say Jesus is suggesting she could have served fewer dishes, just "one," or a "few." But Johnson thinks Jesus is responding to the virtue of hospitality, that is, the importance of paying attention to the guest. That’s what’s important. Everything else is secondary. So, Mary made the right choice. Mary’s way of being hospitable was not only to welcome the Prophet in their home, but to also listen to his words. She has done what people should do – listen to the one who speaks God’s word – "the one thing necessary."

Which makes us ask ourselves: how do we offer hospitality to the prophets? How open are we to hearing God speaking to us through the "guests" among us? Sometimes these "guests" can be quite disconcerting! A guest comes from the outside world. They bring us a presence and a perspective we don’t ordinarily get because we are immersed in our daily routine, companions and accustomed thought patterns. When someone speaks from a different world view, or another perspective on daily life, our first response is to put up barriers – we feel our borders threatened. It is an act of faith and trust in the Spirit to pay attention to what we hear and see and then to reflect on its application to our lives. We can sit at Jesus’ feet and listen to his words just by being more attentive to those around us; especially those who are from the "outside," who initially act and speak in ways foreign to us. Before we bolt the door of our minds and hearts, we might practice hospitality and openness. Who knows what we might hear? Who knows what riches we might experience? Who knows, we might even be welcoming the Prophet – the one sent by God with a word for us disciples.

Today we begin a three part series from the Letter to the Colossians. Preachers may want to preach at least once from this second reading during the next weeks. This letter presents Christ in cosmic proportions and proposes to us how we can respond to him in faith. Colossians teaches that Christ is our source of redemption and in him we are set free from subservience to other powers and ascetical teachings. Since Christ has set us free, the author of Colossians tells us (we are not sure whether Paul or one of his disciples wrote this letter), we are to give thanks to God for this freedom and use it to serve others.

Today’s selection from Colossians can be confusing to people who hear Paul say that his suffering is "filling up what is lacking in the afflictions of Christ on behalf of his body which is the church." How strange... and what is "lacking in the afflictions of Christ?" The author is reminding Christian ministers that we continue to experience what Christ did before his resurrection – we are suffering for the church. Our suffering is "on behalf of his body." Why this suffering? So that we can bring to completion the proclamation of the Word of God.

God’s Word is made "intelligible," or understood by those who have not yet heard it, by the witness of Christ’s ministers. Our willingness to make personal sacrifice for the gospel and, like Paul, to "rejoice in my suffering," becomes a proclamation of the gospel through our lives. He tells us that God’s Word was a "mystery hidden from ages and from generations past." But now it is revealed by the lives of "the holy ones." By their lives and sufferings "the holy ones" reveal Christ himself. Paul is willing to "rejoice" in his sufferings because he believes he is serving Christ’s body. Evil forces in the world still exert their power over us, but those who live in Christ’s sacrificial spirit can overcome evil and extend the work of Christ’s reconciliation to others. How will Christ’s reign be made known throughout the world? By Christ’s followers who are empowered to live by his Spirit.

It has never been easy being a Christian in our world: not in Paul’s time; not in ours. If we are faithful and living Christ’s life, then we must make daily choices that set us against the grain of our contemporaries. Friction and sometimes conflict, are the result – and they are painful. Colossians reminds us that any suffering – material, physical or spiritual – we endure for Christ is not in vain. Rather, it contributes to spreading the Good News of Christ to those around us. Are we all preachers? No, not all of us will climb into the pulpit this weekend to preach. But Paul reminds us that the message of the gospel is proclaimed through each baptized person who faithfully lives out the sacrifices gospel living requires.