ĐnL 4: 1-2, 6-8; Tvịnh 14; Giacôbê1: 17-18, 21b-22, 2; Máccô 7: 1-8, 14-15, 21-23

Người ta thường nói: thời bây giờ có sự xem xét trở lại về đời sống thiêng liêng. Điều này xãy ra vì đời sống hằng ngày quá ư bận rộn, có nhiều người có tiền rất nhiều mà họ không hề cảm nhận được (ít nhất là trong các nước tiền tiến). Người ta tìm cách để được giúp đở về tinh thần vì họ bị xáo trộn bởi một thế giới đầy những lập trình khô khan về vi tính. Rất nhiều người tìm về đời sống tinh thần và về nhiều cách sống thiêng liêng từ những cách sống tôn giáo thời xưa cho đến những lối sống tôn giáo đông phương và các tôn giáo ở Mỹ Châu, trong các cách sông Mới v.v... Những trung tâm tổ chức tĩnh tâm và cách sống theo phúc âm đầy người đăng ký và còn bao nhiêu người phải chờ đợi để được vào đó. Ngay cả các tiệm bán sách ở các phi trường thường bán những sách về thương mại hay tiểu thuyết, bây giờ cũng đầy cả sách về đời sống tâm linh. Hành khách đi trên máy bay có thì giờ ngồi nguyện gẫm khi trãi qua 6 giờ trên các máy bay xuyên lục địa. Vừa rồi tôi có dịp nói chuyện với một phụ nữ ngồi bên cạnh tôi, bà ta đang đọc sách về Đạt lai Lạc-ma.

Chúng ta thường nghĩ rằng "đời sống thiêng liêng" là một cách sống riêng biệt dành cho một số ít người được chọn. Chúng ta nghĩ người được may mắn có thì giờ và có tiền của thì dể cầu nguyện hơn, nguyện gẫm hằng ngày, đi dự tĩnh tâm những khóa đặc biệt hay dọc sách về các vấn đề đó. Phần đông trong chúng ta nghĩ là đời sống hằng ngáy của chúng ta quá ư bận rộn nên khó lo về những “vấn đề thiêng liêng" chúng ta cố gắng đi nhà thờ hay đọc thêm kinh nguyện trong khi chúng ta cạo râu hay gội đầu làm tóc. Nhưng, để "tiến thêm về đời sống thiêng liêng" có thể chờ đợi đên khi chúng ta có nhiều thì giờ hơn, như sau khi chúng ta hưu trí, hay sau khi con cái lớn lên tự lập dọn ra khỏi nhà.

Tất cả những điều nói ở trên là do bởi suy nghĩ rằng chúng ta không đủ thì giờ để lo phần hồn. Chúng ta có thể để cho một số người đặc biệt dọc được những sách mới ra sau này hay có thì giò đi dự tĩnh tâm. Tất cả chúng ta đều có đời sống thiêng liêng. Câu hỏi được đặt ra hôm nay là dưới những trang sách chẩn đoán về đời sống thiêng liêng có được an toàn không? Đời sống nội tâm của chúng ta ra sao? Đó có phải là một giếng sâu thu hút sự giàu có không? Giếng sâu đó có cho chúng ta cảm thấy đầy ân sũng là những điều không liên quan gì đến của cải vật chất hay không? Giềng đó có đánh thức chúng ta khát khao tìm đến Thiên Chúa trong đời sống hằng ngày hay không? Hay giếng sâu đó đã cạn khô vì chúng ta không để ý đến phải không? Chúng ta khát khao về những điều không phải thuộc về Thiên Chúa chăng? Giếng đó không giúp chúng ta trong những lúc gặp khó khăn về vật chất và mệt mỏi về tinh thần phải không? Nếu chúng ta như thế thì đời sống thiêng liêng của chúng ta bị mệt mỏi và không đủ sức giúp chúng ta sống bình an, làm các mối liên hệ với thế giới xung quanh chúng ta không hòa hợp hoặc bị định hướng sai và làm cho đời sống tinh thần chúng ta với thế giới xung quanh không được ổn định, đó là nguyên nhân làm xã hội xung quanh chúng ta bị lạc hướng và bị hỗn loạn.

