Cv 2: 1-11; Tvịnh.103; Rm 8: 8-17 hay Cr 12:3b-7, 12-13; Ga14:15-16, 23b-26 hay Ga 20: 19-23

Trước hết nói sơ qua vê yếu tố căn bản của lễ Chúa Thánh Thần: Đây là lễ nói về lúc bắt đầu một bữa ăn thì các hình lưỡi lửa xuất hiện, và kèm theo có tiếng gió ùa vào trong phòng nơi các môn đệ Chúa Giêsu đang hội họp. Thật ra, lễ Chúa Thánh Thần trước hết là lễ của người Do thái. Lễ này mừng kỷ niệm 50 ngày sau lễ Vượt Qua, và được gọi là lễ Bánh Không Men, hay là lễ Ngũ Tuần. Lúc đầu tiên, đó là lễ về nông nghiệp, mừng mùa thu hoạch lúa mì. Ý nghĩa lễ Ngũ Tuần trong cộng đoàn Do thái được mở rộng ra để bao gồm sự tưởng nhớ lúc Thiên Chúa ban Lề Luật trên núi Sinai. Bởi thế, đó cũng là lễ mừng Giao Ước Mới với cộng đoàn do Thiên Chúa lập ra trong những thử thách họ khi đi qua hoang địa.

Lời giải thích ngắn về nguồn gốc lễ Chúa Thánh Thần không là một bài học về lịch sử. Nhưng vì chúng ta nghĩ đến nguồn gốc của lễ đó, chúng ta có thể thấy được ý nghĩa của nguồn gốc “du nhập” của lễ đó. Chúng ta có thể nhận thấy ý nghĩa và hình ảnh đầy súc tích của lễ đó cho các Kitô Hữu. Gốc lễ này liên quan đến lễ Vượt Qua và với chúng ta cũng vậy: Lễ Chúa Thánh Thần liên hệ đến sự thương khó, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu vinh hiển ngự bên phải Thiên Chúa. Đó cũng là lễ "mùa gặt" và hoa quả của việc Chúa Giêsu làm. Nên để ý đến lời nói về mùa gặt trong bài trích sách Công Vụ Tông Đồ đọc hôm nay: "Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, một tiếng động như tiếng gió ùa vào đầy cả căn nhà" và cộng đoàn đang hội họp thì "ai nấy đều tràn đầy ơn Thánh Thần". Thêm vào đó, đám đông dân chúng "từ các nơi xa trong thiên hạ trở về" cũng nghe tiếng nước của họ. Tất cả những điều bàn luận với nhau nói về sự kiện có thực thực của những hình ảnh này khiến dân chúng tụ họp với nhau nghe có vẻ như thời gian của mùa thu hoạch theo ý nghĩa của lễ Ngũ Tuần trước kia đã thành sự. Trước kia các ngôn sứ đã nói lên việc dân chúng tản mác khắp các nơi sẽ trở về hội họp trên núi Sion. Và bây giờ, nhân ngày lễ Chúa Thánh Thần, các người Do thái sùng đạo trở về. Họ từ các nước: Pác thi ca, Mê-đi, Ê-lam v.v... hội họp nhau tại Giêrusalem là thành phố của Thiên Chúa. (Is 2: 2-4).

Cộng đoàn đầu tiên lãnh nhận Chúa Thánh Thần là tất cả mọi người "...Họ kinh ngạc vì ai nấy đều nghe các môn đệ nói tiếng bản xứ của mình. Họ loan bào về những kỳ công của Thiên Chúa". Vì việc người Do thái trước kia thờ thần ngoại và hảnh diện việc họ đã làm nên tháp Babel là dấu chỉ loài người kiêu ngạo. Nên Thiên Chúa làm cho họ nói nhiều thứ tiếng nên bị xáo trộn (Sáng Thế 11: 1-9 ). Tháp Babel là dấu chỉ sự chia rẻ va ly tán. Lễ Chúa Thánh Thần là đấu chỉ sự hợp nhất cộng đoàn. Việc thuở trước đã qua đi, và bây giò nên hợp với nhau nhờ Thần Khí của Thiên Chúa.