Một đời sống tinh thần trong sạch có thể làm chúng ta mạnh dạn, sôi động hơn với một triển vọng về đới sống sẽ tốt đẹp hơn. Đời sống tinh thần như thế có thể tiếp thêm sinh lực cho chúng ta đối mặt với những khó khăn của xã hội mà không bị nản lòng. Đời sống như thế giúp chúng ta không sống buông thả mỗi khi chúng ta chưa đạt được thành quả ngay tức khắc. Một đời sống tinh thần bị bỏ bê hoặc nhiều hình thức có thể gây nên sự rạn nứt và hoài nghi trong lối nhìn vào cuộc sống và để lại trong chúng ta một nhản quan hẹp hòi không nghĩ đến người khác chỉ nghỉ về chúng ta mà thôi. Nếu đời sống tinh thần không dựa vào nền tảng của đức tin, chúng ta sẽ sớm bỏ qua những cố gắng hoàn thiện cuộc sống sau những thành công nhất thời để trở về với lối sống cũ vì thiếu dũng cảm và kiên trì.

Vì sao tất cả những điều này liên quan đến đời sống thiêng liêng, và có liên hệ gì đến những bài đọc và bài giảng hôm nay? Sự việc xãy ra vì Chúa Giêsu đối đáp với các lãnh đạo tôn giáo đẫ bày tỏ đời sống thiêng liêng của họ theo những tập tục bên ngoài. Họ đã lấy luật của Thiên Chúa mà ông Môsê nói trong bài đọc thứ nhất và nhấn mạnh về việc giữ cách thể hiện bằng hình thức bên ngoài. Họ quan tâm đến những gì là "sạch sẽ hay ô uế" về các thứ dùng trong việc ăn uống như “chén dĩa, rửa tay và giặt giường chiếu”. Họ cáu buộc Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài không theo đúng lề lối tập quán của tổ tiên họ. Trước đó Chúa Giêsu đối đáp với họ, và Ngài nhấn mạnh sự khác biệt về những gì thuộc về nguồn gốc thiêng liêng và những gì thuộc các tập quán phàm trần. Bây giờ nói đến ngôn sứ Isaia về những điều ngôn sứ chông đối là sự sa đọa về lối sống tôn giáo và sự đàn áp các người nghèo theo những lề luật quá nặng nề.

Người Pharisêu và các kinh sư đang theo dõi Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài có sống và thực hiện đúng theo nghi thức của tập tục hay không. Ông John Pilch (trong sách : VĂN HÓA THẾ GIỚI CỦA CHÚA GIÊSU) nhấn mạnh là các lề luật mà các lãnh đạo tôn giáo nói đến như rửa tay, Rửa chén, rửa bình, rửa chai, và dọn sạch giường là những lề luật văn hóa ở thành thị do những người giàu ở đô thị làm. Các người nghèo ở trong làng quê và khách đi đường như Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài không bao giờ giữ những tập tục đó - mặc dù họ cũng bị bất buộc phải theo. Nước không có đủ, làm sao các người sống trong làng mạc giữ được các tập tục đó. Họ cố gắng nhưng họ làm được hay không là tùy họ. Tuy nhiên, như chúng ta thấy từ cuộc gặp gỡ hôm nay, một số nhà lãnh đạo tôn giáo đã tự tổ chức tuân thủ tất cả các luật thanh tẩy, cho dù nó có khả thi hay không. Chúa Giêsu chống lại mạnh mẻ việc các người Pharisêu giữ về tập tục phàm nhân mà quên về các lề luật ông Môsê dạy. Cũng như các ngôn sứ đi trước Ngài, Chúa Giêsu đến nơi mà xã hội bị tổn thương và gặp nhiều xáo trộn và Ngài mời gọi họ nghe Ngài nhớ đến Thiên Chúa như đã ghi trong sách Đệ Nhị Luật.