Tin mừng của mùa phụng vụ này theo thánh Luca. Và thánh Luca cũng là tác giả sách Công Vụ Tông Đồ. Trong 2 sách cúa thánh Luca, Chúa Thánh Thần có phần việc rất quan trọng. Trong phúc âm, khi tường thuật câu chuyên về thời thơ ấu của Chúa Giêsu, thánh Luca nói về "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Đức trinh nữ Maria, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên Bà" và Ngôi Lời nhập thể làm Người. Bà Elizabeth cũng được tràn đầy Thánh Thần khi Bà Maria đến thăm. Thánh Thần cũng xuống ơn cho ông Zachariah, bà Anna và ông Simeon làm cho họ tràn đầy niềm vui và cảm tạ. Thánh Thần là Đấng sống động trong sứ vụ của Chúa Giêsu. Cũng như khi Chúa Giêsu chịu phép rửa, Thánh Thần hiện xuống trên Ngài dưới hình chim bồ câu. Và bây giờ lễ Chúa Thánh Thần, với phép rửa trong Thánh Thần, "dưới hình lưỡi lửa", đánh dấu sự bắt đầu sứ vụ chăn dắt của Giáo Hội cho toàn thế giới... Sách Công Vụ Tông Đồ mở đầu với Chúa Thánh Thần xuống trên giáo hội tiên khởi. Ngay sau đó, những ai lãnh nhận Chúa Thánh Thần sẽ "hoạt động" với năng lực cúa Thánh Thần để ra đi đến tận cùng thế giới, đến tất cả mọi người, mọi dân tộc, mọi ngôn ngữ để loan báo tim mừng phúc âm. sách Công Vụ Tông Đồ còn được gọi là "Phúc âm của Chúa Thánh Thần". Sách Công vụ tường thuật về việc các tín hữu tiên khởi làm rất ít, nhưng nói nhiều về việc các tín hữu đã lãnh nhận "hình lưỡi lửa" đã làm. Mùa gặt đã bắt đầu, và giáo hội sẽ gom góp lúa mà Chúa Giêsu đã gieo với máu thánh của Ngài. Lễ Chúa Thánh Thần thật là một lễ của mùa gặt mới.

Trong khi sách Kinh Thánh nói về những hành vi của Thiên Chúa đã thực hiện cho chúng ta. Kinh Thánh cũng nói rất nhiều về sự quan trọng của việc dân Chúa phải chờ đợi vị tín trung của Chúa đến. Trong Mùa Phục Sinh này chúng ta cũng đã mừng việc Thiên Chúa đã sai Thánh Thần Chúa đến qua Chúa Giêsu. Việc Thiên Chúa gởi Chúa Giêsu đến và Ngài đã trung thành với Thiên Chúa suốt những năm Ngài thi hành sứ vụ thay cho chúng ta ngay cả trong cái chết của Ngài. Đấng Mêsia đầy Thánh Thần không quay đi mặc dù việc Ngài làm đưa đến sự chết.

Thiên Chúa đã hoạt động qua đời sống của Chúa Giêsu và không bỏ Ngài, nhưng làm cho Ngài sống lại. Trong khi chờ đợi, chúng ta ý thức những việc Thiên Chúa đã làm, và chúng ta được nghe Chúa Giêsu bảo "hãy chờ đợi" Chúa Thánh Thần đến. Dân chúng với đức tin trong Kinh Thánh thường hay chờ đợi. Suốt qua bao nhiêu thế hệ dân Israel chờ đợi và mong chờ Đấng Mêsia đến. Phúc âm cho chúng ta thấy thành quả của sự chờ đợi đó trong việc Chúa Giêsu đến, và thi hành sứ vụ của Ngài đầy Thánh Thần. Thí dụ như: thánh Luca nói về ông Simeon và bà Anna chờ đợi, cầu nguyện trong đền thờ để lời Thiên Chúa hứa được thực hiện. Sau Chúa Giêsu Phục Sinh, các môn đệ chời đợi và mong ước Chúa Thánh Thần đến như đã được hứa để đến lấp đi khoản trống trong lòng trí các ông bởi Chúa Giêsu về trời. Trong khi các môn đệ chờ đợi, lần nữa, Thiên Chúa gởi Chúa Thánh Thần dến để an ủi và ban năng lực cho họ.