Chúa Giêsu không bỏ hẳn các tập tục, nhưng Ngài nhắc chúng ta nhớ là lề luật sẽ trở nên vô nghĩa nếu không xuất phát từ một trái tim công chính. Bao nhiêu ô uế xãy ra bởi một trái tim không trong sạch như "ý định xấu, tà dâm, trộm cắp, giết người v.v...". Chúa Giêsu chỉ nhấn mạnh là những gì Do thái giáo luôn luôn dạy: sự sạch sẻ được ẩn bên trong nghi thức của sự trong sạch theo tập tục.

Theo Kinh Thánh, trái tim là trung tâm của đời sống. Trái tim không phải chỉ là một bộ phận của cơ thể, nhưng là cả đời sống nội tâm, tình cảm, lý trí, tinh thần và đời sống đạo đức của con người. Từ trái tim sinh ra những tình cảm, những nhu cầu và niềm đam mê. Trái tim là nguồn gốc của bản tính và các việc làm của con người. Trái tim cũng là nơi chúng ta gặp Thiên Chúa. Trong Kinh thánh, mỗi khi Thiên Chúa muốn nói với một người để gây sự thay đổi về đời sống, hay để gây nên sự sống động về sự nhiệt thành của đức tin, thì Thiên Chúa nói với trái tim. Trái tim là nơi Thiên Chúa ban sự thấu hiểu, một cảm giác nội tâm và lòng hăng say muốn đi theo đường lối của Thiên Chúa. Mỗi khi Thiên Chúa muốn nói với một người Thiên Chúa đi ngay vào trái tim người đó.

Vậy trái tim là hình ảnh của đời sống thiêng liêng của con người. Nơi trái tim chúng ta sẽ thấy sự thật bền vững và kín đáo của con người. Vì trái tim là chính con người và bản tính của người đó thì chỉ có Thiên Chúa mới đem đến sự thay đổi cho trái tim. (Hãy nhớ lời kinh trong ngôn sứ Ezekiel: "Ta sẽ ban tặng các ngươi một quả tim mới, sẽ dặt một thần khí mới vào lòng các ngươi" (Ez 36:26).

Khi Chúa Giêsu kêu gọi các người Pharisêu thay đổi trái tim họ, thì Ngài nói một cách thuyết phục với họ về "lời nói tinh thần". Chúng ta dừng lại đây và hãy tự đặt chúng ta vào câu chuyện giữa Chúa Giêsu và các người Pharisêu. Chúng ta hãy suy gẫm và tự hỏi: điều gì đang ở trong trái tim chúng ta? Khi nói chuyện với Chúa Giêsu trái tim các người Pharisêu và kinh sư bị kích động. Họ có thể rời bỏ Chúa Giêsu; như chúng ta hôm nay không thể rời bỏ Chúa được. Hôm nay chúng ta mời Thiên Chúa ở lại trong trái tim chúng ta. Như mọi người thường nói trong các chương trình 12 bước, để thực hiện bước "nâng cao hiệu năng" của tình trạng trái tim chúng ta. Chúng ta thực sự mong muốn điều gì trong cuộc sống của mình? Chúng ta đã cống hiến năng lực sâu đậm của chúng ta cho việc gì và cho ai? Trái tim chúng ta cùng nhịp đập với Thiên Chúa như thế nào trong lúc này?