Không ai bảo chúng ta là nên gác lại các công việc qua một bên rồi ngồi chờ đợi, không làm gì cả và "chờ đợi Thiên Chúa". Chúng ta đã lãnh nhận ơn Thánh Thần, và đã được sai đi loan báo tin mừng Chúa Kitô sống lại qua lời nói và việc làm của chúng ta. Nhưng lòng chúng ta vẫn còn khát khao mong đợi. Bạn có tự cảm thấy điều đó không?. Nhất là trong khoản thời gian giữa cuộc chạy đua chúng ta thường ngừng lại để lấy hơi thở phải không? Gọi đó là "chờ đợi". Chúng ta là một cộng đoàn chung với các tổ phụ Do thái, và là những người đầu tiên theo Chúa Giêsu. Chúng ta chờ đợi và than thở. Hãy nhìn qua bản đồ thế giới, giáo hội và đời sống riêng biệt của chúng ta cho chúng thấy rõ là, mặc dù chúng ta còn đang bận rộn công việc nhà Chúa, chúng ta vẫn đang chờ đợi. Chúng ta chờ đợi trong sự than vản làm sao chấm dứt những đau khổ của thế giới, những gảy đỗ trong giáo hội, nỗi chia ly trong các gia đình của chúng ta và sự tàn phá môi trường thiên nhiên.

Lễ Chúa Thánh Thần nhắc chúng ta những môn đệ của Thiên Chúa, là Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta. Chúa Giêsu không còn ở với các môn đệ, nhưng Ngài hứa là họ sẽ không bị mồ côi. Thiên Chúa hành động thiết thực là gởi Chúa Thánh Thần xuống ngay ngày hôm nay để mừng ngày sinh ra của Giáo Hội. Những người hội họp trong phòng như nói ở trên làm thành một cộng đoàn, và bắt đầu thở hơi thở mới là hơi thở của Chúa Thánh Thần. Và nói theo một cách mới để họp nhất mọi lại bằng "hình lưỡi lửa". Đây là một vấn đề lớn trong ngày lễ Chú Thánh Thần là mọi người đang nói tiếng lạ? Phải chăng những người tìm đến Thiên Chúa (người Do thái sùng đạo từ các nước đến) đã nghe và hiểu lời phúc âm của các môn đệ theo tiếng bản ngữ của họ phải không? Đó có thật là một lực hút họ hay không?

Lễ Chúa Thánh Thần đoan chắc với chúng ta rằng: Thiên Chúa muốn sống kết hợp với chúng ta nên một để loan báo ơn lành Thiên Chúa ban cho các tạo vật. Thời buổi bây giờ, người ta luôn luôn nói đến: thế giới bị sự thống trị của một số ít quốc gia hùng mạnh; sự nghèo khổ vẫn còn bao trùm các dân tộc trên địa cầu; tài nguyên của trái đất bị cạn kiệt; bọo lực không ngừng phát triễn trong chiến tranh; hàng triệu người vẫn còn phải di tản. Dù vậy, hôm nay chúng ta kỷ niệm sự hiện diện liên tục của Thiên Chúa ở giữa chúng ta như lời rao giảng và chữa lành đến trong những người bé mọn và cố gắng nói lên sự liên kết của các dân tộc nhờ sự linh ứng của ơn Chúa Thánh Thần.

Các bạn có nghĩ là thánh Luca muốn chứng tỏ bởi lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, là Thánh Thần đến để mặc khải Ngài rồi ra đi hay sao? Không phải thế, vì trong suốt sách Công Vụ Tông Đồ, giáo hội tiên khởi, nhất là thánh Phêrô và Phaolô đã được hình thành bởi Thánh Linh. Điều này chứng tỏ một nhận thức sâu sắc về sư hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Như thế có nghĩa là chúng ta, những Kitô hữu thời nay, hãy xem đó như là Chúa Thánh Thần vẫn còn tiếp tục ở với chúng ta hiện nay. Chúng ta là dân của Chúa Thánh Thần và hôm nay là lễ Chúa Thánh Thần. Bởi thé, ngày mai và mỗi ngày sau đó! Chúng ta có thể làm gì để chứng tỏ đức tin của chúng ta luôn dựa vào Chúa Thánh Thần và Ngài vẫn hiện diện trong giáo hội chúng ta ?