Ân sũng của bài phúc âm hôm nay là đánh thức trái tim chúng ta bước ra khỏi giấc ngủ của đời sống an nhàn; để chân thành tự kiểm về đời sống thiêng liêng của chúng ta như thế nào. Thử hỏi, trong đời sống, các quyết định của chúng ta có biểu hiệu được tình thông cảm với người nghèo, người xa lạ như Chúa Giêsu hay không? Hay chúng ta theo tập tục tôn giáo để che đậy thế giới xung quanh chúng ta phải không? Ngay khi chúng ta cố gắng tập luyện thể xác chúng ta, chúng ta có thờ ơ tập luyện trái tim chúng ta là đời sống thiêng liêng của chúng ta hay không? Hôm nay Thiên Chúa nói với trái tim chúng ta qua Lời của Ngài. Thiên Chúa là nguồn gốc của sự đổi mới bắt đàu từ Bí Tích Thánh Thể. Nhưng, sau lúc tụ họp hôm nay, chúng ta sẽ làm gì để tiếp tục thay đổi trái tim chúng ta? Hôm nay ai có thể động đến trái tim chúng ta với những nhu cầu của họ, những đòi hỏi được yêu thương, và những ham muốn được tha thứ? Chắc là chúng ta không muốn bị buộc tội như Thiên Chúa nói trong lời ngôn sứ Isaia "Dân này tôn kính Ta bằng môi, bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta. Chúng có thờ phượng Ta thì cũng vô ích, vì giáo lý chúng giảng dạy chỉ là giới luật của con người".

Chuyển ngữ: FX. Trong Yên, OP


22nd SUNDAY (B)
Deut 4: 1-2, 6-8 Ps. 15; James 1: 17-18, 21b-22, 27; Mk 7: 1-8, 14-15, 21-23

It is said that there is a spiritual awakening happening these days. It’s stirred by the very hectic nature of everyday life and by the bloated excesses of many people having more money (at least in our first world) than they have ever dreamed of having. People are looking for help to replenish their frazzled spirits run ragged by our e-com driven world. All kinds of spiritual interests are being pursued and all kinds of spiritualities are being practiced, from renewed interest in traditional religious practices, to eastern and native American religions, New Age practices, etc. Retreat and spirituality centers are filled and have waiting lists. Even airport bookstores, that usually carry business, or diversionary reading, now feature books on spirituality. The busy traveler can get help relaxing and learn to meditate while sitting in a middle seat on a six hour transcontinental flight. Recently, on one of those flights, I had a long conversation with a woman sitting next to me who was reading a book by the Dali Lama.

We tend to think of "spirituality" as a practice or pursuit reserved for a very few elitist souls. We think of the lucky ones who have the extra time (and money) to pray more, meditate daily, go to special retreats, or read books on the subject. Most of us would claim our lives are far too busy at this time for "spiritual pursuits." We try to get to church and say a few extra prayers while we shave or do our hair. But, as far as "developing our spiritual lives," that will have to wait till we get more time; maybe after the kids leave the house, or when we retire.

All this categorizing of the notions of spirituality is unfortunate. We can’t reserve spirituality to just some special folk who are able to read the latest books, or take time to go to a retreat center. We all have a spiritual life. The question we ask today, in the light of the scriptural readings, concerns the health of our spiritual life. What’s the condition of our interior life these days? Is it a deep well from which can draw riches?...does it give us a sense of abundance unrelated to how much we own?...does it awaken the hunger for God in our daily lives? Or, is it shallow from neglect? Consumed by desires for other than God? Not available to us in times of stress or crisis? If the latter is so, then our spirit is ailing and is not helping us keep our lives integrated, our relationships healthy and ourselves in harmony with the world around us. Our lives are directed, or misdirected, by the condition of our spirit. Our spiritual life either holds us together, or is the cause of chaos and misdirection.

A healthy spirit can make us energetic and vibrant people with a hopeful outlook and a sense of life’s possibilities for the good. It can energize us to face the most intractable of social ills and not be discouraged. It can prevent us from giving up when we don’t get immediate results. A neglected or bloated spirit causes disintegration, sours how we look at our lives, turns us cynical, leaves us with a narrowness of vison that isolates us from others and keeps us locked into our own narcissism. Without a faith-based spirituality, we soon turn away from trying or, after momentary success, turn back to old ways for lack of fortitude and perseverance.