Chúng ta có thể làm cho những người tân tòng khỏi gặp khó khăn khi họ vừa gia nhập vào cộng đoàn. Chúng ta hãy chú ý là những "ngôn ngử" khác đến đều được dùng trong lúc chúng ta hội họp, trong phụng vụ và hát mừng chào đón. Các cha giảng nên nói thêm về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần ở giữa chúng ta bây giờ như khi Chúa Thánh Thần ở với Chúa Giêsu trong sứ vụ của Ngài. Chúng ta nên khởi sự làm việc như kết hợp thành một nhóm riêng và nên tiếp cận đến với những người sống bên lề xã hội. Với lễ Chúa Thánh Thần, những người thuộc các tầng lớp thấp kém và những người sống bên lề sẽ có chỗ danh dự trong cộng đoàn tín hữu.

Với ơn Chúa Thánh Thần, các tín hữu không còn là nhóm người xa lạ rời rạc. Họ đã được ơn Chúa Thánh Thần để sống như Chúa Giêsu. Vì quyền năng của Chúa Giêsu bây giờ là của họ. Điều đó chúng ta có thể làm được không? Được chứ, vì hôm nay, ngày mai, và những ngày sau đó, chúng ta đều mừng lễ Chúa Thánh Thần.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


PENTECOST -A-B-C-
Acts 2: 1-11; Ps. 104; Rm 8: 8-17 or Cr 12:3b-7, 12-13; Jn 14: 15-16, 23b-26 or Jn 20: 19-23

First a little background on this feast. Pentecost isn’t a feast that began when the tongues of fire appeared and the sound of strong driving wind filled the room where Jesus’ disciples were gathered. Rather, Pentecost was first a feast of the Jewish people. It celebrated fifty days after the Passover, and was called the Feast of Unleavened Bread, or the Feast of Weeks. At first it was an agricultural feast, a celebration of the wheat harvest. Pentecost’s significance in the Jewish community expanded to include the remembrance of God’s giving the law on Sinai. Thus, it was a celebration of the new covenanted community formed by God during the trials in the desert.

This all-too-quick review of the origins of Pentecost is not meant to be a history lesson. But as we reflect on its origins, we can see how "loaded" with meaning and imagery this feast is for Christians. The original feast was connected to Passover and so for us, Pentecost is linked to Jesus’ suffering, death and exaltation at God’s right hand. It is also a harvest feast because the disciples, gathered to receive the Spirit, were the "harvest" of Jesus’ labors and we too are the fruits of his work. Notice the references to harvest and gathering in our Acts reading: "When the time of Pentecost was fulfilled;" "the noise like a strong driving wind filled the entire house" and that the gathered community was "filled with the Holy Spirit." In addition, the large crowds drawn by the sound were from, "every nation under heaven." All this talk of fulfillment and people gathered together, sounds like harvest time to me and suggests that Pentecost hasn’t lost its harvest roots. The prophets had suggested that the dispersed would be gathered together on Mount Zion. Now on Pentecost, devout Jews from all the nations (Parthians, Medes, Elamites, etc.) are gathered in Jerusalem, God’s city (Is. 2: 2-4).

This first community, recipients of the Holy Spirit, was open to all peoples,"...we hear them speaking in our own tongues of the mighty acts of God." Because of idolatry and pride Babel became the symbol of human hubris, and was marked by the confusion of language among peoples (Gen. 11: 1-9). Babel was the sign of division and dispersion; Pentecost, that of unity and community. The old order has passed away, people are united under God’s Spirit.

This liturgical cycle we have been focusing on Luke’s gospel and Luke is also the author of Acts. The Holy Spirit has a prominent role in Luke’s writings. The infancy narratives tell us that the Holy Spirit overshadowed Mary and the Word became flesh. The Spirit also filled Elizabeth, Zechariah, Anna and Simeon with thanks and joy. The Holy Spirit is a living and active presence in Jesus’ ministry. Just as his baptism marked the beginning of Jesus’ ministry, now Pentecost, with its baptism in the Holy Spirit, marks the beginning of the church’s ministry to the world. Acts begins with the coming of the Spirit on the early church. Soon those who received the Spirit will "act" – empowered by the Spirit, they will go to the ends of the earth, to all people and languages, to proclaim the gospel. Acts has been called "the Gospel of the Holy Spirit." It is less an account of what the first Christians did, and more the narrative of what believers can do who have received the "tongues as of fire." The harvest time has begun and the church will gather the wheat that Jesus planted with his life’s blood. Pentecost truly is a feast of a new harvest.