Why all this concern about spirituality and what has it got to do with today’s readings and our preaching? The issue comes up because Jesus confronts the religious leaders who have expressed and based their spirituality on externals. They have taken the revered law of God, about which Moses speaks in the first reading and placed more emphasis on external observances. They are concerned with what is "clean and unclean" (vessels, hands and beds) and they accuse Jesus and his disciples of ignoring the traditions of their ancestors. Earlier (2:23 ff.) Jesus confronted them and underlined the distinction between what is of divine origin and what is of human institutions. Now, in referring to Isaiah, he highlights what prophets have always attacked, the corrupting of religious practices and the oppression of the poor through burdensome religious rules.

The Pharisees and scribes are watching Jesus and his disciples to see if they are observing the ritual rules. John Pilch (THE CULTURAL WORLD OF JESUS) points out that the practices they are speaking of, washing hands, purifying cups, jugs, bottles and beds, are urban practices that could be done by elite city dwellers. Poor people living in the country and travelers like Jesus and his disciples, could never practice these rituals – though they were required to do so. Water just wasn’t that available. Peasants had to do the best they could by adapting these rules to their own situation. However, as we see from today’s encounter, some religious leaders held them to observe all the purification laws, whether that was feasible or not. Jesus takes strong exception to the Pharisees, for they hold in special regard their own human designed traditions, but ignore the Law handed down to them from Moses. Like the prophets before him, Jesus comes to the side of the more vulnerable of society and calls all his hearers back to the teaching about God revealed in the Decalogue.

Jesus isn’t rejecting all ritual practice, but is reminding us that ritual is meaningless if it does not flow from an upright heart. A river of vices flows from a heart that is unclean, "evil thoughts, un-chastity, theft, murder, etc." Jesus is only emphasizing what Judaism always taught – an interior purity is the criteria for ritual purity.

The heart. In the biblical view, the heart is the center of our life. It represents far more than the physical organ, it includes the full range of our interior life, the emotional, intellectual, psychic and moral dispositions of a person. From the heart comes all feelings, emotions, needs and passions. It is the source of what determines our personalities and activities. It is also the place of our encounter with God. When God wants to address a person in the bible to cause a life change, or stir up religious fervor, God addresses the heart. The heart is where God gives insight and places a burning desire for God’s ways in a person. When God wants to go to work on a person, God goes straight to the heart.

The heart then is a figure for the spiritual life of a person. Here can be found a person’s deepest truths, most tightly guarded secrets. It is the heart that reveals our true identity. Because the heart is so profoundly identified with the person, so much the seat of one’s identity, it is only God who can change a person’s heart. (Remember Ezekiel’s prayer for a new heart in Ez. 36:26?).

In calling the Pharisees’ attention to the state of their heart, Jesus is really engaging them in "soul talk." We take pause and we find ourselves in the conversation. We reflect and ask ourselves – what’s within our hearts? The Pharisees and scribes had to have had their hearts provoked by their conversation with Jesus. Whereas they might dismiss him we, his followers, cannot. Today we invite God to probe our hearts and enable us, as they say in 12 step programs, to do a "fearless inventory" of the state of our hearts. What is it we really desire in our lives? To what or whom have we dedicated our deepest energies? How alive to God does our heart feel at this moment?

The grace of this gospel today is to awaken our hearts from their slumber and distractions and stir us to examine the sincerity of our religious observance. Do our lives and our choices reflect the same sensitivity to the poor and disenfranchised as did Jesus’? Or, are we using religious customs as an insulation from the world around us? Just as we make efforts to get our bodies in shape after we have neglected them through lack of exercise and poor diet, so too for our "heart" (our spirituality). God has addressed our heart through the Word today. God is the source of its renewal, starting at this Eucharist. But after this gathering, how else will we tend to the renewal of our hearts? Whom else shall we allow to touch our hearts today with their need, longing for love or desire for forgiveness? We certainly don’t want to be guilty of what God says through the prophet Isaiah, "This people honors me with their lips, but their hearts are far from me, in vain do they worship me, teaching as doctrines human precepts."