While the Bible is an account of God’s activities on our behalf, it also tells a lot about the importance of waiting on the part of God’s faithful people. During this Easter season we have been celebrating God’s very good work in Jesus. Jesus was sent by God and stayed faithful to God throughout his mission on our behalf and in his dying. Our Spirit-filled messiah did not turn away, even though his path took him to the grave.

God was active throughout Jesus’ life and did not abandon him, but raised him up. Meanwhile, aware of all God has been doing, we have been hearing Jesus’ instruction to "wait" for the coming of the Spirit. Faithful biblical people are used to waiting. For long generations Israel waited and longed for the coming of the messiah. The gospels show the fruits of that waiting in the arrival of Jesus and his Spirit-filled mission. For example, Luke’s gospel shows Anna and Simeon waiting and praying in the temple for the fulfillment of God’s promises. After the resurrection the disciples waited and hoped for the promised Spirit to come to fill the open space left in their spirits by Jesus’ ascension. While the disciples were waiting, God again acted and sent the fiery Spirit to comfort and strengthen them.

No one is suggesting we put aside all our labors and concerns and sit around, do nothing and "wait on the Lord." We have already received the gift of the Spirit and have been sent on mission to proclaim the Risen Christ through our words and actions. But there still is a longing within us. Can you feel it, especially in the in-between times when we pause to catch our breath? Call it "waiting." We are one community with our Jewish ancestors and Jesus’ first followers. We are waiting and groaning. A quick look over the maps of the world, the church and our personal lives brings to vivid reminder that, even though we may be busy about the Lord’s work – we are still waiting. We wait and groan for an end to the world’s miseries; our church’s brokenness; our family’s divisions and nature’s devastation.

Pentecost was a reminder to the disciples that God had not forgotten them. Jesus was no longer with them but, as he promised, they would not be left orphans. Our active God sent them the Spirit and on this day we celebrate the Spirit’s coming and the birth of the church. Those gathered in the upper room became a community and began to breathe by means of a new breath – the breath of the Spirit – and to speak in a new way that would unite scattered people by the "tongues as of fire." Was it such a big deal on Pentecost that people were speaking in strange tongues? Wasn’t it more that so many God seekers ("devout Jews from every nation") heard the welcoming message of the gospel in utterances they understood from the disciples? Wasn’t that the real attraction?

Pentecost assures us that God wants to be one with us in helping communicate God’s blessing upon all of creation. As permanent and grinding as the present age seems: world dominance by a few powerful nations; poverty shrouding most of the planet’s peoples; depletion of the earth’s resources; unending violence and the quagmire of war; the displacement of millions – nevertheless, today we celebrate God’s continual presence with us as we preach and heal, reach out to the needy and help forge a Spirit-inspired unity among all people.

Do you think Luke is suggesting by this spectacular Pentecost event that the Spirit came, manifested his/herself and left? Hardly, since throughout the rest of Acts the early church, especially Peter and Paul, formed by the Spirit, show a keen awareness of being Spirit-led. Which means we modern Christian have to draw the conclusion that the Spirit is constantly with us now. We are a Pentecost people and today is Pentecost. So is tomorrow and each day after that! What can we do to show our faith in the Spirit’s abiding presence in our church?

We can work at breaking down any obstacles newcomers encounter when they try to join us. We can make sure "many tongues" are celebrated at our gatherings, in ritual, song and hospitality. We preachers could speak more about the Spirit’s presence with us now, just as it was in Jesus’ ministry. We can start acting less like a private club and reach out to those on the edges of our society. With Pentecost, the under classes and gentile outsiders were given a privileged position in the community of believers.

Under the Pentecost Spirit, the believers were no longer a disjointed and dispirited group. They were empowered by the Spirit to live as Jesus did, for his power was now theirs. Is that possible for us too? Yes, because today and tomorrow and all the days afterward, we celebrate Pentecost.